Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

[2.25] Vài nét về Bệnh viện quân y 211 (Quân y viện 211) – Mặt trận B3 Tây Nguyên thời kỳ chống Mỹ cứu nước

2016022138025

Một số thông tin sơ lược về việc thành lập Quân y viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên, trong đó đáng chú ý có chi tiết Đoàn bác sỹ vào B3 mang mật danh là Đoàn 84, mật danh này cũng được phía Mỹ ghi nhận là mật danh 1 bệnh viện ở B3 Tây Nguyên. Như vậy Viện 84 cũng là mật danh khác của Bệnh viện 211 Mặt trận Tây Nguyên B3

Cuối tháng 12 năm 1965, bác sĩ Võ Văn Vinh – Cục phó Cục Quân y dẫn đầu Đoàn 84 đi chiến trường B3. Các thành viên trong doàn phần lớn là cán bộ quân y của hai Bệnh viện 108, 103 và các nhân viên hậu cần, lái xe cùng một số trang thiết bị (1 xe Robur, 1 máy Xquang, nhiều bộ đồ mổ, sách chuyên môn… của Bệnh viện 108) vào chiến trường để xây dựng Bệnh viện 211. Số cán bộ của Bệnh viện 108 vào xây dựng Bệnh viện 211 đều giữ các vị trí chủ chốt: đồng chí Khuất Duy Kính – Chính ủy, đồng chí Lê Công – Viện phó hậu cần, bác sĩ Nguyễn Văn Âu – Viện phó phụ trách Nội, bác sĩ Nguyễn Hồng Nhơn – Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm, bác sĩ Đinh Văn Lạc – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật thần kinh, bác sĩ Trần Quang Minh – Chủ nhiệm Khoa Mắt, bác sĩ Đào Gia Thìn – Chủ nhiệm Khoa Tai – Mũi – Họng, bác sĩ Trần Hậu Tư – Chủ nhiệm Khoa Xquang và bác sĩ Nguyễn Tiến Bích phụ trách Ban Y vụ.

Ngoài số cán bộ đi từ Viện Quân y 108 còn có một số cán bộ cũ của Viện tăng cường cho Viện Quân y 103 cũng biên chế vào Viện 211: bác sĩ Lê Cao Đài – Viện phó ngoại, bác sĩ Phạm Phú Thọ – Chủ nhiệm Khoa Gây mê hồi sức, bác sĩ Nguyễn Bá Quát – Chủ nhiệm Khoa Tiêt niệu, bác sĩ Nguyễn Trọng Lương – Chủ nhiệm Khoa Răng – Hàm – Mặt, bác sĩ Đặng Chu Kỷ – Chủ nhiệm Khoa Lý liệu, bác sĩ Nguyễn Cảnh Cầu – Chủ nhiệm Khoa Da liễu, theo yêu cầu của Cục Quân y.

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

[3.33.1] Bản thành tích và Tự nhận xét cá nhân của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 3 Sao vàng, quê tại xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, năm 1966

2016021719032.01

Các giấy tờ của bác Lê Xuân Cảnh – Trung đội trưởng, đơn vị thuộc Đại đội 2 – Tiểu đoàn 50 – Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần) Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, quê tại  xã Cát Trinh huyện Phù Cát – tỉnh Bình Định, đề ngày 16/4/1967, do lính Mỹ thu năm 1967 tại Bình Định.

1.Bản thành tích “Chiến sỹ quyết thắng”
 





2.Bản “Tự nhận xét cá nhân”







Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

[3.32] Giấy giới thiệu của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Trung đoàn 12/Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định

2016021214028

Một số giấy tờ cá nhân của chiến sỹ Quân Giải phóng miền Nam, do lính Mỹ thu được tại Bình Định, ngày 24/9/1966, gồm

1. Giấy giới thiệu ký ngày 8/8/1965, của bác Phạm Văn Quang đơn vị C009 (Có thể là Trung đoàn 12/ Hay Trung đoàn 18A - Trung đoàn Quyết Thắng - Sư đoàn 3 Sao Vàng), quê quán ở xóm 13 - xã Giao Bình - huyện Giao Thủy - Nam Định



2. Giấy giới thiệu của bác Hà Văn Cảnh, đơn vị 493 (Là Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng)




3. Một số giấy chứng minh của các chiến sỹ thuộc đơn vị 803 (Là Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 12 hay 18A - Sư đoàn 3 Sao Vàng), gồm:

1-Nguyễn Kim Mẫu
2-Lê Duy Thảng
3-Nguyễn Văn Kết
4-Nguyễn Văn Tạo
5-Phan Văn Trung
6-Phạm Văn Tuất
7-Mai Công Điều




Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

[2.24] Thông tin tóm tắt của phía Mỹ về cơ cấu tổ chức – nhiệm vụ của Quân khu C50 (Quân Giải phóng miền Nam) trên đất Campuchia năm 1972



201011567028

1.      Tháng 7/1970, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập các quân khu tại đất Campuchia, đó là Quân khu C20 có nhiệm vụ phụ trách địa bàn tỉnh Kongpong Cham, Quân khu C30 phụ trách địa bàn tỉnh Prey veng và Svayrieng. 

Tháng 2/1972, Trung ương Cục quyết định thành lập Quân khu C50. Quân khu C20 và C30 bị giải thể, lấy một nửa lực lượng của Quân khu C20 và một nửa của Quân khu C30 cộng với các lực lượng tăng cường khác để thành lập Quân khu C50.

Lực lượng còn lại của Quân khu C20 được chuyển thành bộ phận chính của Đoàn hậu cần 220, do đ/c Do Khac Di chỉ huy, cấp bậc Trung đoàn trưởng, nguyên là Chỉ huy trưởng hậu cần Quân khu C20.
Lực lượng còn lại của Quân khu C20 được chuyển thành bộ phận chính của Đoàn hậu cần 230.
Quân khu C50 hoạt động trên địa bàn tỉnh Kongpong Cham, Prey Veng và Svay Rieng.

2.      Quân khu C50 có các nhiệm vụ:
-        Mua bán trao đổi trực tiếp với lực lượng cách mạng Campuchia trên địa bàn 3 tỉnh.
-        Giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia về quản lý và xây dựng quân đội.
-        Thiết lập các trạm giao liên dọc hành lang biên giới Campuchia để vận chuyển hàng tiếp tế từ miền Bắc Việt Nam vào.
-        Tiếp nhận, điều trị hoặc vận chuyển thương binh từ miền Đông Nam Bộ ra miền Bắc Việt Nam.
-        Tiếp nhận, phân bổ tân binh từ miền Bắc Việt Nam chi viện cho miền Nam về các đơn vị hoạt động ở miền Đông Nam Bộ.
3.      Cơ cấu tổ chức
-        Quân khu C50 chịu trách nhiệm trực tiếp trước Trung ương Cục miền Nam.
-        Cơ cấu tổ chức Quân khu C50 gồm có: Ban Chỉ huy, Ban tiếp nhận và 3 cơ quan: Tham mưu – Chính trị - Hậu cần.
a.        Ban Chỉ huy
-        Chỉ huy trưởng Quân khu C50 là đ/c Lương Văn Nhã (Hai Nhã) / Lương Văn Nho, cấp bậc Sư đoàn bậc trưởng.
-        Trước đây đ/c Lương Văn Nho là phó Tham mưu trưởng, Bộ chỉ huy Miền, sau đó là Chỉ huy Quân khu C20. Tháng 2/1972, khi Quân khu C50 thành lập, đ/c Lương Văn Nho được chỉ định là Chỉ huy Quân khu C50.
-        Từ tháng 2/1973, đ/c Lương Văn Nho được điều đi làm thành viên của Ủy ban quân sự liên hợp hai bên (Được thành lập sau Hiệp định Paris 1973), đ/c Ba Ha được chỉ định là chỉ huy Quân khu C50, cấp bậc Sư đoàn bậc phó, trước đây là Phó chỉ huy trưởng Quân khu C50.
-        Phó chỉ huy trưởng: Đ/c Cao Ba Phong, cấp bậc Sư đoàn bậc phó, trước đây là Chỉ huy Ban Quân lực – Bộ chỉ huy Miền.
-        Chính ủy: Nguyễn Chí Linh (Sáu Linh), người Hải Phòng, cấp bậc Sư đoàn bậc phó.
-        Phó Chính ủy: Le Van Bao, người tỉnh Vĩnh Phú, cấp bậc Sư đoàn bậc phó. Năm 1969 đã là Chính ủy Sư đoàn 7.
-        Tham mưu trưởng Quân khu C50 là Vu Tap, người tỉnh Thanh Hóa, cấp bậc Trung đoàn bậc trưởng. Năm 1969 đã là Trưởng Ban Quân lực của Sư đoàn 7, sau đó là Phó Ban Quân lực Bộ chỉ huy Miền.
-        Tham mưu phó Quân khu C50 là Do Thon, người Hải Phòng, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chủ nhiệm Chính trị: Phung Vy, người tỉnh Vĩnh Phú, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chủ nhiệm Hậu cần: Doan Van Nhon, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Phó Chủ nhiệm hậu cần: Dao Si Cuong, người tỉnh Hà Tây, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Chính ủy Ban Hậu cần Quân khu C50: Nguyen Van Hieu, người tỉnh Hải Hưng, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
-        Phó Chính ủy Ban Hậu cần Quân khu C50: Phan Hien, cấp bậc Trung đoàn bậc phó.
b.        Ban tiếp nhận
Gồm có 2 Ban tiếp nhận, là B13 và B15.
-        Ban tiếp nhận B13: Gồm có 5 tiểu đoàn, có nhiệm vụ tiếp nhận, nuôi dưỡng và giáo dục tù binh để trao trả cho phía Việt Nam cộng hòa.
-        Ban tiếp nhận B15: Gồm có 7 tiểu đoàn, có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ thương binh và bệnh binh mất khả năng chiến đấu từ các đơn vị thuộc Quân khu C50 và của các đơn vị ở miền Đông Nam Bộ, để vận chuyển bằng xe ô tô ra miền Bắc Việt Nam. Ngoài ra cũng tiếp nhận tân binh từ miền Bắc vào và phân chia về các đơn vị hoạt động ở Đông Nam Bộ.
c.        Ban tham mưu
Gồm có các bộ phận sau
-        Phòng tác chiến
-        Phòng huấn luyện
-        Phòng thông tin
-        Phòng Quân lực
-        Phòng cơ yếu mật mã
-        Phòng hoạt động K
-        Phòng trinh sát
-        Phòng hành chính quản trị
-        Đại đội thông tin
-        Đại đội 26 vũ trang cơ động
-        Tiểu đoàn 21 huấn luyện tân binh
-        Các Tiểu đoàn 120, 140, 150, 170, 180 điều dưỡng
-        Tiểu đoàn 80C
d.        Ban tham mưu
Gồm các bộ phận
-        Phòng Tổ chức
-        Phòng cán bộ
-        Phòng tuyên huấn
-        Phòng bảo vệ
-        Phòng quân pháp
-        Phòng dân vận – địch vận
-        Phòng hành chính – quản trị
-        Trường văn hóa H16
-        Tiểu đoàn 85 điều dưỡng
-        Các khu: 20, 21, 22, 23, 24
-        Các trại cải tạo: T100A, T100B, T100E, 50A, 50B, 50D, 50E, C15
-        Các trại tù binh: TB52, TB53, TB54, T55, TB56, TB57
e.        Cục Hậu cần
Gồm các bộ phận (Có khoảng 1500 cán bộ và chiến sỹ)
-        Phòng kế hoạch
-        Phòng Chính trị
-        Phòng quân nhu
-        Phòng quân khí
-        Phòng quân y
-        Phòng tài chính
-        Phòng sản xuất
-        Phòng vận tải
-        Các Đại đội quân nhu: 89, 90
-        Xưởng KQ2
-        Bệnh viện K22, K25
-        Bệnh xá 45A
-        Đội điều trị 224
-        Đội phẫu 16
-        Bệnh xá liên cơ quan YX6
-        Kho quân y
-        Xưởng bào chế thuốc Y25
-        Kho quân khí KX2
-        Kho Quân khí XK
-        Các Đại đội vận tải: 70, 80
-        Kho xăng dầu và xe đạp
-        Đại đội sản xuất CB72

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Thông báo về sử dụng thêm địa chỉ mới (Kyvatkhangchien.wordpress.com)


Hiện nay do blog Kyvatkhangchien.vnweblogs.com bị lỗi máy chủ và không truy cập được, nên Rongxanh sử dụng thêm 1 địa chỉ mới, là Kyvatkhangchien.wordpress.com, nội dung cũng như tại www.Kyvatkhangchien.com.

Xin trân trọng thông báo!

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

[2.21.3] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 4 - Năm 1969)

Link phần trước:

[2.21.2] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 3 - Năm 1968)

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2 - Năm 1967)

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1 - Năm 1960 > 1966)



10.         Năm 1969
-              Tháng 12/1969, sát nhập Trung đoàn 16A và 16B thành Trung đoàn 16 pháo binh, sang Lào hoạt động mở chiến dịch phản công Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng.
-              Trung đoàn 84B được chuyển cho Quân khu 4, sau đó giao tiếp vào Mặt trận B5.
-              Trung đoàn 368 (Tức 675B) sau khi củng cố ở miền Bắc lại tiếp tục bổ sung cho mặt trận Trị - Thiên (B4)
-              Ngày 2/1/1969, Bộ Tư lệnh Miền quyết định đổi tên Đoàn 69 pháo binh thành Đoàn 75 pháo binh Miền (Đoàn pháo binh Biên Hòa), tổ chức biên chế vẫn như năm 1968, nhưng lực lượng phân tán cấp tiểu đoàn – đại đội.
-              Tại Quân khu 5 (B1), thu gọn 2 trung đoàn pháo binh 575 và 577 thành 3 tiểu đoàn pháo binh là 575, 577, 573.
-              Mặt trận Tây Nguyên B3 giải thể 5 tiểu đoàn pháo binh. Trung đoàn 40 pháo binh có 8 tiểu đoàn pháo binh (Cả pháo xe kéo và pháo mang vác).
-              Mặt trận Trị - Thiên được tăng cường 4 tiểu đoàn pháo DKB cho 4 huyện: Phú Lộc, Phú Vang - Hương Trà, Hương Thủy - Hương ĐIền, Quảng Điền – Hải Lăng.
-              Trung đoàn pháo binh 16B bổ sung cho B2, vào tới Tà Xẻng (lào) thì dừng lại giao 1 tiểu đoàn cho Quân khu 5, 1 tiểu đoàn cho Mặt trận B3, 1 tiểu đoàn còn lại thì giao pháo cho Mặt trận B3, giao xe cho Đoàn 559, một số cán bộ chiến sỹ bổ sung cho Trung đoàn pháo binh 178 Quân khu 3, số cán bộ chiến sỹ còn lại thì hành quân trở về miền Bắc, sau đó sát nhập vào Trung đoàn 16A.
-              Trung đoàn 178 Quân khu 3 bổ sung cho Quân khu 5, sau khi nhận thêm cán bộ chiến sỹ từ Trung đoàn 16B, cũng giao lại vũ khí trang bị cho Mặt trận B4 Trị Thiên, còn lại hành quân ra Bắc.
-              2 tiểu đoàn của Trung đoàn pháo binh 38 bổ sung cho Quân khu 5 thì đến Thừa Thiên dừng lại.
-              Trung đoàn 675A ở Tây Quảng Trị rút ra miền Bắc.
-              Trung đoàn 675B ở tây Thừa Thiên rút ra miền Bắc. Tháng 10/1969 đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 368.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

[5.27] Danh tính một số Liệt sỹ hy sinh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do quân Úc xác định, đầu năm 1970

2015122972047

Đầu năm 1970, một số cán bộ, chiến sỹ Quân Giải phóng đã được quân Úc xác định tên – đơn vị thông qua giấy tờ thu được từ một số trận phục kích/ giao chiến với phía Quân Giải phóng, tóm tắt như sau:
[Thông tin có cả tọa độ/địa điểm nơi thu giữ giấy tờ, Rongxanh đưa trước thông tin về tên cán bộ/ chiến sỹ Quân Giải phóng]

1.            Quân Úc đã thu được giấy tờ từ thi thể 1 sỹ quan Quân Giải phóng, được xác định là TRAN NHUAN [Trần Nhuận?] – Phó Chính ủy Trung đoàn 74 pháo binh Quân Giải phóng miền Nam VN. Cùng khu vực, quân Úc cũng thu được giấy tờ từ thi thể một sỹ quan Quân Giải phóng khác, được xác định là PHAM VAN DONG – Cán bộ Ban tác chiến – Trung đoàn 74 pháo binh Quân Giải phóng [17]
2.            Giấy tờ thu được từ thi thể 3 cán bộ Quân Giải phóng, được xác định là: Dao Ngoc THU – Can bộ Ban 2 – Phòng tác chiến/ Phân khu 4; Nguyen Van Du – Cán bộ Phòng Hậu cần Phân khu 4; Le Van Phuoc – Ban chỉ huy Phân khu 4 [28]
3.            Giấy tờ thu được từ thi thể cán bộ QGP, được xác định là Nguyen Van Chien [Nguyễn Văn Chiến?] thuộc đơn vị Ban bảo vệ - Tỉnh đội Ba Lòng [39]
4.            Giấy tờ thu được từ thi thể cán bộ QGP, được xác định là Pham Van Canhthuộc đơn vị Ban quân báo - Tỉnh đội Ba Lòng [46]
5.            Giấy tờ thu được từ thi thể 10 cán bộ chiến sỹ QGP sau trận phục kích, một số cán bộ, chiến sỹ được xác định là:
- Ho Thanh Phong – Chỉ huy đại đội 1 Tiểu đoàn 445 tỉnh đội Ba Lòng [46]
- Le Minh Hoang – Có thể là chiến sỹ bảo vệ huyện đội Long Điền
- Le Van Thien – Trường tiểu học Long Điền
- Tran Van Nhan – Tiểu đội trưởng – Ban Hậu cần tỉnh đội
- Duong Quang Nghia – Huyện ủy viên Long Đât, Ban Tuyên huấn huyện ủy

[Chú thích thêm về Trung đoàn 74 pháo binh]

Phiên hiệu Trung đoàn 74 pháo binh Rx chưa tìm thấy từ phía Việt Nam, tuy nhiên qua trao đổi có 1 bạn trên facebook [Sơn Hà] cho rằng đây là có thể là phiên hiệu khác của Trung đoàn 724 pháo binh/ Đoàn 69 pháo binh Miền, căn cứ vào:Thông tin Liệt sỹ Trần Văn Đáo, Trung đoàn trưởng trung đoàn 724/ Trung đoàn 84A DKB hy sinh trên đường vào nam gần trạm T10
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/118460

Họ và tên: Trần Văn Đáo
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh: 1925
Nguyên quán: Tân Mỹ, Mỹ Lộc, Nam Hà
Trú quán: Tân Mỹ, Mỹ Lộc, Nam Hà
Nhập ngũ: 2/1946
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: E74 Đoàn 75
Cấp bậc:
Chức vụ: E trưởng
Ngày hi sinh: 07/8/1966
Trường hợp hi sinh: Bị oanh tạc
Nơi hi sinh: T10
Nơi an táng ban đầu: ,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác: Đỗ Viết Rong
Địa chỉ: Cùng quê

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

[2.23] Sơ lược lịch sử Trung đoàn 29 [Trung đoàn 18C - Sư đoàn 325C], tổng hợp thông tin của phía Mỹ

2015122891049

1.            Năm 1959, tiểu đoàn 929 được thành lập tại tỉnh Quảng Bình, sau đó sang chiến đấu tại chiến trường Lào. Tháng 7/1965, tiểu đoàn quay trở lại Quảng Bình. Tiểu đoàn được bổ sung thêm quân số, cán bộ để lập nên Trung đoàn bộ binh trực thuộc Sư đoàn 325C, với phiên hiệu là Trung đoàn 29. Trung đoàn 29 có một số đơn vị trợ chiến và có 3 tiểu đoàn bộ binh mang phiên hiệu là 7, 8, 9. Mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến. Sau khi thành lập, Trung đoàn 29 lại quay sang Lào chiến đấu, và quay trở về Việt Nam vào tháng 6/1966, và nhận được lệnh di chuyển đến Hương Khê – Quảng Bình, để huấn luyện chính trị và quân sự cũng như bổ sung quân số.
2.            Tháng 8/1966, Trung đoàn 29 bắt đầu 8 tháng huấn luyện, bao gồm huấn luyện chính trị, chiến thuật và các huấn luyện quân sự cơ bản. Ngày 12/3/1967, Trung đoàn bắt đầu lên đường chi viện vào Nam từ tỉnh Quảng Bình. Trung đoàn vượt qua sông Bến Hải khoảng ngày 22/4/1967. Khoảng ngày 23/4, Trung đoàn bị B52 ném bom, làm 2 người chết.
3.            Sau khi đến miền Nam (Quảng Trị) tháng 4/1967, Trung đoàn 29 có nhiệm vụ tăng cường cho các lực lượng Bắc Việt trong khu vực biên giới [DMZ – Khu phi quân sự] 2 miền chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh, tấn công các căn cứ tại Cam Lộ - Cồn Thiên – Gio Linh. Trung đoàn 29 tiếp tục họat động ở đông bắc Quảng Trị cho đến tận tháng 6/1967, trong khi tiểu đoàn 8 di chuyển đến Tây Quảng Trị, còn tiểu đoàn 7 và 9 vượt sông Bến Hải về bờ bắc để củng cố.
4.            Trong khoảng giữa tháng 8 và tháng 10/1967, tiểu đoàn 7 và 9 quay trở lịa miền Nam VN hoạt động. Khoảng thời gian này, có thể các đơn vị này chỉ làm nhiệm vụ vận tải hậu cần hỗ trợ các đơn vị khác hoạt động trong khu vực.
5.            Mùa thu năm 1967, Quân khu Trị Thiên – Huế có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức.
6.            Sau khi trở lại Nam Việt Nam, tiểu đoàn 7 và 9 nhập với tiểu đoàn 8 đang hoạt động ở khu vực Khe Sanh, trở thành Trung đoàn đủ, hoạt động dưới sự chỉ huy của Quân khu Trị Thiên. Trung đoàn được đổi tên thành Đoàn 8 và trực thuộc Quân khu Trị Thiên, tuy nhiên có thể tin rằng trung đoàn vẫn còn hoạt động dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 325C tại khu vực Khe Sanh, cho đến khi tiểu đoàn 7 và 9 được lệnh đến Huế để tăng cường cho các đơn vị Bắc Việt trong đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968.
7.            Bộ phận của Trung đoàn 29 được ghi nhận là có mặt tại Khe Sanh vào tháng 6/1967. Cho đến tháng 1/1968, vẫn còn dấu hiệu hiện diện của tiểu đoàn 7 tại khu vực Khe Sanh.
8.            Ngày 6/2/1968, tiểu đoàn 7 và 9 của Trung đoàn 29 nhận được lệnh di chuyển đến thành phố Huế, trong khi tiểu đoàn 8 vẫn ở lại khu vực Khe Sanh. Ngày 21 và 22/2/1968, phát hiện sự có mặt của tiểu đoàn 9 và bộ phận của Trung đoàn 6 Bắc Việt ở ngoại vi thành phố Huế. Khoảng 22/2/1968 tiểu đoàn di chuyển về Tây Nam thành Huế, và ở lại đây đến ngày 24/2/1968.
9.            Nhiệm vụ của tiểu đoàn 9 khi ở Huế là yểm trợ để các đơn vị khác rút quân ra khỏi thành phố Huế.
10.         Trong khi đó không có dấu hiệu giao chiến với tiểu đoàn 7 trong đợt tấn công Mậu Thân 1968 tại Huế, có thể tiểu đoàn này thực hiện việc yểm trợ hậu cần và bảo vệ tuyến đường cho các đơn vị Bắc Việt ra và vào thành phố Huế.
11.         Sau chiến dịch Mậu Thân 68 tại Huế, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 29 di chuyển về phía Tây Huế trong tình trạng thiếu lương thực và bị tổn thất nặng. Thời gian này thì tiểu đoàn 8 vẫn hoạt động ở khu vực Khe Sanh, như là đơn vị vận tải. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 7 và 9 vào tháng 4 và 5/1968 ở Tây Huế là bảo vệ tuyến đường 547 (Chạy dọc thung lũng A Lưới), là tuyến đường hậu cần chính của phía Bắc Việt. Có thể tin được rằng tiểu đoàn 7 và 9 tiếp tục hoạt động ở khu vực Tây Huế [Thung lũng A Shau – A Lưới] và tiểu đoàn 8 hoạt động ở khu vực Khe Sanh, cho đến cuối tháng 9/1968.
12.         Do tổn thất nặng và  thiếu lương thực và y tế, Trung đoàn 29 rút về phía Bắc giới tuyến (DMZ) vào tháng 9/1968 để củng cố. Khi ở miền Bắc, trung đoàn nhận được tân binh từ tiểu đoàn 98(?) tỉnh đội Nghệ An, từ 1 trung đoàn của sư đoàn 304 .
13.         Trung đoàn 29 lại quay lại miền Nam VN vào tháng 2/1969, tại chiến trường Trị Thiên. Giữa tháng 4/1969, trung đoàn di chuyển đến Bắc thung lũng A shau, thay thế cho trung đoàn 9, và có thể đổi phiên hiệu, tham gia tấn công vào Dong Ap Bia (Humbeger hill)

Trung đoàn 29 được biên chế vào Sư đoàn 324B, với phiên hiệu là Trung đoàn 8

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

[2.22] Vài nét sơ lược về Bệnh viện K76A – thuộc Đoàn Hậu cần 84 – Quân khu 7, năm 1969

2015122770044

1.            Bệnh viện K76A – QK7 được hình thành từ lâu (Tin tình báo cho biết thành lập từ năm 1965), có quy mô nhỏ hơn Bệnh viện K76B và K76C. Bên cạnh nhiệm vụ cứu chữa thương bệnh binh, Bệnh viện K76A còn là nơi cung cấp đồ dùng y tế cho các đơn vị điều trị khác, như Bệnh viện K10 thuộc Phân khu 4 [Quân khu Sài gòn – Gia ĐỊnh] và C24[Đại đội 24 quân y]/ Trung đoàn 274/ Sư đoàn 5 Quân Giải phóng.
2.            Tổ chức của Bệnh viện K76A gồm có: 110 người
-              Ban Chỉ huy: 3 Chỉ huy bệnh viện (1 trưởng và 2 phó), Chính trị viên bệnh viện và Chính trị viên phó, tất cả là 5 người.  Bộ phận quản trị (Hậu cần, quản trị, tài chính…)
-              Bộ phận 1: Là khu vực cho bệnh nhân ngoại, cứu chữa thương binh nhẹ và bị ốm, có 18 bác sỹ và nhân viên.
-              Bộ phận 3: Là khu vực điều trị, phẫu thuật. Có 21 bác sỹ và nhân viên
-              Đơn vị bảo vệ: Có 15 người
-              Bộ phận dược phẩm: Có 3 người
-              Bộ phận nha khoa: Có 3 người
-              Bộ phận vận tải: Vận chuyển thương bệnh binh, bao gồm cả cứu chữa trên đường vận chuyển, có 22 người.
3.            Bệnh viện K76A được chia thành 3 khu vực là Khu vực 1 (Cứu chữa bệnh nhân ngoại và thương binh nhẹ), Khu vực 2 (Khu hành chính của bệnh viện và điều trị bệnh nhân ốm nhẹ) và Khu vực 3 (Chuyên để cứu chữa bệnh nhân nội/ thương binh nặng hoặc thân nhân cán bộ chiến sỹ QGP ở quanh vùng). Mỗi khu vực cách nhau đến một vài km. Bệnh viện nằm trong khu vực rừng rậm, có con suối chảy qua khu vực 3. 
4.            Bệnh viện K76A phục vụ cho địa bàn các tỉnh Phước Tuy, Tây tỉnh Bình Tuy, Nam tỉnh Long Khánh và có thể cả phía Nam Biên Hòa. Khu vực như vậy có khoảng 6500 người, bao gồm 5 huyện của tỉnh Ba Lòng và tỉnh đội Ba Lòng. Ngoài ra còn có các đơn vị chủ lực khác, gồm: Trung đoàn 574 – Sư đoàn 5, Tiểu đoàn 440 bộ đội địa phương, Tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương, Ban chỉ huy Quân khu 7, các đơn vị du kích Phước Tuy là C25, C41, C70.
5.            Con số bệnh nhân cao nhất được điều trị tại Bệnh viện K76A trong năm 1969 là 300 người. Tuy nhiên bệnh viện K76A có quy mô khoảng 200 giường bệnh.