Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

[5.76] Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 320 và danh sách 55 liệt sỹ hy sinh trong trận chiến tại khu vực núi Chu Yam (Gia Lai) ngày 26/5/1967

2018033184062


Ngày 26/5/1967, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 320 Sư đoàn 1 thuộc mặt trận Tây Nguyen B3 đã có 1 trận đánh dữ dội với khoảng 2 đại đội quân Mỹ tại khu vực phía bắc núi Chu Yam (Cao điểm 521). Phía bộ đội Việt Nam trực tiếp tấn công quân Mỹ là Tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) Trung đoàn 320.

Theo tài liệu của phía Mỹ thì bộ đội Việt Nam trận chiến diễn ra từ lúc 7h20 đến 6h chiều ngày 26/5/1967. Bộ đội Việt Nam tổ chức 6 đợt tấn công vào quân Mỹ, diễn ra từ lúc 9h cho đến đợt thứ 6 diễn ra vào lúc hơn 11h.

Cả hai bên tham chiến đều chịu thương vong nặng.

Dưới đây là ảnh chụp các Giấy khen cấp cho chiến sỹ Nguyễn Văn Chính, đơn vị Đại đội 11 Tiểu đoàn 966 Trung đoàn 320, quê xã Dân Lý huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. do phía Mỹ thu giữ sau trận đánh.




Bản đồ khu vực diễn ra trận đánh là tây cao điểm 521 (Nay có thể thuộc khu vực ranh giới 2 huyện Đức Cơ và Ia Grai)




Kiểm tra trong web Chinhsachquandoi.org thì có 55 liệt sỹ có tên và quê quán, thuộc Tiểu đoàn 6 và đại đội yểm trợ của Trung đoàn 320 hy sinh tại trận đánh này.

STT Họ tên Năm sinh Quê quán Ngày hi sinh Nơi hi sinh Nơi an táng
1 Hà Văn Ba 1934 Tào Sơn, Anh Sơn, Nghệ An 26/05/1967 Đông Nam Sông Pô Cô, cách Chư Pa 10km Khu 5 Gia Lai Chôn tại trận địa
2 Đinh Hữu Ba 1939 Đông Hải, Tiền Hải, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
3 Lê Hữu Ban 1948 Dân Lý, Nông Cống, Thanh Hóa 26/05/1967 Đông sông Pô Cô cách Chư Pa 10km Tại trận địa
4 Nguyễn Văn Bạn 1948 Thiệu Quang, Thiệu Hóa, Thanh Hóa 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô cách Chư Pa 10km, K5, Gia Lai Tại trận địa
5 Nguyễn Quang Canh 1942 Thái Sơn, Đô Lương, Nghệ An 26/05/1967 Đông Nam, Sông Pô Cô, Cách Chư Pa 10km Tại Trận Địa
6 Nguyễn Huy Cậy 1930 Thạch Đà, Phúc Thọ, Hà Tây 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Khu 5, Gia Lai, tại trận địa
7 Hà Văn Chi 1944 Xóm Đông, Hải Lưu, Lập Thạch, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam sông Pô kô, cách Chư pa 10km Tại trận địa
8 Nguyễn Văn Chính 1942 Thái Hồng, Thái Ninh, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
9 Nguyễn Đình Chữ 1940 Ninh Nhất, Gia Khánh, Ninh Bình 26/05/1967 Đông sông Pô Kô Đông sông Pô Kô
10 Đặng Văn Chúc 1947 Phú Châu, Tiên Hưng, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
11 Trịnh Văn Công 1945 Định Tăng, Yên Định, Thanh Hóa 26/05/1967 Đông sông Pô Cô cách Chư Pa 10km Tại trận địa
12 Võ Xuân Cường 1936 Xuân Yên, Nghi Xuân 26/05/1967 Đông Nam sông Pô Cô Khu 5 Gia Lai
13 Nguyễn Trường Đa 1945 Nghi Thánh, Nghi Lộc, Nghệ An 26/05/1967 Đông Nam Sông Pô Cô, cách Chư Pa 10km Khu 5 Gia Lai Chôn tại trận địa
14 Nguyễn Khắc Đại 1945 Bảo Xuyên, Lâm Thao, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai (tại trận địa)
15 Nguyễn Đức Đề 1943 Sông Lô, Việt Trì, Phú Thọ 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai (tại trận địa)
16 Trần Văn Đếch 1946 Lý Nhân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai (tại trận địa)
17 Lương Văn Điền 1942 Đông La, Tiến Thịnh, Tân Yên, Hà Bắc 26/05/1967 Đông nam Pô Cô K5, Gia Lai (tại trận địa)
18 Trần Văn Điệt 1942 Lý Nhân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai
19 Đỗ Văn Độc 1945 Văn Giang, Lý Nhân, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam sông Pô kô cách Chu pa 10km Tại trận địa
20 Phạm Minh Đức 1945 Yên Bản, Yên Định, Thanh Hóa 26/05/1967 Nam sông Pô Cô cách Chư Pa 10km Tại trận địa
21 Trịnh Xuân Đương 1941 Hoàng Lân, Tam Dương, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai (tại trận địa)
22 Nguyễn Văn Hiếu 1942 Nam Mỹ, Nam Ninh, Nam Hà 26/05/1967 Đông Nam PôKô Khu 5 Gia Lai (cách Chư pa 10km)
23 Đinh Xuân Hòe 1943 Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình 26/05/1967 Đông sông Pô Kô Đông sông Pô Kô
24 Đinh Xuân Hòe 1943 Hà Bắc, Hà Trung, Thanh Hóa 26/05/1967 Nam sông Pô Cô cách Chư Pa 10km Tại trận địa
25 Hoàng Mạnh Hồng 1944 Gia Hưng, Gia Viễn, Ninh Bình 26/05/1967 Nam sông Pô Kô, cách Chư Pa 10km Tại trận địa khu 5, Gia Lai
26 Nguyễn Ngọc Huệ 1940 Đông Phương, Đông Quan, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô, cách Chư Pa 10km Tại trận địa
27 Phan Duy Hùng 1934 An Mỹ, Phụ Dực, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
28 Trịnh Văn Khang 1938 Yên Bằng, Ý Yên, Nam Hà 26/05/1967 Đông Pô cô Chôn tại trận địa K5 Gia Lai
29 Doãn Trọng Kim 1942 Mỹ Ngọc, Quốc Oai, Hà Tây 26/05/1967 Đông nam Pô Cô Khu 5, Gia Lai
30 Bùi Đình Lầm 1945 Mỹ Phúc, Mỹ Lộc, Nam Hà 26/05/1967 Đông Nam Pô Kô tại trận địa
31 Lê Tiến Lãn 1944 Thọ Dân, Triệu Sơn, Thanh Hóa 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô K5, Gia Lai Tại trận địa
32 Mai Văn Lương 1944 Tây An, Tiền Hải, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
33 Nguyễn Khắc Mã 1939 Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km Tại trận địa
34 Phạm Văn Mấn 1946 Khánh Hoà, Yên Khánh, Ninh Bình 26/05/1967 Nam sông Pô Kô, cách Chư Pa 10km Tại trận địa khu 5, Gia Lai
35 Phạm Văn Mộc 1944 An Trường, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai
36 Nguyễn Duy Năng 1940 Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km Tại trận địa
37 Nguyễn Văn Nghị 1944 Nghi Cấn, Nghi Lộc, Nghệ An 26/05/1967 Đông Sông PôCô h67, Kon Tum Mai táng tại trận địa
38 Bùi Văn Nghĩa 1931 Tiền Phong, Bình Sơn, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam sông Pô kô cách Chư pa 10km Tại trận địa
39 Trần Văn Ngữ 1942 Tiên Lữ, Lập Thạch, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km, K5 Gia Lai Tại trận địa
40 Trần Văn Nguyên 1939 Thái Mỹ, Thái Ninh, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
41 Đồng Hữu Nhưng 1939 Vũ Đoan, Vũ Tiên, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
42 Nguyễn Văn Sơn 1944 Vũ Di, Vĩnh Tường, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km K5 Gia Lai
43 Nguyễn Mạnh Tải 1934 Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
44 Nguyễn Mậu Thanh 1937 Thạch Liêm, Thạch Hà 26/05/1967 Đông Nam sông Pô Cô Khu 5 Gia Lai
45 Đoàn Văn Thành 1947 Tân Trào, Nam Hưng, Tiền Hải, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô, cách Chư Pa 10km Tại trận
46 Lê Văn Tháo 1944 Hà Bắc, Hà Trung, Thanh Hóa 26/05/1967 Đông sông Pô Cô ,
47 Lê Văn Thảo 1944 Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình 26/05/1967 Nam sông Pô Kô, cách Chư Pa 10km Tại trận địa khu 5, Gia Lai
48 Lã Hữu Thiệng 1942 Khánh Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình 26/05/1967 Nam sông Pô Kô, cách Chư Pa 10km Tại trận địa khu 5, Gia Lai
49 Đặng Văn Thông 1945 Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông sông Pô kô, H67 Kon Tum Tại trận địa
50 Nguyễn Văn Thứ 1940 Ninh Nhất, Gia Khánh, Ninh Bình 26/05/1967 Nam sông Pô Kô, cách Chư Pa 10km Tại trận địa khu 5, Gia Lai
51 Hà Văn Tòng 1941 Đông Tĩnh, Tam Dương, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km Tại trận địa
52 Giáp Văn Trị 1948 Ngọc Lý, Tân Yên, Hà Bắc 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô, cách Chư Pa 10km Chôn tại trận địa (K5, Gia Lai)
53 Nguyễn Hữu Tùng 1942 Đông Thanh, Đông Sơn, Thanh Hóa 26/05/1967 Nam sông Pô Cô cách Chư Pa 10km Tại trận địa
54 Hà Quang Vinh 1942 Đồng Tiến, Phụ Dực, Thái Bình 26/05/1967 Đông nam sông Pô Cô Tại trận địa
55 Nguyễn Văn Xú 1949 Đình Chung, Tam Dương, Vĩnh Phú 26/05/1967 Đông nam Pô kô, cách Chư pa 10km, K5 Gia Lai Tại trận địa

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

[3.90] Giấy tờ của đ/c Tạ Danh Thưởng/ Tạ Quốc Thưởng, trú quán ở Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ - Nghệ An, đơn vị Đại đội 2 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn F66 pháo binh - Đoàn 75 pháo binh, năm 1969

2018032748121

Giấy tờ của đ/c Tạ Danh Thưởng/ Tạ Quốc Thưởng, trú quán ở Nghĩa Hoàn - Tân Kỳ - Nghệ An, đơn vị Đại đội 2 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn F66 pháo binh - Đoàn 75 pháo binh, năm 1969.

Phía Mỹ chú thích các giấy tờ này thu giữ từ thi thể bộ đội VIệt Nam, rất có thể chính là đ/c Tạ Danh Thưởng.

Các giấy tờ gồm:

1. Thẻ quân trang cấp cho đ/c Tạ Danh Thưởng

2. Giấy chứng nhận đã theo học lớp cứu thương từ 8-17/1/1969 do F66 (Là Trung đoàn 28 pháo binh) mở. Lúc này đ/c Thưởng thuộc C14 F66.

3. Quyết định đề ngày 7/5/1969, điều chuyển chiến sỹ Thưởng từ C14 F66 về Z9 (Tiểu đoàn 9?), kể từ ngày 10/5/1969.

4. Giấy chứng nhận khen thưởng, đề ngày 4/8/1969, chứng nhận đ/c Tạ Quốc Thưởng/ Tạ Danh Thưởng được cấp Bằng khen.

5. Quyết định đề ngày 20/9/1969, đề bạt đ/c Thưởng lên cấp Tiểu đội trưởng thuộc C2 ZQ6 F66

6. Quyết định đề ngày 22/9/1969, kết nạp Đảng đối với đ/c Thưởng

7. Bức thư đề ngày 30/9/1969, của đ/c Thưởng gửi về cho cha mẹ.

8. Sơ lược lý lịch của đ/c Tạ Duy Thưởng. Đ/c Thưởng sinh ngày 10/12/1949, quê tại xóm Hòa Lạc xã Diễn Cát huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, trú quán tại xóm Hai Tân xã Nghĩa Hoàn huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An. Cha tên là Tạ Danh Thường (?), mẹ Trần Thị Chất.

Ảnh chụp các Giấy tờ














Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

[3.89] Các giấy tờ của bác Lê Phục Hưng, chính trị viên phó Tiểu đoàn đặc công Gia ĐỊnh - Phân khu 1, năm 1969

2018032445117

Các giấy tờ của bác Lê Phục Hưng, chính trị viên phó Tiểu đoàn đặc công Gia ĐỊnh - Phân khu 1, năm 1969, do phía Mỹ thu giữ tháng 11/1969. Phía Mỹ có ghi chú là thu giữ giấy tờ này từ thi thể bộ đội VIệt Nam, rất có thể là bác Lê Phục Hưng.

Các giấy tờ gồm:

1. Quyết định đề 1/12/1956, đề bạt bác Lê Phục Hưng từ Tiểu đội phó lên chức Tiểu đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 54 pháo binh - Sư đoàn 675 pháo binh.
binh - Sư đoàn 675 pháo binh

2. Giấy chứng nhận đăng ký nhân khẩu

3. Quyết định ký ngày 10/10/1960 do Thiếu tướng Lê Thiết Hùng - Tư lệnh pháo binh, thăng quân hàm từ Chuẩn úy lên Thiếu úy cho bác Lê Phục Hưng, thuôc LỮ đoàn 368 pháo binh.

4. Quyết định ký ngày 6/3/1961 điều Thiếu úy Lê Phục Hưng về làm Chính trị viên phó Đại đội 14 thuộc Lữ đoàn 368 pháo binh.

5. Quyết định ký ngày 15/11/1963 do Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh pháo binh Doãn Tuế ký, thăng quân hàm từ Thiếu úy lên Trung úy cho đ/c Lê Phục Hưng thuộc Lữ đoàn 368 pháo binh.

6. Quyết định ký ngày 31/5/1965 do đ/c Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh pháo binh bổ nhiệm Trung úy Lê Phục Hưng giữ chức Chính trị viên phó Tiểu đoàn 2 Lữ đoàn 368 pháo binh.

7. Quyết định ký 10/6/1965 thăng quân hàm lên cấp Thượng úy cho đ/c Lê Phục Hưng, thuộc Lữ đoàn 368.

8. Quyết định xác nhận ngày nhập ngũ của Thủ trưởng Lữ đoàn 368 pháo binh cấp cho đ/c Lê Phục Hưng

9. Quyết định ký 14/11/1968 của Phân khu 1 - Quân giải phóng miền Nam VN đề bạt đ/c Lê Phục Hưng lên cấp Tiểu đoàn chính trị bậc phó

10. Quyết định điều động đ/c Lê Phục Hưng từ Chính trị viên phó d4 về Phòng chính trị Phân khu 1.


Ảnh chụp các giấy tờ:











[3.88] Các Giấy khen ccủa chiến sỹ Đại đội 20 Đoàn 1459 Sư đoàn 304 tại Hạ Lào tháng 2/1971

2018032445116

Các Giấy tờ của chiến sỹ Đại đội 20 Đoàn 1459 Sư đoàn 304 tại Hạ Lào tháng 2/1971. Đoàn 1459 có thể là Trung đoàn 24.

Các Giấy tờ gồm: 

1. Giấy chứng nhận khen thưởng đề ngày 25/10/1969, cấp cho chiến sỹ Vi Đức Thao, quê quán ở Thắng Lộc - Thường Xuân - Thanh Hóa.

2. Giấy khen đề ngày 10/10/1969, cấp cho chiến sỹ Vi Đức Thao, quê quán ở Thắng Lộc - Thường Xuân - Thanh Hóa.

3. Giấy khen đề ngày 10/10/1969 cấp cho chiến sỹ Trần Viết Tẩm, đại đội 20 Đoàn 1459 Sư đoàn 304, quê quán ở xã Quỳnh Lương huyện Quỳnh Côi tỉnh Thái Bình.

4. Bìa cuốn sổ ghi chép của chiến sỹ NGuyễn Quang Trọng, chiến sỹ thuộc Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 (Có  tấm ảnh cá nhân, có lẽ của chiến sỹ Trọng).

Ảnh chụp các giấy tờ:




[3.87] Quyết định đề bạt bác Đào Văn Khang lên cấp Trung đoàn phó - Trung đoàn 12 An Lão - Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, năm 1967

2018032445115

Quyết định đề bạt bác Đào Văn Khang từ cấp Tiểu đoàn bậc trưởng lên cấp Trung đoàn phó - Trung đoàn 12 An Lão - Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5. Quyết định này do đ/c Trình - Thủ trưởng đơn vị 500 (Là Bộ tư lệnh Quân khu 5) ký ngày 12/9/1967. TRong Quyết định có nói đến các đơn vị 501, 502, 503 chịu trách nhiệm thi hành (Là các cơ quan Tham mưu - Chính trị - Hậu cần Quân khu 5).

Ngoài ra có 1 giấy giới thiệu công tác cấp cho bác Đào Văn Khang.

Các giấy tờ này do lực lượng thuộc Sư đoàn bộ binh Thủ đô/ quân nam Hàn thu giữ tại khu vực Phù Cát - Bình Định ngày 21/1/1968.

Ảnh chụp các giấy tờ


Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

[3.86] Sổ ghi chép cá nhân của bác Trương Minh, đơn vị Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165 Sư đoàn 7, tháng 6/1968

2018032041110


Sổ ghi chép cá nhân của bác Trương Minh, đơn vị Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165 Sư đoàn 7, do phía Mỹ thu giữ 7/6/1968 tại khu vực gần xóm Suối Con - Tân Uyên - Bình Dương. Cuốn sổ ghi chép từ khoảng thời gian 9/7/1967 đến 9/5/1968, chủ yếu là trên đường đi, hoạt động trên đất miền Nam. Không có thông tin về quê quán của bác Trương Minh, nhưng có 1 trang ghi quê quán tại Hà Bắc. Đơn vị của bác Trương Minh xuất phát vào Nam ngày 14/12/1967.

Cuốn sổ còn có ghi danh sách tên 73 cán bộ chiến sỹ thuộc Đại đội 7 - Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165 Sư đoàn 7, trong đó Ban chỉ huy Đại đội gồm có Đại đội trưởng Nguyễn Gia Duyên, Chính trị viên đại đội Đinnh Văn Phát, Đại đội phó Trịnh Văn Sáu.

Trên web Chinhsachquandoi.gov.vn có thông tin về LS Trịnh Văn Sáu như sau:

http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/69620
Họ và tên:Trịnh Văn Sáu
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1946
Nguyên quán:Hoằng Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:9/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:, c7/d5/e165/f7
Cấp bậc:0/ - BT
Chức vụ:
Ngày hi sinh:6/6/1968
Trường hợp hi sinh:Suối Con Mỹ, Bình Dương - Suối Con Mỹ, Bình Dương





Dưới đây là 1 số trang trong cuốn sổ của bác Trương Minh

1. Trang viết vào ngày xuất phát 14/12/1967 vào Nam chiến đấu


2. Trang viết khi tác giả rời đất Việt Nam, sang đến đất Lào, trên đường chi viện vào Nam chiến đấu



3. Trang viết ngày 1/1/1968 - Tết Mậu Thân, tết trên đất Lào



4. Một bài viết kèm theo bức ký họa trú quân trên đường hành quân, trên đất Lào



5. Một số bức ảnh, ở trang cuối cuốn sổ


Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

[5.75] Đồi quân y Bắc Sơn và Trung đoàn 250A hay Đoàn Bắc Sơn tại khu vực Bù Gia Mâp, cuối năm 1965 đầu năm 1966


20180318 39107

Sơ lược thông tin tổng hợp về đồi quân y Bắc Sơn và Trung đoàn 250A hay Đoàn Bắc Sơn tại khu vực Bù Gia Mập, cuối năm 1965 đầu năm 1966

1. Sơ lược về Trung đoàn 250A Bắc Sơn

- Trung đoàn 250A được thành lập ngày 17/4/1965 tại huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, gồm có 3 tiểu đoàn lần lượt mang số hiệu 1, 2, 3 cùng một số đại đội trợ chiến, có quân số khoảng 1500 người. Cán bộ chủ chốt của Trung đoàn được lấy từ Sư đoàn 308 và Sư đoàn 312, bộ đội gọi tái ngũ, và phần còn lại (khoảng 70%) là tân binh có độ tuổi từ 18 đến 25, nhiều người quê ở Hà Nội (nội thành, huyện Đông Anh và Gia Lâm).

- Ngày 9/7/1965 Trung đoàn 250A đổi tên thành Đoàn Bắc Sơn, các tiểu đoàn và các đại đội trợ chiến được chia thành các Đoàn mang số hiệu sau:
   + Đoàn 602 (Tiểu đoàn 1/ Đoàn Ba Đình/ Tiểu đoàn Đức Long 2): Xuất phát đi nam tháng 7/1965, cho đến tháng 9/1965 thì có khoảng 300 cán bộ chiến sỹ nằm lại các Trạm giao liên do ốm, bị thương… Đến Quân khu 6 thì d602 gần như giải thể, bộ đội chuyển về các đơn vị khác nhau. Tháng 10/1965 ghi nhận có khoảng 100 bộ đội của d602 được biên chế về đơn vị thuộc Quân khu 7, một số khác biên chế về Trung đoàn 16.

   + Đoàn 603 Phù Đổng (Tiểu đoàn Đức Long 3): Xuất phát 7/1965 sau d602, nhưng đến QK5 thì bắt kịp và vượt qua d602, đến QK6 sớm nhất. Cũng có thông tin d603 sau khi đến Phước Long thì giải thể, bộ đội được biên chế về các đơn vị khác nhau.

   + Đoàn 604 (Có thể là tiểu đoàn chuyên môn).

   + Đoàn 605: Đến Quảng Đức khoảng tháng 1/1966. Có thông tin ghi nhận tháng 4/1966 thì d605 được biên chế về Sư đoàn 5.

   + Đoàn 606: Có thông tin ghi nhận 1 số chiến sỹ của d606 biên chế về Trung đoàn 273 Sư đoàn 9.

   + Đoàn 607 (Tiểu đoàn Đức Long 7): Xuất phát 7/1965 và đến Phước Long sau 4 tháng. Tháng 1/1966 giải thể, cán bộ và ban chỉ huy biên chế về QK6, chiến sỹ thì biên chế về các đơn vị của tỉnh đội Lâm Đồng và Tiểu đoàn 840 (Đại đội 2/d607).

   + Đoàn 608 (Gồm các Đại đội: 13 trinh sát, 14 công binh, 15 thông tin, 16 DKZ, 17 súng cối, 18 súng máy 12.7mm): Xuất phát đi Nam từ khoảng tháng 9 cho đến tháng 11/1965, đến Quảng Đức khoảng tháng 1/1966. Tháng 4/1966 trú quân ở Bù Gia Mập. Ngày 3/5/1966 di chuyển trú quân ở Campuchia. Có thể sau đó di chuyển đến Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam.

   + Đoàn 609: Nguyên là tiểu đoàn 7 thông tin. Xuất phát khoảng tháng 9/1965 và đến Phước Long khoảng tháng 1/1966. Sau khi đến Phước Long, bộ đội thuộc Đoàn được biên chế về các cơ quan, đơn vị khác nhau.

   + Đoàn 611, Đoàn 612: Xuất phát khoảng tháng 12/1965, đến Phước Long khoảng tháng 4/1966.

    Điểm đến của Đoàn Bắc Sơn là khu vực Bác Kế (Thuộc Quân khu 6 – địa bàn tỉnh Quảng Đức và Phước Long). Ban đầu quân số của Trung đoàn khoảng 1500 người, nhưng sau đó có 1 số đơn vị/ Đoàn đi vào Quân khu 6 chiến đấu cũng mang phiên hiệu từ Đoàn Bắc Sơn (Như các d609, d611, d612) nên quân số của Đoàn Bắc Sơn vượt quá 2000 người.

- Đầu tháng 8/1965, Đoàn thứ nhất của Đoàn 250A (tiểu đoàn 602 Ba Đình) rời trạm giao liên cuối cùng trên đất miền Bắc Việt Nam để sang đất Lào, đến đất Kontum khoảng cuối tháng 8/1965, đến Daklak khoảng tháng 9/1965, đến Kiến Đức khoảng 10/10/1965, và đến khu vực Bù Gia Mập khoảng cuối tháng 10/1965.

- Thông tin phía Mỹ ghi nhận được thì sau khi đến miền Nam, bộ đội của Trung đoàn 250A được biên chế về một số đơn vị chủ lực của Miền (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 – Rongxanh chú thích thêm), một số đơn vị của Quân khu 1 và Quân khu 6. Phần còn lại được biên chế về Tiểu đoàn 840 chủ lực QK6, và tổ chức thành Trung đoàn 346 hay Công trường 110 hay Trung đoàn Bắc Sơn.

- Trung đoàn 346 có thể được tổ chức lại vào tháng 1 hoặc 2/1966 và gồm các đơn vị sau:
    + Tiểu đoàn 840 (Tiểu đoàn 120 cũ), Đoàn 603, Đoàn 604, Đoàn 605. Bốn tiểu đoàn này được tổ chức thành 3 tiểu đoàn mang số hiệu 102, 105, 108.
    + Đoàn 608 gồm có 6 đại đội trợ chiến chuyển thành các đại đội trợ chiến của Trung đoàn (Đại đội 13, 14, 15, 16, 17, 18).
-  Tháng 4/1966 phía Mỹ ghi nhận là Trung đoàn Bắc Sơn được tổ chức lại và biên chế về trực thuộc Miền.

- Các mật danh của Trung đoàn 250A Bắc Sơn: Trung đoàn 250A, Trung đoàn Bắc Sơn, Trung đoàn 346 (Lấy số hiệu các quân khu Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 6), Công trường 110.

2. Về tên gọi đồi quân y Bắc Sơn

- Sau khi đến khu vực Bù Gia Mập (Đơn vị đầu tiên đến khoảng tháng 10/1965), số lượng bộ đội các đơn vị bị sốt rét quá lớn, nên Đoàn Bắc Sơn tổ chức khu vực bệnh viện điều trị cho bộ đội, dựa trên cơ sở Đại đội quân y của Đoàn, có huy động một số y tác của các đơn vị trong Trung đoàn để phục vụ cứu chữa bệnh binh. Con số bộ đội hy sinh do bệnh tật tại khu vực Đại đội quân y lên đến hàng trăm người. Cái tên đồi quân y Bắc Sơn xuất hiện từ lúc này, và để chỉ khu vực điều trị bệnh binh của Trung đoàn 250A Bắc Sơn tại Bù Gia Mập, cuối 1965 đầu 1966.

- Một số đơn vị thuộc Trung đoàn 250A Bắc Sơn xuất phát sau, đến khu vực này đầu tháng 1/1966 thì bệnh binh được chuyển đến Bệnh xá Quân khu 6 cứu chữa.

3. Thông tin về một trường hợp thân nhân tìm kiếm Liệt sỹ hy sinh ở đồi quân y Bắc Sơn

Tại link
http://www.bienphong.com.vn/hanh-trinh-gian-nan-tim-mo-cua-nguoi-vo-liet-sy/ có bài báo năm 2015 (đi tìm lần thứ 3) viết về 1 người vợ Liệt sỹ đi tìm chồng, là chiến sỹ thuộc 1 đơn vị của Trung đoàn 250A Bắc Sơn, hy sinh tại khu vực đồi quân y Bắc Sơn.

……..Lần thứ hai, chị chuẩn bị cẩn thận lương thực, thực phẩm và đồ dùng cho 5 ngày. Cả đoàn vừa đi vừa mở đường, băng qua những con suối cạn, suối đầy nước, chống chọi với muỗi và vắt, ngày tìm, đêm mắc võng ngủ. Và bất ngờ chị nhìn thấy những hầm chữ Y, hầm chữ A... đặc biệt là có cả giao thông hào chiến đấu. Mọi người đánh dấu rồi trở ra. Ra đến ngoài rừng, chị gọi điện cho vị Thiếu tướng già.
Vị Thiếu tướng bảo: "Mọi người đã đến đồi Bắc Sơn, giữa đồi là hầm giải phẫu quân y, hãy tìm đồi 19". Tìm bản đồ Phước Long chỉ nhìn thấy ghi 319. Anh đồn trưởng Đồn BP Bù Gia Mập bảo: "Ở đây làm gì có đồi nào mang tên 19 (đánh dấu theo độ cao)". Vị Thiếu tướng miêu tả: "Đứng ở chân đồi quân y Bắc Sơn nhìn về phía Bắc Cam-pu-chia thì đồi 19 nằm bên phải". Sau khi soi lại bản đồ, mọi người xác định, đồi 19 của đơn vị năm xưa là đồi 319 trong bản đồ Phước Long.
Lần xuất phát thứ ba đơn giản hơn, mọi người đi thẳng đến chỗ đánh dấu lần trước, cả đoàn chỉ mất có 2 ngày rưỡi và hơn 6 giờ mới lên được giữa đồi. Lúc này, mặt trời đã lên đến đỉnh đầu. Cả đoàn nghỉ ăn trưa, đi loanh quanh khu vực nghỉ chân. Bỗng, một con bướm đậu trên mũ chị. Anh lính Biên phòng đi cùng bảo: "Chúng ta hãy đi theo hướng con bướm bay". Mọi người đi theo, phát hiện ở đây đặt nhiều phiến đá phẳng được xếp vuông bốn góc. Nhìn lên mặt phẳng của sườn đồi, chị cũng thấy có rất nhiều những tấm đá phẳng được chôn một cách rất kỳ lạ...


Bài báo năm 2007 (Đi tìm lần thứ 2)

Có thông tin, chị bỏ việc làm thuê và lại lên đường. Nhưng vùng biên giới rộng lớn  toàn rừng rậm và đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống. Cán bộ chính sách của Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 được cử đi cùng chị, sau mấy hôm tìm kiếm phải trở về đơn vị. Một mình ở lại chốn rừng thiêng nước độc, chị lần mò khắp dọc sông Đa Quýt dọc biên giới, buổi tối ngủ nhờ nhà người dân S’tiêng. ở Đắc Ơ chị đi làm thuê, hái tiêu, cuốc rẫy cho dân, mỗi ngày được 15 ngàn đồng và hai bữa cơm. Trong thời gian này, chị quen anh Biểu Đui từng là giao liên của Trung đoàn 141 và anh Ba Rui ở đoàn chiếu phim huyện Bình Long từng vào chiếu phim phục vụ bộ đội ở Đồi Quân y năm 1966. Hai anh đều là người S’tiêng. Nhưng khu vực Đồi Quân y lại là khu vực cấm. Chị vào Đồn Biên phòng 785 xin phép, nhưng theo quy định, muốn vào đây phải có giấy phép của Bộ Tư lệnh Biên phòng. Chị lại quay ra TP.HCM, đến trụ sở Bộ Tư lệnh Biên phòng xin giấy phép.

Cuối năm 1998, chị Chính cùng hai chiến sỹ Đồn Biên phòng 785, hai dân quân xã Đắc Ơ cùng anh Ba Rui “hành quân” vào Đồi Quân y. Đường rừng rậm rạp, vừa đi vừa phải mở đường, sau 4 ngày, gần đến nơi thì hết lương thực mang theo. Họ đành phải quay ra.

Rút kinh nghiệm lần trước, chị chuẩn bị lương thực cho đoàn ăn trong gần nửa tháng. 8 ngày luồn rừng tìm kiếm, họ đến được khu Đồi Quân y, dấu vết còn lại là những căn hầm chữ A và những đường hào đầy lá phủ. Sau 2 ngày tìm kiếm, chị và đồng đội không tin vào mắt mình, khu vực này có rất nhiều mộ liệt sỹ, không thể biết đâu là chồng chị. Chị tức tốc quay trở ra báo cáo với Huyện đội Bình Long. Huyện đội đã tiến hành họp khẩn cấp, sau khi so sánh, đối chiếu các tài liệu, đồng chí Huyện đội trưởng đưa ra kết luận: Đồi 319 ngay phía Bắc Đồi Quân y Bắc Sơn chính là khu đồi an táng các liệt sỹ của Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 nhưng vẫn không tìm được mộ anh Hưởng .


Trên bản đồ khu vực Bù Gia Mập có cao điểm 319, nằm gần sông Dak Huyt, phía bắc đồn biên phòng 781, có thể liên quan đến cao điểm 319 ở bài báo trên. Dưới chân đồi 319 thì có đường tuần tra biên giới chạy qua. DƯới dây là vị trí cao điểm/ đồi 319 trên bản đồ và trên ảnh vệ tinh google earth:




Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

[5.74] Địa danh (14): Căn cứ Huyện K28 tỉnh đội Phước Long, năm 1969

2018031738105 - Địa danh: Căn cứ Huyện K28 tỉnh đội Phước Long, năm 1969


Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, địa bàn tỉnh Phước Long trải qua nhiều biến động và tên gọi, từ  thuộc Quân khu 6 những năm đầu kháng chiến, rồi chuyển qua Quân khu 10, sau đó lại quay lại với tên Phước Long.

Địa bàn tỉnh Phước Long thời điểm năm 1967 được chia thành 6 huyện mang mật danh lần lượt là K10, K11, K14, K16, K17, K19. Đầu năm 1968 giải thể 2 K11 và K17 và tổ chức thành các đoàn, đội công tác. Cuối năm 1968, sau quá trình thay đổi thì có 4 huyện là K16, K17, K25, K29.

Đến cuối năm 1969 có ghi nhận sự hiện diện của huyện K28.

Căn cứ huyện K28 đóng tại ngay phía nam Bù Gia Mập, gồm có căn cứ huyện ủy, các Ban của huyện, và 1 Bệnh xá/ Bệnh viện huyện K28.

VỊ trí căn cứ huyện K28 trên bản đồ:



Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

[3.85] Giấy khen của cán bộ chiến sỹ Trung đoàn pháo binh 724 (Đoàn pháo binh Biên Hòa) về thành tích trong năm 1967

2018030930096

3 Giấy khen của cán bộ chiến sỹ thuộc Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 724 pháo binh (Đoàn pháo binh Biên Hòa - Lữ đoàn 75 pháo binh QK7) vì thành tích chiến đấu năm 1967, gồm:

- Giấy khen ký ngày 25/8/1967 cấp cho đ/c Huỳnh Văn Son, Đại đội phó, quê ở xã An Thạnh Thủy huyện Chợ Gạo tỉnh Mỹ Tho, về thành tích trong trận pháo kích cứ điểm Phước Vĩnh.

- Giấy khen ký ngày 11/5/1967 cấp cho đ/c Nguyễn Văn Cận, quê ở xã Mông Phụ - Đường Lâm - Tùng Thiện - Hà Tây về thành tích trong trận pháo kích sân bay Biên Hòa ngày 11/5/1967.

- Giấy khen ký ngày 11/5/1967 cấp cho đ/c Nguyễn Văn Cận, quê ở xã Mông Phụ - Đường Lâm - Tùng Thiện - Hà Tây về thành tích trong trận chiến đấu H21.



[3.84] Bằng y tá và Quyết định công nhận chiến sỹ thi đua cấp Đại đội của chiến sỹ Dương Ngô Sửu, đơn vị Đại đội 20 Trung đoàn 44 Sư đoàn 1 (Đoàn Phước Long), quê tại Ngọc Vân - Tân Yên - Hà Bắc

2018030930095

Một số giấy tờ cá nhân của chiến sỹ Dương Ngô Sửu, đơn vị Đại đội 20 Trung đoàn 44 Sư đoàn 1 (Đoàn Phước Long), quê tại Ngọc Vân - Tân Yên - Hà Bắc, gồm:

- Bằng y tá do Chủ nhiệm quân y Đoàn 44 Tô Văn Đang ký ngày 5/11/1970
- Quyết định công nhận Chiến sỹ thi đua cấp Đại đội, do Thủ trưởng Đoàn 44 Tran DInh Mien ký ngày 6/6/1971


Ảnh chụp các giấy tờ


Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

[5.73] Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 Tây Nguyên và trận chiến trên QL14 ngày 15/1/1968 tại Kontum

2018030356033

Thông tin từ phía Mỹ ghi nhận sáng ngày 15/1/1968, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 (Có thể có thêm đơn vị khác) tấn công một đoàn xe vận tải Mỹ trên QL14, ở phía bắc Vô Định (bắc cầu Dak Uy), nay thuộc xã Dak Ui huyện Dak Hà tỉnh Kontum.

Bản đồ khu vực diễn ra trận đánh: