Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

[5.657] Tóm lược thông tin của Mỹ về Đoàn chi viện 723 * Giấy chứng minh của Liệt sỹ Lê Văn Thoan đơn vị 723 quê Ngọc An, Kim An, Thanh Oai, Hà Tây * Danh sách 41 liệt sỹ thuộc Đoàn 723 hy sinh ngày 25/6/1966 tại khu vực Trạm 2, bản Chắc, khu 4, Gia Lai.

2024072853938

1. Đoàn 723 là mật danh của Tiểu đoàn 3 pháo binh tại miền Bắc Việt Nam. Đoàn 723 xuất phát từ Nam Hà ngày 16/2/1966, đi tàu hỏa đến Thanh Hóa, tiếp tục hành quân bộ vào miền Nam. Đoàn 723 dừng tại Kontum từ tháng 5 đến tháng 6/1966. Sau đó Đoàn 723 đi qua Pleiku, Daklak và đến Phước Long tháng 9/1966.

2. Trải qua thời gian cuộc chiến, từ năm 1966 đến năm 1969, thông tin quân Mỹ ghi nhận giấy tờ/thông tin về Đoàn 723 xuất hiện tại các đơn vị:

- Giấy chứng minh của các chiến sỹ có ghi Đơn vị là Đ723, nơi đến là Hải Yến (S9), tức miền Đông Nam Bộ.

- Tháng 3/1967: Tại tỉnh Gia Lai

- Tháng 8/1966: Trung đoàn 66 Mặt trận B3 Tây Nguyên

- Tháng 5/1968: Trung đoàn 88 Phân khu 1.

- Tháng 3/1969: Trung đoàn 75 pháo binh Miền.

3. Tháng 3/1967 tại vùng ranh giới tỉnh Kontum và Pleiku thuộc huyện K4 Gia Lai, quân Mỹ có thu được 1 số giấy tờ của chiến sỹ thuộc Đơn vị 723, trong đó có Giấy chứng minh mang tên đc Lê Văn Thoan, tuy nhiên đen kịt không đọc được nội dung. 

Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Lê Văn Thoan, đơn vị 723, quê Ngọc An, Kim An, Thanh Oai, Hà Tây; hy sinh khi Hành quân chiến đấu bị máy bay bắn, Trạm 2, Bản Chắc, K4, Gia Lai ngày 25/6/1966.

4. Như vậy, từ các thông tin trên, chắc chắn khi đến Kontum, một số cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn 723 được tách ra và phân về các đơn vị thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên.

5. Web Chính sách quân đội có thông tin về 41 liệt sỹ thuộc đơn vị 723 hy sinh do bị máy bay oanh tạc ngày 25/6/1966, với nơi hy sinh: Trạm 2, bản Chắc, khu 4, Gia Lai.

Kết hợp với thông tin của phía Mỹ, có thể phán đoán khoanh vùng chắc chắn khu vực hy sinh của các liệt sỹ, nay là vùng núi thuộc xã Ia Khai huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai.

Mọi thông tin về tình hình quy tập, thân nhân LS cần liên hệ hỏi cơ quan chính sách.

Danh sách 41 liệt sỹ:


1- LS Đặng Quốc Hùng quê Hà Nội
2- LS Kiều Xuân Ân quê Nam Hà
3- LS Phạm Ngọc Úy quê Ninh Bình
4- LS Trần Thiện Trắc quê Quảng Ngãi
5- LS Đỗ Văn Ngọ quê Hải Hưng
6- LS Nguyễn Duy Thế quê Hải Hưng
7- LS Nguyễn Văn Thỉnh quê Hải Hưng
8- LS Hoàng Đình Trạch quê Hà Bắc
9- LS Ngô Quang Thình quê Hà Bắc
10- LS Nguyễn Trọng Điếm quê Hà Bắc
11- LS Nguyễn Văn Giá quê Hà Bắc
12- LS Nguyễn Văn Thế quê Hà Bắc
13- LS Bùi Công Nhâm quê Thái Bình
14- LS Đoàn Văn Sinh quê Thái Bình
15- LS Dương Thế Vinh quê Thái Bình
16- LS Giang Văn Khuông quê Thái Bình
17- LS Nguyễn Ngọc Anh quê Thái Bình
18- LS Phạm Ngọc Quyết quê Thái Bình
19- LS Phạm Xuân Tuyến quê Thái Bình
20- LS Trần Văn Bốn quê Thái Bình
21- LS Vũ Văn Vinh quê Thái Bình
22- LS Đỗ Văn Đỏ quê Hà Tây
23- LS Hoàng Đình Chỉnh quê Hà Tây
24- LS Lê Văn La quê Hà Tây
25- LS Lê Văn Thoan quê Hà Tây
26- LS Nghiêm Phú Ngự quê Hà Tây
27- LS Nguyễn Công Ba quê Hà Tây
28- LS Nguyễn Đức Tha quê Hà Tây
29- LS Nguyễn Ngọc Kiu quê Hà Tây
30- LS Nguyễn Tiến Dư quê Hà Tây
31- LS Nguyễn Trọng Văn quê Hà Tây
32- LS Nguyễn Văn Bương quê Hà Tây
33- LS Nguyễn Văn Cất quê Hà Tây
34- LS Nguyễn Văn Đó quê Hà Tây
35- LS Nguyễn Văn Hiền quê Hà Tây
36- LS Nguyễn Văn Hoan quê Hà Tây
37- LS Phạm Văn Át quê Hà Tây
38- LS Phạm Văn Để quê Hà Tây
39- LS Phạm Văn Nam quê Hà Tây
40- LS Tào Chí Xoảng quê Hà Tây
41- LS Vũ Đình Tiến quê Hà Tây

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

[5.656] Giấy tờ của liệt sỹ và chiến sỹ thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1: (1) Giấy chứng minh và Giấy khen LS Nguyễn Đông Phương/Nguyễn Văn Phương quê Thọ Bình, Triệu Sơn, Thanh Hóa; (2) Giấy khen LS Trương Văn Vỹ quê Hoằng Yến - Hoằng Hóa - Thanh Hóa; (3) Sơ yếu lý lịch đc Nguyễn Huy Nguyện quê Gia Xuân - Gia Viễn - Ninh Bình; (4) Giấy khen đc Trần Gia Đại quê Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội * Danh sách 14 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1 hy sinh ngày 23/3/1968 tại Bưng Còng/Bưng Cồng - Bến Cát - Bình Dương

2024072752936

1. Ngày 23/3/1968 tại khu đồn điền cao su gần xóm Bưng Cồng (tên trên bản đồ quân sự Mỹ), quân Mỹ thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1:

- Giấy chứng minh và Giấy chứng nhận khen thưởng mang tên đc Nguyễn Đông Phương. Không có thông tin về quê quán. Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Nguyễn Văn Phương quê Thọ Bình, Triệu Sơn, Thanh Hóa, đơn vị C5/d8/E88 hy sinh 23/3/1968 tại Bưng Còng.

- Giấy khen ký năm 1968 mang tên đc Trương Văn Vy tiểu đội trưởng quê Hoằng Yến - Hoằng Hóa - Thanh Hóa. Web Chính sách quân đội có thông tin về liệt sỹ Trương Văn Vỹ quê quán khớp với giấy khen, nhưng hy sinh 15/8/1972.

- Giấy chứng nhận Danh hiệu Dũng sỹ mang tên đc Trần Gia Đại, quê Ngọc Mạch? - Xuân Phương - Từ Liêm - Hà Nội.

- Bản danh sách nhận quân trang.

- Bảng danh sách quân số, có tên các cán bộ chiến sỹ, phía Mỹ ghi là Đại đội 6 tiểu đoàn 2 trung đoàn 88.

2. Ảnh chụp Giấy khen, Giấy chứng minh của ls Nguyễn Đông Phương và Trương Văn Vỹ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


3. Web Chính sách quân đội có thông tin về 14 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 88 Phân khu 1, có ghi nơi hy sinh tại Bưng Còng/ Bưng Cồng - Bình Dương.

Nơi các LS hy sinh có thể quanh khu vực thu giữ giấy tờ. Thông tin quy tập thân nhân LS cần liên hệ hỏi các đơn vị chính sách.



Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

[5.655] Thông tin sơ lược trận bộ đội thuộc Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao vàng QK5 phục kích đoàn xe Mỹ trên QL19 ở đông An Khê * Giấy tờ chiến sỹ Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao vàng QK5: (1) Giấy chứng minh và Giấy khen của đc NGuyễn Văn Điệu; (2) Sơ yếu lý lịch và Đơn xin vào Đảng đc Chu Văn Sáng quê Kỳ Trung - Đông Hà - Đông Quan - Thái Bình

2024072651934

1. Khoảng 9h sáng ngày 28/8/1970, ở đông An Khê, đoàn xe vận tải của quân Mỹ đi trên QL19 bị bộ đội Việt Nam phục kích

- Quân Mỹ gọi trực thăng và pháo binh yểm trợ, quân Mỹ tăng viện đổ bộ quân. 

- Giao chiến đến khoảng 18 giờ cùng ngày.

- Kết quả: Có 2 bộ đội VN hy sinh, bị bắt 1 người. Quân Mỹ có 6 lính chết, 15 lính bị thương.

2. Tại khu vực đông nam khu chiến khoảng 1km, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, gồm:

- Giấy chứng minh mang tên đc Nguyễn Văn Điệu, đơn vị Đoàn 1059, đề ngày 13/12/1968. Có thể thông tin giấy tờ này khớp với trường hợp ls Nguyễn Văn Điện đơn vị tiểu đoàn 6 trung đoàn 12 sư đoàn 3 Sao vàng, quê Quỳnh Ninh - Quỳnh Côi - Thái Bình hy sinh 28/8/1970 tại Đường 19 - An Khê - Gia Lai.

- Quyết định đề 13/2/1970 của Thủ trưởng đơn vị 525 cấp Giấy khen cho đc NGuyễn Văn Điệu. Không có thông tin quê quán đc Điệu.

- Sơ yếu lý lịch và Đơn xin vào Đảng mang tên đc Chu Văn Sáng quê Kỳ Trung - Đông Hà - Đông Quan - Thái Bình.

3. Từ đó chắc chắn bộ đội thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 Sao vàng QK5 là đơn vị thực hiện trận phục kích này.

4. Khu vực diễn ra trận đánh ngày nay là khu vực đường 19 nằm ở chân núi Nhọn phường Ngô Mây thị xã An Khê.

5. Ảnh chụp một phần Đơn xin vào Đảng của đc Chu Văn Sáng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

[5.654] Năm (05) Giấy báo tử liệt sỹ thuộc tiểu đoàn 2311 pháo binh Quân khu 9: (1) LS Lê Minh Mới quê ấp Cái Răng A xã Phú Hưng huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau; (2) LS Lê Văn Toàn quê xã Tư Kiên huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau; (3) LS Nguyễn Hồng Lê quê xã Tân Hưng Tây huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau; (4) LS Trần Văn Dầu quê xã Khánh Lâm huyện Mười Tế tỉnh Cà Mau; (5) LS Phạm Sỹ Quang không có thông tin quê quán.

2024072449931

1. Tháng 9/1971, tại tỉnh Kiên Giang, quân Sài Gòn có thu giữ năm (05) Giấy báo tử liệt sỹ thuộc tiểu đoàn 2311 pháo binh Quân khu 9, gồm:

(1). Phiếu báo tử đề 30/6/1971 do đc Nguyễn Văn Thúy chính trị viên tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9 ký, gửi ông Lê Văn Nói địa chỉ ấp Cái Răng A xã Phú Hưng huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau, thông báo đc Lê Minh Mới tức Tư Mới, Trung đội trưởng đại đội 2 tiểu đoàn 2311 đã hy sinh ngày 21/6/1971 trong trận chống càn gần kênh Bà Đầm xã Trường Xuân huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. Ngoài ra còn kèm theo Sơ đồ mộ chí chôn cất liệt sỹ Lê Minh Mới tại Nghĩa trang Ngọn Mương Khai ấp Trường Thạnh xã Trường Thành huyện Ô Môn tỉnh Cần Thơ. (Trong sơ đồ có ghi khu vực Nghĩa trang cũ và Nghĩa trang liệt sỹ).

(2). Thơ báo tử đề 10/5/1971 và 29/5/1971 do đc Đỗ Văn Lán, trợ lý tổ chức Đoàn 6 (Tức Ban pháo binh QK9) đc Nguyễn Văn Thủy chính trị viên tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9 ký, gửi về ông Lê Văn Dư và Ủy ban Mặt trận Dân tộc GIải phóng xã Tư Kiên huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau, thông báo đc Lê Văn Toàn [Lê Tấn Toàn] là cán bộ đơn vị K51 Đ2311 (có thể là bộ phận tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9) đã hy sinh 7/5/1971. Nơi mai táng: ấp Hòa An xã Hòa Thuận huyện Giồng Riềng tỉnh Rạch Giá.

(3). Thơ báo tử đề 16/6/1971 do đc Đỗ Văn Lán thay mặt chỉ huy đơn vị K50 ký (Có thể là bộ phận tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9) gửi tới ông Nguyễn Văn Đài và Ủy ban Mặt trận Dân tộc GIải phóng xã Tân Hưng Tây huyện Năm Cứng tỉnh Cà Mau, thông báo đc Nguyễn Hồng Lê cán bộ K50 đã hy sinh ngày 26/5/1971. Nơi an táng có ghi: Nghĩa trang Hòa Thuận ấp Hòa An xã Hòa Thuận huyện Giồng Riềng tỉnh Rạch Giá.

(4). Thơ báo tử đề 20/7/1971 do đc Nguyễn Văn Hiếu chỉ huy đơn vị K54 (có thể bộ phận tiểu đoàn 2311 pháo binh QK8) gửi Ủy ban Mặt trận Dân tộc GIải phóng xã Khánh Lâm huyện Mười Tế tỉnh Cà Mau và ông Trần Văn Dầu, thông báo đc Trần Kiểm Cần tức Trần Văn Cần đã hy sinh ngày 20/7/1971.

(5). Thơ báo tử đề ngày 5/7/1968 do đc Đỗ Văn Lán trợ lý tổ chức Đoàn 6 (Tức Ban pháo binh QK9) ký, thông báo đc Phạm Sỹ Quang chiến sỹ C4 d2311 (có thể đại đội 4 tiểu đoàn 2311 pháo binh QK9) đã hy sinh 4/6/1968. Không thấy thông tin quê quán đc Quang. Nơi an táng: Nghĩa trang ấp Trường Khương/ Trường Phương xã Trường Long huyện Ô Môn [huyện Phong Điền] tỉnh Cần Thơ.

Một số liệt sỹ có thêm bản liệt kê thành tích cá nhân.

2. Ảnh chụp Giấy báo tử của liệt sỹ Lê Minh Mới (Lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2024

[4.117] Bản Lý lịch quân nhân đi học Điện ảnh (6 chiến sỹ thuộc Trung đoàn 92 đường dây được cử đi học lớp điện ảnh), năm 1969

2024072146927

I. Tháng 5 năm 1970, tại Campuchia, quân Mỹ thu nhiều giấy tờ của Trung đoàn 92 đường dây - Cục hậu cần Miền.

Một trong số đó có bản Lý lịch quân nhân đi học điện ảnh, gồm:

1. Hoàng Giáp?

2. Nguyễn Văn Huệ

3. Phạm Khắc KHoan, quê Định Hải - Yên Định - Thanh Hóa.

4. Nguyễn Trung Kiên, quê Yên Mông - Kỳ Sơn - Hòa Bình (Nghề điện ảnh 11 năm)

5. Đỗ Văn Năm, quê Thái NInh - Thanh Ba - Vĩnh Phú (Điện ảnh 4 năm)

6. Lê ? Hiện, số nhà 9 tổ 4 Cao Xanh thị xã Hòn Gai (trung cấp cơ điện).

II. Ảnh chụp bản danh sách (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[7.74] Không ảnh (48): Khu vực rừng cao su Sóc Giếng - tây An Lộc, hơn 3 năm sau trận chiến giữa bộ đội thuộc tiểu đoàn 7 trung đoàn 209 sư đoàn 7 với quân Mỹ ngày 6/6/1969.

20240721

Khu vực rừng cao su Sóc Giếng - tây An Lộc, hơn 3 năm sau trận chiến giữa bộ đội thuộc tiểu đoàn 7 trung đoàn 209 sư đoàn 7 với quân Mỹ ngày 6/6/1969.



Bài liên quan:
[5.89] Địa danh (23): Sóc Giếng - Hớn Quản, giấy tờ cá nhân thu từ thi thể bộ đội Trung đoàn 209, danh sách 47 Liệt sỹ Trung đoàn 209 hy sinh trong trận đánh tại khu vực Sóc Giếng ngày 6/6/1969

[5.653] Giấy chứng minh của các đ/c: (1) Bùi Đan Chi; (2) Nguyễn Văn Nghĩa * Thẻ Đoàn viên của đc Nguyễn Cảnh Dinh quê thôn Đại Trang xã Bát Trang huyện An Lão - tp Hải Phòng

2024072146926

1. Ngày 5/5/1968 tại vùng tây Tp Huế, quân Mỹ thu giữ 1 số giấy tờ:

- Giấy chứng minh mang tên đc Bùi Đan Chi, đơn vị Đ280. Không có thông tin quê quán.

- Giấy chứng minh mang tên đc Nguyễn Văn Nghĩa, đơn vị Đ280. Không có thông tin quê quán.

- Thẻ Đoàn viên mang tên đc Nguyễn Cảnh Dinh quê thôn Đại Trang xã Bát Trang huyện An Lão - tp Hải Phòng.

2. Web CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VỀ LIỆT SĨ, MỘ LIỆT SĨ VÀ NGHĨA TRANG LIỆT SĨ không có thông tin về liệt sỹ như thông tin trong Thẻ Đoàn viên bị thu giữ.

3. Ảnh chụp Thẻ đoàn viên của đc Nguyễn Cảnh Dinh (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[3.333] Giấy giới thiệu sinh hoạt ĐOàn và Giấy khen của đc Đinh Văn Hảo, quê xã Thi Sơn - Kim Bảng - Hà Nam

2024072146925


1. Ngày 23/2/1969, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ mang tên đc Đinh Văn Hảo như sau:

- Giấy sinh hoạt Đoàn đề 28/3/1967 do Phó bí thư Đoàn xã Thi Sơn ký, giới thiệu với đơn vị bộ đội tiếp nhận là đc Đinh Văn Hảo vào Đoàn ngày 26/3/1967, đã đóng Đoàn phí đến hết tháng 3/1967. [Thông tin này chắc chắn quê đc Hảo là Thi Sơn - Kim Bảng - Hà Nam]

- Giấy chứng nhận Danh hiệu Dũng sỹ đề 3/2/1969 do bác sỹ NGuyễn Sanh Dân thay mặt Thủ trưởng K21 ký, mang tên đc Đinh Văn Hảo, chiến sỹ cảnh vệ K21 đã được tặng danh hiệu Dũng sỹ quyết thắng 6 tháng cuối năm 1968.

2. Web Chính sách quân đội không có thông tin liệt sỹ như giấy tờ bị thu giữ.

3. Ảnh chụp Giấy tờ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2024

[5.652] Thông tin sơ lược của phía Mỹ về trận đánh của bộ đội Việt Nam tấn công Căn cứ RITA của quân Mỹ đêm 31/10 * Danh sách 19 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 429 đặc công

2024071976098

1. Thông tin sơ bộ của phía Mỹ

- Lúc 03h33 ngày 1/11/1968, căn cứ RITA do quân Mỹ trú đóng (nằm tại nam ngã ba Bà Chiêm) bị tấn công dữ dội từ khoảng 800 bộ đội Việt Nam bằng súng phóng lựu, súng tự động, súng cối. Cuộc tấn công kết thúc lúc 7h sáng.

- Kết quả có 12 lính Mỹ chết, 54 lính Mỹ bị thương. Phía bộ đội Việt Nam có 27 người hy sinh, thu một số đạn dược.

2. Đối chiếu với thông Mỹ thì trong ngày này, tại khu vực Bà Chiêm và lân cận không thấy có trận đánh nào khác vào căn cứ Mỹ ngoài trận đánh vào Căn cứ RITA.

Hồi ức một số cựu chiến binh Mỹ có thông tin là bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ này.

3. Web Chính sách quân đội có thông tin về 19 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 429 đặc công Miền hy sinh ngày 31/10/1968 tại sân bay Bà Chiêm - Tây Ninh trong trường hợp chiến đấu. 

Phần lớn thông tin nơi an táng bỏ trống.


4. Không ảnh cho thấy dấu vết căn cứ RITA gần 2 tháng sau trận đánh



1- Liệt sỹ Ngô Trung Kiên
2- Liệt sỹ Triệu Văn Đeng
3- Liệt sỹ Mai Tiến Quang
4- Liệt sỹ Vũ Ngọc Đỉnh
5- Liệt sỹ Hà Văn Dung
6- Liệt sỹ Lê Xuân Ban
7- Liệt sỹ Phương Công Diễm
8- Liệt sỹ Phương Văn Nghĩa
9- Liệt sỹ Nguyễn Trọng Thu
10- Liệt sỹ Nguyễn Xuân Thanh
11- Liệt sỹ Lê Văn Ngữ
12- Liệt sỹ Vũ Văn Mẫn
13- Liệt sỹ Đỗ Văn Vui
14- Liệt sỹ Trần Thanh Hùng
15- Liệt sỹ Vũ Xuân Hải
16- Liệt sỹ Đồng Văn Núi
17- Liệt sỹ Nguyễn Xuân Đinh
18- Liệt sỹ Phạm Quốc Trị
19- Liệt sỹ Vũ Văn Tuân

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2024

[5.651] Tổng hợp sơ lược thông tin về các trận đánh vào Trại biệt kích Dak Sieng và giao chiến tại khu vực lân cận, trong chiến dịch Dak Sieng tháng 4/1970

20240714


1. Sơ lược về Trại biệt kích Dak Sieng
- Trại biệt kích Dak Sieng được thiết lập từ tháng 7/1966, quân số cỡ tiểu đoàn, có cố vấn Mỹ chỉ huy.
- Trại biệt kích Dak Sieng hiện nay nằm ở xã Đắk Dục huyện Ngọc Hồi tỉnh Kontum, án ngữ đường 14 hướng Bắc - Nam.

2. Thông tin phía Việt Nam
- Chiến dịch Dak Sieng bắt đầu 1/4/1970, theo đó Trung đoàn 28 làm nhiệm vụ vây đồn Dak Sieng, Trung đoàn 66 làm nhiệm vụ cơ động đánh địch ngoài công sự.
- 5h sáng ngày 1/4/1970, trung đoàn 28 tấn công đồn Dak Sieng.
- Ngày 4/4/1970 tiểu đoàn 4 trung đoàn 22 sư đoàn 22 SG và tiểu đoàn 22 và 23 biệt động quân SG đổ bộ xuống khu vực Dak Con và tây cầu Poko Hạ, để tiến hành các hoạt động chiến đấu giải tỏa đồn Dak Sieng.
- Trong 2 đêm 5 và 6/4/1970, đại đội 60 đặc công Trung đoàn 66 tập kích Sở chỉ huy Liên đoàn 2 biệt động quân SG ở khu vực cầu Poko Hạ.

3. Thông tin phía Mỹ ghi nhận bộ đội Việt Nam tấn công vào Trại biệt kích Dak Sieng/ có giao chiến lân cận trại biệt kích (Thông tin của phía Việt Nam thì Trung đoàn 28 hoạt động khu vực này).

- Các ngày: 1/4/1970, 2/4/1970, 4/4/1970, 6/4/1970, 10/4/1970, 11/4/1970, 12/4/1970, 13/4/1970, 15/4/1970, 16/4/1970, 17/4/1970, 18/4/1970, 19/4/1970, 20/4/1970, 21/4/1970, 26/4/1970, 29/4/1970, 30/4/1970.

4. Thông tin phía Mỹ ghi nhận bộ đội Việt Nam tấn công vào quân Sài Gòn, lực lượng biệt kích ở khu vực nam Trại biệt kích Dak Sieng vài km (cầu vượt sông Poko và lân cận. Thông tin phía Việt Nam thì Trung đoàn 66 hoạt động khu vực này).

- Các ngày: 2/4/1970, 4/4/1970, 5/4/1970, 6/4/1970, 7/4/1970, 8/4/1970, 11/4/1970, 12/4/1970, 15/4/1970.

5. Cũng trong tháng 4/1970, thông tin Mỹ ghi nhận ở phía nam trại biệt kích Dak Sieng, quân Sài Gòn giao chiến và phát hiện khu vực có mộ chôn cất 75 người bị chết do không kích [Rx tin chắc là bộ đội Việt Nam hy sinh trong chiến dịch này].

6. Web Chính sách quân đội có thông tin nhiều liệt sỹ hy sinh trong chiến dịch này thuộc Trung đoàn 28 và Trung đoàn 66.


- Web Chính sách quân đội có thông tin về 54 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 28 Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh từ ngày 1 đến 7/4/1970 trong khu vực Đắc Siêng

- Web Chính sách quân đội có thông tin về 53 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 66 Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh từ ngày 3 đến 7/4/1970. Trong số đó có 6 liệt sỹ có thông tin về nơi an táng hiện nay.


7. Bản đồ khu vực diễn ra chiến dịch




Link bài liên quan:
[5.624] Danh sách 53 liệt sỹ thuộc Trung đoàn 66 (sư đoàn 10) Mặt trận B3 Tây Nguyên hy sinh trong các ngày từ 3,4,5,6,7/4/1970 trong chiến dịch Đắc Siêng

[7.73] Không ảnh (47): Khu vực Cao điểm 1314 và Cao điểm 1015 (Charlie) - Kontum

20240714

Khu vực Cao điểm 1314 và Cao điểm 1015 (Charlie) - nam Dakto - Kontum năm 1972




[5.650] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (205): Các giấy tờ khen thưởng của đc Vi Văn Cồ, đơn vị thuộc tiểu đoàn 3 Trung đoàn 724 pháo binh Miền, quê xóm Đèo Chủ - Phong Vân - Lục Ngạn - Bắc Giang

2024071439917

1. Tháng 11 năm 1970, tại tỉnh Phước Long, quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam nhiều giấy tờ mang tên đc Vi Văn Cồ:

- Giấy chứng minh mang tên đc Vi Văn Cồ, đơn vị D724C tức tiểu đoàn 3 Trung đoàn 724 pháo binh Miền.

- Giấy chứng nhận khen thưởng , do đc Trần Nhuận là Chính ủy Trung đoàn ký, đề ngày 2/2/1969 mang tên đc Vi Văn Cồ tiểu đội phó đơn vị E74 [Tức trung đoàn 724 pháo binh Miền, lúc này hoạt động trên địa bàn Quân khu T7] về thành tích hoàn thành nhiệm vụ năm 1968.

- Giấy chứng nhận đề ngày 12/8/1969, chứng nhận đc Vi Văn Cồ được tặng Huân chương chiến sỹ Giải phóng hạng 3.

- Giấy giới thiệu sinh hoạt Đoàn, gửi Đoàn an dưỡng 86; Giấy chứng thương mang tên đc Vi Văn Cồ quê xóm Đèo Chủ xã Phong Vân huyện Lục Ngạn tỉnh Hà Bắc; Sơ yếu lý lịch mang tên đc Vi Văn Cồ.

2. Ảnh chụp 2 giấy tờ khen thưởng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[4.116] Biên bản bàn giao Trường quân chính Phân khu 5 về Quân khu T7 (Quân khu 7), tháng 5/1969

2024071439916

1. Tháng 11 năm 1970, tại tỉnh Long Khánh, quân Mỹ thu giữ rất nhiều giấy tờ của Phân khu 5. 

Một trong số đó có Biên bản đề ngày 16/5/1969 bàn giao Trường quân chính PK5 cho T7 [Tức QK7].

Thành phần bàn giao gồm có Đại diện PK5 là đc Nguyễn Đăng Bẩy, đại diện các phòng Tham mưu - Chính trị - Hậu cần, Ban giám đốc và Đảng ủy trường.

Nội dung bàn giao gồm tổ chức khung và biên chế, danh sách và chất lượng cản bộ Đảng - Đoàn - quần chúng, tài sản và trang bị, tài chính...

2. Ảnh chụp Biên bản bàn giao (lưu tại Đại học kỹ  thuât Texas)



Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2024

[5.649] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (204): Giấy khen và Sổ ghi chép của đc Hà Văn Tâm, đơn vị thuộc H50 QK6, quê thôn Pặt - Kỳ Tân - Bá Thước - Thanh Hóa

2024071338914

1.  Tháng 1/1971 tại vùng rừng Bù Gia Mập - Phước Long, quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam nhiều giấy tờ mang tên đc Hà Văn Tâm, đơn vị C5- H50 QK6 gồm:

- Giấy chứng minh mang tên đc Hà văn Tâm, đơn vị 2122.

- 02 Quyết định khen thưởng do Thủ trưởng đơn vị H50 ký, tặng thưởng đc Hà Văn Tâm về thành tích trong các đợt thi đua và vận chuyển trong 6 tháng đầu năm 1970.

- Sổ ghi chép có ghi: Địa chỉ chòm Pặt xã Kỳ Tân huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa, ngày nhập ngũ 3/3/1955, tái ngũ 27/7/1968, vào nam 12/2/1969 và chữ ký đc Hà Văn Tâm.

2. Ảnh chụp 1 quyết định khen thưởng và 1 trang cuốn sổ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

[7.72] Không ảnh (46): Trọng điểm ngầm vượt sông Ta Lê/ ngầm Ta Lê trong cụm trọng điểm đánh phá ATP của không quân Mỹ trên đường 20 Quyết Thắng - tuyến đường Hồ Chí Minh

20240710

Trọng điểm ngầm vượt sông Ta Lê/ ngầm Ta Lê trong cụm trọng điểm đánh phá ATP của không quân Mỹ trên đường 20 Quyết Thắng - tuyến đường Hồ Chí Minh




[5.648] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (203): Các giấy tờ của bộ đội thuộc Phân khu 2 - Quân Giải phóng miền Nam (1) Đc Vũ Trường Long, đại đội phó thuộc tiểu đoàn 267A quê xóm Thượng - Gia Lộc - Cát Hải - Hải Phòng; (2) Đc Vũ Trọng Hiến; (3) Đc Ngọc KHiết

2024071035910

1. Tháng 12 năm 1969, trên sông Vàm Cỏ Đông tỉnh Long An, lực lượng biệt kích Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội VIệt Nam nhiều giấy tờ của  bộ đội thuộc Phân khu 2 - Quân Giải phóng miền Nam gồm:

- Bức thư đề ngày 30/11/1969 của đc Vũ Trường Long đơn vị thuộc khu Bắc Long An/ Phân khu 2, gửi về chị Vũ Thị Hưởng xóm Thượng xã Gia Lộc huyện Cát Hải tp Hải Phòng. Thư có nói đc Long vào nam được 2 năm, chiến đấu quanh khu Sài Gòn; đc Long bị thương 6 hoặc 7 lần nhưng vẫn đủ sức  khỏe thực hiện nhiệm vụ.

- Vỏ phong bì thư của đc Long gửi về người chị được làm từ 1 Giấy khen đề 27/7/1969 do đc Phạm Công Quá thay mặt Thủ trưởng Tỉnh đội Long An ký, khen thưởng đc Vũ Trường Long - Đại đội phó đơn vị 267A Phân khu 2 về thành tích chiến đấu tại ngã tư Bảy Hiền.

- Một thư cá nhân đề 2/9/1969 với người gửi là Vũ Trọng Hiến đơn vị thuộc Phân khu 2, gửi về người nhận là Đỗ Khắc Thái, xóm Đoàn Kết thôn Trà Đông xã Dũng Nghĩa - Thư TRì [Vũ Thư] - Thái Bình.

- Thư cá nhân đề 8/12/1969 với người gửi là Ngọc Khiết, người nhận là Hoàng Ngọc Ngật thôn Mai Xá xã Mỹ Xá - ngoại thành Nam Định.


2. Ảnh chụp Giấy khen và địa chỉ gửi thư của đc Vũ Trường Long (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

[5.647] Địa danh (68): Cao điểm 680, núi Đá Bàn và dấu vết hoạt động của Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 Quân khu Trị Thiên tại khu vực này tháng 8/1970

20240708

1. Bản đồ quân sự Mỹ có 3 địa danh núi Đá Bàn, trải dài phạm vi cỡ 10km, trên địa bàn xã Ba Lòng, Tà Long và Hải Phúc - huyện Dak Rong tỉnh Quảng Trị.

2. Trên bản đồ quân sự Mỹ không có Cao điểm 680. Bản đồ được Quân đội nhân dân Việt Nam sử dụng có địa danh Cao điểm 680.

3. Theo thông tin của phía Việt Nam, đầu tháng 8/1970, có một số liệt sỹ  thuộc Trung đoàn 9 Sư đoàn 304 hy sinh tại khu vực Cao điểm 680 tây Đá Bàn.

4. Đối chiếu với thông tin của quân đội Mỹ thì có ghi nhận 1 số trận giao chiến cùng thời gian tại khu vực núi Đá Bàn và khu vực Cao điểm 680 tương ứng. Cũng những ngày sau đó trong tháng 8/1970, phía Mỹ ghi nhận dấu vết của tiểu đoàn 2 trung đoàn 9 sư đoàn 304 chiến đấu tại/ lân cận khu vực này.

5. Như vậy cho thấy rõ ràng sự hiện diện của Trung đoàn 9 sư đoàn 304 cũng như vị trí khu vực núi Đá Bàn, Cao điểm 680 - huyện Dak Rong tỉnh Quảng Trị.




Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

[7.71] Không ảnh (45): Trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ tại khu vực đường Hồ Chí Minh vượt sông Seka Man và đoạn phía nam, trên đất Lào tháng 3/1969

20240706

Không ảnh trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ tại khu vực đường Hồ Chí Minh vượt sông Seka Man và đoạn phía nam, trên đất Lào tháng 3/1969.

Các chấm/ vùng trắng trên không ảnh tập trung dọc tuyến đường/ sông là dấu vết các trận ném bom.



[7.70] Không ảnh (44): Khu vực Trại biệt kích Dak Sieng, tháng 3 năm 1967

20240706

Không ảnh khu vực Trại biệt kích Dak Sieng - Kontum, tháng 3 năm 1967



[5.646] Giấy chứng minh quân nhân của liệt sỹ Lê Quang Dong, đơn vị thuộc Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, quê Đàm Lộc - Thanh Bình - Cẩm Giàng - Hải Dương [Nay thuộc thành phố Hải Dương]

2024070631905

1. Ngày 30/1/1968, tại bắc QL9 huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị, quân Mỹ thu giữ một Giấy chứng minh quân nhân, có chữ ký của Chỉ huy Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, mang tên đc Lê Quang Dong sinh năm 1940, nhập ngũ 8/2/1960 vào Đại đội 9 tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 Sư đoàn 320, quê Đàm Lộc - Thanh Bình - Cẩm Giàng - Hải Dương [Nay thuộc thành phố Hải Dương]. Cha mẹ đc Lê Quang Dong là Lê Quang Quảng và Nguyễn Thị Điền, sống tại quê.

2. Có thông tin về liệt sỹ Lê Quang Dong, khớp với thông tin trên giấy tờ bị thu giữ.

3. Ảnh chụp 1 trang Giấy chứng minh quân nhân (bị đen kịt, lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



[3.332] Một số giấy tờ của bộ đội thuộc Sư đoàn 320 Mặt trận đường 9 bắc Quảng Trị: (1) Quyết định thăng quân hàm Đ/c Nguyễn Văn Vượng; (2) Giấy chứng minh quân nhân của Nghiêm Xuân Oanh quê thôn Nội - Cộng Hòa - Phú Xuyên - Hà Tây

2024070631904

1. Ngày 29/1/1968 tại Quảng Trị, quân Mỹ thu giữ một số giấy tờ của bộ đội thuộc Sư đoàn 320 Mặt trận đường 9 bắc Quảng Trị gồm:

- Quyết định đề 10/11/1967, do đc Trung tướng Song Hào ký, đề bạt đc Nguyễn Văn Vượng từ cấp bậc Hạ sỹ? (Aspirant) lên cấp Trung sỹ?. Văn bản được sao y bởi Trung đoàn 64 Sư đoàn 320. Không có thông tin quê quán đc Nguyễn Văn Vượng.

- Quyết định ngày 17/7/1964 do Thiếu tá Hoàng Văn Vượng, chỉ huy Trung đoàn 64 sư đoàn 320 ký, đề bạt đc Nghiêm Xuân Oanh là tiểu đội trưởng đại đội 2 tiểu đoàn 7.

-  Giấy chứng minh quân nhân của đc Nghiêm Xuân Oanh đơn vị C9/d3/E48/F320, sinh năm 1947 quê thôn Nội - Cộng Hòa - Phú Xuyên - Hà Tây, nhập ngũ 18/2/1965. [Bổ sung thông tin ngày 8/7/2024: Có thông tin về liệt sỹ Nghiêm Xuân Oanh hy sinh 26/1/1968]

- Giấy chứng nhận đề 27/3/1967 của Chỉ huy tiểu đoàn 17 sư đoàn 320 chứng nhận đc Nghiêm Xuân Oanh, tuy nhiên nội dung không đọc được do bị cháy 1 phần giấy tờ.

- Đơn xin vào Đảng đề 28/11/1967 của đc Nghiêm Xuân Oanh.

2. Ảnh chụp các giấy tờ bị mờ, đen kịt.

3. Ảnh chụp Quyết định đề bạt đc Nguyễn Văn Vượng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

[3.331] Sổ ghi chép của liệt sỹ Lê Hữu Lục, đơn vị thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9 sư đoàn 304 Mặt trận Trị Thiên, quê Đức Hùng - Đức Yên - Đức Thọ - Hà Tĩnh

2024070530902

1. Tháng 7/1970 tại Quảng Trị, quân Sài Gòn thu giữ nhiều giấy tờ của bộ đội thuộc Trung đoàn 9 Sư đoàn 304. 

Một trong số đó có cuốn sổ ghi chép mang tên đc Lê Hữu Lục. Cuốn sổ có các nội dung ghi chép cá nhân, có 1 danh sách có tên quê quán 1 số Đoàn viên....

2. Có thông tin về liệt sỹ Lê Hữu Lục khớp với thông tin trong cuốn sổ bị thu giữ.

3. Ảnh chụp 1 trang cuốn sổ (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


4. Bổ sung: Ảnh chụp cuốn sổ của liệt sỹ Lê Hữu Lục đã được chuyển tới gia đình liệt sỹ ngày 6/7/2024.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2024

[5.645] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (202): Thẻ Đoàn viên của đc Trần Quang Ánh, trung đội phó thuộc Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 101D; quê Quỳnh Vân - Quỳnh Côi - Thái Bình

2024070429900

1.  Đầu tháng 9/1969, tại khu vực tây đường 13, quân Mỹ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam một số giấy tờ mang tên đc Trần Quang Ánh gồm:

- Giấy cung cấp có tiêu đề đơn vị F12/C26 đề 25/8/1969 mang tên đc Trần Quang Ánh, nội dung đc Ánh chuyển đơn vị, đơn vị cũ đã cấp đến 31/8/1969, đơn vị mới cấp từ 1/9/1969.

- Một Thẻ Đoàn viên đề 31/5/1966 của Chi đoàn 6 khu Gang thép Thái Nguyên, mang tên đc Trần Quang Ánh, quê Quỳnh Vân - Quỳnh Côi - Thái Bình, sinh 21/10/1943, vào Đoàn 5/10/1962.

2. Web Chính sách quân đội không có thông tin về liệt sỹ như trong giấy tờ bị quân Mỹ thu giữ.

3. Ảnh chụp 1 trang Thẻ Đoàn viên (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Tư, 3 tháng 7, 2024

[3.330] Đơn xin gia nhập Đảng của đc Nguyễn Đại Phong, đơn vị Đại đội 2 - Tiểu đoàn 66 bộ binh cơ giới - Trung đoàn 202 Tăng thiết giáp Mặt trận Trị Thiên, quê Thanh Châu - Nam Thanh - Tiền Hải - Thái Bình

2024070328081

1. Cuối tháng 5/1972, tại Thừa Thiên Huế, thủy quân lục chiến Sài Gòn thu giữ nhiều giấy tờ của Đại đội 2 - Tiểu đoàn 66 bộ binh cơ giới - Trung đoàn 202 Tăng thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam. 

Một trong số đó có Đơn xin gia nhập Đảng của đc Nguyễn Đại Phong quê Thanh Châu - Nam Thanh - Tiền Hải - Thái Bình, đề ngày 20/5/1972. Đ/c Nguyễn Đại Phong sinh năm 1951, vào Đoàn 20/9/1968, nhập ngũ 19/5/1971.

2. Ảnh chụp 1 trang của Đơn xin gia nhập Đảng (lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)


Bổ sung 4/7/2024: Giấy tờ này đã được chuyển đến gia đình liệt sỹ Nguyễn Đại Phong. LS Nguyễn Đại Phong hy sinh 23/5/1972 tại Phong Điền - Thừa Thiên - Huế.