Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

[6.20] Không ảnh (18): Thị xã Hòa Bình, năm 1964

20200426

KHông ảnh chụp thị xã Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình năm 1964. Có thể thấy 1 cầu phao bắc qua sông Đà nối 2 bờ thị xã.


Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

[3.204.1] Giấy chuyển tiền qua bưu điện của bác Lê Công Hiếu, gửi về cho người thân địa chỉ ở xã Thiệu KHánh huyện Thiệu Hóa và xã Thuận Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa

2020041537307

1. Giấy chuyển tiền đề ngày 12/12/1967 của bác Lê Công Hiếu, gửi số tiền 300 đồng về cho người nhận tên là Hương ở XÓm 12 xã Thiệu KHánh huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.

2. Giấy chuyển tiền đề ngày 12/12/1967 của bác Lê Công Hiếu, gửi số tiền 100 đồng về cho người nhận tên là Lê Tư Lân ở Xóm Bộ Đầu xã Thuận Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa.

Rongxanh phán đoán các giấy tờ này quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam

Ảnh chụp các Giấy chuyển tiền



[3.203] Vỏ phong bì thư đề người nhận là Trần Trung Thỏa, người gửi là Trần Văn Phước thôn Lê Lợi xã Nga Thủy huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa

2020041537307


Vỏ phong bì thư đề người nhận là Trần Trung Thỏa, người gửi là Trần Văn Phước thôn Lê Lợi xã Nga Thủy huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa. Con dấu bưu điện ghi Nga Sơn 17/10/1967.

Rongxanh phán đoán vỏ phong bì thư này quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam.

Ảnh chụp phong bì thư:


Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

[5.194] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (20): Thẻ Đoàn viên và Sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Vũ Đăng Đệ, quê thôn Đại Đồng xã Liên Hòa huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây (Nay là Đại Đồng - thị trấn Phú Xuyên)

2020041234303

1. Thẻ Đoàn viên cấp cho đc Vũ Đăng Đệ, sinh năm 1945, vào Đoàn ngày 24/5/1968 tại CHi đoàn Đại Đồng.

2. Sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Vũ Đăng Đệ, trong đó trang đầu là 1 lời ghi của một phụ nữ tên là Lã Thị Hay, đề Đại Đồng ngày 24/6/1968.


Ảnh chụp Thẻ Đoàn viên và 1 trang cuốn sổ ghi chép



Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

[5.193] Đơn tình nguyện đi chiến đấu tại miền Nam của Liệt sỹ PHạm Văn Chắt, quê xã An Bình huyện Kiến Xương tỉnh THái BÌnh

2020041133301

Đơn tình nguyện đi chiến đấu tại miền Nam đề ngày 27/6/1967 của Liệt sỹ PHạm Văn Chắt đơn vị Đại đội 24, quê xã An Bình huyện Kiến Xương tỉnh THái BÌnh.


Ảnh chụp một phần lá đơn:


Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

[5.192] Sổ ghi chép và ảnh chân dung của Liệt sỹ Nguyễn Tài Mỹ, quê Văn Thương, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An

2020040931298

Sổ ghi chép và ảnh chân dung của Liệt sỹ Nguyễn Tài Mỹ, quê Văn Thương, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An.

Ảnh chụp 1 trang cuốn sổ ghi chép và tấm ảnh chụp bác Mỹ cùng 1 người phụ nữ, có thể là vợ bác Mỹ:




Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Nguyễn Thế Mỹ như sau:

Họ và tên:Nguyễn Tài Mỹ
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1932
Nguyên quán:Văn Thương, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An
Trú quán:Văn Thương, Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An
Nhập ngũ:12/1951
Tái ngũ:
Đi B:08/1965
Đơn vị khi hi sinh:C7 d8 E66
Cấp bậc:Trung úy
Chức vụ:C Trưởng
Ngày hi sinh:28/07/1966
Trường hợp hi sinh:Chiến đấu
Nơi hi sinh:I A Giao thuộc I A Răng
Nơi an táng ban đầu:I A Giao, Gia Lai
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:Nguyễn Tài Phiệt
Họ tên mẹ:Nguyễn Thị Diệt
Địa chỉ:Cùng Quê

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

[3.202] Sổ ghi chép của đồng chí Phan Văn Đường quê xã Sơn Lễ huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh

2020040628294

Sổ ghi chép của đồng chí Phan Văn Đường quê xã Sơn Lễ huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.

Ảnh chụp trang bìa:


Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

[3.201] Giấy khen và Đơn xin vào Đảng của bác Trần Văn Biêng, quê thôn Chằm xã Phương Hưng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương

2020040426291

- GIấy khen đề ngày 21/1/1966 tặng danh hiệu Bốn tốt cho đồng chí Trần Văn Biêng về thành tích năm 1966. Giấy khen do đồng chí Phó Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn Lê Chư ký.

- Đơn xin vào Đảng của đồng chí Trần Văn Biêng, sinh 19/3/1945, nơi sinh thôn Chằm xã Phương Hưng huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.


Ảnh chụp các giấy tờ




Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

[3.200] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (19): Các Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng và Giấy chứng thương của cán bộ Tỉnh đội Khánh Hòa

2020040325289

1. GIấy giới thiệu sinh hoạt Đảng cấp cho đồng chí Võ Mỹ, sinh năm 1945 tại Phổ Ân - Đức Phổ - QUảng Ngãi.

2. Giấy chứng nhận thương tật do Quân y Khánh Hòa cấp cho đồng chí Võ Mỹ, tiểu đội bậc trưởng thị đội Vĩnh Tranh, bị thương ngày 16/11/1968.

3. Giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng cấp cho đồng chí Lê Ngọc Xương sinh 9/1944, tại Quảng Nhân Quảng Xương Thanh HÓa, là Thiếu úy Đại đội trưởng, đến trại thương binh để an dưỡng.

Phía Mỹ chú thích các giấy tờ này thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam.





Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

[6.19] Văn kiện Nhật Bản đầu hàng lực lượng đồng minh, ký ngày 2/9/1945 trên chiến hạm USS Missouri trong Vịnh Tokyo.

20200330

Vào buổi sáng ngày 2/9/1945, trên chiến hạm USS Missouri trong Vịnh Tokyo, đã diễn ra buổi ký kết Văn kiện Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện lực lượng Đồng minh.

Về phía Nhật Bản có đại diện Đế chế Nhật Bản và Chính phủ Nhật Bản. 

Về phía quân Đồng minh có Chỉ huy tối cao Lực lượng đồng minh, Đại diện các nước: HOa Kỳ, TRung Hoa dân quốc, Liên bang Xô Viết, Úc, Canada, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Hà Lan, New Zealand.

Ảnh chụp văn kiện đầu hàng:



Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

[5.191] Danh sách cán bộ chiến sỹ 1 đơn vị thuộc Trung đoàn 812 Sư đoàn 324 trên mặt trận đường 9 bắc QUảng Trị

2020032950313

Danh sách cán bộ chiến sỹ 1 đơn vị thuộc Trung đoàn 812 Sư đoàn 324 trên mặt trận đường 9 bắc QUảng Trị.

Trong 1 trang danh sách có tên đồng chí Lê Đ Miên [Lê Đình Miên] ở A3 [Tiểu đội 3]. Ngoài ra còn có 1 cuốn sổ ghi chép cá nhân , trong 1 trang có tên đồng chí Lê Đ Miên.

Ảnh chụp một trong số các trang danh sách, có tên đồng chí Lê Đình Miên:




Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

[6.18] Thỏa thuận tạm thời ký ngày 27/7/1953 bổ sung cho Hiệp định đình chiến chiến tranh Triều Tiên ký ngày 8/6/1953

20200327

Hồi 10h ngày 27/7/1953, tại khu vực Panmumjon (Bàn Môn Điếm), đại diện các bên tham chiến tại chiến trường Triều Tiên đã ký Thỏa thuận tạm thời bổ sung cho Hiệp định đình chiến chiến tranh Triều Tiên đã được ký ngày 8/6/1953.

Tạm ước đề cập đến các việc: Trao đổi tù binh, rút lực lượng vũ trang ra khỏi khu phi quân sự, đưa bên thứ 3 vào giám sát khu phi quân sự...

Tại trang cuối có đại diện các bên ký kết gồm:

- Nguyên Soái Kim IL Sung (Kim Nhật Thành)- Chỉ huy tối cao QUân đội nhân dân Triều Tiên - Đại diện Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.

- Peng Teh Huai (Bành Đức Hòai) - Chỉ huy Chí nguyện quân Trung Quốc.

- Đại tướng Mark W Clark - QUân đội Mỹ - Tư lệnh Bộ chỉ huy Liên hợp quốc.

Có sự chứng kiến của:

- Đại tướng Nam IL - Quân đội nhân dân Triều Tiên, PHái đoàn QUân đội nhân dân Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc.

- Trung tướng William K. Harrison - Quân đội Mỹ - Đại diện Phái đoàn Bộ chỉ huy Liên hợp quốc. 

Sau trang chữ ký là trang có dấu của 3 nước đóng trên xi đỏ đổ nóng chốt cứng phần dây buộc các trang văn kiện, một dạng chứng nhận văn kiện của đại diện 3 nước.

Ảnh chụp trang chữ ký:



[6.17] Ảnh chụp bức thư của cụ Nguyễn Ái Quốc, đề Pari ngày 18/6/1919, gửi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ tám điểm yêu sách về quyền của nhân dân xứ An Nam

20200327

Ảnh chụp bức thư của cụ Nguyễn Ái Quốc, đề Pari ngày 18/6/1919, đại diện nhóm người An nam yêu nước gửi Bộ trưởng ngoại giao Mỹ tám điểm yêu sách về quyền của nhân dân xứ An Nam.



Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

[7.30] Chiến dịch Lam Sơn 719 (Chiến dịch phản công đường 9 nam Lào 2/1971): Mệnh lệnh hành quân của Sư đoàn dù quân đội Việt nam cộng hòa

20200325

Mệnh lệnh hành quân của Sư đoàn dù quân đội Việt nam cộng hòa, do Rongxanh đánh máy năm 2007.

-----------------------------------------------



Lệnh hành quân
Lam Sơn 917-Đại Bàng 2-1971
Bản số 23/27 Sư đoàn nhảy dù/HQ
Đông Hà YD. 240590, ngày 030300H/02/71

Tham chiếu:
-Lệnh hành quân Lam Sơn 719 ngày 30/01/1971 của BTL/QĐ1/QK1
-Bản đồ loại… Từ số… tỷ lệ 1/100.000.

Tổ chức lực lượng:
-Bộ tư lệnh/sư đoàn nhảy dù
-Chiến đoàn đặc nhiệm:
+Lữ đoàn 1 kỵ binh (2 thiết đoàn)
+Lữ đoàn 1 nhảy dù
+Tiểu đoàn 101 công binh
-Lữ đoàn 2 nhảy dù
-Lữ đoàn 3 nhảy dù
-Tiểu đoàn 44/PB/155 ly
-Trung đội khai quang (khi có lệnh QĐ1)
-Các đơn vị yểm trợ tác chiến cơ hữu/SĐND

I.Tình hình
A-Địch: Phụ bản A, tình báo (kèm theo).

B-Bạn:
1.Sư đoàn 1 bộ binh (-): Hành quân song song phía Nam theo trục xanh.


2.Liên đoàn 1 biệt động quân hành quân song song phía Bắc theo trục nâu.


3.Lữ đoàn 1/5 cơ giới Hoa Kỳ hoạt động phía Tây Tây Bắc căn cứ Hàm Nghi. 2 tiểu đoàn pháo binh nặng Hoa Kỳ tại Tà Bạt.


4.Lữ đoàn 147/TQLC hoạt động Đông Nam căn cứ Hàm Nghi.

C-Tăng phái và xuất phát:
1.Xem tổ chức lực lượng 2.Các lữ đoàn sẽ được tăng phái các toán huỷ TĐ1 01, CB khi có lệnh.

II.Nhiệm vụ
1.Sư…


2.Sư đoàn nhảy dù là nỗ lực chính trong cuộc hành quân hỗn hợp không lực theo trục DO, nhằm cắt đứt hệ thống tiếp vận của Cộng sản Bắc Việt, tìm diệt địch và phá huỷ tối đa các quân dụng kho tàng của chúng trong căn cứ 604.

III.Thi hành

A.Quan niệm hành quân: (Phụ lục B phóng đồ đính kèm)
Xuất phát từ căn cứ Hàm Nghi, hành quân bộ theo dọc đường 548 và trực thăng vận xuất nhập các khu vực mục tiêu A-lưới và A-sầu, thiết lập các căn cứ hành quân và căn cứ hoả lực, tổ chức hành quân tuần thám, lùng diệt địch, phá hủy kho tàng trong khu vực trách nhiệm.


Cuộc hành quân sẽ được thực hiện bằng 4 giai đoạn:
+Giai đoạn 1 (từ N đến N+8)[30/1 đến 7/2]:
Di chuyển toàn bộ sư đoàn nhảy dù và các đơn vị tăng phái đến phối trí xung quanh khu vực căn cứ Hàm Nghi.


-Ngày N+5: BTL/SĐND+LĐ3ND
-Ngày N+6: Chiến đoàn đặc nhiệm
-Ngày N+6: Lữ đoàn 1 nhảy dù
-Ngày N+7: Lữ đoàn 2 nhảy dù

+Giai đoạn 2 (từ ngày N+9 đến N+15)2 [8/2 đến 14/2]:


a.Sử dụng chiến đoàn đặc nhiệm (-TĐND) làm nỗ lực chính, xuất phát từ Tà Bạt, tiến quân dọc theo đường 548 (Đường 9), về phía Tây, giao tiếp và hỗ trợ cho 1 TĐND trực thăng vận chiếm mục tiêu A-lưới (Bản Đông) và thiết lập căn cứ hoả lực tại đây. Đồng thời lữ đoàn 3 nhảy dù được trực thăng vận cấp tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30-31 (Điểm cao 450-543) phía Bắc đường 548 và thiết lập các căn cứ hoả lực để hỗ trợ mặt Bắc cho cánh quân cơ giới/chiến đoàn đặc nhiệm (giai đoạn tuyến ALFA).

b.Theo lệnh


-Chiến đoàn đặc nhiệm (-) tiếp tục tiến công chiếm mục tiêu 11, đồng thời tiểu đoàn 3 nhảy dù trực thăng vận cả tiểu đoàn chiếm khu vực cao điểm 32, thiết lập căn cứ hoả lực. Sau đó chiến đoàn đặc nhiệm (-) chia làm 2 cánh quân, một cánh tiến chiếm mục tiêu 13, 14, thiết lập căn cứ hoả lực tại mục tiêu 12 giao tiếp với lữ đoàn 2 nhảy dù tại cầu ASHAU1 (Sê-pôn) (giai đoạn tuyến BCAVO).


-Lữ đoàn 2 nhảy dù trực thăng vận xâm nhập mục tiêu ASHAU giao tiếp với chiến đoàn đặc nhiệm. Sau đó trực thăng vận chiếm các mục tiêu 21-22 và thiết lập các căn cứ hoả lực.

+Giai đoạn 3:
Củng cố các căn cứ hành quân và căn cứ hoả lực tổ chức hành quân lục soát, tiêu diệt lực lượng địch, khám phá và tiêu huỷ tới mức tối đa các quân dụng cũng như kho tàng của địch trong phạm vi trách nhiệm.

+Giai đoạn 4:
Đoạn lệnh hành quân sẽ ban hành sau.

B-Chiến đoàn đặc nhiệm:

1.Giai đoạn 1


-Ngày N+6 di chuyển toàn bộ vào khu vực tập trung phía Tây Nam Hàm Nghi, sau đó di chuyển đến khu vực tuyến xuất phát. Tiếp nhận lữ đoàn 1 nhảy dù đặt dưới quyền điều động hành quân kể từ N+9.

2.Giai đoạn 2


-Ngày N+9, chiến đoàn (-) xuất phát từ Tà Bạt tiến theo đường 548 về phía Tây, giao chiến với một tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận chiếm A-lưới và thiết lập căn cứ hoả lực tại đây-theo lệnh tiến chiếm mục tiêu 11, sau đó chia làm 2 cánh quân: 1 cánh chiếm mục tiêu 13, 14 và thiết lập căn cứ hoả lực tại mục tiêu 14. Trù liệu khi cần thiết, sử dụng một tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận hỗ trợ cho việc chiếm mục tiêu 14. Một cánh tiến chiếm mục tiêu 12 giao tiếp với lữ đoàn 2 nhảy dù.


Sẵn sàng tiếp ứng cho lữ đoàn 2 nhảy dù ở phía Tây hoặc tăng cường một thiết đoàn cho lữ đoàn 2 nhảy dù khi có lệnh.


Bảo vệ công binh thiết lập cầu ASHAU.


3.Giai đoạn 3:

-Duy trì và bảo vệ an ninh đường 548 từ cầu ASHAU đến Tà Bạt.


-Mở rộng hành quân lục soát và tiêu diệt địch, phát hiện và tiêu huỷ tối đa quân dụng cũng như kho tàng của địch trong khu vực trách nhiệm.

4.Tiểu đoàn 1 PB sẽ do BCH/PB/SĐND phối trí tạm thời, được đưa vào vùng theo nhu cầu của chiến đoàn.

C.Lữ đoàn 1 nhảy dù:


1.Giai đoạn 1: Di chuyển đến vùng tập trung
2.Giai đoạn 2: Đặt dưới quyền điều động hành quân của chiến đoàn đặc nhiệm kể từ N+9.
3.Giai đoạn 3: Theo lệnh.

D.Lữ đoàn 3 nhảy dù:


1.Giai đoạn 1: Ngày N+5 di chuyển chiến thuật đến căn cứ Hàm Nghi cùng với BTL/SĐND.


2.Giai đoạn 2:
-Ngày N+9, trực thăng vận 2 tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30, 31 và thiết lập căn cứ hoả lực. Theo lệnh sẽ trực thăng vận 1 tiểu đoàn chiếm khu vực 32 thiết lập căn cứ hoả lực (dự trù vào ngày N+10).


-Lục soát khu vực trách nhiệm, ngăn chặn địch xâm nhập từ phía Bắc xuống theo đường 14 để hỗ trợ sườn Bắc cho nỗ lực chính. Theo lệnh sẽ lãnh trách nhiệm một phần khu vực chiến đoàn đặc nhiệm dọc theo đường 548.


-Làm lực lượng trù bị, sẵn sàng được điều động tiếp ứng lữ đoàn 2 nhảy dù và chiến đoàn đặc nhiệm khi có lệnh.

3.Giai đoạn 3:


-Mở rộng hành quân lục soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt hạ các kho tàng.


-Sử dụng đơn vị cấp nhỏ để phá hoại trục lộ 14 nhằm cô lập hoá khu vực A-lưới.


-Tiếp tục nhiệm vụ trù bị.

E.Lữ đoàn 2 nhảy dù


1.Giai đoạn 1: Di chuyển đến Hàm Nghi


2.Giai đoạn 2:


-Theo lệnh sẽ trực thăng vận vào chiếm mục tiêu ASHAU, giao tiếp với chiến đoàn đặc nhiệm tại ASHAU, lập căn cứ hoả lực.


-Trực thăng vận chiếm các mục tiêu 21-22, lập căn cứ hoả lực.


-Sẵn sàng tiếp nhận 1 tiểu đoàn do chiến đoàn đặc nhiệm tăng phái khi có lệnh.

3.Giai đoạn 3:


-Tiếp nhận công binh tăng phái để sửa chữa phi đạo tại ASHAU hầu có thể tiếp tế không vận (C.123 hoặc C.130).


-Mở rộng hành quân lục soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt hạ tối đa các kho tàng của địch. Tổ chức các đợt hoạt động ngăn chặn địch bằng cách sử dụng đơn vị cấp nhỏ lưu động và triệt để phá hoại các trục lộ 21 và 548 nhằm cô lập hoá khu vực ASHAU.

F.Tiểu đoàn 101 công binh:


1.Tăng phái cho lữ đoàn nhảy dù kể từ N+7.


2.Nhiệm vụ yểm trợ thiết lập các căn cứ hoả lực, sửa chữa đường sá, cầu cống, thiết lập cầu ASHAU.


3.Sẵn sàng tăng phái các toán phá huỷ cho các lữ đoàn khi có lệnh.


4.Sửa chưa phi đạo ASHAU.

G.Tiểu đoàn 44 PB/155 ly


Trong giai đoạn 1 (N+6) di chuyển đến Hàm Nghi nhận lệnh trực tiếp của BCH/PB/SĐND.

H.BCH/PB/SĐND


-Sắp xếp việc phối trí tiểu đoàn 1 PB/ND trong thời gian chờ chiến đoàn đặc nhiệm điều động vào vùng hành quân.


-Tiếp nhận tiểu đoàn 44PB/155 ly và phối trí sơ khởi tại Tà Bạt.

I.Phương tiện và yểm trợ


1.Pháo binh: Phụ bản C đính kèm


2.Không quân:


-Quân đoàn 1 cung cấp L.19 và khu trục theo nhu cầu.


-Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 1 phi cơ thám sát OV10 bao vùng, 24 phi tuần khu trục.


3.Không binh


-Quân đoàn 1 cung cấp trực thăng chỉ huy + tiếp tế + tải thương + chuyển quân và võ trang theo nhu cầu.
-Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 2 trực thăng chỉ huy + 8 trực thăng đa dụng.
-Trực thăng chỉ huy + tiếp tế + tải thương chuyển quân và võ trang theo nhu cầu.

J.Trù bị


1.Ưu tiên 1: Bằng lực lượng cơ hữu theo quan niệm không chạm địch là trù bị.


2.Ưu tiên 2: Lữ đoàn 9 nhảy dù


3.Ưu tiên 3: Do quân đoàn 1 cung cấp

K.Huấn thị phối hợp


1.Ngày N ngày 30/1/1971


2.Các đơn vị phải lưu ý chiếm giữ các cao điểm trọng yếu.


3.Trang bị phải nhẹ nhàng và gọn. Mỗi binh sĩ phải có đủ bao cát, xẻng, dao rừng, súng M.72. Lưu ý mang theo các trang bị đặc biệt như áo giáp, mặt nạ, lựu đạn cay, E8 và tối đa mìn Claymor.


4.Để tránh ứ đọng, phải tranh thủ thời gian chuyển vận và tránh tập trung binh sỹ quá đông một chỗ, nên sử dụng phân tán với nhiều bãi đáp và bãi bốc.


5.Hạn chế liên lạc vô tuyến trong khi chuyển quân, triệt để áp dụng vô tuyến, bảng ám danh đàm thoại/SĐND.


6.Các đoàn xe hoặc xe cộ di chuyển lẻ tẻ trong khu vực hành quân phải được đánh dấu bằng biểu tín hiệu để dễ phân biệt địch, bạn.


7.Tuyệt đối không di tản dân chúng địa phương, tị nạn chiến tranh về hậu phương.


8.Tù binh phải được di chuyển cấp tốc về BTL/SĐND để khai thác và chuyển giao quân đoàn 1.


9.Cần tiết kiệm và hạn chế việc tiêu thụ đạn dược vô ích vì vấn đề tiếp vận có thể khó khăn


10.Loại trừ các loại đạn AK47 và đạn súng cối 82, các loại quân trang quân dụng tịch thu được sẽ phá huỷ tại chỗ (nếu không có chỉ thị nào khác) để tiết giảm nhu cầu không vận.


11.Các đơn vị công binh phải mang theo chất nổ… để sử dụng cấp thời phá huỷ các quân dụng, kho tàng cũng như các trục lộ cầu cống của địch.


12.Liên lạc…


13.Báo cáo…


14.Nhu cầu trực thăng chuyển quân phải gửi về BTL/SĐND trước 0900H ngày hôm trước để kịp chuyển xin quân đoàn. Riêng oanh kích tiên liệu phải xin trước 36 tiếng.


15.Tuyệt đối cấm phổ biến tin tức hành quân cho báo chí trong bất cứ trường hợp nào.

II.Hành chính tiếp vận
Phụ lục D đính kèm

III.Chỉ huy và truyền tin


A.Truyền tin: Phụ bản E đính kèm


B.Chỉ huy


-BTL/SĐND/HQ đóng tại Hàm Nghi kể từ ngày N+5


-Chỉ huy trưởng chiến đoàn đặc nhiệm là Đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 1 kỵ binh, chỉ huy phó là Đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 1 nhảy dù.

Trung tướng Dư Quốc Đống
Tư lệnh sư đoàn nhảy dù

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

[5.190] Mười một Giấy báo tử của Liệt sỹ thuộc Trung đoàn 724, hy sinh tháng 6 và 7/1966 trên chi viện vào Nam (đường Trường Sơn)

2020032344206

Mười một Giấy báo tử của Liệt sỹ thuộc Trung đoàn 724, hy sinh tháng 6 và 7/1966 trên chi viện vào Nam (đường Trường Sơn).

Ảnh chụp các Giấy báo tử này rất mờ, một số có thể đọc được tên, quê quán các Liệt sỹ.:

* Bảy Giấy báo tử ký ngày 27/7/1966, các Liệt sỹ thuộc Đoàn 724A (Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 724):

1. LS Nguyễn Văn Mao/ Mão - ĐOàn 724A quê xóm 5 xã ĐẮc Sở - huyện Hoài Đức tỉnh HÀ Tây, nhập ngũ 1/1966, hy sinh do bệnh ngày 17/7/1966. Giấy báo tử ký 27/7/1966.

2. LS Nguyễn Văn Tĩnh/ Tính - Đoàn 724A quê ??? - QUế Võ Hà Bắc, nhập ngũ 5/1965, hy sinh do bệnh ngày 26/7/1966. Giấy báo tử ký 27/7/1966.

3. LS NGuyễn NGọc Lim, quê Đắc Thượng ? - Hoài Đức - Hà Tây, mất do bệnh ngày 27/7/1966. Giấy báo tử ký ngày 28/7/1966.

4. Nguyễn CÔng Thanh/ Thành - quê Mai Lâm? - Lâm Thao - Phú Thọ, nhập ngũ 5/1965, mất do bệnh ngày 11/7/1966.

5. Chu HUng On/ Ân - quê Ngãi Cầu ? - An Khánh? - Hoài Đức - Hả Tây, nhập ngũ 1/1966, mất do bệnh trên đường hành quân ngày 24/7/1966.

6. Đỗ Doãn Bá/ Ba - quê huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, nhập ngũ 2/1965, mất do bệnh trên đường hành quân ngày 1/7/1966.

7. Nguyễn Xuân Tẹo/ Tèo - quê Dương Nội ? - Hoài Đức - Hà Tây, nhập ngũ 1/1966, mất do bệnh khi hành quân ngày 27/7/1966. GBT ký 29/7/1966.

* Bốn Giấy báo tử ký ngày 20/7/1966, do đồng chí đại úy Nguyễn Hợp là CHỉ huy ĐOàn 724B ký, gồm:

8. Đào Văn QUân, đại đội 6, đoàn 724B, quê Cam Thượng - Tùng Thiện/ Ba Vì - Hà Tây, nhập ngũ 1/1966, mất do bệnh trên đường hành quân ngày 7/7/1966 và được chôn cất gần trạm 6-7.

9. Dương Văn Sung - Đại đội 4 quê Tam Hưng (?) - Thanh Oai - Hà Tây, nhập ngũ 2/1965, mất do bệnh khi hành quân ngày 27/6/1966 và được chôn cất gần trạm 74.

10. Nguyễn Tiến Chung - Đại đội 5 quê Vĩnh Tường tỉnh VĨnh Phúc, nhập ngũ 6/1965, mất do bệnh trên đường hành quân ngày 27/6/1966 và được chôn cất gần trạm 74.

11 Nguyễn Văn QUang - Đại đội 10, quê Phụng Thượng - Phúc Thọ - Hà Tây, nhập ngũ 2/1965, mất trên đường hành quân ngày 3/7/1966 và được chôn cất tại trạm 79.


Ảnh chụp 1 giấy báo tử của Liệt sỹ Nguyễn Văn QUang:




Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

[5.189] Địa danh (46): Làng Mít Dép H67, đông Sa Thầy tỉnh Kon Tum - Khu vực giao chiến giữa Tiểu đoàn 4 và 6 Trung đoàn 320 ngày 28/10/1966 - Danh sách 35 Liệt sỹ Trung đoàn 320 hy sinh trong trận chiến - Giấy tờ của Liệt sỹ Cao Bá Tỏi và Nguyễn Hữu Phước

2020031334295

1. Nằm trong chiến dịch Sa Thầy năm 1966, ngày 28/10/1966 bộ đội thuộc Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 320 - Mặt trận B3 Tây Nguyên đã tấn công quân Mỹ tại khu vực phía đông sông Sa Thầy (Phía Việt nam gọi khu vực diễn ra trận chiến là làng Mít Dép huyện H67 tỉnh Kontum).




2. Sau trận chiến quân Mỹ có thu giữ được 1 số giấy tờ của bộ đội Việt Nam gồm:

- Một mảnh giấy đề Nguyễn Văn PHúc H18 CT2 NT10.

- Giấy chứng minh ĐOàn chi viện mang tên Nguyễn Hữu Phước đơn vị Đ301A được đến Bác Danh (đi B45).

- Giấy chứng minh Đoàn chi viện mang tên Cao Bá Tỏi đơn vị Đ301A được đến Bác Danh (đi B45).

- Một trang sổ ghi chép có danh sách một số chiến sỹ và quê quán, đầu danh sách là bác Cao Bá Tỏi, quê Bản Nguyên - Lâm Thao - Phú Thọ.


Ảnh chụp các giấy tờ:








Trong Web Chính sách quân đội có thông tin về 2 Liệt sỹ Nguyễn Văn Phúc và Cao Bá Tỏi như sau (Riêng LS Cao Bá Tỏi ghi thành Cao Bá Cội):



Cao Bá Cội 28/10/1966 C14 D4 E320 1930 Bản Nguyên, Lâm Thao, Vĩnh Phú Chiến đấu Làng Mít dép, H67 Kon Tum Gần Mít Dép

Nguyễn Hữu Phước 28/10/1966 C3 D4 E320 1944 Hồ Tốt, Long Mỹ, Rạch Giá Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Mít Dép, H67, Kon Tum


3. Danh sách 35 Liệt sỹ thuộc Trung đoàn 320 hy sinh tại khu vực Mít Dép trong trận chiến này:

STT Họ và tên Ngày hy sinh Đơn vị Năm sinh Nguyên quán Trường hợp hi sinh Nơi hi sinh Nơi an táng ban đầu
1 Bùi Đình Tích 28/10/1966 C14 d4 E320 1940 Hưng Thái, Hưng Nguyên, Nghệ An Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Làng Mít Dép h67 Kon Tum
2 Cao Bá Cội 28/10/1966 C14 D4 E320 1930 Bản Nguyên, Lâm Thao, Vĩnh Phú Chiến đấu Làng Mít dép, H67 Kon Tum Gần Mít Dép
3 Cao Văn Bân 28/10/1966 c1 d5 e320 1945 Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam Chiến đấu Tây làng Mít Dép Gần Mít Dép, Sa Thầy, Kon Tum
4 Cao Văn Túc 28/10/1966 C15 d4 E320 1942 Nghĩa Xuân, Qùy Hợp, Nghệ An Chiến đấu Làng Mìt dép Gần làng Mít dép h67 Kon Tum
5 Đăng Đình Hóp 28/10/1966 C14 D4 E320 1943 Viên Ngoại, Viên An, Ứng Hòa, Hà Tây Chiến đấu Tây Làng Mít Dép Mít Dép, H67, Kon Tum
6 Đỗ Xuân Bôn 28/10/1966 d4 E320 1931 Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam chiến đấu Làng Mít Dép Gần mít dép H67 Kon Tum
7 Hoàng Duy Cương 28/10/1966 C2 D4 E320 1948 Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình Chiến đấu Làng Mít Dép, h67, Kon Tum Tại Mít Dép
8 Hoàng Văn Lễ 28/10/1966 c13 d4 E320 1944 Văn Bút, Thành Công, Duy Tiên, Nam Hà chiến đấu Tây Mít Dép H67 Làng Mít Dép, Sa Thầy Kon Tum
9 Hoàng Văn Ơn 28/10/1966 C14 D4 E320 1943 Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Vĩnh Phú Chiến đấu Làng Mít dép, H67 Kon Tum
10 Lại Quang Huy 28/10/1966 c14 d4 E320 1942 Thanh Hà, Thanh Liêm, Nam Hà chiến đấu Làng Mít Dép Gần Mít Dép H67 Kon Tum
11 Lê Kim Thanh 28/10/1966 C14 D4 E320 1942 Phú Nam An, Chương Mỹ, Hà Tây Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Mít Dép, H67, Kon Tum
12 Lê Thiện Tuế 28/10/1966 C14 D4 E320 1944 Liên Phương, Hoài Đức, Hà Tây Chiến đấu Làng Mít Dép Mít Dép, H67, Kon Tum
13 Nguyễn Chí Thành 28/10/1966 c2 d4 e320 1941 Hòa Quí, Hòa Vang, Quảng Nam Chiến đấu Làng Mít Dép Gần làng Mít Dép H67, Kon Tum
14 Nguyễn Đắc Tùy 28/10/1966 C14 D4 E320 1941 Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà Tây Chiến đấuBị B52 Gần Làng Mít Dép, H67, Kon Tum
15 Nguyễn Đình Túy 28/10/1966 C2 D4 E320 1947 Chí Hòa, Duyên Hà, Thái Bình Chiến đấu Làng Mít Dép Gần làng Mít Dép, h67, Kon Tum
16 Nguyễn Đức Đỏ 28/10/1966 C14 D4 E320 1944 Xuân Trường, Xuân Huy, Lâm Thao, Vĩnh Phú Chiến đấu Làng Mít dép Gần làng Mít Dép H67 Kon Tum
17 Nguyễn Hồng Tiệp 28/10/1966 C14 D4 E320 1938 Khôn Thôn, Minh Cường, Thường Tín, Hà Tây Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Mít Dép, H67, Kon Tum
18 Nguyễn Hữu Đạo 28/10/1966 C15 D4 E320 1937 Vũ Ngoại, Mai Đình, Ứng Hòa, Hà Tây Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Làng Mít Dép, H67, Kon Tum
19 Nguyễn Hữu Phước 28/10/1966 C3 D4 E320 1944 Hồ Tốt, Long Mỹ, Rạch Giá Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Mít Dép, H67, Kon Tum
20 Nguyễn Sĩ Trung 28/10/1966 C1 d4 E320 1944 Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An Chiến đấu Tây làng mít dép Làng mít dép Sa Thầy Kon Tum
21 Nguyễn Tài Cận 28/10/1966 C15 D4 E320 1947 Khu 1 Chiến Thắng, Hoài Đức, Hà Tây Chiến đấu Làng Mít Dép Gần Mít Dép, H67, Kon Tum
22 Nguyễn Văn Hoạt 28/10/1966 C14 D4 E320 1948 Phượng Nhuỵ, Liên Minh, Thường Tín, Hà Tây Chiến đấu Gần Làng Mít Dép Gần Mít Dép, H67, Kon Tum
23 Nguyễn Văn Hùng 28/10/1966 C13 d4 E320 1947 Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An Chiến đấu Tây làng mít dép Làng mít dép Sa Thầy Kon Tum
24 Nguyễn Văn Lự 28/10/1966 C2 D4 E320 1946 Ninh Thôn, Hòa Bình, Tiên Hưng, Thái Bình Chiến đấu Làng Mít Dép, h67, Kon Tum Tại làng Mít Dép
25 Nguyễn Văn Tuần 28/10/1966 C2 D4 E320 1947 Thượng Thọ, Quỳnh Sơn, Quỳnh Côi, Thái Bình Chiến đấu Làng Mít Dép Làng Mít Dép, h67, Kon Tum
26 Nguyễn Văn Tuy 28/10/1966 c14 d4 e320 1937 Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Hưng Chiến đấu Làng Mít Dép, H67, Kon Tum Tại trận địa
27 Phạm Văn Hiển 28/10/1966 c1 d4 E320 1945 Hải hưng, Hải Hậu, Nam Hà chiến đấu Làng Mít Dép Làng Mít Dép H67 Kon Tum
28 Phạm Văn Nhân 28/10/1966 c14 d4 E320 1939 Xuân Lan, Kim Sơn, Ninh Bình Chiến đấu Làng Mít Dép Gần làng Mít Dép, H67, Kon Tum
29 Phan Đại Nghĩa 28/10/1966 c2 d4 E320 1945 Nhân Đào, Lý Nhân, Nam Hà chiến đấu Làng Mít Dép Làng Mít Dép H67 Kon Tum
30 Trần Minh Thăng 28/10/1966 c15 d4 E320 1939 U Mễ, Liên An, Bình Lục, Nam Hà bị B52 Đông sông Sa Thầy
31 Trần Văn Lợi 28/10/1966 C2 D4 E320 1940 An Tập, Hòa Bình, Yên Phong, Hà Bắc Chiến đấu Làng Mít Dép, H4, Gia Lai Làng Mít Dép, H4, Gia Lai
32 Bùi Văn Nhã 29/10/1966 c8 d6 E320 1942 Yên Hoà, Yên Mô, Ninh Bình Chiến đấu Làng Mít Dép, H67, Kon Tum Tại trận địa
33 Lê Công Thính 29/10/1966 C8 D6 E320 1944 Nam Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa Chiến đấu Làng Mít Dép, h67, Kon Tum Tại trận địa
34 Lê Văn Hy 29/10/1966 c8 d6 e320 1943 Hòa Cường, Hòa Vang, Quảng Nam Chiến đấu Làng Mít Dép, Kon Tum Tại trận địa, H67 Kon Tum
35 Tống Văn Lư 29/10/1966 C9 D6 E320 1944 Thiệu Duy, Thiệu Hóa, Thanh Hóa Chiến đấu Hang đá làng Mít Dép Tại trận địa