Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

[5.49] Thông tin về một số liệt sỹ thuộc Trung đoàn 273 - Sư đoàn 9, hy sinh trong chiến dịch Lộc Ninh 28/10/1967 đến 3/11/1967

2017092552067

Danh sách một số liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 7, Đại đội 18 Súng máy phòng không, Đại đội 21 Trinh sát - Trung đoàn 273 - Sư đoàn 9, lập 5/11/1967, gồm có họ tên, quê quán, người thân thích, hy sinh trong chiến dịch Lộc Ninh - tỉnh Bình Long, từ 28/10/1967 đến 3/11/1967.


Danh sách này phía Mỹ thu được vào dịp Tết Mậu thân 1968.

1. Liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 7 - Trung đoàn 273:



2. Liệt sỹ cấp bậc từ Tiểu đội trưởng đến chiến sỹ thuộc Đại đội 21 trinh sát - Trung đoàn 273:





3. Liệt sỹ cấp bậc từ Tiểu đội trưởng đến chiến sỹ thuộc Đại đội 18 súng máy phòng không - Trung đoàn 273:





Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

[3.52] Đơn xin vào Đảng, đề ngày 4/2/1968, của chiến sỹ tiểu đoàn 269, là đơn vị tham gia tấn công sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân 1968

2017092451065

Đơn xin vào Đảng của chiến sỹ Nguyễn Văn Đớm tức Trí Dũng, sinh năm 1943, quê: xã Khánh Thạnh Tân huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre, nhập ngũ 18/3/1964, cấp bậc Tiểu đội trưởng, chức vụ quản lý đại đội, thuộc Tiểu đoàn 269. 


Tiểu đoàn 269 là đơn vị tham gia tấn công sân bay Tân Sơn Nhất dịp Tết Mậu thân 1968. Như vậy thời điểm viết đơn, ngày 4/2/1968, gần như sau trận chiến vào sân bay Tân Sơn Nhất.

Lá đơn này phía Mỹ thu được tháng 3/1968, ở phía Tây Nam, ngoại vi Sài Gòn.

Ảnh chụp lá đơn:


Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

[5.48] Sơ lược lý lịch (dịch qua tiếng Anh) một số cán bộ chiến sỹ Đại đội 3 - Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 274/ Trung đoàn 4 - Sư đoàn 5, phía Mỹ thu được ở khu vực Bắc sân bay Biên Hòa, dịp Tết Mậu Thân 1968

2017092340061 

Trong trận tấn công vào sân bay Biên Hòa dịp Tết Mậu Thân 1968 (31/1/1968) thì tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 274 hay Trung đoàn 4 là đơn vị đảm nhiệm chính mũi tấn công vào sân bay.


Diễn biến chiến sự tại sân bay Biên Hòa được đưa tại: http://www.kyvatkhangchien.com/2016/10/7101-vai-thong-tin-ve-trung-oan-274-su.html

Sau trận chiến vài ngày, phía Mỹ có thu giữ được một số giấy tờ của Đại đội 3 - Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 274, trong đó có 1 số sơ lược lý lịch (họ tên, quê quán) của cán bộ chiến sỹ đại đội 3 (Không có thời điểm lập danh sách này, tuy nhiên Rongxanh suy đoán khoảng cuối năm 1967).

Dưới đây là ảnh chụp 1 lý lịch, phía Mỹ đã dịch qua tiếng Anh, của chiến sỹ Nguyễn Văn Sanh, sinh 19/1, quê quán xã Tân Bình - huyện Phú Giáo - tỉnh Phước Thanh [Nay là tỉnh Bình Dương], nhập ngũ 3/1961.


Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

[5.47] Danh sách 55 cán bộ chiến sỹ đơn vị A9 đề ngày 9/11/1967, do phía Mỹ thu được ở khu vực kho đạn Gò Vấp, trong Tết Mậu Thân 1968

2017092249059

Danh sách 55 cán bộ chiến sỹ đơn vị A9 đề ngày 9/11/1967, do phía Mỹ thu được ở khu vực kho đạn ở Gò Vấp, gần thành Cổ Loa/ Doanh trại căn cứ Bộ Tư lệnh thiết giáp VNCH trong Tết Mậu Thân 1968 (Rongxanh phán đoán có thể là đơn vị đặc công tham gia tấn công vào kho đạn ở Gò Vấp).

[====]
Thông tin bổ sung ngày 23/9/2017, từ  1 bác Cựu chiến binh đặc công thuộc Trung đoàn 429 đặc công:

Đơn vị A9 là mật danh của Tiểu đoàn 4 đặc công khi tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn
[====]

Danh sách gồm có: Họ và tên, chức vụ, năm nhập ngũ, năm sinh, quê quán.


1. Lê Quang ĐIền – Chính trị viên đại đội, nhập ngũ 8/1950, sinh năm 1930, quê quán: Hương Vinh – Hương Trà – Thừa Thiên Huế.
2. Nguyễn Quốc Chung – Đại đội phó, nhập ngũ 3/1952, sinh năm 1934, quê: Tam Hiệp – Yên Thế - Hà Bắc.
3. Trần Minh Tuấn – Chính trị viên phó, nhập ngũ 4/1962, sinh năm 1942, quê Vạn Hòa – Nông Cống – Thanh Hóa
4. Vũ Đình Cung, Quản lý đại đội, nhập ngũ 8/1964, sinh năm 1940, quê: Tăng Thành – Yên Thành – Nghệ An
5. Nguyễn Ái Hữu, tiểu đội trưởng, nhập ngũ 10/1963, sinh năm 1945, quê: Nghi Hợp – Nghi Lộc – Nghệ An
6. Trần Văn Cương, y sỹ, nhập ngũ 2/1964, sinh 1943, quê: Kiêm Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
7. Nguyễn Văn Uyên, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1963, sinh 1945, quê: Kỳ Phúc – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
8. Đặng Văn Khoách, chiến sỹ. nhập ngũ 4/1963, sinh 1942, quê: Kỳ Lợi, Kỳ Anh – Hà Tĩnh
9. Nguyễn Đình Thoan, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1962, sinh 1943, quê: Trường TRung – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
10. Chu Tiến Thảo, Trung đội trưởng, nhập ngũ 2/1961, sinh 1942, quê: Diễn Thịnh – Diễn Châu – Nghệ An
11. Lê Văn Nhởi, Trung đội phó, nhập ngũ 4/1962, sinh 1939, quê: Tượng Văn – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
12. Nguyễn Văn Tất, tiểu đội trưởng, nhập ngũ 4/1962, sinh 1939, quê: Trường GIang – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
13. Cao Hồng Tự, tiểu đội trưởng, nhập ngũ 4/1962, sinh 1943, quê: Diễn Thanh – Diễn CHâu – Nghệ An
14. Lương Tú Định, tiểu đội phó, nhập ngũ 4/1963, sinh 1944, quê: Anh Sơn – Tĩnh Gia – Thanh HÓa
15. Nguyễn Văn Công, tiểu đội trưởng, nhập ngũ 4/1962, sinh 1940, quê: Thanh Sơn – Tĩnh Gia – Thanh HÓa
16. Nguyễn Đình Luyện, tiểu đội phó, nhập ngũ 4/1963, sinh 1944, quê: Kỳ Tiên – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
17. Lê Thế Phú, trung đội trưởng, nhập ngũ 4/1962, sinh 1943, quê: Trường Giang – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
18. Trần Đức Bình, trung đội phó, nhập ngũ 4/1963, sinh 1942, quê: Đồng Lạc – Nam Sách – Hải Dương
19. Nguyễn Văn Trương, tiểu đội trưởng, nhập ngũ 4/1963, sinh 1945, quê: Kỳ Phú – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
20. Lê Hữu Kỳ, A phó, nhập ngũ 4/1962, sinh 1942, quê: Tĩnh Hải – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
21. Nguyễn Đức Châu, A trưởng, nhập ngũ 9/1965, sinh 1941, quê: Vạn Tương – Tiên Sơn – Hà Bắc
22. Nguyễn Văn Hoán, A trưởng, nhập ngũ 4/1962, sinh 1944, quê: Trường Giang – Tĩnh Gia  - Thanh Hóa
23. Đậu Công Chuyên, A phó, nhập ngũ 4/1962, sinh 1944, quê: Diễn Tiên – Diễn Châu – Nghệ An
24. Phạm Văn Đưởng, A phó, nhập ngũ 4/1965, sinh 1934, quê: Xuân Thu – Đa Phúc – Vĩnh Phú
25. Lê Văn Sinh, A phó, nhập ngũ 4/1963, sinh 1938, quê: Hải An – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
26. Tô Khuy, A phó, nhập ngũ 1/1966, sinh 1942, quê: Đồng A – Đồng Quan – Thái Bình
27. Lê Văn Tư, A phó, nhập ngũ 10/1963, sinh 1945, quê: Nghi Hợp – Nghi Lộc – Nghệ An
28. Nguyễn Văn Biên, A trưởng, nhập ngũ 9/1964, sinh 1944, quê; Trực Liêm – Trực Ninh – Nam Hà/ Nam Định
29. Lê Đình Nghinh, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1963, sinh 1941, quê: Hải An – Tĩnh GIa – Thanh Hóa
30. Nguyễn Chính Niên, chiến sỹ, nhập ngũ 6/1963, sinh 1945, quê: Thạch Khê – Thạch Hà – Hà Tĩnh
31. Nguyễn Văn Từ, chiến sỹ, nhập ngũ 6/1966, sinh 1948, quê: An Tràng – Phụ Dực – Thái Bình
32. Nguyễn Văn Phúc, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1966, sinh 1948, quê: Vũ Tiên – Thái Bình
33. Lê Khắc Ổn, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1966, sinh 1944, quê: Hoàng Phúc – Hoàng Hóa – Thanh Hóa
34. Bùi Văn Thị, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1966, sinh 1947, quê: Quảng Châu – Tiên Lữ - Hưng Yên
35. Nguyễn Xuân Trường, chiến sỹ, nhạp ngũ 4/1966, sinh 1947, quê: Đồng Tâm – Đồng Quan – Thái Bình
36. Trần Văn TRị, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1966, sinh 1948, quê: Tiên Lương – Cẩm Khê – Phú Thọ
37. Bùi Văn Sai , chiến sỹ, nhập ngũ 3/1963, sinh 1940, quê: Tân Dân – Chí Linh – Hải Dương
38. Vi Văn Mạo, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1965, sinh 1931, quê: Đồng Cam – Cẩm Khê – Phú Thọ
39. Lê Văn Trung, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1962, sinh 1941, quê: Tịnh Văn – Tĩnh Gia – Thanh Hóa
40. Nguyễn Văn Luân, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1963, sinh 1944, quê: Thái Sơn – Kinh Môn – Hải Dương
41. Trần Văn ĐÔ, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1962, sinh 1942, quê: Tịnh Trung – Tĩnh Gia – Thanh HÓa
42. Nguyễn Khắc Nuôi, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1966, sinh 1942, quê: Tống Khê – Cẩm Khê – Phú Thọ
43. Bùi Xuân Chính, chiến sỹ, nhập ngũ 8/1964, sinh 1940, quê: Ninh Giang – Gia Khánh – Ninh Bình
44. Nguyễn Văn Hợi, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1966, sinh 1944, quê: Thượng Ninh – Thụy Anh – Thái Bình
45. Lê Văn Xứng, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1963, sinh 1945, quê: Kỳ Lợi – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
46. Nguyễn Thanh Khoan, chiến sỹ, nhập ngũ 5/1966, sinh 1937, quê: Thụy Việt – Thụy Anh – Thái Bình
47. Mai Văn Giảng, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1962, sinh 1942, quê: Diễn Văn – Diễn Châu – Nghệ An
48. Đinh Công Cảnh, chiến sỹ, nhập ngũ 5/1966, sinh 1947, quê: An Lễ - Phụ Dực – Thái Bình
49. Nguyễn Tiến Nam, chiến sỹ, nhập ngũ 2/1964, sinh 1943, quê: Kỳ Tân – Kỳ Anh – Hà Tĩnh
50. Vũ Văn Phú, cứu thương, nhập ngũ 7/1966, sinh 1948, quê: Vũ Trung – Vũ Tiên – Thái Bình
51. Nguyễn Văn Đê, chiến sỹ, nhập ngũ 7/1966, sinh 1946, quê: Thụy Ninh – Thụy Anh – Thái Bình
52. Châu Xuân Bang, chiến sỹ, nhập ngũ 8/1964, sinh 1939, quê: Đông Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình
53. Trần Khắc Soạn, chiến sỹ, nhập ngũ 5/1966, sinh 1949, quê: An Đồng – Phụ Dực – Thái Bình
54. Đào Văn Chiêm, chiến sỹ, nhập ngũ 4/1965, sinh 1945, quê: Lâm Đồng – Thủy Nguyên  - Hải Phòng

55. Đinh Văn Vĩnh, chiến sỹ, nhập ngũ 1/1966, sinh 1945, quê: Mai Đình, Hiệp Hòa, Hà Bắc.

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

[3.51] Một số giấy tờ của Tiểu đoàn 6, Trung đoàn pháo binh 28 Miền, do phía Mỹ thu được ở Kampong Cham tháng 9/1971

2017092047055 

Các giấy tờ của cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 6 - Trung đoàn 28 pháo binh Miền do phía Mỹ thu được tháng 9/1971 tại Kampong Cham - Campuchia. 


Các giấy tờ gồm có:
- Giấy chứng nhận danh hiệu Chiến sỹ vẻ vang, đề ngày 30/6/1971, cấp cho đ/c Lê Văn Nam.

- Giấy chứng nhận khen thưởng (Giấy khen) đề ngày 26/3/1971, cấp cho đ/c Lê Viết Nam.

- Quyết định ngày 2/9/1971, kết nạp đ/c Đỗ Đức Trụ vào Đoàn thanh niên.

- Quyết định ngày 14/5/1971, kết nạp đồng chí Lê Văn Nam, đơn vị Đại đội 3 - Tiểu đoàn 6 - Trung đoàn 28, vào Đảng.

- Sơ yếu lý lịch của đ/c Vũ Duy Tiến, sinh 16/1/1947, trú quán xã Xuân Sơn, huyện Tùng Thiện [Sơn Tây], Hà Tây.

Ảnh chụp các giấy tờ:













Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

[3.50] Lý lịch quân nhân của Thiếu úy Hoàng Tử Phái, đơn vị tiểu đoàn 24 Trung đoàn 60 Sư đoàn 5, phía Mỹ thu tại khu vực Biên Hòa - Trảng Bom Tết Mậu Thân 1968

2017091845053 

Lý lịch quân nhân đề ngày 20/12/1967 của Thiếu úy Hoàng Tử Phái, đại đội phó Đại đội 1 - Tiểu đoàn 24 - Trung đoàn 60 - Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân Việt Nam.

Thiếu úy Phái sinh năm 1930, quê tại thôn Sào Thượng xã Lạng Phong huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
[Chưa xác định được Trung đoàn 60 là đơn vị nào của Sư đoàn 5]

Ảnh chụp bản lý lịch







Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

[3.49] Cuốn sổ ghi chép của bác Đàm Quang Khải, quê ở Thanh Hóa, do phía Mỹ thu được ở khu vực tổng kho Long Bình - Biên Hòa, Tết Mậu Thân 1968

2017091643051

Cuốn sổ ghi chép của bác Đàm Quang Khải, thông tin ghi chép từ khoảng tháng 9/1967 cho đến tháng 1/1968. Các thông tin gồm có các bài học, danh sách chiến sỹ trong trung đội, bảng biểu.... 


Trang cuối cuốn sổ có ghi địa chỉ nhắn tin cho chị là Đàm Thị Minh Tâm địa chỉ: xóm Sơn - xã Đông Lĩnh - huyện Đông Sơn - tỉnh Thanh Hóa. Suy đoán bác Đàm Quang Khải có quê quán ở địa chỉ trên.

Cuốn sổ này phía Mỹ thu được ở khu vực Long Bình, cùng với 1 giấy tờ khác của Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 275/Trung đoàn 5 - Sư đoàn 5, dịp Tết Mậu Thân 1968. Rongxanh suy đoán bác Đàm Quang Khải thuộc đơn vị Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 275 - Sư đoàn 5.

Ảnh chụp 2 trang của cuốn sổ:


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

[3.48] Sơ yếu lý lịch của bác Trần Gia Trọng, quê ở tỉnh Nam Định, do phía Mỹ thu được ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân) ở trường đua Sài Gòn [Trường đua Phú Thọ]

2017091542049


Sơ yếu lý lịch, không đề ngày, của bác Trần Gia Trọng, sinh 21/3/1947, quê quán ở xã Xuân Nghiệp huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định, trú quán ở xóm 28 Thiện Hồng - xã Giao Thiện - huyệ Giao Thủy - tỉnh Nam Định, do phía Mỹ thu được ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân) ở trường đua Sài Gòn [Trường đua Phú Thọ]. 


Phía Mỹ có chú thích là Người lính Bắc Việt hy sinh tại khu trường đua Sài Gòn. Rongxanh suy đoán có thể bản lý lịch này phía Mỹ thu được từ thi thể chiến sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh tại trường đua Sài Gòn/ Phú Thọ ngày 31/1/1968.

Ảnh chụp bản sơ yếu lý lịch:













Tìm kiếm thì có thông tin về trận chiến bảo vệ vị trí Bộ chỉ huy Tiền phương Nam (Tiền phương 2) đặt tại Trường đua Phú Thọ do đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng lãnh đạo, phụ trách các mũi phía Tây, Nam và các lực lượng nội thành Sài Gòn trong Tết Mậu Thân 1968.

Khoảng 2h chiều 30 tháng Chạp, tin cấp báo về Sở chỉ huy: Địch đã phát hiện ra cơ quan đầu não của ta và đang chuẩn bị một cuộc vây bắt lớn. Ngay lập tức, đồng chí Võ Văn Kiệt được bảo vệ, di chuyển sang khu vực Cầu Tre. Phân đội An ninh vũ trang T4 nhanh chóng triển khai đội hình chiến đấu cản chân địch, bảo vệ an toàn cho cuộc di chuyển của lãnh đạo.

Cuộc chiến đấu tại đây đã diễn ra đến tận chiều ngày 4 Tết.

Link: http://anninhthudo.vn/phong-su/ky-2-tran-danh-qua-cam-giua-sai-gon/318204.antd

Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

[5.46] Thông tin Liệt sỹ Nguyễn Quốc Minh là cán bộ trinh sát thuộc Trung đoàn 209 - Sư đoàn 7 Quân đội nhân dân Việt Nam

2017091441047

Thông tin phía Mỹ ghi nhận, ngày 30/7/1968 thu giữ một số giấy tờ trên thi thể một chiến sỹ tên Nguyễn Quốc Minh, là cán bộ trinh sát của Trung đoàn 209 - Sư đoàn 7 ở khu vực thuộc tỉnh Daklak (Có tọa độ nơi thu giữ tài liệu, Rongxanh sẽ cung cấp tới thân nhân LS khi có đề nghị). 

Không có thông tin thêm về quê quán của Liệt sỹ Nguyễn Quốc Minh.

Thông tin tóm tắt từ những tài liệu thu được:

- Trung đoàn 209 xuất phát vào Nam ngày 7/2/1968 từ tỉnh Hòa Bình, bằng xe vận tải.

- Ngày 17/2/1968 Trung đoàn 209 đến đất Lào và tiếp tục đi đến Kontum.

- Ngày 17/3/1968 Trung đoàn 209 đến khu vực tập kết của Mặt trận B3.

- Ngày 3/5/1968 đơn vị hoạt động ở khu vực cách Polei Kreng 2 giờ đi bộ.

- Ngày 15/5/1968 tiểu đoàn 5 Trung đoàn 209 tấn công khu trú quân của 1 đơn vị biệt kích VNCH, nhưng bị tổn thất, phải vận chuyển thương binh tử sỹ từ lúc 6h00 sáng đến tận 18h00 ngày 16/5/1968.

- Trung đoàn 209 nghỉ đến ngày 29/5/1968, sau đó di chuyển đến tỉnh Daklak.


Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

[3.47] Hai bức ảnh phía Mỹ thu được ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân)

2017091037042 


Hai bức ảnh phía Mỹ thu được tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất ngày 31/1/1968, gồm có:


Bức ảnh thứ nhất chụp người đàn ông trong bộ quân phục cùng người phụ nữ trẻ.

- Bức ảnh thứ 2 chụp 1 người đàn ông trong bộ quần áo sẫm màu.

Thông tin của phía Mỹ cho thấy 2 bức ảnh này được đơn vị thiết kỵ của Sư đoàn 25 Mỹ thu được ngày 31/1/1968 tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đơn vị tiến từ căn cứ Sư đoàn 25 dọc theo QL1 về ứng cứu cho các lực lượng Mỹ và VNCH phòng thủ khu vực phía Tây sân bay sáng ngày 31/1/1968, và giao chiến dữ dội với các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam ở khu vực này. Không có thông tin thêm về các bức ảnh (tên tuổi, đơn vị....).

Rongxanh phán đoán có thể những bức ảnh này thuộc về chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc đơn vị tham gia tấn công sân bay Tân Sơn Nhất ngày 31/1/1968 (Tết Mậu Thân).

Ảnh chụp các bức ảnh:




Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

[2.35] Thông tin về cơ cấu tổ chức Quân khu 5 (Đến đầu năm 1967)

20170909

Thông tin về cơ cấu tổ chức Quân khu 5 (Đến đầu năm 1967)

1. Hình thành và tổ chức của Quân khu 5

- Từ năm 1959 đến 1965 Quân khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kotum, Đắc Lắc.

- Sau năm 1965, QK5 được chia thành
+ Quân khu Trị Thiên và Trung Lào, do đ/c Lê Chưởng là Tư lệnh kiêm chính ủy
+ Mặt trận Tây Nguyên và Hạ Lào bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc. Chỉ huy là đ/c Chu Huy Mân.
+Quân khu 5 gồm các tỉnh Quảng Đà, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Chỉ huy là đ/c Hoàng Văn Thái.

2. Các cơ quan tham mưu của Quân khu 5

- Bộ tham mưu Quân khu 5 (Mật danh Thôn An 510, Con dấu ghi là Đơn vị 502)
+ Tham mưu trưởng: Thượng tá Trần Tiến Quảng
+ Phó Tham mưu trưởng: Thiếu tá Nguyễn Cam
+ Có các Phòng/ trợ lý: Chiến thuật du kích, huấn luyện chiến đấu, thông tin, quân lực, pháo binh, công binh, cơ yếu, quân báo, đặc công trinh sát, quản trị và hành chính, hóa học

- Cục Chính trị Quân khu 5 (Mật danh Thôn An 410, con dấu ghi là Đơn vị 503). Có các bộ phận
+ Ban tổ chức
+ Ban Tuyên huấn
+ Ban Dân vận
+ Ban Binh vận và địch vận
+ Ban Cán bộ

- Cục Hậu cần Quân khu 5 (Mật danh Đơn vị 310, con dấu là Đơn vị 504). Gồm các bộ phận:
+ Ban Kế hoạch
+ Ban quân y
+ Ban quân khí
+ Ban Hậu cần
+ Ban Giao liên
+ Ban Vận tải

3. Hậu cứ của Bộ Tư lệnh Quân khu 5 do tuớng Hoàng Văn Thái chỉ huy, đóng căn cứ tại vùng Trà My – Quảng Nam.

4. Tiền phuơng 1/Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Phụ trách các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định) do thượng tá Nguyễn Chánh chỉ huy, đóng căn cứ tại vùng Ba Tơ – Quảng Ngãi.

5. Tiền phuơng 2/Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Phụ trách các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).


6. Các đơn vị trực thuộc QK5

- Hai tiểu đoàn thông tin, gồm Tiểu đoàn thông tin nội tuyến và Tiểu đoàn thông tin ngoại tuyến. Tiểu đoàn thông tin nội tuyến chia làm 2 bộ phận, 1 bộ phận đóng cùng hậu cứ Bộ Tư lệnh QK5, bộ phận còn lại đóng cùng các Tiền phương BTL QK5.

- Các Tiểu đoàn cảnh vệ 1 và Tiểu đoàn cảnh vệ 2. Tiểu đoàn cảnh vệ 1 bảo vệ Bộ Tư lệnh QK5. Tiểu đoàn cảnh vệ 2 bảo vệ Khu ủy khu 5 (Do bác Võ Chí Công làm Bí thư).

- Tiểu đoàn nguời (dân tộc) Thượng, chuyên về các hoạt động chính trị tuyên truyền tại vùng núi cao.

- Đại đội súng máy phòng không, bảo vệ căn cứ BTL QK5.

- Tiểu đoàn đặc công 408 và 409. Tiểu đoàn 408 hoạt động dọc QL19. Tiểu đoàn 409 hoạt động ở các tỉnh Quảng Nam
– Đà Nẵng – Quảng Tín và Quảng Ngãi.

- Các đại đội trinh sát

- Tiểu đoàn công binh

- Đại đội hóa học (Có trang bị súng phun lửa). Nhiệm vụ của Đại đội là nghiên cứu các loại vũ khí hóa học mà quân Mỹ và VNCH sử dụng để tìm cách phòng chống.

- Tiểu đoàn vận tải, gồm có 3 đại đội được chia về 3 cơ quan (Bộ Tham mưu QK5, Cục Chính trị và Cục Hậu cần QK 5).

- Hệ thống các Bệnh viện Quân khu và Sư đoàn, Bệnh viện của các tỉnh và huyện trên địa bàn quân khu.

- Trường Quân chính Quân khu 5, nơi đào tạo/ huấn luyện cho cán bộ cấp tiểu đoàn và cấp Trung đoàn.

- Trường huấn luyện chiến thuật du kích.

7. Các Sư đoàn chủ lực của Quân khu 5

(Các Trung đoàn/ tiểu đoàn có nhiều phiên hiệu, ví dụ như Trung đoàn 31/Sư đoàn 2 còn có phiên hiệu là Trung đoàn 3).

- Sư đoàn 2 (Hay Nông trường 2), gồm Trung đoàn 1, Trung đoàn 21, đến QK5 tháng 2/1965, và Trung đoàn 31 biên chế vào Sư đoàn 2 năm 1966.


+ Cơ quan chỉ huy Sư đoàn gồm có Bô Tư lệnh Sư đoàn, các Ban: Tham mưu, Quân báo, Thông tin, Pháo binh, Hậu
cần, Chính trị.
+ Các đơn vị trực thuộc gồm có: Tiểu đoàn đặc công, Tiểu đoàn thông tin, Đại đội trinh sát, Tiểu đoàn súng máy
phòng không, Tiểu đoàn trợ chiến (súng cối 120mm), Đại đội công binh, Tiểu đoàn quân y, Tiểu đoàn vận tải.


+ Trung đoàn bộ binh 1, gồm có các đơn vị
* Tiểu đoàn 40
* Tiểu đoàn 90
* Tiểu đoàn 60


+ Trung đoàn bộ binh 21
* Tiểu đoàn 11
* Tiểu đoàn 12
* Tiểu đoàn 33


+ Trung đoàn bộ binh 31 (Hay còn gọi là Trung đoàn 3)

- Sư đoàn 3 (Sư đoàn Sao Vàng, Nông trường 3, Phi trường 10).
+ Trung đoàn 2 (Quyết Thắng)
+ Trung đoàn 22 (Quyết Tâm)
+ Trung đoàn 18/ Trung đoàn 12 (Quyết Chiến)
* Tiểu đoàn 7
* Tiểu đoàn 8
* Tiểu đoàn 9

- Sư đoàn 5 (Nông trường 5) biên chế trung đoàn 95A (Trung đoàn 10) vào tháng 6/1965, và sau đó biên chế thêm 1 trung đoàn nữa vào tháng 8/1966, đó là Trung đoàn 18B (Trung đoàn 20). Địa bàn hoạt động ở phía Nam Quân khu 5, trên địa bàn tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
+ Trung đoàn 95A
* Tiểu đoàn 4
* Tiểu đoàn 5
* Tiểu đoàn 6

+ Trung đoàn 18B
* Tiểu đoàn 7
* Tiểu đoàn 8
* Tiểu đoàn 9

+ Thông tin thêm về Sư đoàn 5/ Nông trường 5: Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc
(Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Có thông tin Trung đoàn 10 hoạt động thay thế cho
Sư đoàn 5 trên địa bàn Phú Yên.

8. Các Tỉnh ủy và Tỉnh đội, Tiểu đoàn/ Đại đội độc lập trên địa bàn quân khu 5

9. Tổ chức của Khu ủy Khu 5
- Bí thư khu ủy: Đ/c Võ Chí Công (Năm Công)
- Các Ban: An Ninh, Tổ chức, Tuyên huấn, Địch vận, Xây dựng nông thôn, Dân tộc, Kinh tế, Thương mại.



[2.34] Thông tin sơ lược về Sư đoàn 325A, 325B, 325C chi viện cho chiến trường miền Nam

20170909
Sư đoàn 325 gồm có 3 Trung đoàn bộ binh, phiên hiệu lần lượt là Trung đoàn 95, Trung đoàn 101 và Trung đoàn 18. Sau khi 3 trung đoàn trên xuất phát chi viện cho chiến trường miền Nam, Quân đội NDVN lại tiếp tục tổ chức Sư đoàn mới, lấy cùng là phiên hiệu Sư đoàn 325. Để phân biệt, các tài liệu (kể cả của phía bên ta và phía Mỹ) hay lấy cách gọi thêm chữ A - B - C - D vào sau phiên hiệu Sư đoàn. Sư đoàn đầu tiên mang tên gọi Sư đoàn 325A.

1. Thông tin sơ lược về quá trình chi viện miền Nam của sư đoàn 325A như sau:

a. Trung đoàn 95A

Trung đoàn 95 trực thuộc Sư đoàn 325, đóng quân tại Đồng Hới gồm các tiểu đoàn 4 – 5 – 6 và các đơn vị trực thuộc: Đại đội DKZ75mm – SMPK 12.7mm – Vận tải – Hóa học – Công binh – Thông tin... Đầu tháng 4/1964 Trung đoàn bắt đầu huấn luyện để lên đường vào Nam chi viện. Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát tháng 10/1964, và bộ phận cuối cùng xuất phát vào tháng 12/1964. 


Trung đoàn 95A mang mật danh sông Lô, đi vào miền Nam qua Lào, Quảng Nam, Kontum, Bình Định và Pleiku. Ngày 28/1/1965 Trung đoàn đến miền Nam Việt Nam. 
Đến đầu năm 1966, Trung đoàn 95A hoạt động trải qua địa bàn các tỉnh Bình Định và Phú Yên trong đội hình của Sư đoàn 5/Nông trường 5 QUân khu 5. 


Ngoài mật danh sông Lô, Trung đoàn 95A còn có các mật danh khác: Anh Cả, Công trường 10, Liên tỉnh 10. 

Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5/QK5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, cuối năm 1968 Trung đoàn 95A lại tiếp tục di chuyển vào Chiến khu D của Chiến trường B2 và giữa tháng 2/1968, Trung đoàn 95A được biên chế vào Sư đoàn 5 B2. 


Sau một thời gian chiến đấu ở miền Đông Nam bộ, Trung đoàn tiếp tục di chuyển vào Tây Nam bộ, với phiên hiệu Trung đoàn 10, biên chế trong Sư đoàn 1. Phiên hiệu Trung đoàn 10 ổn định cho đến nay.


b. Trung đoàn 101A

Trung đoàn 101 trực thuộc Sư đoàn 325, gồm 3 tiểu đoàn 1 – 2 – 3 và các đại đội Công binh – Quân y – DKZ 75mm – Cối 82 – Thông tin – Vận tải – SMPK 12.7mm – Trung đội Trinh sát và Trung đội hóa học... Tháng 10/1964, Trung đoàn nhận thêm quân từ Sư đoàn 324 cho đủ biên chế và huấn luyện chuẩn bị lên đường chi viện vào Nam. 


Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát vào Nam chi viện ngày 14/12/1964, đi theo chặng đường giống Trung đoàn 95A và đến Kontum ngày 2/2/1965. 


Sau 1 thời gian hoạt động tại Kontum, cuối năm 1965 Trung đoàn 101A tiếp tục di chuyển vào miền Đông Nam Bộ, và tại đây Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 16 hay Q16 chủ lực Miền, hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam Bộ cho đến hết chiến tranh.


c. Trung đoàn 18A

Trung đoàn 18A trực thuộc Sư đoàn 325A, gồm các tiểu đoàn 7 – 8 – 9 và các đại đội trực thuộc: SPMK 12.7mm – DKZ 75mm – Thông tin – Vận tải – Quân y – Trung đội công binh – Trung đội hóa học... Cuối năm 1964, Trung đoàn tiếp nhận quân bổ sung cho đủ biên chế và chuẩn bị vào Nam chi viện. 


Trung đoàn xuất phát vào Nam chi viện ngày 8/2/1965, chặng đường di chuyển như Trung đoàn 95A và Trung đoàn 101A. Trung đoàn đến Tây Bắc Bình Định vào cuối tháng 4/1965. 


Cho đến đầu năm 1966, Trung đoàn 18A hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Sau khi thành lập Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, Trung đoàn 18A là một trong các Trung đoàn đầu tiên của Sư đoàn và mang mật danh Quyết Thắng. Ngoài ra Trung đoàn 18A còn có phiên hiệu khác, là Trung đoàn 12.


2. Sư đoàn 325B được thành lập đầu năm 1965, sau khi Sư đoàn 325A đi vào miền Nam.


a. Trung đoàn 95B: Trung đoàn 95B huấn luyện tại rừng Tuyên Hóa Quảng Bình. Trung đoàn 95B tham gia tấn công Trại của Lực lương đặc biệt tại Ashau tháng 3/1966. Sau khi vào đến Tây Nguyên, Trung đoàn 95B chuyên đánh phá giao thông trên QL19 và 14 và có tên là Trung đoàn Mang Yang sau này. Trung đoàn 95B hoạt động chủ yếu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến hết chiến tranh.

b. Trung đoàn 101B: 

Bắt đầu xuất phát vào Nam tháng 7/1965 và đến tháng 9/1965 thì đến Tây Nguyên, sau đó tham gia chiến dịch Pleime giữa tháng 10/1965. Tại đây, Trung đoàn được đổi tên thành Trung đoàn 33 – Mặt trận Tây Nguyên. Giữa năm 1968, Trung đoàn được bổ sung cho chiến trường B2 và biên chế về Sư đoàn 5, sau đó khoảng đầu năm 1969 Trung đoàn 33 được biên chế về Quân khu 7.

c. Trung đoàn 18B: 

Xuất phát vào Nam tháng 12/1965. Tháng 7/1966 Trung đoàn 18B được biên chế về Nông trường 5/Sư đoàn 5 Quân khu 5 và hoạt động cùng Trung đoàn 95A tại Phú Yên. Trung đoàn còn có tên là Trung đoàn 20.

Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, Trung đoàn 18B lại tiếp tục di chuyển vào chiến trường B2 trong đội hình Sư đoàn 1 (Sư đoàn 325C). Sau đó Trung đoàn di chuyển vào chiến trường Tây Nam Bộ biên chế vào Sư đoàn 1, và hoạt động ở đây với tên Trung đoàn 20 cho đến hết chiến tranh.
d. Về Trung đoàn 101C

Trung đoàn di chuyển vào miền Nam cùng với Trung đoàn 95B, tham gia tấn công Trại biệt kích Ashau. Do bị hao hụt về quân số nên khi đến mặt trận Tây Nguyên, Trung đoàn 101C đã sát nhập với Trung đoàn 101B/ Trung đoàn 33. Các chiến sỹ dân tộc ít người thì được tách riêng để thành lập Tiểu đoàn 101 độc lập trực thuộc Bộ Tư lệnh B3 Tây Nguyên.

3. Sư đoàn 325C

Sư đoàn 325C gồm có các Trung đoàn 101D, 18C, 95C. Khoảng năm 1967 sư đoàn hoạt động ở chiến trường Quảng Trị - Khe Sanh. Sau Tết Mậu Thân, thì lần lượt các Trung đoàn 95C và Trung đoàn 101D cùng Ban chỉ huy Sư đoàn vào chiến trường Tây Nguyên. 

Trung đoàn 18C ở lại chiến trường Quảng Trị và mang phiên hiệu Trung đoàn 29. Tết Mậu Thân 1968, Trung đoàn được lệnh tăng cường chiến đấu tại khu vực thành phố Huế, khi đó Trung đoàn mang phiên hiệu Trung đoàn 8 Sư đoàn 324B.

Quý II năm 1968, Sư đoàn 325C vào Tây Nguyên đổi tên thành Sư đoàn 6, trong Sư đoàn có 2 trung đoàn bộ binh 95C, 101D và một số phân đội hoả lực bảo đảm.

Mùa khô năm 1968, Bộ Tổng tư lệnh điều động một số đơn vị của Sư đoàn 325C (tức Sư đoàn 6) từ Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ và Sư đoàn bộ ra miền Bắc; một số tiểu đoàn binh chủng của B3 được chuyển về Quân khu 5 và các chiến trường khác. 

Sau một thời gian hoạt động trên chiến trường đông Nam Bộ trong biên chế của Sư đoàn 1, Trung đoàn 95C được biên chế về Sư đoàn 9, Trung đoàn 101D theo Sư đoàn 1 (Gồm có cả Trung đoàn 18B và 95A) di chuyển vào chiến trường Tây Nam Bộ. Sau chiến tranh Trung đoàn 101D được chuyển thành Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 thuộc Quân chủng Hải quân.


[5.45] Địa danh (5): Bản Huội Chăng/ Hui Chang, Bản Nahi, Khu vực đóng quân của Sở chỉ huy Đoàn 559/ bộ đội Trường Sơn năm 1967-1969

20170909

1. Ngày 9/2/1969 khu vực gần bản Nahi - huyện Sêpôn - Lào đã bị không quân Mỹ ném bom B52. Khu vực này có hầm chỉ huy của Bộ Tư lệnh Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn. Phía Nam bản Nahi có bản Huoi Chang/ Hui Chang, được ghi nhận có bộ đội của tiểu đoàn 24 công binh của Đoàn 559 trong ngày 9/2/1969 này.


2. Bản đồ vị trí bản Nahi, bản Huoi Chang/Hui Chang







Câu chuyện đi tìm vị trí hầm chỉ huy Bộ Tư lệnh đoàn 559/bộ đội Trường Sơn đã được các cựu chiến binh kể lại tại đây:

http://hoitruongson.vn/tin-tuc/2153_11325/chuyen-di-tim-ham-chi-huy-bo-tu-lenh-559-1967-1969-.htm


Chuyện đi tìm Hầm Chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 (1967-1969).
                                                                    Vũ Trình Tường

           Chuyện đi tìm Hầm Chỉ huy Bộ Tư lệnh 559 (1967-1969).
                                                                    Vũ Trình Tường

           Tảng sáng ngày 31/3/2011, những cựu binh Trường Sơn đã tề tựu đầy đủ để lên xe “Về thăm chiến trường xưa”. Không khí trên xe thật vui. Bao nhiêu kỷ niệm Trường Sơn mới được dịp giãi bày cùng đồng đội. Bác Võ Sở thông báo với mọi người ý kiến của bác Nguyên: “Lần này sang Lào, các cậu cố tìm ra Hầm Chỉ huy của Bộ Tư lệnh 559 trong các năm 1967-1969 ở gần bản Na Hi”. Anh Hoàng Anh Tuấn nói thêm: “Chúng tôi đã nhờ Tỉnh đội và huyện Sê Pôn tỉnh Savanakhet tìm kiếm trước rồi”.
        Ngày 01/4/2011, Đoàn qua Lao Bảo đi thẳng về Sa Vẳn để hội kiến với lãnh đạo tỉnh Savanakhet. Trong cuộc họp, bác Võ Sở đề đạt nguyện vọng của bác Nguyên và nhờ địa phương giúp đỡ. Lãnh đạo Tỉnh ủng hộ: “Đã giao cho Tỉnh đội và huyện Sê Pôn việc này, sáng mai xe của Văn phòng UB dẫn các đồng chí về thăm lại nơi đó. Nhưng ở Sê Pôn không có bản Na Hi, chắc là tên bản đã thay đổi, nhưng cái hầm của Bộ đội Việt Nam vẫn còn”      
        Sáng ngày 02/4/2011, một số cán bộ do Trưởng đoàn chỉ định quay lại Sê Pôn. Đi cùng chúng tôi có đại diện UB, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa. Cùng đi còn có xe của Đại tá Tỉnh đội trưởng Xiểnxaynhalạt. Trên đường đi, anh phiên dịch nhận điện từ lãnh đạo huyện Sê Pôn rồi thông báo: “Chiều hôm qua dân bản đã dọn đường vào hầm của bộ đội Việt Nam, sáng nay tập trung ở đầu bản cầm cờ và hoa đón đoàn, lãnh đạo huyện Sê Pôn đang đón đoàn ở ngã ba Na Bo”. Chúng tôi thầm tiếc là không mang theo kẹo bánh, lương khô làm quà trả nghĩa cho dân bản. Anh Hoàng Tuấn thăm dò:
- Từ Na Bo đến bản bao xa, mà bản ấy tên là gì?.
- Là Bản May*, cách Na Bo 70 cây số, gần biên giới với Việt Nam.
- Bảy mươi cây số…sao lại thế nhỉ ? Bản Na Hi chỉ cách Na Bo dưới mười cây số thôi!
- Gần NaBo không có bản Na Hi và cũng không có cái hầm nào cả!
- Nhưng chắc chắn không phải ở bản cách NaBo 70 km!  Hoàng Tuấn khẳng định.
- Vậy chúng ta không vào bản May nữa ?
     Bác Võ Sở ái ngại nói với người phiên dịch:
-         Không vào nữa ! Nhờ các anh huyện Sê Pôn xin lỗi dân làng giúp chúng tôi!
     Căn cứ vào trí nhớ, chúng tôi mò mẫm dò tìm. Từ Na Bo chúng tôi đi theo đường 128A khoảng 5km rồi bắt đầu hỏi thăm Na Hi. Hầu hết mọi người địa phương đều lắc đầu. Khi gặp cụ bà ước chừng trên 80 tuổi đang ngồi dưới gốc cây muỗm. Một người trong chúng tôi bập bõm tiếng Lào:
      - Cụ có biết bản Na Hi ở đâu không?
     Cụ chậm rãi trả lời:
     - Có biết! Cụ chỉ tay về ngã ba đường phía trước :
     - Từ đó đi vào một cây số là bản Na Hi, nhưng bây giờ không còn người ở đâu, về bản Phôn Hay ở cả rồi!
        Chúng tôi rất mừng vì đã có manh mối. Do tiếng Lào không rành nên phải gọi người cán bộ tỉnh đến để hỏi về căn hầm chỉ huy của bộ đội Việt Nam. Bà cụ nói có biết đấy, nhưng xa lắm bây giờ đường không vào được. Cả đoàn kéo về bản Phôn Hay để dò tìm tin tức. Phò bản** phải triệu tập mấy cụ già để hỏi thăm về căn hầm. Phò bản nói:
- Cách đây trên hai chục năm, các bản nhỏ dồn dân thành bản lớn. Bản Na Hi dồn về bản Phôn Hay này. Còn về hầm của bộ đội Việt Nam, tôi có biết cái hầm đó, nó ở mãi gần Phu Ca Tôn cơ!
- Cụ có dẫn đường vào hầm được không?
- Xa lắm, bây giờ không nhớ!
Phò bản Phôn Hay đề xuất với đoàn :
-Nếu vào Phu Ca Tôn thì có đường đi qua bản Huội Chăng, để tôi gọi điện cho Phò bản Huội Chăng hỏi xem!
        Sau trao đổi qua điện thoại và hội ý nội bộ, cả đoàn quay ra đường 9 để vào bản Huội Chăng. Đường vào bản khó đi nên hơn mười người trèo lên xe u-oát của huyện đội Sê Pôn và  xe bán tải hai cầu của Văn phòng Ủy ban huyện. Đường vào bản rất xấu. Xe lắc như sàng thóc. Đến bản Huội Chăng đã thấy dân bản tập trung ở nhà Phò bản khá đông. Sau một hồi đàm đạo, xe chúng tôi nhận thêm 4 người nữa gồm Trưởng bản, ba người dẫn đường mang dao quắm. Từ bản vào trong núi, đường còn xấu hơn. Chạy khoảng năm cây số nữa, chúng tôi xuống xe theo đi theo những người dẫn đường đi vào rừng. Tôi rất lo ngại cho bác Sở tuổi trên 80 vẫn phải leo những con dốc dựng đứng, lội qua những khe nước trơn nhẫy. Khoảng rừng này còn rất nhiều cây lim, cây hương cổ thụ mang dáng dấp rừng nguyên sinh. Chai nước mang theo cạn dần. Mọi người đều thấm mệt. Cháu quay phim theo đoàn ngất xỉu do quá mệt. Lạ thay, bác Võ Sở vẫn có vẻ còn sung sức. Bác vẫn bám rễ cây trèo qua các mòm đá, vẫn luồn lách giữa lòng khe hẹp.
Khoảng một tiếng đồng hồ, người dẫn đường kêu lên:
-Cửa hầm đây rồi!
        Tất cả chúng tôi náo nức hẳn lên. Đoạn dốc đứng dẫn lên cửa hầm đầy những dây leo.  Những người dân bản phải phát cật lực mới tạo thành lối đi.  Chúng tôi thấy một cửa tò vò khoét vào sườn núi. Nhìn kích thước cửa chúng tôi thoáng vẻ ngạc nhiên. Người dẫn đường giải thích:
-Trước đây cửa này cao gần hai mét. Đất sụt xuống lấp, bây giờ không thể chui vào được.
Anh Hoàng Anh Tuấn xác nhận: “Đây là cửa thoát hiểm của hầm. Cửa chính phía trên cao”. Chúng tôi tranh thủ chụp ảnh lưu niệm. Anh Trần Văn Phúc sáng ý lấy chiếc bút xóa viết lên một đoạn cây gỗ khô: “11giờ30 ngày 02/4/2011 đoàn Ban Liên lạc toàn quốc Bộ đội Trường Sơn đã đến đây”. Nhiệm vụ của chúng tôi đã hoàn thành và quay trở về Sê Pôn.
         Tôi đã đọc được trong lịch sử Trường Sơn: “Hầm chỉ huy của Bộ Tư lệnh 559 đào sâu trong lòng núi, dài trên 200m, có nhiều nhánh, bên trong có cả phòng giao ban Bộ Tư lênh, các phòng trực ban của các cục; điện sáng suốt ngày đêm; sinh hoạt trong hầm rất chính quy và nề nếp; từ đây Tư lệnh có thể nói chuyện bằng điện thoại đến tất cả các Binh trạm và với  Bộ Tổng Tham mưu…”
       Tôi còn quay lại khảo sát Sở Chỉ huy này nhiều lần nữa, nhưng lần đầu tiên này đã để lại trong lòng tôi những dấu ấn sâu đậm, không thể nào phai. Tôi hi vọng rồi đây một “kỳ công” của Bộ đội Trường Sơn sẽ được phục hồi, trở thành một di tích được bảo tồn cho các thế hệ mai sau.

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

[4.22] Quyết định của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng tỉnh Biên Hòa tặng Huân chương quyết thắng và Huy chương quyết thắng cho các cá nhân thuộc cơ quan Dân - Đảng tỉnh Biên Hòa, đề ngày 31/1/1968

2017082955059



- Quyết định số 12/QĐ-KT ngày 31/1/1968 của Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Biên Hòa thừa ủy nhiệm của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do đ/c Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Trị ký,  tặng thưởng cho các cán bộ thị xã V65


- Quyết định số 13/QĐ-KT ngày 31/1/1968 của Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Biên Hòa thừa ủy nhiệm của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do đ/c Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Trị ký,  tặng thưởng cho các cán bộ thị xã Biên Hòa



- Quyết định số 14/QĐ-KT ngày 31/1/1968 của Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh Biên Hòa thừa ủy nhiệm của Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, do đ/c Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Trị ký,  tặng thưởng cho các cán bộ Vùng 2 Vĩnh Cửu