2014091069033
Link phần trước:[5.21] Thông tin về trận chiến của Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 320 - Sư đoàn 1 Mặt trận Tây Nguyên tháng 3/1967
Thông tin của phía Mỹ về diễn biến trận đánh như sau:
- Lúc 09h52, Đại đội
A xuất phát từ điểm đóng quân ban đêm và tiếp tục huớng hoạt động về
phía Nam theo 3 phía. Sau 10h, Đại đội C, sau khi trinh sát dọc con
đường, bắt đầu rời khỏi vị trí đóng quân ban đêm theo 2 hướng. Đại đội A
di chuyển với 2 trung đội 1 và 2, về phía Đông, và Đại đội C (thiếu) di
chuyển về huớng Đông Nam.
- Đại đội C phát hiện 1 con đường mòn đang sử dụng tốt, chỉ huy đại đội C ra lệnh tìm kiếm rộng ra các hướng.
- Sau khi hoàn thành
việc lục soát, Trung đội 1 và 2/ Đại đội C tập hợp đội hình và tiếp tục
di chuyển về huớng ĐÔng Nam. Lúc 15h25, bộ phận đi đầu leo lên đỉnh
rặng núi để đi về hướng Nam, bộ phận hậu vệ quan sát thấy 2 lính Bắc
VIệt không mang vũ khí đi về phía Nam trên con đuờng mòn mà lính Mỹ vừa
phát hiện. Bộ phận hậu quân bắn vào 2 lính Bắc Việt, mà đang chạy nguợc
trở lại phía Bắc.
- Lúc 15h50, Trung
đội 1 và trung đội 2 phát hiện hệ thống hầm của phía Bắc Việt. Khi lục
soát khu vực, Trung đội 1 phát hiện 1 khu vực chôn cất 9 lính Bắc Việt
tử trận.
- Lúc 15h52, 2 trung
đội bắt đầu bị 2 lính Bắc Việt tấn công bằng súng AK47. Trung đội bắn
trả lại, lính Bắc Việt chạy về phía Đông Nam. Một lính Mỹ bị thương. Sau
khi lính Bắc Việt rút lui về phía Đông Nam, chỉ huy Đại đội C liên lạc
qua vô tuyến muốn di chuyển Đại đội C về phía Đông Bắc để ngăn chặn lực
lượng tăng viện của phía Bắc Việt. Trung đội 1 và trung đội 2 sau đó
liên lạc qua radio yêu cầu trực thăng cứu thương. Vài phút sau, trung
đội 1 và trung đội 2 bị tấn công từ khoảng 5 vị trí súng tự động, từ
hướng Đông Nam và Tây Nam. Đại đội C ra lệnh bắn trả.
- 16h20, Đại đội C,
khi Trung đội 1 và 2 đang chống trả phía Bắc Việt, đã giao chiến với một
lực lượng Bắc Việt không xác định trong công sự ở phía Đông Bắc. Chỉ
huy đại đội bố trí trung đội 3 ở cánh phía Tây và trung đội hỏa lực ở
cánh phía Đông. Cuộc tấn công diễn ra chậm do mật độ cây cối dày đặc và
hỏa lực dữ dội của phía Bắc Việt.
- Lúc 16h2, Đại đội
bắt đầu bị Bắc Việt bắn súng cối 60mm và 82mm. Cùng lúc, phía Bắc Việt
tấn công cánh Đông của đại đội C, với lực lượng ước tính cỡ tiểu đoàn.
Khi đó, Đại đội A trực tiếp liên lạc với Đại đội C, khi Đại đội C chủ
động ngừng giao chiến với Bắc Việt để có thể sử dụng tối đa không quân
và pháo binh hỗ trợ chống lại lực lượng lớn Bắc Việt.
- Chỉ huy đại đội C báo cáo về chỉ huy tiểu đoàn là đại đội C bị tấn công dữ dội ở 2 cánh và không thể ngừng giao chiến.
- Lúc 16h40, chỉ huy
đại đội C đã bị thương vài lần. Ngay cả chỉ huy trung đội hỏa lực cũng
bị thương do đạn súng cối. Chỉ huy trung đội 3 bị thương nhẹ. Chỉ huy
đại đội C ra lệnh Đại đội cố gắng ngừng giao chiến, tuy nhiên phía Bắc
Việt bắt đầu các đợt tấn công vào trung đội bị bao vây và việc ngừng
giao chiến bị dừng lại. Đại đội C gây ra thiệt hại nặng cho phía Bắc
Việt, tuy nhiên Đại đội cũng bị thiệt hại nặng, và vẫn giữ vững được vị
trí. Trung đội 1 và 2 Đại đội C cũng không thể ngừng giao chiến và tách
xa phía Bắc Việt để lực lượng yểm trợ [không quân và pháo binh] tấn công
quân Bắc Việt.
- Lúc 17h01, Chỉ huy trung đội 2 được Tiểu đoàn trưởng ra lệnh tạm nắm quyền chỉ huy đại đội C.
- Lúc 17h15, trực
thăng vũ trang đã có thể xác định tất cả các đơn vị Mỹ trong khu vực
giao chiến và tấn công có hiệu quả phía Bắc Việt. Khi trực thăng vũ
trang bắt đầu yểm trợ trung đội 1 và 2, phía Bắc Việt bắt đầu tấn công
đồng thời cả 2 trung đội. Trực thăng vũ trang đã bẻ gẫy các đợt tấn công
và gây thiệt hại lớn cho sinh lực phía Bắc Việt.
- Lúc 17h40, giao
tranh ngừng lại do phía Bắc Việt chủ động và do hiệu quả của việc yểm
trợ đại đội C, lúc này chỉ còn súng bắn tỉa và súng tự động xung quanh
bắn vào. Lực lượng Bắc Việt không thể đánh chiếm được vị trí của Đại đội
C, tuy nhiên bằng hỏa lực cấp tập, phía Bắc Việt vẫn kiểm soát có hiệu
quả chiến trường, mặc dù bị pháo binh [Mỹ] bắn phá dữ dội.
- Lúc 18h25, đại đội
A hội quân được với trung đội 1 và 2 của đại đội C, và chỉ huy đại đội A
tiếp quản chỉ huy lực lượng Mỹ. Lập tức đại đội A lãnh trách nhiệm bảo
vệ vòng ngoài, trong khi 2 trung đội của đại đội C tổ chức lại đội hình ở
giữa. Lính bắn tỉa Bắc Việt và đạn súng cối tiếp tục bắn vào.
- Lúc 18h45, chỉ huy
tiểu đoàn, cùng 7 nguời trong Ban chỉ huy tiểu đoàn đã đổ bộ vào khu
vực cách phía Nam đại đội C 300m, để nắm quyền chỉ huy các lực lượng Mỹ.
- Lúc 19h00, đại đội
A và trung đội 1 và 2 đại đội C hội quân được với Đại đội C [gồm chỉ
huy đại đội C, trung đội 3 và trung đội hỏa lực] và dọn dẹp 1 khu vực để
có thể cho phép trực thăng cẩu thương binh lên. Máy bay trực thăng đến
lúc 20h00 và khi đang treo lơ lửng để kéo thương binh lên, đã bị bắn rơi
bằng súng B40. Hai trong số 4 phi hành đoàn trực thăng bị chết, và 2 bị
thương. Đội lính Bắc Việt bắn rơi trực thăng đã bị lính đại đội A bắn
chết. Trực thăng bị nổ đã chấm dứt bất kỳ nỗ lực nào để sơ tán thương
binh tại khu vực. Chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh cho đại đội A và C hội quân
với ông ta để cố gắng sơ tán thương binh.
- Lúc 22h10, bộ phận
thứ nhất của Đại đội A và C hội quân được với nhóm chỉ huy tiểu đoàn,
và trực thăng lại được gọi đến để sơ tán thương binh. Chiếc trực thăng
thứ nhất đến khu vực sau 10 phút, cùng với toán công binh trên máy bay,
kèm theo cả bác sỹ phẫu thuật. Toán công binh ngay lập tức dọn dẹp khu
vực đóng quân.
- Lúc 22h35, phần
còn lại của đại đội A và C tiến vào khu vực đóng quân do tóan công binh
tạo ra, và đảm nhiệm việc phòng thủ ở đây.
- Cho đến 1h30 ngày
22/3/1967, toàn bộ thương binh nặng đã được sơ tán, và ban chỉ huy tiểu
đoàn cũng đã quay lại căn cứ. Phải dùng đến 15 chuyến bay trực thăng để
sơ tán thương binh của đại đội C.
- Tại điểm đóng
quân, phía Bắc Việt bắn vào lẻ tẻ, cho đến lúc 6h27 sáng 22/3/1967, 2
đại đội A và C bị bắn khoảng 25 đến 30 đạn cối 82mm.
- Ước tính phía Bắc Việt mang đi 85 thi thể, và để lại khu vực giao chiến 45 thi thể không thể mang đi được.
- Sau đó lúc 10h30 ngày 22/3/1967, đại đội B đến thay thế đại đội C.
- Đại đội A và đại
đội B tiến hành lục soát khu vực giao chiến ở tất cả các hướng mà không
gặp phía Bắc Việt. Tuy nhiên phát hiện ra hệ thống hầm hào dày đặc, trạm
cứu thương, khu nghỉ… được đánh giá đến cấp Trung đoàn Bắc Việt.
Link các bài viết liên quan [Cập nhật 27/9/2020]:
[5.130] Thư của Liệt sỹ Hoàng Trọng KHính, đơn vị Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 320, gửi về cho cha là Hoàng Văn Vững, địa chỉ xã Hải Lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định - Danh sách 18 Liệt sỹ Trung đoàn 320 hy sinh 21/3/1967 tại đông sông Sa Thầy
[5.21] Thông tin về trận chiến của Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 320 - Sư đoàn 1 Mặt trận Tây Nguyên tháng 3/1967
Đăng nhận xét