Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

[2.41] Danh sách 340 cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 274, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực Biên Hòa Tết Mậu thân 1968

2018012746103

Danh sách 340 cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 274, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực Biên Hòa Tết Mậu thân 1968. 

Tiểu đoàn 3 là một trong những đơn vị tham gia tấn công sân bay Biên Hòa rạng sáng 31/1/1968 Tết Mậu Thân 1968, và thiệt hại nặng về nhân lực.

Ảnh chụp danh sách


Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

[2.40] Danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 2 Tiểu đoàn 16, là đơn vị tấn công sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968

2018012241096

Danh sách cán bộ chiến sỹ Đại đội 2 Tiểu đoàn 16, là đơn vị tấn công sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968, không có thời gian lập, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất sau trận đánh, gồm:

1. Biểu đồ Biên chế K2, là Đại đội 2 - Tiểu đoàn 16 Phân khu 2. Phía Mỹ xác định biểu đồ này có 101 tên cán bộ chiến sỹ, từ Ban chỉ huy Đại đội cho đến chiến sỹ thuộc Đại đội.

2. Danh sách bồi dưỡng chiến đấu của Đại đội 2 - Tiểu đoàn 16, có chữ ký xác nhận của Thủ trưởng C2, thủ trưởng d16. Danh sách gồm có tên 67 cán bộ chiến sỹ.

Ảnh chụp các giấy tờ



Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

[2.39] Vài thông tin sơ lược về Đoàn chi viện 153, năm 1967 và 1968. qua Sổ ghi chép cá nhân của bác Nguyễn Xuân Ái, chiến sỹ thuộc Đoàn chi viện 153

2018011433084


Đoàn chi viện 153/ Đoàn 153 xuất phát từ Bắc Thái vào tối 20/11/1967. Các mốc thời gian – địa điểm chính trên đường hành quân vào Nam được 1 chiến sỹ trong Đoàn ghi chép tại Sổ ghi chép cá nhân của bác Nguyễn Xuân Ái, quê ở thôn Lưu Quang xã Minh Tiến huyện Đại Từ tỉnh Bắc Thái, như sau:

1. Ngày 21/11/1967 đến Vĩnh Phúc
2. Ngày 22/11/1967 đến Nam Hà
3. Ngày 26/11/1967 đến Ninh Bình
4. Ngày 28/11/1967 đến Thanh Hóa
5. Ngày 8/12/1967 đến Nghệ An
6. Ngày 16/12/1967 đến Hà Tĩnh
7. Ngày 22/12/1967 đến Quảng Bình
8. Ngày 2/1/1968 đến làng Phúc Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình
9. Ngày 9/1/1968 đến Lào
10. Ngày 10/1/1968 ngủ rừng Quảng Trị - Thừa Thiên.

Qua một số thông tin khác do phía Mỹ tổng hợp, thì sau khi đến địa bàn Quân khu 5 có nhiều chiến sỹ thuộc đoàn chi viện 153 được biên chế về Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 Quân khu 5.

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

[2.38] Vài nét sơ lược về Đoàn 340 hậu cần Miền trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20171125


Đoàn hậu cần 340 là đơn vị hoạt động trên đất Campuchia trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 30/12/1970, Đoàn Hậu cần 340 hình thành trên cơ sở sát nhập hai cánh hậu cần C300 và C400.


Là một đoàn hậu cần khu vực, tuyến sau của Cục hậu cần Miền hoạt động trên đất Campuchia. Đoàn vừa làm nhiệm vụ hậu cần chiến lược vừa làm nhiệm vụ hậu cần chiến dịch và chiến thuật. 

Đoàn trực tiếp bảo đảm hậu cần cho căn cứ của Miền nối liền với hậu cần các quân khu địa phương C10, C20 và 2 đoàn hậu cần 500 và 700.



Địa bàn hoạt động cua Đoàn 340 là dọc sông Mekong từ Kratie về tới Bưng Dồn, nằm ở bên kia sông Mekong tiếp giáp với Đoàn 500, lên đến Đoàn 770 ở Stung Treng.

Sau khi đoàn hậu cần 770 rút sang Mondokiri, đầu cầu tiếp nhận được chuyển cho Đoàn hậu cần 340. Như vậy địa bàn hoạt động của Đoàn hậu cần 340 dọc theo sông Mekong từ StungTreng xuống tới cây số 0 biên giới Lộc Ninh sang lộ 7, sang lộ 22 lên tới Sa Mát qua Kong Pom Cham.


Lực lượng của Đoàn 340 khá lớn, bao gồm: 


Bốn cánh quân nhu (Cánh 1 ở Kratie, cánh 2 ở Tà Bao, cánh 3 ở Xuông Chúp, cánh 4 ở nam sông Tê trên đường 13 về đến Snoul sau chuyển về Mimot). 
- Ba tiểu đoàn vận tải (1 tiểu đoàn vận chuyển đường sông, 1 tiểu đoàn ô tô tăng cường, 1 tiểu đoàn xe thồ). 
- Năm liên trạm đường dây nối liền từ Stungtreng với đầu cầu tuyến 559. Đường dây này xuống đến Bắc Kratie thì chia làm 2 ngả, 1 ngả về Lộc Ninh, 1 ngả về Sa Mát (Các liên trạm gồm 5, 6, 7, 11 và 12), bốn bệnh viện lớn là K21, K53, K54, K50), một tiểu đoàn công binh và 1 số đơn vị khác.

Khi thành lập, quân số của Đoàn 340 có 1717 người, đến năm 1971 tăng lên 3036 người. Năm 1972 quân số tăng đến 4189 người (20 tiểu đoàn).

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

[2.37] Danh sách cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn bộ và từ Tiểu đội trưởng trở lên của Tiểu đoàn 602 Trung đoàn 250A hay ĐOàn Bắc Sơn, trong thời gian huấn luyện tại Thái Nguyên tháng 6/1965

2017100129049

Cuốn sổ ghi chép của Thiếu úy Nguyễn Thanh Trụ, Trợ lý hậu cần Tiểu đoàn 602, ghi chép từ 21/5/1965 đến 30/6/1965, ghi chép danh sách cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn bộ và từ Tiểu đội trưởng trở lên của Tiểu đoàn  602 Trung đoàn 250A hay Đoàn Bắc Sơn, trong thời gian huấn luyện tại Thái Nguyên.

Cuốn sổ ghi chép này do lính Mỹ thu được.

Thiếu úy Nguyễn Thanh Trụ sinh 23/3/1933,  nguyên quán tại xóm Đăng Giáp – Thanh Giang – Thanh Miện – Hải Dương, trú quán tại xóm Làng Cháy, xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Bắc Thái. 

Trước khi đi B thiếu úy Trụ công tác tại Văn phòng Ty Giao thông Thái Nguyên.

Rongxanh tóm tắt thông tin tên một số cán bộ trong cuốn sổ ghi chép như sau:

1. Tiểu đoàn bộ (Tổng số có 86 người)
- Chu Chức Đại úy Tiểu đoàn trưởng
- Văn Giang Đại úy Chính trị viên tiểu đoàn
- Hoàng Văn Đóa Trung úy Tiểu đoàn phó
- Nguyễn Văn Hồng Trung úy Trợ lý tham mưu
- Dương Đình Minh Thiếu úy Trợ lý chính trị
Nguyễn Thanh Trụ Thiếu úy Trợ lý hậu cần

2. Đại đội 1 (Tổng số cán bộ từ Tiểu đội trưởng trở lên là 45)
- Nông Văn Lèo Chính trị viên
- Trần Văn Hải Đại đội trưởng
- Gồm: Đại đội bộ (15 người) + Trung đội 1 (3 tiểu đội), Trung đội 2 (3 tiểu đội), Trung đội 3 (3 tiểu đội), Tiểu đội B40, Tiểu đội cối 60mm


3. Đại đội 2 (Tổng số cán bộ từ Tiểu đội trưởng trở lên là 59)
- Nguyễn Duy Đông Chính trị viên
- Lê Thanh Đại đội trưởng
- Gồm: Đại đội bộ (14 người) + Trung đội 1 (3 tiểu đội), Trung đội 2 (3 tiểu đội), Trung đội 3 (3 tiểu đội), Tiểu đội B40, Tiểu đội cối 60mm


4. Đại đội 3 (Tổng số cán bộ từ Tiểu đội trưởng trở lên là 46)
- Nguyễn Văn Thanh Chính trị viên
- Dương Văn Phát Đại đội trưởng
- Trần Văn Hiển Đại đội phó
- Gồm: Đại đội bộ (14 người) + Trung đội 1 (3 tiểu đội), Trung đội 2 (3 tiểu đội), Trung đội 3 (3 tiểu đội), Tiểu đội B40, Tiểu đội cối 60mm


5. Đại đội 4 (Tổng số cán bộ từ Tiểu đội trưởng trở lên là 35)
- Nguyễn Văn Vàng Chính trị viên
- Nguyễn Hùng Mạnh Đại đội trưởng
- Gồm: Đại đội bộ (12 người) + Trung đội 1  Đại liên (4 tiểu đội), Trung đội 2 DKZ (3 tiểu đội), Trung đội 3 cối 82mm (4 tiểu đội)


6. Địa chỉ quê quán, người thân một số cán bộ
- Nông Văn Lèo: Vợ - Hoàng Thị Sảng, quê: Thống Nhất - Cửa Nam - thị xã Lạng Sơn
- Phạm Lục, vợ: Bùi Thị Chì, quê: Thôn Hiến Lạp - xã Minh Khai huyện Duyên Hà tỉnh Thái Bình
- Dương Văn Phát, vợ: Trần Thị Thơi, xóm Đông Hưng - xã Bình Sơn - huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Nguyễn Ngọc Kim, vợ: Nguyễn Thị Biên, xí nghiệp dệt dân sinh tỉnh Nam Định

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

[2.36] Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1 (1) - Tài liệu của Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1, đề ngày 6/11/1969, do phía Mỹ thu được

2017092653069

Lá thư đề ngày 6/11/1969, do đ/c Năm Hòa, tiểu đoàn Tiền Giang/ tức Tiểu đoàn 8 pháo binh Phân khu 1 (gồm các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp, Trảng Bàng, Bến Cát, Dầu Tiếng), gửi đ/c Năm Thủ (Có thể là đ/c Cao Hoàng Thủ, Ban pháo binh Phân khu 1), đề nghị cung cấp 3000 viên đạn 12,7mm và dây băng đạn.

Lá thư này do lực lượng giang thuyền tuần tra cao tốc (PBR) của Mỹ thu từ 6 thi thể bộ đội Việt Nam, ngày 10/11/1969 (Có tọa độ nơi thu giữ, Rongxanh sẽ cung cấp khi có đề nghị), ven sông Sài Gòn (địa phận Bình Dương)

Ảnh chụp bức thư:


Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

[2.35] Thông tin về cơ cấu tổ chức Quân khu 5 (Đến đầu năm 1967)

20170909

Thông tin về cơ cấu tổ chức Quân khu 5 (Đến đầu năm 1967)

1. Hình thành và tổ chức của Quân khu 5

- Từ năm 1959 đến 1965 Quân khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kotum, Đắc Lắc.

- Sau năm 1965, QK5 được chia thành
+ Quân khu Trị Thiên và Trung Lào, do đ/c Lê Chưởng là Tư lệnh kiêm chính ủy
+ Mặt trận Tây Nguyên và Hạ Lào bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc. Chỉ huy là đ/c Chu Huy Mân.
+Quân khu 5 gồm các tỉnh Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Chỉ huy là đ/c Hoàng Văn Thái.

2. Các cơ quan tham mưu của Quân khu 5

- Bộ tham mưu Quân khu 5 (Mật danh Thôn An 510, Con dấu ghi là Đơn vị 502)
+ Tham mưu trưởng: Thượng tá Trần Tiến Quảng
+ Phó Tham mưu trưởng: Thiếu tá Nguyễn Cam
+ Có các Phòng/ trợ lý: Chiến thuật du kích, huấn luyện chiến đấu, thông tin, quân lực, pháo binh, công binh, cơ yếu, quân báo, đặc công trinh sát, quản trị và hành chính, hóa học

- Cục Chính trị Quân khu 5 (Mật danh Thôn An 410, con dấu ghi là Đơn vị 503). Có các bộ phận
+ Ban tổ chức
+ Ban Tuyên huấn
+ Ban Dân vận
+ Ban Binh vận và địch vận
+ Ban Cán bộ

- Cục Hậu cần Quân khu 5 (Mật danh Đơn vị 310, con dấu là Đơn vị 504). Gồm các bộ phận:
+ Ban Kế hoạch
+ Ban quân y
+ Ban quân khí
+ Ban Hậu cần
+ Ban Giao liên
+ Ban Vận tải

3. Hậu cứ của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 do tuớng Hoàng Văn Thái chỉ huy, đóng căn cứ tại vùng Trà My – Quảng Nam.

4. Tiền phuơng 1/Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Phụ trách các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định) do thượng tá Nguyễn Chánh chỉ huy, đóng căn cứ tại vùng Ba Tơ – Quảng Ngãi.

5. Tiền phuơng 2/Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Phụ trách các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).


6. Các đơn vị trực thuộc QK5

- Hai tiểu đoàn thông tin, gồm Tiểu đoàn thông tin nội tuyến và Tiểu đoàn thông tin ngoại tuyến. Tiểu đoàn thông tin nội tuyến chia làm 2 bộ phận, 1 bộ phận đóng cùng hậu cứ Bộ Tư lệnh QK5, bộ phận còn lại đóng cùng các Tiền phương BTL QK5.

- Các Tiểu đoàn cảnh vệ 1 và Tiểu đoàn cảnh vệ 2. Tiểu đoàn cảnh vệ 1 bảo vệ Bộ Tư lệnh QK5. Tiểu đoàn cảnh vệ 2 bảo vệ Khu ủy khu 5 (Do bác Võ Chí Công làm Bí thư).

- Tiểu đoàn nguời (dân tộc) Thượng, chuyên về các hoạt động chính trị tuyên truyền tại vùng núi cao.

- Đại đội súng máy phòng không, bảo vệ căn cứ BTL QK5.

- Tiểu đoàn đặc công 408 và 409. Tiểu đoàn 408 hoạt động dọc QL19. Tiểu đoàn 409 hoạt động ở các tỉnh Quảng Nam
– Đà Nẵng – Quảng Tín và Quảng Ngãi.

- Các đại đội trinh sát

- Tiểu đoàn công binh

- Đại đội hóa học (Có trang bị súng phun lửa). Nhiệm vụ của Đại đội là nghiên cứu các loại vũ khí hóa học mà quân Mỹ và VNCH sử dụng để tìm cách phòng chống.

- Tiểu đoàn vận tải, gồm có 3 đại đội được chia về 3 cơ quan (Bộ Tham mưu QK5, Cục Chính trị và Cục Hậu cần QK 5).

- Hệ thống các Bệnh viện Quân khu và Sư đoàn, Bệnh viện của các tỉnh và huyện trên địa bàn quân khu.

- Trường Quân chính Quân khu 5, nơi đào tạo/ huấn luyện cho cán bộ cấp tiểu đoàn và cấp Trung đoàn.

- Trường huấn luyện chiến thuật du kích.

7. Các Sư đoàn chủ lực của Quân khu 5

(Các Trung đoàn/ tiểu đoàn có nhiều phiên hiệu, ví dụ như Trung đoàn 31/Sư đoàn 2 còn có phiên hiệu là Trung đoàn 3).

- Sư đoàn 2 (Hay Nông trường 2), gồm Trung đoàn 1, Trung đoàn 21, đến QK5 tháng 2/1965, và Trung đoàn 31 biên chế vào Sư đoàn 2 năm 1966.


+ Cơ quan chỉ huy Sư đoàn gồm có Bô Tư lệnh Sư đoàn, các Ban: Tham mưu, Quân báo, Thông tin, Pháo binh, Hậu
cần, Chính trị.
+ Các đơn vị trực thuộc gồm có: Tiểu đoàn đặc công, Tiểu đoàn thông tin, Đại đội trinh sát, Tiểu đoàn súng máy
phòng không, Tiểu đoàn trợ chiến (súng cối 120mm), Đại đội công binh, Tiểu đoàn quân y, Tiểu đoàn vận tải.


+ Trung đoàn bộ binh 1, gồm có các đơn vị
* Tiểu đoàn 40
* Tiểu đoàn 90
* Tiểu đoàn 60


+ Trung đoàn bộ binh 21
* Tiểu đoàn 11
* Tiểu đoàn 12
* Tiểu đoàn 33


+ Trung đoàn bộ binh 31 (Hay còn gọi là Trung đoàn 3)

- Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng, Nông trường 3, Phi trường 10).
+ Trung đoàn 2 (Quyết Thắng)
+ Trung đoàn 22 (Quyết Tâm)
+ Trung đoàn 18/ Trung đoàn 12 (Quyết Chiến)
* Tiểu đoàn 7
* Tiểu đoàn 8
* Tiểu đoàn 9

- Sư đoàn 5 (Nông trường 5) biên chế trung đoàn 95A (Trung đoàn 10) vào tháng 6/1965, và sau đó biên chế thêm 1 trung đoàn nữa vào tháng 8/1966, đó là Trung đoàn 18B (Trung đoàn 20). Địa bàn hoạt động ở phía Nam Quân khu 5, trên địa bàn tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
+ Trung đoàn 95A
* Tiểu đoàn 4
* Tiểu đoàn 5
* Tiểu đoàn 6

+ Trung đoàn 18B
* Tiểu đoàn 7
* Tiểu đoàn 8
* Tiểu đoàn 9

+ Thông tin thêm về Sư đoàn 5/ Nông trường 5: Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc
(Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Có thông tin Trung đoàn 10 hoạt động thay thế cho
Sư đoàn 5 trên địa bàn Phú Yên.

8. Các Tỉnh ủy và Tỉnh đội, Tiểu đoàn/ Đại đội độc lập trên địa bàn quân khu 5

9. Tổ chức của Khu ủy Khu 5
- Bí thư khu ủy: Đ/c Võ Chí Công (Năm Công)
- Các Ban: An Ninh, Tổ chức, Tuyên huấn, Địch vận, Xây dựng nông thôn, Dân tộc, Kinh tế, Thương mại.



[2.34] Thông tin sơ lược về Sư đoàn 325A, 325B, 325C chi viện cho chiến trường miền Nam

20170909
Sư đoàn 325 gồm có 3 Trung đoàn bộ binh, phiên hiệu lần lượt là Trung đoàn 95, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18. Sau khi 3 trung đoàn trên xuất phát chi viện cho chiến trường miền Nam, Quân đội NDVN lại tiếp tục tổ chức Sư đoàn mới, lấy cùng là phiên hiệu Sư đoàn 325. Để phân biệt, các tài liệu (kể cả của phía bên ta và phía Mỹ) hay lấy cách gọi thêm chữ A - B - C - D vào sau phiên hiệu Sư đoàn. Sư đoàn đầu tiên mang tên gọi Sư đoàn 325A.

1. Thông tin sơ lược về quá trình chi viện miền Nam của sư đoàn 325A như sau:

a. Trung đoàn 95A

Trung đoàn 95 trực thuộc Sư đoàn 325, đóng quân tại Đồng Hới gồm các tiểu đoàn 4 – 5 – 6 và các đơn vị trực thuộc: Đại đội DKZ75mm – SMPK 12.7mm – Vận tải – Hóa học – Công binh – Thông tin... Đầu tháng 4/1964 Trung đoàn bắt đầu huấn luyện để lên đường vào Nam chi viện. Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát tháng 10/1964, và bộ phận cuối cùng xuất phát vào tháng 12/1964. 


Trung đoàn 95A mang mật danh sông Lô, đi vào miền Nam qua Lào, Quảng Nam, Kontum, Bình Định và Pleiku. Ngày 28/1/1965 Trung đoàn đến miền Nam Việt Nam. 
Đến đầu năm 1966, Trung đoàn 95A hoạt động trải qua địa bàn các tỉnh Bình Định và Phú Yên trong đội hình của Sư đoàn 5/Nông trường 5 QUân khu 5. 


Ngoài mật danh sông Lô, Trung đoàn 95A còn có các mật danh khác: Anh Cả, Công trường 10, Liên tỉnh 10. 

Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5/QK5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, cuối năm 1968 Trung đoàn 95A lại tiếp tục di chuyển vào Chiến khu D của Chiến trường B2 và giữa tháng 2/1968, Trung đoàn 95A được biên chế vào Sư đoàn 5 B2. 


Sau một thời gian chiến đấu ở miền Đông Nam bộ, Trung đoàn tiếp tục di chuyển vào Tây Nam bộ, với phiên hiệu Trung đoàn 10, biên chế trong Sư đoàn 1. Phiên hiệu Trung đoàn 10 ổn định cho đến nay.


b. Trung đoàn 101A

Trung đoàn 101 trực thuộc Sư đoàn 325, gồm 3 tiểu đoàn 1 – 2 – 3 và các đại đội Công binh – Quân y – DKZ 75mm – Cối 82 – Thông tin – Vận tải – SMPK 12.7mm – Trung đội Trinh sát và Trung đội hóa học... Tháng 10/1964, Trung đoàn nhận thêm quân từ Sư đoàn 324 cho đủ biên chế và huấn luyện chuẩn bị lên đường chi viện vào Nam. 


Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát vào Nam chi viện ngày 14/12/1964, đi theo chặng đường giống Trung đoàn 95A và đến Kontum ngày 2/2/1965. 


Sau 1 thời gian hoạt động tại Kontum, cuối năm 1965 Trung đoàn 101A tiếp tục di chuyển vào miền Đông Nam Bộ, và tại đây Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 16 hay Q16 chủ lực Miền, hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam Bộ cho đến hết chiến tranh.


c. Trung đoàn 18A

Trung đoàn 18A trực thuộc Sư đoàn 325A, gồm các tiểu đoàn 7 – 8 – 9 và các đại đội trực thuộc: SPMK 12.7mm – DKZ 75mm – Thông tin – Vận tải – Quân y – Trung đội công binh – Trung đội hóa học... Cuối năm 1964, Trung đoàn tiếp nhận quân bổ sung cho đủ biên chế và chuẩn bị vào Nam chi viện. 


Trung đoàn xuất phát vào Nam chi viện ngày 8/2/1965, chặng đường di chuyển như Trung đoàn 95A và Trung đoàn 101A. Trung đoàn đến Tây Bắc Bình Định vào cuối tháng 4/1965. 


Cho đến đầu năm 1966, Trung đoàn 18A hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Sau khi thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, Trung đoàn 18A là một trong các Trung đoàn đầu tiên của Sư đoàn và mang mật danh Quyết Thắng. Ngoài ra Trung đoàn 18A còn có phiên hiệu khác, là Trung đoàn 12.


2. Sư đoàn 325B được thành lập đầu năm 1965, sau khi Sư đoàn 325A đi vào miền Nam.


a. Trung đoàn 95B: Trung đoàn 95B huấn luyện tại rừng Tuyên Hóa Quảng Bình. Trung đoàn 95B tham gia tấn công Trại của Lực lương đặc biệt tại Ashau tháng 3/1966. Sau khi vào đến Tây Nguyên, Trung đoàn 95B chuyên đánh phá giao thông trên QL19 và 14 và có tên là Trung đoàn Mang Yang sau này. Trung đoàn 95B hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến hết chiến tranh.

b. Trung đoàn 101B: 

Bắt đầu xuất phát vào Nam tháng 7/1965 và đến tháng 9/1965 thì đến Tây Nguyên, sau đó tham gia chiến dịch Pleime giữa tháng 10/1965. Tại đây, Trung đoàn được đổi tên thành Trung đoàn 33 – Mặt trận Tây Nguyên. Giữa năm 1968, Trung đoàn được bổ sung cho chiến trường B2 và biên chế về Sư đoàn 5, sau đó khoảng đầu năm 1969 Trung đoàn 33 được biên chế về Quân khu 7.

c. Trung đoàn 18B: 

Xuất phát vào Nam tháng 12/1965. Tháng 7/1966 Trung đoàn 18B được biên chế về Nông trường 5/Sư đoàn 5 Quân khu 5 và hoạt động cùng Trung đoàn 95A tại Phú Yên. Trung đoàn còn có tên là Trung đoàn 20.

Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, Trung đoàn 18B lại tiếp tục di chuyển vào chiến trường B2 trong đội hình Sư đoàn 1 (Sư đoàn 325C). Sau đó Trung đoàn di chuyển vào chiến trường Tây Nam Bộ biên chế vào Sư đoàn 1, và hoạt động ở đây với tên Trung đoàn 20 cho đến hết chiến tranh.
d. Về Trung đoàn 101C

Trung đoàn di chuyển vào miền Nam cùng với Trung đoàn 95B, tham gia tấn công Trại biệt kích Ashau. Do bị hao hụt về quân số nên khi đến mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 101C đã sát nhập với Trung đoàn 101B/ Trung đoàn 33. Các chiến sỹ dân tộc ít người thì được tách riêng để thành lập Tiểu đoàn 101 độc lập trực thuộc Bộ Tư lệnh B3 Tây Nguyên.

3. Sư đoàn 325C

Sư đoàn 325C gồm có các Trung đoàn 101D, 18C, 95C. Khoảng năm 1967 sư đoàn hoạt động ở chiến trường Quảng Trị - Khe Sanh. Sau Tết Mậu Thân, thì lần lượt các Trung đoàn 95C và Trung đoàn 101D cùng Ban chỉ huy Sư đoàn vào chiến trường Tây Nguyên. 

Trung đoàn 18C ở lại chiến trường Quảng Trị và mang phiên hiệu Trung đoàn 29. Tết Mậu Thân 1968, Trung đoàn được lệnh tăng cường chiến đấu tại khu vực thành phố Huế, khi đó Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 8 Sư đoàn 324B.

Quý II năm 1968, Sư đoàn 325C vào Tây Nguyên đổi tên thành Sư đoàn 6, trong Sư đoàn có 2 trung đoàn bộ binh 95C, 101D và một số phân đội hoả lực bảo đảm.

Mùa khô năm 1968, Bộ Tổng tư lệnh điều động một số đơn vị của Sư đoàn 325C (tức Sư đoàn 6) từ Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ và Sư đoàn bộ ra miền Bắc; một số tiểu đoàn binh chủng của B3 được chuyển về Quân khu 5 và các chiến trường khác. 

Sau một thời gian hoạt động trên chiến trường đông Nam Bộ trong biên chế của Sư đoàn 1, Trung đoàn 95C được biên chế về Sư đoàn 9, Trung đoàn 101D theo Sư đoàn 1 (Gồm có cả Trung đoàn 18B và 95A) di chuyển vào chiến trường Tây Nam Bộ. Sau chiến tranh Trung đoàn 101D được chuyển thành Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 thuộc Quân chủng Hải quân.


Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

[2.33] Sơ lược về lịch sử Trung đoàn 568 Sư đoàn 330 - Trung đoàn 4 Gia Định, trong khánh chiến chống Mỹ

2017081945029

Dưới đây là một số trang tài liệu của phía Việt Nam phía Mỹ thu được về sơ lược lịch sử Trung đoàn 568 - Sư đoàn 330, được thành lập từ năm 1955, tiền thân của Trung đoàn 4 Đồng Nai/ Phân khu 5.

Ảnh chụp các trang tài liệu
 






Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

[2.32] Thông tin sơ lược về cơ cấu tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Campuchia trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1970

2017071944027

Dưới đây là tổng hợp của phía Mỹ thông tin sơ lược về cơ cấu tổ chức trên chiến trường Campuchia, thời điểm tổng hợp là tháng 11/1971


A. Quân khu C304 hay Quân khu C40

I. Cuối tháng 11/1970 đã có thông tin về việc đổi tên Đoàn Bình Long thành Quân khu 304/ QK C40, hoạt động ở địa bàn Campuchia. Đoàn Bình Long là đơn vị chiến đấu cấp Sư đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn đặc công (?). Khi chuyển thành Quân khu, thì có thêm trách nhiệm phụ trách địa bàn lãnh thổ ở Campuchia. Các Trung đòan gồm: Trung đoàn 174, Trung đoàn 203, Trung đoàn 205.

II. Địa bàn hoạt động của Quân khu 304/QK C40 gồm có 6 tỉnh ở Campuchia, gồm: Kompong Cham, Kompong Thom, Stungtreng, Kratie, Moldukiri, Siem Reap.

III. Cán bộ chỉ huy
- Tư lệnh: Đồng Văn Cống tức Chín Hồng  (Hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ lâm thời miền nam Việt Nam). Phó Tư lệnh Tư Đức, Chính ủy Hai Lê, Phó chính ủy Phan Khéo (nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn 5).

IV. Các đơn vị trực thuộc
1. Trung đoàn 174 (Mật danh E2)
- Trước đây gồm có 3 tiểu đoàn 4-5-6.
- Ngày 3/10/1970, tiểu đoàn 6 tách khỏi Trung đoàn 174 để tăng cường cho Trung đoàn 207. Trung đoàn 174 tổ chức tiếp tiểu đoàn 11, với cán bộ lấy từ Tiểu đoàn 5. Tiểu đoàn này gồm có 2 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến.
- Cán bộ: Trung đoàn trưởng Hoàng Cao Hỷ, Trung đoàn phó Nguyễn Đức Quân, Chính ủy Mai Sơn, Tham mưu trưởng Ngô Phú.
- Gồm có các đơn vị: Tiểu đoàn 4-5-11, đại đội 16 súng cối (quân số 46 người), đại đội 18 SMPK (quân số 55 người) , đại đội 20 thông tin (quân số 48 người), đại đội 23 quân y (quân số 10 người).

2. Trung đoàn 203
- Trung đòan được thành lập tháng 7/1970 tại Pea Dak – Siem Reap Campuchia. Cán bộ chủ chốt của Trung đoàn được lấy từ Trung đoàn F21 – Sư đoàn 5. Các đơn vị thuộc Trung đoàn 203 gồm Tiểu đoàn đặc công Z28 (Sư đoàn 5), Đại đội đặc công K24 (Trung đoàn F21 sư đoàn 5).
- Cho đến 2/1971, Trung đoàn 203 gồm có các tiểu đoàn: Tiểu đoàn 31, 32, 34, 36 bộ binh, tiểu đoàn 33 đặc công, tiểu đoàn 35 huấn luyện. Các cơ quan, đại đội khác gồm: Ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, đại đội K16 súng cối 82mm, đại đội K17 DKZ75mm, đại đội K18 SMPK, đại đội K19 công binh, đại đội K20 công binh, đại đội K21 trinh sát, đại đội K22 vận tải, đại đội K23 quân y.
- Đầu tháng 3/1971 tiểu đoàn 36 và đại đội 1 tiểu đoàn 33 đặc công tách khỏi trung đoàn 203 để bổ sung cho Đoàn 48.
- Cán bộ chỉ huy: Trung đoàn trưởng Ba Liễu, trung đoàn phó Tám Bảo, Chính ủy Tư Giảng, Phó chính ủy Hai Giảng.
- Quân số khoảng 1300 người.
- Tiểu đoàn 31 nguyên là tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7, được bổ sung cho Trung đoàn 203 từ 9/1970. Tiểu đoàn 33 đặc công nguyên là tiểu đòan Z28 đặc công sư đoàn 5. Tiểu đoàn 34 được thành lập tháng 5/1970 ở khu vực sông Măng, Bình Long, đặt tên là tiểu đoàn 50 của Sư đoàn 5 chuyên nhiệm vụ huấn luyện, sau đó được đổi tên thành tiểu đoàn 6. Tháng 11/1970 được tổ chức lại và đổi tên thành tiểu đoàn 34. Tiểu đoàn 35 huấn luyện thành lập tháng 3/1971 tại Rolous – Siem Reap – Campuchia. Đại đội K18 SMPK nguyên là Đại đội 18B SMPK của Trung đoàn F21 sư đoàn 5, được biên chế về Trung đoàn 203 tháng 7/1970. Đại đội K21 trinh sát, nguyên là Đại đội K21 trinh sát của Trung đoàn F21 sư đoàn 5, biên chế về Trung đoàn 203 tháng 5/1971.

3. Trung đoàn 205 (Hay F21)
- Trung đoàn 205 nguyên là Trung đoàn 275 (F21) sư đoàn 5 thay đổi phiên hiệu và biên chế về Quân khu C40.
- Tháng 5/1970, Trung đoàn 205 tấn công và đánh chiếm Kratie (tiểu đoàn J1, đại đội C24 đặc công trung đoàn F21 và tiểu đoàn Z28 đặc công sư đoàn 5, tiểu đoàn J2 chặn viện trên đường Kratie đến Stungtreng, tiểu đoàn J3 chặn viện trên đường từ Kratie đi Kompong Cham), Stungtreng (tiểu đoàn J2 cùng đại đội 2 đặc công của tiểu đoàn đặc công Z28 tấn công Stungtreng, tiểu đoàn J1 và J3 chặn viện). Tháng 6/1970 trung đoàn tấn công thành phố Siem Reap.
- Cán bộ: Trung đoàn trưởng Mười Trí.
- Trung đoàn có 5 tiểu đoàn, phiên hiệu từ J1 đến J5, 9 đại đội trực thuộc phiên hiệu từ C16 đến C24.

B. Quân khu Tây Nam
- Quân khu Tây Nam, Campuchia, hay còn gọi là Quân khu B, được thành lập tháng 6/1970, hoạt động trên địa bàn 8 tỉnh: Battambang, Pursat, Kompong Chnang, Kompong Speu, Kohkong, Kampot, Takeo, Kandal.
- Theo các tài liệu thu giữ ở rừng U Minh tháng 1/1971 thì Đoàn Phước Long có nhiệm vụ tác chiến trên địa bàn Quân khu Tây Nam.
- Cán bộ của Quân khu Tây Nam gồm:
+ Chính ủy: Bảy Lúa, nguyên là Chính ủy Đoàn 195.
+ Nguyễn Tấn Sĩ – Nguyên tham mưu trưởng Quân khu 3 (Quân khu 9)
+ Trần Minh Đức hay Tư Đức, nguyên Phó tư lệnh tiền phương Quân khu 3.

I. Đoàn Phước Long (Mật danh Đoàn 5), quân khu Tây Nam
1. Đoàn Phước Long (Đoàn 5) được thành lập tháng 4/1970, ở Campuchia và trực thuộc Quân khu Tây Nam. Địa bàn hoạt động trên 8 tỉnh Tây và Tây Nam Campuchia.

2. Lúc đầu, Đoàn Phước Long gồm có Tiểu đoàn D410 (Đơn vị bảo vệ hành lang của Quân khu 3/B2), Tiểu đoàn Z9 (Nguyên là bộ phận thuộc E3 Công trường 9), tiểu đoàn D-12 (Gồm chủ yếu là tiểu đoàn T40 và T50, trước đây thuộc 1 đơn vị trong khu vực phía Đông và duới QK3).

3. Tháng 6/1970, sau khi được bổ sung quân số, Đoàn đã được thay đổi lên cấp Sư đoàn và gồm có 3 trung đoàn là E1, E2, E3. Bộ phận của E3 gồm có các tiểu đoàn d4 (d410), d9 (Z9) và d5 (T50).

4. Tháng 11/1970, Đoàn Phước Long thành lập Trung đoàn mới phiên hiệu E4.

5. Cán bộ chỉ huy của Đoàn:
+ Đoàn trưởng: Nguyễn Tấn Sỹ, tức Hai Sỹ, nguyên là Phó tham mưu trưởng Quân khu 3
+ Phó Đoàn trưởng: Tư Cường, được chuyển về Ban đặc công Miền tháng 10/1970. Chưa rõ người thay thế.
+ Chính ủy: Trần Văn Mậm (?), tức Bảy Sơn, nguyên là Tham Mưu trưởng QK3

6. Thành phần của Đoàn gồm: Cho đến tháng 1/1971, 4 trung đoàn bộ binh của Đoàn Phước Long mang phiên hiệu E1, E2, E3, E4, Trường chính trị K30 và một số đơn vị trực thuộc.
a. Trung đoàn 3
* Thành lập tháng 6/1970 ở Kampot, gồm có tiểu đoàn 4 (tức d410), d5 (tức T50 đặc công), d9 (Nguyên là đơn vị thuộc E3 Công trường 9). Địa bàn hoạt động là tỉnh Kompong Speu và Kampot.
* Cán bộ trung đoàn (Cho đến 1/1971): Trung đoàn trưởng Phong, Chính ủy Doãn Tập, Tham mưu trưởng Út Dũng (Nguyên là d trưởng d410), tham mưu phó Phách, Ban chính trị Lê Xuân Miên, Tuyên huấn: Long, Trợ lý cán bộ: Bình.
* Quân số: Không có thông tin
* Vũ khí: DKZ 75, cối 82mm, SMPK 12,8mm.
* Các đơn vị trực thuộc: 3 tiểu đoàn bộ binh d4-d5-d9, Đại đội SMPK 12,8mm, Trung đội thông tin, Trung đội trinh sát, Trung đội công binh, Trung đội vận tải, Trung đội quân y.
* Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn 3
- Nguyên là Tiểu đoàn 410 bảo vệ hành lang, khi về Đoàn Phước Long được mang phiên hiệu d4, từ 6/1970.
- Khoảng 80% quân số là người Khmer.
- Cán bộ (đến 1/1971) gồm: Tiểu đoàn trưởng Hồng, Tiểu đoàn phó Vệ, CHính trị viên Ba Nhỏ, Chính trị viên phó Nguyễn Ngữ, Chính trị viên phó Bảy Sương, Tham mưu trưởng Mười Nhỏ, Tham mưu phóTrung, Trợ lý chính trị Hùng, TRợ lý an ninh Năm Thanh, Tài chính Cúc, Y sỹ Nghị.
- Quân số khoảng 250 người.
- Gồm có 3 đại đội bộ binh C1 - C2 - C3, đại đội hỏa lực C4, trung đội tuyên truyền và thông tin, trung đội trinh sát, trung đội vận tải.
- Đại đội 1/d4
+ Cán bộ: Đại đội trưởng Tư Vinh, CHính trị viên Hai Kiêm, quản lý Ba Huỳnh, y tá Phong.
+ Quân số 40 người, có 2 trung đội.
- Đại đội 2/d4
+ Cán bộ: Đại đội trưởng Thái Trung Nhơn tức Hoàng Nam, Đại đội phó Tiếp, Chính trị viên Năm Tròn (Hy sinh 11/1970), y tá Đức.
+ Quân số 40 người, có 2 trung đội.
- Đại đội 3/d4
+ Cán bộ: Đại đội trưởng Lê Hòang VIệt tức Ba Việt, Đại đội phó Tạ Hoàng Nam tức Bảy Sơn, Chính trị viên Bảy Sương (Hiện là chính trị viên phó tiểu đoàn 4), y tá Lâm.
+ Quân số 35 người, chia thành 1 trung đội bộ binh, 1 trung đội hỏa lực.
- Đại đội 4/d4
+ Cán bộ Ba Hòa, Chính trị vien Ba PHa, quản lý Tư Cao, y tá Bảy Sang.
+ Quân số 70 người, trang bị 1 DKZ75mm, 2 cối 82mm, 2 SMPK 12,8mm, 1 súng đại lien Goryunov, chia thành 3 trung đội.
* Địa bàn hoạt động của các tiểu đoàn như sau:
- Tiểu đoàn 4 phụ trách khu vực Tani đến Kep, tỉnh Kampot. Nhiệm vụ của d4 là tấn công các cứ điểm Tuk Meas và Kompong Trach, tỉnh Kampot và cắt đứt đường nối từ Tuk Meas, Tani và Kompong Trach.
- Tiểu đoàn 5 hoạt động dọc QL4 từ thủ đô Nam Vang đến cảng biển Kompong Xom
- Tiểu đoàn 9 hoạt động ở khu vực từ Kampot đến Takeo.

b. Trường Quân chính K30 – Đoàn Phước Long
- Số hòm thư 810010 T11.
- Đây là đơn vị cỡ tiểu đoàn, theo thông tin thu nhận đến 26/10/1970 thì trong tương lai Trường có khả năng nhận và huấn luyện cho 5 đại đội. NGoài ra trường còn dạy tiếng Khme cho cán bộ.

c. Hoạt động của Trung đoàn 3
- Từ tháng 6/1970, Trung đoàn hoạt động chủ yếu ở địa bàn tỉnh Kampot, có phối hợp với Trung đoàn 1 ở tỉnh Kompong Speu. Nhiệm vụ của Trung đoàn 3 là tấn công và phá hủy các đường giao thông chính để ngăn chặn tăng viện từ Kompong Xom đến Nam Vang (Phnom Penh) hoặc ngược lại. Đơn vị có nhiệm vụ tấn công và phá hủy các cứ điểm của quân VNCH và quân đội Campuchia và hỗ trợ phong trào nổi dậy của nhân dân trong vùng.
- Từ tháng 4/1970, Đoàn Phước Long đã thực hiện các đợt tấn công sau:
+ Tháng 4/1970 đánh chiếm đồn Ton Hon gần biên giới Việt Nam – Campuchia do 1 đại đội quân đội Campuchia đóng giữ. Các đơn vị tham gia gồm có d4, 1 trung đội của d9 (Lúc này E3 chưa thành lập). Kết quả là 13 lính Campuchia bị bắt giữ, thương vong về phía VIệt Nam có 2 hy sinh và 3 bị thương.
+ Tháng 5/1970, tiểu đoàn T40, d9 tấn công đồn Kem Bani nhưng không thành công.
+ Tháng 6/1970, Đoàn tấn công và chiếm giữ thành phố Kompong Speu trong 2 ngày. Các đơn vị tham chiến là d5, d9 của E3, d T40 của E1. Thương vong phía bộ đội Việt Nam là 40 hy sinh, 120 bị thương.
+ Tháng 8/1970d5/E3 tấn công đơn vị quân chính phủ Campuchia ở Nhà máy xi măng ở ngoại vi thành phố Kampot. Sau đó d5 tấn công Takeo và thu giữ được một số vũ khí.
+ 20/11/1970, d4/E3 tấn công Tuk Meas. Thương vong về phía bộ đội Việt Nam: Có 40 hy sinh (Gồm 2 chính trị viên đại đội, 4 cán bộ trung đội). Tiểu đoàn mất 1 DKZ 75mm, 1 sung B40, 1 súng máy, 1 RPD, 1 AK47, 1 điện thoại và dây thông tin.

C. Quân khu C20
1. Phía Mỹ ghi nhận thông tin Quân khu C20 có thể thành lập cùng thời điểm với Quân khu C40, tháng 7/1970.

2. Quân khu C20 là tổ chức đơn vị mới có nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho các hoạt động trên đất Campuchia, thiết lập các hệ thống nhà kho và hành lang hậu cần kết nối với Cục Hậu cần Miền.

3. Cán bộ chỉ huy: Tư lệnh Lương Văn Nho tức Hai Nhã (Nguyên cán bộ Cục Hậu cần Miền), Phó tư lệnh thứ nhất là Nguyễn Văn Sĩ (tức Sĩ Kiểng), Phó tư lệnh Lê Văn Ngọc tức Sáu Ngà (Nguyên Cục phó Cục hậu cần Miền), Trưởng ban hậu cần Xứng (bác sỹ).

4. Địa bàn: Địa bàn của QK C20 là khu vực dọc biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc tỉnh Tây Ninh và Bình Long. Hậu cứ của Đoàn ở Đầm Be Campuchia.

D. Quân khu C30
1. Quân khu C30 được thành lập sau khi quân đội Mỹ và VNCH tấn công qua Campuchia tháng 5/1970. Địa bàn của Quân khu gồm có tỉnh Prey Veng và Svay Rieng. Chưa rõ thông tin về cơ cấu tổ chức của Quân khu C30.

2. Quân khu C30 có các trung đoàn 88 (Tức Đoàn Z10) và 320 (Tức Đoàn 1 phân khu Long An) [Có thể chưa đầy đủ các đơn vị - Rx chú thích thêm].

3. Trung đoàn 88 chia thành 2 bộ phận, 1 bộ phận ở lại đông Quân khu 2 (Địa bàn quân khu 8) để phá chương trình bình định nông thôn của VNCH. Bộ phận khác di chuyển về QK C30 nhưng sau đó lại quay về địa bàn QK2 (QK8) sau đợt hoạt động của Mỹ và VNCH.
- Cán bộ của Trung đoàn: Chính ủy Nguyễn Văn Thành, Phó chính ủy Nguyễn Văn Phán.

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

[2.31] Diễn biến sơ lược trận chiến ngày 5/5/1968 của Trung đoàn 2 và Trung đoàn 22 - Sư đoàn 3 Sao Vàng ở Phù Mỹ, Bình Định

2017070966041

I. Thông tin sơ lược của phía Mỹ


1. Thông tin tình báo về các đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5 tham gia chiến đấu tháng 5/1968

* Trung đoàn 22 gồm có các tiểu đoàn

- Tiểu đoàn 7, tiểu đoàn trưởng Nguyen Van Luyen, quân số 125.

- Tiểu đoàn 8, tiểu đoàn trưởng Xuong, quân số khoảng 232.

- Tiểu đoàn 9, tiểu đoàn trưởng Xung, quân số khoảng 240


* Trung đoàn 2 gồm các tiểu đoàn

- Tiểu đoàn 93, tiểu đoàn trưởng Nhon, quân số 215

- Tiểu đoàn 95, tiểu đoàn trưởng Van, quân số 200

- Tiểu đoàn 97, tiểu đoàn trưởng Vinh, quân số 140.


* Trung đoàn 18A (Hay Trung đoàn 12) gồm các tiểu đoàn

- Tiểu đoàn 7, tiểu đoàn trưởng Tuong, quân số 200

- Tiểu đoàn 8, tiểu đoàn trưởng Vo Van Quy, quân số 175

- Tiểu đoàn 9, tiểu đoàn trưởng Vung, quân số 200


2. Nhiệm vụ của Trung đoàn 22 và 3 là uy hiếp và đánh chiếm Sở chỉ huy chi khu Phù Mỹ và giải phóng vùng lân cận. Trung đoàn 18 có nhiệm vụ giải phóng khu vực Quy Nhơn.


3. Diễn biến sơ lược

- Ngày 5/5/1968: Rạng sáng, hàng loạt căn cứ quân Mỹ ở khu vực Phù Mỹ - Bồng Sơn bị tấn công bằng pháo cối, súng bộ binh và bộ binh.


- Lúc 11h46 ngày 5/5/1968, Đại đội A/1-50 giao chiến với khoảng 2 tiểu đoàn bộ đội Việt Nam. Phía Việt Nam sử dụng súng bộ binh, B40, DKZ 57 và cối 82mm tấn công quân Mỹ. Cuộc tấn công khởi đầu bằng việc sử dụng súng chống tăng pha shủy 5 trong số 9 xe thiết giáp M113 của Đại đội A, ngay sau đó tấn công bộ binh. Hướng tấn công như sau: Hướng tấn công chính từ các cao điểm phía Tây Nam khu chiến, Súng tự động, súng chống tăng bắn từ hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc.


- Đại đội C/1-50 và Đại đội B/1-69 được gửi đến tăng viện, xuất phát lúc 12h12. Đại đội C đã đến kịp, còn đại đội thiết giáp đã vấp phải sự tấn công của phía Việt Nam trước khi tiến đến được khu vực giao chiến.


- Đại đội B/1-50 được tung tiếp vào khu chiến. Trận chiến trải dài trên đoạn 800m. Giao chiến diễn ra cho đến tận 19h30.


- Đại đội A/1-50 được rút về căn cứ Mỹ. Đại đội C và B/1-50 cùng đại đội B/1-69 thiết lập vị trí phòng ngự ban đêm.


- Lúc 03h32 sáng 6/5/1968, vị trí phòng ngự ban đêm này bị bộ đội Việt Nam tấn công, diễn ra cho đến tận 04h45.


- Thông tin phía Mỹ ghi nhận sau trận chiến: Có 3 tiểu đoàn tham gia trận đánh, gồm các tiểu đoàn 97 (Tức tiểu đoàn 3) của Trung đoàn 2, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 22 – Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5.




II. Sơ lược diễn biến từ website: quyettamdoan.wordpress.com
(https://quyettamdoan.wordpress.com/2016/03/15/trung-doan-22-su-doan-3-sao-vang/)

          Cũng như thời kỳ lính “kỵ binh bay” xuất hiện, một câu hỏi được đặt ra cho chiến sĩ ta là: với thực lực hiện nay liệu có thể diệt gọn được đơn vị xe bọc thép Mỹ không? Trận đánh Diêm Tiêu mới đây của Trung đoàn 22 là một kinh nghiệm nóng hổi, nhưng đó mới chỉ là trận tập kích xe “chết” ban đêm. Từ đó, làm sao có thể rút được kinh nghiệm đánh xe bọc thép cơ động ban ngày. Câu hỏi ấy đã trở đi trở lại trong các cuộc họp của Bộ tư lệnh Sư đoàn, trong các Hội nghị quân chính Trung đoàn, các cuộc họp của chi bộ, chi đoàn đại đội.


          Cuối cùng, phương án tác chiến đã được xác định. Hai Trung đoàn 22 và 2 sẽ mở đợt hoạt động tại khu vực ba xã Mỹ Lộc, Mỹ Trinh, Ân Tường, nơi tiếp giáp hai huyện Phù Mỹ với Hoài Ân. Sư đoàn chủ trương bố trí các bộ phận chặn đầu, vận động tiến công bên sườn, khóa đuôi nhiều lớp khép kín đội hình địch, diệt nhanh, gọn và chắc từng chi đoàn xe bọc thép địch.


          Ngày 3-5, Sư đoàn trưởng Lư Giang cùng với Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Nam Khánh đưa Sở chỉ huy tới khu vực Hòn Nọc để theo dõi và chỉ huy chung cả hai hướng Nam và Bắc tỉnh. Sở chỉ huy tiền phương đặt sát đội hình Trung đoàn 2 do Phó Sư đoàn trưởng Huỳnh Hữu Anh và Phó Tham mưu trưởng Sơn Diệp phụ trách.


          0 giờ 30 phút ngày 5-5, phốỉ hợp với chiến trường toàn Quân khu, cùng một lúc, các đơn vị đặc công, công binh, pháo binh của Sư đoàn tiến công tám cứ điểm và căn cứ, trận địa pháo địch trên trục đường số 1. Một đoạn đường dài hơn mười kilômét từ cầu Ông Diệu qua Bình Dương, Đèo Nhông đến giáp quận lỵ Phù Mỹ hoàn toàn bị cắt đứt, buộc Bộ chỉ huy quân Mỹ ở Bình Định phải tung Lữ đoàn Không vận 173 đi giải tỏa.


          Tờ mờ sáng, từng bầy xe tăng, xe bọc thép từ quận lỵ Phù Mỹ xồng xộc thọc lên. Trên trời, từng bầy trực thăng bay sát các ngọn cây, cánh quạt khua ầm ĩ. Phía sau đoàn xe là bộ binh Mỹ.


          Trong các công sự, các chiến sĩ Trung đoàn 2 bình tĩnh chờ địch. Sở chỉ huy Sư đoàn, Trung đoàn luôn thông báo về tình hình địch cho các đơn vị.


          … Hơn 12 giờ trận đánh mới diễn ra, ta đã tiêu diệt 11 xe tăng địch.


          Địch cụm lại trong đêm trên trận địa là thời cơ rất thuận lợi cho ta tiêu diệt. Sư đoàn quyết định sử dụng sáu đại đội mạnh nhất của Trung đoàn 22 và Trung đoàn 2 vào trận tập kích này.


          3 giờ 30 phút ngày 6, hai phát pháo hiệu đỏ vọt lên không trung. Sau đó là một loạt tiếng nổ. Trong ánh chớp của lựu đạn và ánh đèn, bóng các chiến sĩ xung kích loang loáng lao về phía địch. Cối 60, cối 82, súng máy từ các hướng nổ giòn vào đoàn xe tăng địch đậu từng cụm trên bờ một con suối cạn giữa cánh đồng. Gần một chục khối lửa khổng lồ bùng lên. Giữa lúc các mũi xung kích đang phát triển thuận lợi thì một cụm hỏa lực địch rất hiểm hóc xuất hiện ở góc một vườn dừa bắn xả về hướng Tiểu đoàn 3. Thì ra trong lúc nhá nhem tối, một số xe tăng địch đã di chuyển đội hình, ngụy trang kín, khiến các chiến sĩ trinh sát không phát hiện được hết. Bây giờ, chúng trở thành những ổ đề kháng hết sức lợi hại.


          Ở hướng Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 22, các chiến sĩ lợi dụng con mương cạn luồn được vào giữa cụm xe thứ hai. Phó Đại đội trưởng Đinh Văn Nho trực tiếp bắn quả B40 đầu tiên, diệt một xe tăng làm hiệu lệnh. Vài phút sau, những tiếng nổ tiếp theo, ba chiếc khác bốc cháy, lửa hút lên trời đỏ rực. Bị đánh thốc từ bên trong, bọn địch hốt hoảng quay nòng súng bắn vào nhau. Lợi dụng tình thế đó, từ bên ngoài, các chiến sĩ đánh thốc vào diệt thêm năm chiếc khác. Nhưng đạn B40 đã hết, Nho ra lệnh tập trung lựu đạn, chai cháy lại đánh tiếp.


          Hướng Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2 cũng lâm vào tình trạng thiếu đạn tương tự. Sau khi phá tan được những ổ đề kháng trong vườn dừa, các chiến sĩ dùng chai cháy và thủ pháo diệt thêm ba chiếc xe tăng nữa thì Sở chỉ huy Trung đoàn ra lệnh rút.


          Trận tập kích diệt 21 xe tăng và xe bọc thép đêm mồng 5 rạng ngày 6-5 cộng với 11 chiếc bị tiêu diệt ban ngày đã giáng đòn phủ đầu đích đáng vào Lữ đoàn Không vận 173 Mỹ. Trong vòng 18 tiếng đồng hồ, kể từ 11 giờ trưa ngày 5 đến 5 giờ sáng ngày 6 đã có 32 xe tăng, xe thiết giáp địch bị tiêu diệt, trong đó có hai chiếc bị bắt sống. Ba đại đội cơ giới cùng với hai đại đội bộ binh Mỹ khác bị loại khỏi vòng chiến đấu.


          Sau trận đánh, Sư đoàn chủ trương giãn đội hình lui về hướng Mỹ Trinh. Trung đoàn 2 chuẩn bị đánh trận thứ hai. Trung đoàn 22 vẫn đứng ở khu vực Ân Tường để đánh địch giải tỏa.


III. Bản đồ khu vực chiến sự (xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định)