Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

[2.60] Tổng hợp thông tin của quân Sài Gòn nghiên cứu về Trung đoàn 203 tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân VN, tham chiến tại chiến trường Quảng TRị năm 1972

2024091037940

Tài liệu này được Rongxanh dịch và tổng hợp năm 2009, nay post lại.

-----------------------------------------------------------------------------

Nội dung nghiên cứu dựa trên các tài liệu ghi chép khoảng 500 trang do Tiểu đòan 6 Thủy quân lục chiến SG thu được ngày 9/4/1972 tại khu vực căn cứ Phượng Hoàng, Quảng Trị.


Tài liệu gồm 2 cuốn sổ ghi chép, của đc Trần Xuân Hà - Sỹ quan chính trị (CHính trị viên?), Đại đội 1, Tiểu đoàn 397, Trung đoàn 203 tăng thiết giáp, với các ghi chép từ 18/2/1972 cho đến ngày 6/4/1972, gồm các thông tin chính sau:

A.   Thông tin chung

1.   Trung đoàn 203, trực thuộc Bộ tư lệnh tăng thiết giáp QDND VN, do Thiếu tá Độ và Tri chỉ huy. Hậu cứ của Trung đoàn đóng tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

2.   Trung đoàn có 4 tiểu đoàn và một số đại đội trợ chiến. Phiên hiệu các đơn vị như sau:


a).   Tiểu đoàn 297 thiết giáp
b).   Tiểu đoàn 397 thiết giáp
c).   Tiểu đoàn 512 huấn luyện cơ giới
d).   Tiểu đoàn 177 vận tải (mới hoạt động)
e).   Các đơn vị hỗ trợ: Công binh, hậu cần, huấn luyện, quân y, thông tin và đại đội phòng không …

3.   Trung đoàn 203 được trang bị tăng T54, PT76 và T34, mật danh như sau: K1 (T54), K2 (PT76), K3 (có thể là T34). Mỗi đại đội có từ 8 đến 10 xe tăng, mỗi tiểu đoàn có khoảng 25 tăng.

4.   Trung đoàn được huấn luyện kỹ càng về chính trị, kỹ thuật, chiến thuật cho các cán bộ trung đoàn và tiểu đoàn trong quá trình chi viện vào miền Nam VN. Trong ngày đầu của chiến dịch (31/3/1972), Tiểu đoàn 397 đã không tham gia do vẫn còn nằm tại Bắc Khe Sanh. Trận tấn công căn cứ Phượng Hoàng ngày 9/4/1972 là trận đầu tiên mà Trung đoàn 203 tham gia. Tiểu đoàn 397 là lực lượng chính của Trung đoàn và đã tham chiến với các đơn vị Thủy quân lục chiến SG.

5.   Trung đoàn 203 chiến đấu ở vùng hạ Lào đầu năm 1971. Trung đoàn chỉ được được trang bị T54 vào cuối năm 1971, thời điểm trung đoàn chuẩn bị tấn công vào miền Nam VN. Với số tăng này, trung đoàn trang bị thêm các con lăn phá mìn, xe thiết giáp gắn rocket phá rào, một số xe thiết giáp gắn súng cao xạ 12,8mm và 37mm.

6.   Sau chiến dịch hạ Lào (4/1971), bộ phận chính của Trung đoàn 203 trở về Quảng Bình. Riêng tiểu đoàn 397 vẫn ở lại khu vực, vì đầu năm 1972 tiểu đoàn di chuyển thẳng từ Sepon đến Tây Bắc Khe Sanh khi trung đoàn và sở chỉ huy Trung đoàn thâm nhập vào miền Nam VN từ huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình; hợp nhất tại Adua Ap (Tây Bắc Khe Sanh) ngày 4/3/1972. Ghi chép lịch trình từ Quảng Ninh như sau:


a).   Từ Quảng Ninh, trung đoàn di chuyển dọc đường 18 và đường 10 đến sông Bến Hải và xuyên qua Chà Lỉ. Trung đòan dừng chân để tiếp nhiên liệu và di chuyển dọc theo Biên giới Lào - Việt đến Mường Truông (Lào), Làng Sen và Mai Sóc, và hợp nhất tại Adua Ap. Chặng đường đi khoảng 120 km, băng qua núi và đèo, dốc CỔng Trời. Trung đoàn đã bị không quân SG tấn công dọc đường hành quân. Một xe bị trúng đạn bốc cháy nhưng lửa nhanh chóng bị dập tắt.

b).   Đoàn xe di chuyển vào lãnh thổ SG (từ Làng Sen đến khu vực Mai Sóc) và sẵn sàng chiến đấu. Máy ủi tiến hành mở đường. Thiết bị phá mìn di chuyển phía trước để phá mìn. Đoàn xe được bảo vệ bởi pháo cao xạ 37mm gắn trên xe. Có thể đoàn xe được hộ tống bởi các đơn vị công binh chống lầy?. Các trạm nhiên liệu được triển khai tại khu vực  Chà Lỉ, Adua Ấp, Làng Ruông và Làng Liệt (Bắc Khe Sanh).

c).   Trước khi di chuyển từ điểm tập hợp (Adua ấp) đến chiến trường, Trung đoàn 203 được nghiên cứu cẩn thận lịch trình và lực lượng phòng thủ SG dọc đường 9 đến Đông Hà, Ái Tử, Nai Cửu và đông – đông nam Quảng Trị. Đơn vị này có kế hoạch di chuyển trên con đường đường sử dụng bởi quân lực SG từ Đông Hà tới Ái Tử và Quảng Trị và đến Tây căn cứ Fuller, Mai Lộc, Tân Lâm, Carrol, Ba Hồ, Dốc Miếu …

d).   Kế hoạch chiến đấu của Trung đoàn là tấn công các mục tiêu một cách dữ dội và nhanh chóng bằng cách sử dụng tối đa hỏa lực ngay từ đầu.

e).   Trang bị và lương thực được chuẩn bị cho chặng hành quân dài. Một xe tải mang đủ gạo cho 1 tháng và lương khô cho 20 ngày. Ngoài ra mỗi xe tải còn mang thêm 5 viên đạn ? và 200 lít xăng và một số phiếu xăng.

7.   Một số thông tin khác trong tài liệu:

a).   Quân đội ND VN sử dụng khoảng 2000 xe vận tải đến chiến tuyến.

b).   Tấn công vào Quảng Trị do Sư đoàn 304B với sự hỗ trợ của các Trung đoàn 812, Sư đoàn 324B, phối hợp với Trung đoàn thiết giáp 202 và 203.

c).   Bộ tư lệnh tăng thiết giáp QDNDVN đóng chỉ huy sở tại Quảng Bình, chỉ huy trực tiếp các hoạt động của xe tăng dọc DMZ (Khu phi quân sự).

d).   Lực lượng cao xạ trong khu vực bao gồm 17 đại đội pháo 37 và 57 mm được tăng cường 1 số đơn vị tên lửa. Lực lượng này rất mạnh và có thể dễ dàng kiềm chế lực lượng pháo binh SG.

B.   Tổ chức của Trung đoàn 203

1.   Thông tin chung ghi chép cuối năm 1971

a).   Chỉ huy Trung đoàn (Phiên hiệu Bắc Sơn)

b).   Ba Tiểu đoàn thiết giáp: 297, 397, tiểu đoàn 512 huấn luyện cơ giới

c).   Tiểu đoàn D177 vận tải mới hoạt động

d).   Các đại đội chuyên môn:

*   Đại đội 11 hậu cần, còn gọi là Đại đội sửa chữa (Trước đây trực thuộc trung đoàn 202)
*   Đại đội 12 súng máy phòng không 12,8mm
*   Đại đội 13 thông tin
*   Đại đội 14 công binh
*   Đại đội 12 thiết giáp. Đại đội  này được biên chế vào Tiểu đòan 397 trong năm 1971 khi hoạt động ở hạ Lào. Trở thành độc lập từ 7/2/1972.
*   Đại đội 16 cao xạ 37mm
*   Đại đội 17
*   Đại đội 18 thiết giáp (trước đây trực thuộc Trung đoàn 202)
*   Đại đội 19
*   Đại đội 20 thiết giáp (Có thể là đại đội huấn luyện thiết giáp, do không tham gia chiến đấu nhưng lại được trang bị xe tăng)
*   Đại đội 25
*   Đại đội 30 vận tải

2.   Các Tiểu đoàn trực thuộc

a).   Tiểu đòan 297: Tài liệu chỉ đề cập đến Đại đội 2 và 7. Các chi tiết khác không rõ.

b).   Tiểu đoàn 397 (Phiên hiệu Vạn Tường): CUối năm 1971, có 6 đại đội:

*   Đại đội 1 thiết giáp
*   Đại đội 2 thiết giáp
*   Đại đội 3 thiết giáp
*   Đại đội 6 PT76
*   Đại đội 15 thiết giáp (của trung đoàn tăng cường)
*   Đại đội 20 (Nhận toàn bộ tăng từ đại đội 6)
*   Tháng 12/1971, khi đóng tại Na Lai (Sepon), tiểu đoàn đã được tổ chức lại để xâm nhập vào miền Nam chiến đấu, bao gồm:
-   Đại đội 6 ngừng hoạt động và 1 nửa số quân (29) ra Bắc VN để nhận xe tăng. Nửa còn số lại được tăng cường cho đại đội 1. Đại đội 6 chuyển giao 3 xe tăng cho đại đội 3 và 3 xe tăng cho đại đội 20. Sau đó đại đội 3 lại chuyển giao số xe tăng này cho đại đội 20.
-   Đại đội 15 trở về trung đoàn vào tháng 12/1971.
-   Đại đội 20: Không có thông tin
-   Tiểu đoàn 397 có các đơn vị sau khi tiến vào DMZ:
+ Đại đội 1
+ Đại đội 2
+ Đại đội 3
+ Đại đội 5 bộ binh (Từ Tiểu đoàn 512 tăng cường)
+ Đại đội 12 phòng không và Đại đội 16 pháo 37mm
+ Một Trung đội công binh (Của đại đội 14)
+ Một trung đội thông tin (Của đại đội 13), phiên hiệu là B13
+ Bộ phận vận tải với 1 máy ủi và 1 máy phá mìn.
Do vậy Tiểu đoàn 397 là tiểu đoàn thiết giáp hỗn hợp được tổ chức mạnh và xung kích bao gồm xe tăng, bộ binh, công binh, cao xạ và thông tin.

c).   Tiểu đoàn 512 hỗn hợp bộ binh - thiết giáp bao gồm:

*   Đại đội 4 xe tăng?
*   Đại đội 5 bộ binh
*   Đại đội 6 thiết giáp

d).   Tiểu đoàn 177 vận tải

*   Không có thông tin về các đại đội trực thuộc. Trong tài liệu ghi: “ Tiểu đoàn mới này là đơn vị vận tải”

3.   Cán bộ E – Trung đoàn

a).   Trung đoàn trưởng (Reg CO): Độ
b).   Trung đoàn phó (Reg XO): Tuấn
c).   Trợ lý chính trị: Tùng
d).   Chủ nhiệm chính trị: Phú
e).   CofS – CHính ủy?? : Trí
f).   Kỹ thuật xe: Tuy

4.   Xe máy và trang thiết bị

a).   Xe tăng bao gồm các loại K1 (T54), K2 (PT76), K3

b).   Mỗi đại đội có 8 xe tăng T54, mỗi tiểu đoàn với 3 đại đội có 24 xe tăng.

c).   Ngoài ra mỗi đơn vị thiết giáp còn trang bị xe tải, xe xích, máy ủi, máy phá mìn. Đại đội 1 Tiểu đoàn 397 có 1 xe chuyên phá rào trang bị rocket (FR???)

d).   Một số loại xe mang pháo 37mm

C.   Thông tin về Tiểu đoàn 397

1.   Lịch sử:

a).   Tài liệu cho biết, tiểu đoàn hỗn hợp thường thay đổi để phù hợp với yêu cầu khi tham gia chiến dịch Hạ Lào đầu năm 1971. ĐƯợc tăng cường các bộ phận của trung đòan 203 như: Đại đội 11 hậu cần, Đại đội 15 thiết giáp, đại đội 18 thiết giáp, các đơn vị công binh … Sau chiến dịch Hạ Lào tháng 4/1971, Tiểu đoàn 397 vẫn đóng tại khu vực Na Lai (Sepon) nhưng 1 số đơn vị tăng cường được trả lại các trung đoàn tại Bắc VN. Do vậy Tiểu đoàn 397 chỉ còn các đại đội 1, 2, 3, 6. Tháng 11/1971 Tiểu đòan 397 được lệnh tổ chức lại lực lượng: Đại đội 6 tạm thời ngừng hoạt động (chia 2 phần) và tổ chức lại với đại đội 5, Tiểu đoàn 512, cùng các đơn vị chuyên môn như thông tin, công binh, cao xạ.

b).   Đầu nă 1972, tiểu đoàn được lệnh hành quân vào miền Nam VN. Một nửa đại đội 6 để lại xe tăng (ở Sepon) và đi bộ ra Quảng Ninh - Quảng Bình để nhận xe tăng mới, sau đó quay lại ngay miền Nam VN. Cùng thời gian, bộ phận chính của Tiểu đoàn 397 di chuyển đến Quảng Trị theo lịch trình: Na Lai (Sepon) đến Ban Dong đến 16A. Từ 16 A, di chuyển đến Lang Sen và hợp nhất tại Adua Ap để chờ nửa đại đội 6 từ miền Bắc VN trở về. Giữa tháng 3/1972, các đơn vị đến điểm hẹn và di chuyển.

c).   Khi đến Adua Ap một nửa đại đội 6 (trang bị xe tăng mới mang từ  Bắc VN về) đã sát nhập với đại đọi 1. Và như vậy đại đội 6 không còn tồn tại. Cán bộ của đại đội 6 cũ được chuyển thành chủ chốt của đại đội 1 (bao gồm Le, đại đội phó Co XO và Hà - sỹ quan chính trị). Các bộ phận của Tiểu đoàn 397 tham gia tấn công căn cứ Phượng Hoàng tháng 4/1972 bao gồm: Đại đội 1, 2, 3, 5, đại đội cao xạ, trung đội công binh, trung đội thông tin, 1 xe tải.

d).   Tóm lại Tiểu đoàn 397 được hợp thành bởi các đơn vị tăng cường từ trung đoàn 202, 203. Đại đội 15 và 6 không còn tồn tại phiên hiệu.

2.   Cán bộ Tiểu đoàn

a).   Tiểu đoàn trưởng Tư (nguyên là Tiểu đoàn phó hậu cần)
b).   Sỹ quan chính trị - CHính trị viên?: Xuyên
c).   Trợ lý chính trị: Nho
d).   Tiểu đoàn phó: Việt

D.   Tổ chức của Đại đội 1, Tiểu đoàn 397

1.   Xe tăng và quân số khi ở tại Bắc Việt Nam (4/1972)


Trung đội 1 và 2 biên chế 57 người tại thời điểm bắt đầu hành trình vào chiến trường, bao gồm 43 người biên chế trong 8 xe tăng, chia ra như sau:

a).   Xe tăng chỉ huy số 340: Hà, chính trị viên và 6 thành viên kíp xe

b).   Xe tăng của Trung đội 1


*   Tăng số 334: Lái xe: Lê và 7 thành viên kíp xe.
*   Tăng số 363: Lái xe là May và 5 thành viên
*   Tăng số 364: Lai lái xe và 5 thành viên
*   Tăng số 365: Tuấn lái xe và 6 thành viên

c).   Trung đội 2

*   Tăng số 383: Đức lái xe và 4 thành viên
*   Tăng số 384: Lưu lái xe và 5 thành viên
*   Tăng số 385: Thanh lái xe và 5 thành viên

d).   Xe thông tin 15W: 8 thành viên (được gửi đến đại đội 1)

e).   Các xe khác: (Chức năng các xe này không được rõ nhưng có thể là xe chở diezen và dầu nhờn)

2.   Xe (của đại đội 6) và nhân sự khi ở Lào (1971)

Khi đại đội 6 vẫn còn phiên hiệu, có các xe sau:

*   Tăng số 441: Le, Đại đội trưởng địa đội 6
*   Tăng số 153: May (người về miền Bắc đẻ nhận xe tăng số 363)
*   Tăng số 421: Hà, chính trị viên đại đội 6
*   Tăng số 131: Lai
*   Tăng số 239: Đức
*   Tăng số 238: Lưu
*   Tăng số 59: Không rõ
*   Ghi chú: Các xe tăng này đã được chuyển giao cho đại đội 20. Số tăng hiện tại là toàn T54 và T59, được đánh số bắt đầu bằng số 3

3.   Cán bộ

a).   Đại đội trưởng: LT? Nguyễn Văn Lê
b).   Đại đội phó thứ nhất: LT Bùi Xuân Võ
c).   Đại đội phó thứ 2: LT Không Kim Đô
d).   CHính trị viên: ASP Trần Xuân Hà
e).   Trợ lý chính trị: ASP Trần Phái
f).   Hậu cần: Sr SGt Nguyễn Văn Đài (Nhiên liệu)
g).   Sỹ quan quan mô tơ (máy?): Sgt Nguyễn Văn Bảo
h).   Y tế: Sr Sgt Lê Tiên Sinh
Bảng danh sách 44 thành viên với lý lịch hòan chỉnh xem phụ lục 2.

E.   Các hoạt động của Trung đoàn 203

1.   Năm 1971


a).   Theo tài liệu này, trung đoàn 203 tham dự chiến dịch Hạ Lào đầu năm 1971. Tháng 4/1971 (Sau chiến dịch Hạ Lào), trung đòan được lệnh trở về huyện Quảng Ninh - tỉnh Quảng Bình, nhưng Tiểu đòan 397 vẫn ở tại hạ Lào, tại Na Lai (Tây Bắc thị trấn Sepon) để tăng gia sản xuất. Bên cạnh việc sản xuất, tiểu đòan còn huấn luyện kỹ, chiến thuật. Tháng 10/1971, tiểu đòan nghiên cứu nhiệm vụ trong chiến dịch mùa khô năm 1972, mà có thể sẽ trở lại Bắc VN để hoạt động cùng với các đơn vị quân sự khác. Tiểu đòan chuẩn bị cho nhiệm vụ mới bằng các hoạt động tăng cường và tái cơ cấu các đơn vị trực thuộc, và gửi người ra miền Bắc nhận xe tăng mới. Tiểu đoàn đã được trang bị nhiều vũ khí mới mà các thành viên chưa biết sử dụng và sửa chữa.

2.   Đầu năm 1972

a).   Đầu năm 1972, một nửa của đại đội 6, Tiểu đoàn 397 ra miền Bắc (theo tuyến đường Sepon – Cù Nam Quảng Bình) sau khi chuyển giao xe tăng kiểu cũ cho Tiểu đoàn. Chúng được Trung đoàn 203 tiếp nhận tại Cù Nam. Không thành viên nào của đơn vị được phép về thăm nhà. Thay vào đó, họ chuẩn bị cho chuyến hành quân vào miền Nam VN.

3.   Trung đoàn 203 hành quân vào miền Nam VN

Theo tài liệu thu được, Trung đoàn xâm nhập Tây Quảng Trị theo 2 tuyến riêng biệt

a).   Tuyến từ Na Lai (Hạ Lào) đến Quảng Trị

*   Đặc điểm của tuyến đường

Sau khi nhận được xe tăng từ đại đội 6, đại đội 3 nghiên cứu tình trạng tuyến đường xâm nhập. Đại đội có thể xâm nhập tỉnh Quảng Trị bằng tuyến đường dài khoảng 80 km dọc đường 9 tới đường 16A. Đường 9 rộng khoảng 8 -1 01m. Đường 16A là đường mòn và 1 số đoạn đã được dọn sạch cây cối. Tuyến đường này có 1 số ngầm. Ngầm Ja Khong là ngầm lớn và có nhiều nước. Trên phần Bản Đông của đường 16A, có 1 số điểm giao cắt và hố bom thường khiến các đơn vị lạc đường. Máy bay trinh sát thường xuyên hoạt động trên tuyến và ban đêm máy bay C130 sử dụng thiết bị hồng ngoại để trinh sát; khi phát hiện lực lượng Bắc Việt, sẽ gọi F4 đến oanh tạc.

*   Tuyến đường di chuyển của trung đoàn 203

Theo mệnh lệnh từ Trung đoàn, Tiểu đoàn 397 khởi hành vào ngày 10/1/1972. Đại đội 3 được tăng cường 1 máy thông tin 15W, 4 cán bộ trung đội, 2 cán bộ tiểu đoàn và 2 trợ lý. Khởi hành từ Na Lai đến Sepon qua Bản Đông và theo tuyến 16A tiến đến Km 96 và dừng lại để chờ nhận nhiệm vụ mới.

*   Đội hình hành quân

Tất cả các đại đội di chuyển thành hàng với khoảng cách giữa 2 xe tăng từ 30 -40 m, và giữa 2 trung đội từ 100 – 150m. Tốc độ hành quân khoảng 4 -5 km/h. Hai xe tăng đi đầu được các cán bộ chỉ dẫn 1 giờ 1 lần. Các xe tăng được che chắn và ánh sáng phía đuôi cũng được che kỹ. Sau khi các xe đến đích, toàn bộ dấu vết xích nhanh chóng được xóa.

*   Xử lý tình huống

Trong quá trình di chuyển, nếu có pháo sáng, các xe phải dừng lại ở phía đường có cây che chắn để tránh bị phát hiện. Nếu đội hình xe bị ném bom, các lái xe phải tắt ánh sáng và chạy hết tốc lực đến bụi cây để ẩn nấp. Máy thông tin trên xe phải luôn giữ chế độ nhận thông tin.

Nếu xe bị đổ, không được phép di chuyển tiếp cho đến khi thợ sửa chữa đến.

*   Chuẩn bị lương thực

Mỗi xe tăng phải mang đủ lương thực dự trữ trong 2 tháng hoặc hơn. Những người bị thương nhẹ sẽ ở trong xe và tự băng bó. Các trường hợp bị thương nặng sẽ được chuyển đến trạm cứu chữa gần nhất.

*   Khu vực tập kết hợp nhất với Trung đoàn

Sau khi đến Adua, Tiểu đoàn 397 chờ các bộ phận từ Bắc VN đến để hợp nhất . Các đơn vị khởi hành từ căn cứ Na Lai khu vực tỉnh Quảng Trị, qua Na Lai, Sepon, và khu vực Bản Đông, đường 16A và Lang Sen, sau đó đến khu vực Adua Ap, chờ trung đoàn từ Bắc VN đến để hợp nhất vào ngày 4/3/1972.

b).   Các bộ phận chính của trung đoàn khởi hành từ Quảng Ninh đến Quảng Trị

*   Khởi hành từ Quảng Ninh ngày 4/2/1972, theo đường 103 từ Cam Ly đến thượng nguồn sông Bến Hải, qua Cha Ly và khu vực Ban Achoe. Sau đó theo biên giới Lào - Việt, khu vực Nương trường (Nông trường?) và Lang Sen, tiến tới Adua Ap, khu vực hợp nhất ngày 4/3/1972

4.   Thông tin chi tiết trên hành trình từ Quảng BÌnh đến Quảng TRị (Từ nhật ký của ASP Trần Xuân Hà, chính trị viên Đại đội 6, tiểu đoàn 397 Trung đoàn 203)

*   2/2/1972: Nhận lệnh khởi hành nhưng lại hoãn
*   4/2/1972: Khởi hành đi đến Adua Ap
*   10/2: Đến Đập Cẩm Ly
*   11/2: Tiếp tục di chuyển
*   27/2: Cán bộ Tiểu đoàn và đại đội nhận được nhiệm vụ từ Trung đoàn. Trợ lý chính trị (Tùng) phổ biến mệnh lệnh tác chiến.
*   28/2: Tiếp tục di chuyển và đi qua khu vực Chà Lỷ đến km số 2 đường 18.
*   29/2: Đi qua khu vực Mường Truông đến Km số 72 đường 10 và đèo với màn sương mù; “Một bên là dốc đứng của núi, bên kia là vực thẳm”.
*   1/3: Dừng lại để tiếp dầu nhờn. Cán bộ gặp gỡ và phổ biến hành trình.
*   2/3: Tiếp tục di chuyển vào ban đêm và đến “đường Pháo cụt” khu vực Lang Sen vào buổi sáng. ĐỘi hình hành quân bị không kích (1 xe tăng bị cháy tại Tây khu vực Làng Côi)
*   3/3: Tiếp tục hành quân đến cuối đường dẫn đến khu vực Mai Sóc. Sau khi xóa dấu vết xích, tiếp tục băng qua Ngã 3 Cha Ky.
*   4/3: ĐI đến điểm hợp nhất tại khu vực Adua Ap.
*   5/3: Dừng chân. CHuẩn bị che chắn và ngụy trang xe.
*   6/3: Trinh sát tuyến đường. Tiếp tục ngụy trang.
*   Từ 7 đến 9/3: Sẵn sàng chiến đấu, dỡ niêm cất súng trên xe tăng, kiểm tra động cơ xe, lau bộ lọc và kiểm tra dầu, mỡ, nước và hệ thống điện của súng. Nghiên cứu nhiệm vụ sắp tới.
*   Từ 10 – 14/3: Nghiên cứu kinh nghiệm di chuyển (Từ Bắc Vn đến Adua Ap)
*   15/3: Sửa chữa 2 ngầm dẫn đến khu vực Góc MÍt. Cắt cây thành các đoạn 1,2m và đặt trên vệt bánh xích di chuyển.
*   17/3: Tổ chức họp để phổ biến nhiệm vụ sắp tới.
*   20/3: Nghiên cứu các bài học chính trị và tuyên truyền năm 1971, chính sách thương binh tử sỹ, tù binh…
*   22/3: Đại đội 2 đào hào và xây dựng chỗ ẩn nấp
*   23/3: Chỉ huy E, D cùng gặp gỡ để thảo luận tình hình.
*   Tiểu đoàn phổ biến phiên hiệu
Trung đoàn phiên hiệu là Bắc Sơn. Tiểu đoàn 397 gọi là Vạn Tường và Đại đội gọi là H. Khu vực ẩn nấp được gọi là “Nguồn Rắn” thay cho “Làng Cọp”
*   24/3: Đặt các thanh gỗ tạo đường đi từ khu vực C1 đến khu vực Cây Mít qua khu vực C2. Đến 28/3/1972, phải đặt xong đến khu vực Bùi  Mít.
*   Từ 25 đến 27/3: Tiếp tục đặt các cây gỗ tại đường đi và che chắn khu vực giấu quân. Triển khai hệ thống bếp Hoàng Cầm, ôn luyện các bài kỹ - chiến thuật, nhận lực lượng tăng cường  [Hết nhật ký]

b).   Hành trình từ Tây Khe Sanh đến khu vực Quảng Trị

*   6/3: Tiếp tục di chuyển từ Km 86 đường 16A, trạm chắn 07 đến khu vực Làng Cọp qua đường mòn từ làng Adua đến Mai SÓc
*   8/3: Cho người đến khu vực Nguồn Rào để nhận C5 (của Tiểu đoàn 512)
*   9/3: Cử người liên lạc với khu vực Làng Hồ và Làng Suất
*   14/3: 1 trung đội của đại đội 1 , tiểu đòan 397 đến ngầm trên khu vực Gốc Mít
*   Có 4 xe tăng trục trặc: Xe số 334 bị thủng thùng dầu, xe số 385 bị trục trặc súng 12,7mm; Lò xo súng 12,7mm xe tăng số 340 bị hỏng; Tháp pháo xe 383 bị hỏng không quay được.
*   Sáng 15/3: Kiểm tra dầu mỡ. Báo cáo thiếu 5.500 lít dầu.
*   16/3: Dừng chân và phổ biến kinh nghiệm trong quá trình di chuyển.
*   17/3: Họp liên tịch Hội đồng quân nhân
*   18/3: Nghiên cứu nhiệm vụ sắp tới (Cán bộ chỉ được phổ biến 1 phần nhiệm vụ)
*   [Sổ ghi chép của Xuan Hà kết thúc tại ngày 6/4/1972?]

 

5.   Nghiên cứu kế hoạch tác chiến khi vào chiến trường của Trung đoàn 203

a).   Mục tiêu
*   Trung đoàn đã tấn công Kim Yến, Ái Tử, căn cứ 241, Đầu Mầu và Phượng Hoàng

b).   Lực lượng
*   Một trung đoàn của Sư đoàn 304B “đến từ phía Tây”(là trung doàn 24 sư đoàn 304B) tham gia với Tiẻu đoàn 397
*   Tiểu đoàn 512: Không xác định được

c).   Kế hoạch hành quân
*   Đại đội 1 (của D397) sẽ tấn công Kim Vân, và chiếm giữ cầu Quảng Trị sau đó tấn công căn cứ Ái Tử
*   Lực lượng tấn công căn cứ Phượng Hoàng: Đại đội 1, được 1 trung đội cao xạ hỗ trợ đã tấn công căn cứ Phượng Hoàng. Sau khi phá hủy căn cứ này, các đơn vị này sẽ chuyển sang tấn công căn cứ Ái Tử
*   Lực lượng tấn công căn cứ Ái Tử: Đại đội 2 đã tấn công căn cứ Ái Tử và sau đó rút về khu vực Nại Cửu để phòng ngự.

6.   Chỉ dẫn chiến đấu

a).   Mã Morse và pháo hiệu: Bảng

b).   Tín hiệu cho xe tăng

Tín hiệu phải được đặt trên xe suốt cả ngày và đêm. Ban ngày kéo cờ đỏ trên tháp pháo. Ban đêm dùng các dải tín hiệu trắng quanh tháp hoặc 2 bên tháp pháo hoặc tại chỗ dễ nhìn.

c).   Phối hợp giữa bộ binh và xe tăng: Phụ lục 4

d).   Phối hợp với bảo đảm an ninh


Giải mã chính xác các tài liệu mã hóa. Điện thoại, điện tín và điện đài phải được vận hành đúng quy định.
Tránh việc mất mát, thất lạc tài liệu mật...

e).   Dự trữ lương thực khi chiến đấu
*   Gạo 21kg/ tháng
*   Thịt muối: Cấp phát đầy đủ
*   Lương khô: Cấp phát đầy đủ (4 hộp cho mỗi xe)
*   Đường và sữa đặc: Cấp phát đầy đủ
*   Quân phục: Mỗi thành viên phải mang 2 bộ quần áo cotton dày.
*   Quân y: Cấp phát đầy đủ

F.   Nội dung bài giảng quân chính do E203 thực hiện

1.   Nghiên cứu chặng đường tiến quân từ Khe Sanh đến Quảng Trị


a).   Đặc điểm địa hình khu vực hành quân...

b).   Thuận lợi và khó khăn...


2.   Chuẩn bị hành quân

3.   Nghiên cứu kế hoạch chiến đấu trong quá trình di chuyển

a).   Chống quân SG đổ bộ đường không: Sử dụng súng máy 12,7mm, súng bộ binh tấn công ngay khi trực thăng hạ cánh, sử dụng xe tăng yểm trợ nếu quân SG có số lượng lớn.

b).   Chuẩn bị chiến đấu

4.   Nghiên cứu nhiệm vụ của E203 trong giai đoạn tổng tấn công 1972

Các bài huấn luyện “không giống các năm trước, năm nay trung đoàn sẽ tiến hành tấn công phói hợp với các đơn vị chủ lực khác”. Nhiệm vụ chính là dẫn đàu lực lượng bộ binh tiêu diệt hạ tầng chiến tranh của SG và phá vỡ hệ thống phòng thủ tại mặt trận B5 và làm đảo lộn các tuyến phòng ngự khác của SG. Đặc điểm của chiến dịch tấn công là phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác nên việc tấn công phải tiến hành cả ngày và đêm trên cả khu vực núi và vùng trũng.

5.   Nghiên cứu nhiệm vụ của Đại đội 1, Tiểu đoàn 397 trong chiến dịch “phối hợp tấn công”

Đại đội 1 là lực lượng thọc sâu của bộ phận thiết giáp sẽ được mở trong chiến dịch tổng tấn công năm 1972 để phá vỡ phòng tuyến thứ nhất của SG trong khu vực biên giới. Tài liệu đọc: “Đại đội 1 ra sức hỗ trợ và được tin tưởng của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, Trung ương Đảng, Đảng ủy Bộ tư lệnh tăng thiết giáp”...

6.   Nghiên cứu các tài liệu tuyên truyền năm 1971 của E203

7.   Nghiên cứu của Tiểu đoàn 397 trong cuộc tấn công căn cứ pháo binh tại Làng Bản Tín (Lào) do Sư đoàn 312 tiến hành dưới sự hỗ trợ của các đơn vị trợ chíen ngày 19/12/1971


a).   Đặc điểm địa hình…

b).   Lực lượng đóng tại Bản Tín…

c).   Lực lượng QĐ ND VN tham gia tấn công

*   Các đơn vị của Trung đoàn 141 và 1 đại đội thiết giáp, 1 đại đội cối, 1 đại đội 12,7mm, 1 đại đội cao xạ, 1 đại đội rocket, 1 đại đội pháo 130mm
*   Các bộ phận của Trung đoàn 209, 165 và Tiểu đoàn 605.
*   Đại đội 18 thiết giáp (Xe tăng PT76)

d).   Kế hoạch tấn công

*   Trung đoàn 141 141 và lực lượng tăng cường có xe tăng trên hướng chính tấn công Tiểu đoàn 603 hoàng gia Thái Lan.
*   Tiểu đòan bộ binh 27, được tăng cừơng 1 tiểu đoàn bộ binh và 3 xe tăng tham gia tấn công đợt 2.
*   Tiểu đoàn 3 bộ binh, tăng cường 1 đại đội, có nhiệm vụ bao vây
*   Đại đội 18 thiết giáp có trách nhiệm tấn công Phú Tuân. Bố trí đội hình như sau:
Trung đội 1: 2 xe tăng PT76 và 1 xe T34
Trung đội 2: 4  xe tăng T34và tiểu đoàn bộ binh 2
Trung đội 3: Dự bị 2 xe tăng T34
Trung đội 4: 3 tăng T34, 1 tăng PT76 và bộ binh có nhiệm vụ tấn công mỏm 1, mỏm 5.
Máy ủi sẽ đi giữa đội hình và lực lượng công binh sẽ đi giữa dẫn đường.

e).   Tài liệu đã cho thấy đại đội có kế hoạch tấn công vào 5/12/1971 nhưng sau đó có lệnh hõan đến 19/12/1971.

Lúc 8h00 ngày 19/12/1971, xe tăng di chuyển đến Bắc Na Na. Sau khi có lệnh tấn công, chỉ có 4 xe tăng tham gia. 1 giờ sau, toàn bộ xe tăng đã đến. Tất cả xe tăng đều bật đèn trước và chạy hết tốc lực tiến vào mục tiêu.

Lúc 22h30, bộ binh và xe tăng bắt đầu tấn công. Xe tăng số 451 và 2 PT76 của trung đội 1, dẫn đầu tiến công mục tiêu.

Lúc 22h40, trung đội 3, gồm 2 tăng T34 (1 mang số 424) phối hợp với tiểu đòan 27, tấn công làng Ban Quay.

8.   Học tập Kế hoạch tấn công tiểu đoàn 21 lực lượng đặc biệt Vàng Peo và Tiểu đoàn 608 pháo binh Thái Lan tại đồi Nam Phu Keng

a).   Địa hình...

b).   Lực lượng Hoàng gia Lào tại Phu Keng...

c).   Phối hợp và nhiệm vụ của các đơn vị QDND VN


*   Trung đoàn 335 là lực lượng chính
*   Trung đoàn 174, được tăng cường 1 đại đội cối, tiêu diệt tiểu đoàn 21 đặc biệt Mẹo
*   Đại đội 9 thiết giáp của tiểu đoàn 3 và Đại đội 18 thiết giáp sử dụng 8 tăng K2 (Có thể là PT76) và 3 xe K63 (máy ủi) hỗ trợ bộ binh tấn công Na Hinh và Phay Khanh.

G.   Các thông tin khác

1.   Thiệt hại của Đại đội 1 tại Làng Coi (Gần Làng Sen)


Lúc 5h00 ngày 2/3/1972, đại đội trúng B52, gây ra hư hại cho 3 xe tăng:
*   Xe tăng số 383, lái xe Đức, trúng vào pháo, không quay được
*   Xe số 385, lái xe Thanh, bị cháy, Thanh bị bỏng toàn thân
*   Xe số 334, lái xe Lưu, bị thủng thùng dầu.

H.   Nhận xét của SG

*   E203 không tham gia hoạt động trên chiến trường giới tuyến trong những ngày đầu của chiến dịch (30/3 – 6/4) Trận chiến đấu đầu tiên của E203 diễn ra ngày 9/4/1972 tại căn cứ Phượng Hoàng, nơi thu được tài liệu. Nó chúng minh tăng số 340 và 2 xe T54 khác đã bị bắt và triển lãm cho dân chúng xem là của Đại đội thiết giáp 1, Tiểu đoàn 397, bao gồm xe do Phùng Văn Thanh lái.


 

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

[2.59] Thông báo ngày 10/2/1970 của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam về thay đổi mật danh phiên hiệu của Sư đoàn 9 và đơn vị bạn

2024020424828

1. Năm 1970 quân Sài Gòn có thu giữ 1 bản thông báo để ngày 10/2/1970 của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam về thay đổi mật danh phiên hiệu của Sư đoàn 9 và đơn vị bạn, do Tham mưu phó Sư đoàn 9 Nguyễn Văn Tân ký. Nội dung chính như sau:

- Công trường 9 (Tức Đoàn 54) nay đổi tên là Bình Dương.

- Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 đổi tên là quận Thủ Đức

- Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 đổi tên là quận Thủ Thừa

- Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 đổi tên là quận Đức Hòa

- Các tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ (tiểu đoàn 22, 24, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32A, 32B) đổi thành ấp và số hiệu tương ứng.

- Đoàn 69 pháo binh Miền đổi tên gọi là Mỹ Tho. Trung đoàn 28 gọi là Cai Lậy. Trung đoàn 96 gọi là Gò Công.

- Đoàn 429 đặc công Miền đổi là Cần Thơ.

- Mật danh phiên hiệu này chỉ dùng để gọi công khai và giới thiệu liên hệ làm việc với địa phương. Các chỉ thị điện báo hay văn bản vẫn sử dụng phiên hiệu chính thức, như Sư đoàn 9...

- Thời gian áp dụng từ 15/2/1970.

2. Ảnh chụp trang 1 của Thông báo (Lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

[2.58] Dữ liệu về nhân sự, cơ cấu các tổ chức chính trị, quân sự của vùng miền Tây Nam Bộ - Quân Giải phóng miền nam Việt Nam

2023103159104


Dữ liệu về nhân sự, cơ cấu các tổ chức chính trị, quân sự của vùng miền Tây Nam Bộ - Quân Giải phóng miền nam Việt Nam, do phía Sài Gòn nắm được.



 

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

[2.57] Bản sơ đồ mô tả tên và vị trí các cơ quan của Phân khu 5/Chiến trường B2 miền Đông nam bộ, có thể hiện đơn vị H12 và đơn vị PG

2023081036752


Năm 1970, quân Mỹ có thu giữ được 1 bản sơ đồ mô tả tên và vị trí các cơ quan của Phân khu 5/Chiến trường B2 miền Đông nam bộ, có thể hiện đơn vị H12 và đơn vị PG. Không có thông tin về thời gian của bản sơ đồ này.

Ảnh chụp 1 phần bản sơ đồ do quân Mỹ vẽ lại




Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

[2.56] Tóm tắt của quân đội Mỹ về thông tin đơn vị và chiến trường ghi trong Giấy chứng minh của bộ đội Việt Nam sử dụng trên đường vào nam chiến đấu

2023080962025

Tóm tắt của quân đội Mỹ về thông tin đơn vị và chiến trường ghi trong Giấy chứng minh của bộ đội Việt Nam sử dụng trên đường vào nam chiến đấu

Dựa trên các Giấy Chứng minh của bộ đội Việt Nam bị thu giữ trên chiến trường miền Nam Việt Nam, từ năm 1965 đến 1970, quân đội Mỹ có tổng hợp thông tin về đơn vị và nơi đến ghi trong Giấy chứng minh, tóm tắt như sau:

1. Về thông tin đơn vị

- Mỗi một người lính Quân đội nhân dân Việt Nam khi lên đường vào nam chiến đấu đều được cấp 1 Giấy chứng minh, trong đó có ghi mật danh đơn vị, để sử dụng trong quá trình hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh.

- Trước năm 1968, hầu hết các đơn vị chiến đấu hay các đoàn bổ sung quân đều sử dụng mật danh 3 chữ số kèm theo chữ "D" (Viết tắt chữ Đoàn). 

- Bắt đầu từ năm 1968, nhiều đơn vị mang mật danh đơn vị gồm 4 chữ số. Chữ D để chỉ đơn vị quy mô cấp Tiểu đoàn.

- Đối với đơn vị quy mô cấp Trung đoàn, chủ yếu là các Trung đoàn chiến đấu, thì các chữ cái "a", "b", "c"... được thêm vào số hiệu mật danh đơn vị để mô tả các đơn vị cấp trực thuộc.

- Đối với đơn vị quy mô cấp sư đoàn thì được quy định khác, ở 1 số sư đoàn như sau: Trong quá trình di chuyển vào Quân khu Trị Thiên, Sư đoàn 324B và Sư đoàn 325C được thêm chữ cái "A" và "E". Các chữ số đứng sau chữ cái, đọc từ trái sang phải, thể hiện các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: A1.1.3 để chỉ Đại đội 1 tiểu đoàn 1 Trung đoàn 1 (Tức trung đoàn 803) Sư đoàn 324B; E.3.7.2 để chỉ Đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 2 tức Trung đoàn 29 Sư đoàn 325C; B để chỉ Sư đoàn 320. Sư đoàn 320 và Sư đoàn 304 sử dụng cách thức tương tự.

- Một số đơn vị chi viện sử dụng mật danh 1 hoặc 2 chữ số bên cạnh một số chữ cái, ví dụ H4, K66... Các đơn vị này thường là đơn vị quân báo, an ninh, quân y hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật khác.

- Ngoài ra còn có 1 số ký hiệu cá biệt khác.

2. Thông tin về nơi đến ghi trên các Giấy chứng minh

Tùy theo nơi đến của các đơn vị, các đơn vị chi viện được yêu cầu đi đến khu vực tập kết chính hay các trạm đón tiếp của mỗi quân khu của Quân Giải phóng miền Nam, ghi trên Giấy chứng minh chủ yếu cụ thể như sau:

- Quân khu Trị Thiên Huế: Ghi "BT", "Lâm Trường 10/12", "Bác Đô (B43, B45)", "B5"

- Quân khu 5: Ghi "Bác Ân", "Bác Hiền (B43, B45, B46, B47, S8)

- Quân khu 6: Ghi "Bác Kế (S9)"

- Mặt trận B3 (Tây Nguyên): Ghi "B3 (S9)", "Nông trường 5 (S9)"

- Trung ương Cục miền Nam: Ghi "Ông Cụ", "Hải Yến (S9)", "B2 (S9)"

- Các đơn vị mà Giấy chứng minh có ghi "Hết đoàn 559" có thể để chỉ đơn vị cơ động của QUân đội nhân dân VIệt Nam hoạt động ở bất kỳ khu vực nào giữa vĩ tuyến 20 đến vĩ tuyến 11.

- Ngoài ra còn có 1 số ký hiệu khác.

3. Các Giấy chứng minh trước năm 1968 hầu hết đều ghi thời gian cấp năm 1960, và người ký là "Cân"

4. Ví dụ hình ảnh 1 Giấy chứng minh



Bài liên quan

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

[2.55] Thông tin ngắn gọn của quân Mỹ về lai lịch Trung đoàn 101D Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam, giai đoạn hoạt động từ chiến trường Quảng TRị 1967 đến Mặt trận B3 Tây Nguyên 1968

2023030122672


Thông tin ngắn gọn của quân Mỹ về lai lịch Trung đoàn 101D Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam, giai đoạn hoạt động từ chiến trường Quảng TRị 1967 đến Mặt trận B3 Tây Nguyên 1968:

"Trung đoàn nầy được thành lập vào cuối năm 1965 tại Quảng Bình. Đây là lần thành lập thứ 4 nên gọi là 101D để phân biệt với trung đoàn cùng mang phiên hiệu 101 đã xâm nhập trước.

Được biết Trung đoàn 101A bây giờ là Trung đoàn Long An Phân khu 1; Trung đoàn 101B hiện là Trung đoàn 33 (A57) thuộc Công trường 5 nay về hoạt động khu T7; Trung đoàn 101C (Trước ở B3 hiện đã giải thể) và 101D hiện biên chế lại thành Trung đoàn F12 Đoàn 21 tại Tây Ninh hiện nay.

Tháng 3/1967 trung đoàn xâm nhập vùng giới tuyến bí số xâm nhập là Đoàn E1 sông Lam và hoạt động tại chiến trường B5 (Bắc QL9) đã từng bao vây Cồn Tiên.

Đầu năm 1968 giữ nhiệm vụ bao vây Khe Sanh mặt Tây. Ngày 26/4/1968 chuyển vùng vào B3 (Tây Nguyên). Thời gian này trung đoàn được tổ chức lại, các tiểu đoàn K1, K2, K3 đổi thành K7, K8, K9 trong đó có 2 tiểu đoàn K8, K9 đã từng giải phóng Làng Vây ngày 7/2/1968 (được biết chắc chắn toàn thể tiểu đoàn K8 nguyên trước thuộc Trung đoàn 66B sư đoàn 304.

Tại Tây Nguyên trung đoàn trực thuộc Mặt trận B3, ngụy trang dưới phiên hiệu Công trường 1 Nông trường 6, mật danh Liên Sơn."

Ảnh chụp phần báo cáo:



Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

[2.54] Về phiên hiệu đơn vị: Nông trường 10 [Tức Sư đoàn 10] Mặt trận B3 Tây Nguyên năm 1967

2023022545691


1. Lịch sử Sư đoàn 325 có ghi nhận:

Sau khi hoạt động ở khu vực Tây Thừa Thiên với trận đánh chiếm đồn biệt kích A Sầu tháng 3/1966, tháng 5/1966 toàn sư đoàn 325B (gồm Trung đoàn 95B và Trung đoàn 101C) tập kết ở chiến trường Tây Nguyên. Khi đó Sư đoàn 325B có mang phiên hiệu Công trường 10 [Thực tế ở chiến trường B3 Tây Nguyên các Sư đoàn mang mật danh Nông trường]. 


2. Tháng 3 năm 1968 quân Mỹ có thu giữ ở Kontum một giấy tờ có thể hiện phiên hiệu Trung đoàn 101 và Nông trường 10:

Giấy Giới thiệu cung cấp đề ngày 6/4/1967 cấp cho đc Trần Quân - Trung úy thuộc đơn vị E101 NT10 B3 [Trung đoàn 101 Nông trường 10 mặt trận B3] nay thuyên chuyển về E24. Gao cấp hết ngày 15/2/1967, thực phẩm cấp hết ngày 15/2/1967.... Đơn vị mới tiếp tục giải quyết gạo thực phẩm từ 16/2/1967.

Ảnh chụp Giấy giới thiệu:


3. Bổ sung: Hình ảnh 1 văn bản của Tuyên huấn Nông trường 10 phát hành, được Tuyên huấn Công trường 2 [Mỹ chú thích là Trung đoàn 101C] sao y bản chính ngày 31/10/1966. [2023022646693]



[2.53] Thông tin sơ bộ về tổ chức của Tiểu đoàn 32 an điều dưỡng thuộc Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, năm 1970

2023022545690


Thông tin sơ bộ về tổ chức của Tiểu đoàn 32 an điều dưỡng thuộc Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, năm 1970:

1. Tiểu đoàn 32 an dưỡng (Còn có mật danh z32) thuộc Sư đoàn 9, được thành lập giữa năm 1967 tại vùng sông Măng thuộc Phước Long, có mục đích bồi dưỡng cho tất cả cán bộ chiến sỹ của Sư đoàn 9 thiếu sức khỏe hoặc sau điều trị thương.

2. Ban chỉ huy tiểu đoàn có nhiệm vụ cộng tác với Hội đồng quân y của Sư đoàn 9, tổ chức phân loại các thương binh sau thời gian điều trị. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà ban quân lực Sư đoàn 9 sẽ quyết định di chuyển họ về miền Bắc hay bổ sung về các cơ quan không trực tiếp chiến đấu hoặc về đơn vị cũ.

3. Đến tháng 11/1968 tiểu đoàn 32 di chuyển về vùng Bến Ra.

4. Tổ chức của tiểu đoàn: Tiểu đoàn có 5 đại đội, mỗi đại đội phụ trách an dưỡng cho khoảng từ 200 đến 350 người.

- Đại đội 1 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 761/ 271 /Trung đoàn 1 (Mật danh F51)

- Đại đội 2 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 762/ 272 /Trung đoàn 2 (Mật danh F55)

- Đại đội 3 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 88 (Mật danh F59B)

- Đại đội 4 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ các tiểu đoàn chuyên mộ trực thuộc sư đoàn như pháo binh, phòng không, thông tin, quân y, vận tải...

- Đại đội 5 đặc biệt phụ trách an điều dưỡng các cán bộ sơ và trung cấp. Đại đội 5 gồm có 3 trung đội an dưỡng và 1 trung đội bảo vệ. Trung đội 1 và 3 phụ trách cán bộ cấp Trung đội. Trung đội 2 phụ trách cán bộ từ cấp đại đội bậc phó đến tiểu đoàn bậc trưởng.




Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

[2.52] Tổng hợp của quân Mỹ về sơ họa vị trí các trạm giao liên trong hệ thống đường dây giao liên Mặt trận B3 Tây Nguyên

2023010759020


Tổng hợp của quân Mỹ về sơ họa vị trí các trạm giao liên trong hệ thống đường dây giao liên Mặt trận B3 Tây Nguyên. Theo đó thì hệ thống có các đơn vị như sau:

1. Binh trạm Bắc

- Có đường dây C01 đi Quảng Ngãi và C02 trục Bắc - nam.

- Có các trạm giao liên đánh số từ T1 đến T9 từ Lào đi Quảng Ngãi, từ X2 đến X9 trên trục Bắc - Nam, từ T1 đến T8 trên trục Bắc - nam.

2. Binh trạm Trung

- Có đường dây C09 đi Kon Tum (Có các trạm T25 đến T30)

- Có đường dây C05 trục Bắc - Nam (Các trạm T9 đến T12)

3. Binh trạm Nam

- CÓ đường dây C07 trục Bắc - Nam (Có trạm T13 đến T20)

- Có đường dây C010 đi Daklak (Trạm T21 đến T24)

- Có đường dây C011 trục Bắc - nam (Trạm T1 đến T4.


Ảnh chụp bản sơ họa:



Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

[2.51] Thông tin của quân Mỹ về 3 bệnh viện của Quân Giải phóng miền Nam trú đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2022112958645


Quân đội Mỹ nắm được thông tin về 3 bệnh viện của Quân Giải phóng miền Nam trú đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, gồm:

1. Bệnh viện thứ nhất trú đóng tại khu vực núi Đá Dựng nay thuộc phường Mỹ Đức thành phố Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Quy mô bệnh viện 30 giường, đóng trong 1 hang đá. 

- Khu vực này có tổng cộng 8 hang đá, là nơi trú quân của bộ đội và cơ quan thuộc địa phương.

- Thông tin quân Mỹ cho biết thêm ngày 3/3/1970 hang đá bệnh viện bị ném bom phá hủy làm 7 người hy sinh và 16 người bị thương. Ở 1 hang khác, cùng ngày cũng bị ném bom làm 8 người hy sinh.

2. Bệnh viện thứ 2 trú đóng tại khu vực núi Bãi Voi, nay thuộc xã Bình An huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang.

- Bệnh viện đặt trong hang đá, sâu 100m và rộng từ 10 - 60m, quy mô 70 giường bệnh.

3. Bệnh viện thứ 3 trú đóng tại khu vực núi hòn Me nay thuộc xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, gồm bệnh viện dân y và bệnh viện quân y.

- Bệnh viện dân y trú đóng trong khu vực có 18 hang, có liên thông với nhau, quy mô 30 giường bệnh.

- Bệnh viện quân y trú đóng trong khu vực 20 hang, quy mô 50 giường bệnh.


Đánh dấu 3 xã có thông tin bệnh viện trú đóng trên bản bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang




Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

[2.50] Sơ đồ tổ chức Phòng tình báo chiến lược - Cục Tham mưu - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2022092249588


Sơ đồ tổ chức của Phòng Tình báo chiến lược - Cục Tham mưu Miền, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những năm 196x.

Phòng Tình báo chiến lược được thành lập trong năm 1968, nguyên là 1 Ban của Phòng Quân báo - Cục Tham mưu Miền tách ra, mang bí số Phòng 22.




Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

[2.49] Thông tin của quân đội Mỹ về Tổng hợp vị trí 210 Trạm giao liên trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh/ đường dây giao liên nội bộ Quân khu 5 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

2022090330562


Tổng hợp vị trí 210 Trạm giao liên trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh/ đường dây giao liên trong nội bộ Quân khu 5 (từ tỉnh Quảng Nam đến 1 phần tỉnh Bình Thuận) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước




Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

[2.48] Thông tin tổng hợp của quân Sài Gòn về Trung đoàn 201 Quân Giải phóng miền Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Kompong Thom (Campuchia), năm 1971

2022032142505


Năm 1971, dựa trên các tài liệu quân Lonnol thu giữ của bộ đội thuộc Trung đoàn 201 Quân khu căn cứ C40 - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Kompong Thom (Campuchia), Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đã tổng hợp thông tin về tình hình, địa bàn hoạt động, quân số, tên các chỉ huy, phiên hiệu các đơn vị của Trung đoàn 201.

Ảnh chụp 1 phần trang đầu và cuối của bản báo cáo này:




Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

[2.47] Sơ đồ phân chia hành chính các Khu T4 và Khu T7 miền Đông nam Bộ của Quân Giải phóng miền Nam Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do quân Sài Gòn tổng hợp năm 1968

2022022444484


Sơ đồ phân chia hành chính các Khu T4 và Khu T7 miền Đông nam Bộ, kèm theo là các Phân khu trong mỗi khu T4 và T7, tổng hợp của Bộ Tổng tham mưu quân Sài Gòn năm 1968 từ các nguồn tin tình báo, giấy tờ thu giữ của Quân Giải phóng miền Nam.

* Trong Khu T4 có:

- Nội thành Sài Gòn - Gia Định.

- Phân khu 1: Các huyện Hố Bò, Bến Cát, Dầu Tiếng

- Phân khu 2: Các huyện Bến Thủ, Đức Huệ, 1 phần nội thành Sài Gòn, Đức Hòa, Trảng bàng

- Phân khu 3: Các huyện Tân Thủ, Cần Giuộc, Cần Đước

- Phân khu 5: Tân Uyên, An Sơn, Vĩnh Lợi, Lái Thiêu, U1.

* Trong khu T7 có:

- Phân khu 4: Long Thành, Đá Mài, Bình Sơn, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Duyên Hải.

- Bà Long (Bà Biên - Long Khánh), Định Quán.

- Long Bà Biên: Châu Đức, Xuyên Mộc, Vũng Tàu, Xuân Lộc

- Khu Rừng Sát.




Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021

[2.46] Sơ lược về quá trình vào Nam chiến đấu của Trung đoàn 724 pháo binh Miền (1966 - 1968)

20200214


1.      Hình thành, tổ chức Trung đoàn 724

-        Khoảng đầu năm 1966 thành lập Trung đoàn pháo binh mang vác 724, trang bị pháo hỏa tiễn 122mm (DKB 122mm). Quân số chủ yếu từ các đơn vị: Trung đoàn 84 pháo binh, Tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 364 pháo binh dự bị, Tiểu đoàn 100 (Có quân số từ Trung đoàn 208 pháo binh và Trung đoàn 204 pháo binh).

-        Biên chế ban đầu có 3 tiểu đoàn pháo, 1 đại đội chỉ huy, 3 cơ quan Tham mưu – Chính trị - Hậu cần.

-        Ban chỉ huy Trung đoàn:

o   Trung đoàn trưởng: Đc Trần Đáo.

o   Chính ủy: Đc Đinh Lại.

o   Tham mưu trưởng: Đc Nguyễn Cát.

o   Chủ nhiệm chính trị: Đc Trần Nhuận.

o   Chủ nhiệm hậu cần: Đc Lê Khanh.

-        Chỉ huy các Tiểu đoàn:

o   Tiểu đoàn 1: Tiểu đoàn trưởng Đỗ Trọng Thu, Chính trị viên Biện văn Hứa.

o   Tiểu đoàn 2: Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hợp, Chính trị viên Đỗ Thịnh.

o   Tiểu đoàn 3: Tiểu đoàn trưởng Phan Thanh Quế, Chính trị viên Nguyễn Văn Bộc.

22.      Chặng đường hành quân

-        Toàn Trung đoàn được chia thành 3 đoàn hành quân, xuất phát cách nhau 3 ngày từ Hà Nội, lần lượt mang mật danh Đoàn 724A (Gồm Trung đoàn trưởng và Chính ủy Trung đoàn, các cơ quan Trung đoàn, Tiểu đoàn 1, 1 bộ phận trinh sát và thông tin từ Đại đội 10, xuất phát 24/3/1966), Đoàn 724B (Gồm Tiểu đoàn 2, Đại đội 10 trinh sát và thông tin, Ban chỉ huy Trung đoàn, xuất phát 27/3/1966), Đoàn 724C (Gồm Tiểu đoàn 3, xuất phát sau cùng).

-        Quân số Trung đoàn: Lúc xuất phát có 1481 cán bộ chiến sỹ. Đến cuối tháng 7/1966 quân số còn 1200 cán bộ chiến sỹ.

-        Trang bị 82 súng K54, 206 AK47, 284 súng CKC, 18 RPD, 54 hỏa tiễn DKB, 2 máy thông tin 15W, 20 máy thông tin 2w, 20 máy điện thoại, 300 mặt nạ phòng độc.

-        Khoảng cuối tháng 5/1966, Trung đoàn đến Trạm 20 làng Ho ở Quảng Bình.

-        Trung đoàn đến đất Kontum khoảng ngày 5/7/1966.

-        Ngày 5 và 6/8/1966, Đoàn 724A và 724B bị ném bom vào đội hình khi hành quân đến khu vực giữa trạm T9 và T10 thuộc tỉnh Gia Lai/ Daklak. Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại đã hy sinh ngày 6/8/1966.

-        Ngày 3/10/1966 Trung đoàn đã đến khu vực kho Xanh (Nam sông Dak Huyt) thuộc khu vực biên giới Campuchia/ Phước Long. Quân số lúc này còn lại khoảng 700 cán bộ chiến sỹ.

33.      Quá trình chiến đấu tại chiến trường miền Nam từ 1967 đến Tết Mậu Thân 1968

-        Tháng 3/1967 tham gia chiến đấu chống lại chiến dịch Gian xơn City của quân Mỹ tại Chiến khu C – Tây Ninh.

-        Đêm 11/5/1967 tập kích hỏa lực vào sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

-        Cuối tháng 7/1967 pháo kích Căn cứ Phú Lơi (Thủ Dầu Một), Phước Vĩnh (Bình Dương).

-        Tháng 10 và 11/1967, chi viện hỏa lực cho Sư đoàn 9 bộ binh và Sư đoàn 7 bộ binh đánh chiếm Chi khu Lộc Ninh, Bù Đốp.

-        Chiến dịch Tết Mậu thân 1968, Trung đoàn chiến đấu ở hướng sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).


4.      Lịch trình cụ thể theo ghi chép của một cựu chiến binh Trung đoàn 724 (Không có thông tin CCB này thuộc tiểu đoàn nào của E724)

-        Ngày 6/5/1966 đến đất Quảng Bình

-        Ngày 15/5/1966: Xuân Ninh – Quảng Ninh – Quảng Bình

-        Ngày 25/5/1966: Hết đất Quảng Bình, hết đất miền Bắc XHCN.

-        Ngày 28/5/1966: Thượng nguồn sông Bến Hải

-        Ngày 29/5/1966: Đất Lào

-        Ngày 5/6/1966 – Chủ nhật: Xavanakhet (Lào)

-        Ngày 18/6/1966 – Thứ bảy: Xaravan (Lào)

-        Ngày 20/6/1966 – Thứ 2: Sân bay Chà Vằn (Lào)

-        Ngày 22/6/1966 – Thứ tư: Cao nguyên Bô lô ven (Lào)

-        Ngày 28/6/1966 – Thứ ba: Ataxa (Lào)

-        Ngày 3/7/1966 – Chủ nhật: Hết đất Lào

-        Ngày 5/7/1966 – Thứ ba: Công Tum (Việt Nam)

-        Ngày 8/7/1966 – Thứ 6: Gia Lai

-        Ngày 13/7/1966 – Thứ 4: Campuchia

-        Ngày 15/7/1966 – Thứ 6: Gia Lai

-        Ngày 6/8/1966 – Thứ 7: Bị thương

-        Ngày 18/8/1966 – Thứ năm: Đắc Lắc

-        Ngày 19/8/1966 – Thứ sáu: TRạm X2

-        Ngày 21/8/1966 – Chủ nhật: TRạm X2

-        Ngày 27/8/1966 – Thứ bảy: Viện X9

-        Ngày 3/9/1966 – Thứ bảy: X10

-        Ngày 24/9/1966 – Thứ bảy: X5a

-        Ngày 25/9/1966 – Chủ Nhật: X5b

-        Ngày 26/9/1966 – Thứ hai: X6

-        Ngày 27/9/1966 – Thứ ba: X6b

-        Ngày 28/9/1966 – Thứ tư: X7

-        Ngày 1/10/1966 – Thứ bảy: X9 Bù Gia Mập

-        Ngày 2/10/1966 – Chủ nhật: X10

-        Ngày 4/10/1966 – Thứ ba: Về tập kết.