2013093039082015
Ảnh chụp bản danh sách
[Cập nhật 16/2/2021: Danh sách 66 Liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 724 pháo binh Miền]
Bài liên quan:
Bài liên quan:
STT | Họ và tên | Cấp bậc | Sinh năm | Nguyên quán | Thời gian hy sinh | Nơi chôn cất |
39 | Triệu Văn Thọ | B1 | 1944 | Thắng Lợi - Văn Giang - Hưng Yên | 18/8/1966 | Trạm T8 |
40 | Lê Khắc Hậu | B1 | 1943 | Tân Đức - Quảng Oai - Hà Tây | 16/9/1966 | Trạm giao liên X9 |
41 | Nguyễn Chí Lân | B1 | 1944 | Mễ Sở - Văn Giang - Hưng Yên | 19/9/1966 | Trạm giao liênT6 |
42 | Đỗ Đình Xuyến | Thượng SỹB2 | 1939 | Yên Duyệt - Tuy An? - Chương Mỹ - Hà Tây | 25/9/1966 | Bệnh viện Mặt trận T6 |
43 | Nguyễn Văn Kỹ? | B2 | 1936 | Cổ Chất - Dũng Tiến - Thường Tín - hà Tây | 5/9/1966 | Trạm giao liên T2 |
44 | Dương Đình Thủy? | B1 | 1948 | Đông Sơn - Tiêu khu Hàm Rồng - Thanh Hóa | 19/8/66 | Trạm giao liên T6 |
45 | Nguyễn Bá Đức | Trung sỹ | 1941 | Chu Quyên - Chu Minh - Quảng Oai - Hà Tây | 6/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
46 | Trần Quốc Đắc | B1 | 1940 | Hùng Vương - Vụ Bản - Nam hà | 6/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
47 | Nguyễn Như Đức | B1 | 1947 | Quảng Minh - Mỹ Hưng - Thanh Oai - Hà Tây | 7/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
48 | Hoàng Văn Bắc | B1 | 1937 | Đa Phúc - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 8/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
49 | Phạm Văn Thuận | Trung sỹ | 1944 | Cốc Lâm - Bình Định - Yên Lạc - Vĩnh Phúc | 10/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
50 | Nguyễn Hữu Kiểm | B1 | 1947 | Phương Trì - Trí Lâm - Khoái Châu - Hưng Yên | 18/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
51 | Mai Đình Tấn | B1 | 1947 | Chu Quyên - Chu Minh - Quảng Oai - Hà Tây | 18/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
52 | Nguyễn Duy Khanh | B2 | 1947 | Ba Lăng - Dũng Tiến - Thường Tín - hà Tây | 20/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
53 | Trần Trọng Khắc | B2 | 1947 | Hạ Thái - Duyên Thái - Thường Tín - Hà Tây | 9/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
54 | Lê Văn Biểu? | B1 | 1936 | Thượng Tân - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 1/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
55 | Nguyễn Ngọc Quang | B1 | 1938 | Đa Ngưu - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 4/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
56 | Nguyễn Văn Điều | B1 | 1946 | Vĩnh Lộc - Tân Tiến - văn Giang - Hưng Yên | 4/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
57 | Phùng Văn Thực | B2 | 1946 | Phú Nghĩa - Đồng Tâm - Bất Bạt - Hà Tây | 31/8/1966 | Trạm giao liên T6 |
58 | Phùng Văn Hảo | B2 | 1946 | Phú Nghĩa - Đồng Tâm - Bất Bạt - Hà Tây | 11/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
59 | Nguyễn Văn Khánh | B1 | 1948 | Ba Lăng - Dũng Tiến - Thường Tín - hà Tây | 23/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
60 | Trần Quang Được | B1 | 1947 | Cao Nhung? - Tây Lộc? - Quảng Oai - Hà Tây | 23/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
61 | Lê Xuân Khai | B1 | 1947 | 102 - Tổ 2 Khối 2a? - Khu Ba Đình - Hà Nội | 8/9/1966 | Trạm giao liên T6 |
62 | Nguyễn Xuân Ghi | B1 | 1945 | Sơn Đông - Trung Nghĩa - Thường Tín - Hà Tây | 29/6/1966 | Trạm giao liên T6 |
63 | Dương Văn Sáng | B2 | 1948 | Thái Bạt? - Tòng Bạt - Bất Bạt - Hà Tây | 30/9/1966 | Vị trí tạm dừng |
64 | Đào văn Nghĩa | Hạ sỹ | 1940 | Ngọc An? - Cẩm Lĩnh - Bất Bạt - Hà Tây | 8/11/1966 | Bệnh viện K79 |
65 | Nguyễn Huy Nạp | B1 | 1946 | Hồng Sơn - Thạch Sơn - Lâm Thao - Phú Thọ [Đạt? Thọ - Minh Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa] | 14/11/1966 | Bệnh viện K79 |
66 | Nguyễn Hữu Tự | B1 | 1945 | Thanh Lũng - Tiên Phong - Quảng Oai - Hà Tây | 23/11/1966 | Bệnh viện K79 |
STT | Họ và tên | Cấp bậc | Sinh năm | Nguyên quán | Thời gian hy sinh | Nơi chôn cất |
1 | Nguyễn Công Thế | B1 | 1946 | Lương Phú - Thuần Mỹ - Bất Bạt - Hà Tây | 9/6/1966 | Kho 96? Huyện Mường Noọng |
2 | Trần Xuân Tài | Hạ sỹ | 1946 | Số nhà 3? - Khối 6b - Tổ 2 - Khu Ba Đình - Hà Nội | 9/6/1966 | Kho 96? Huyện Mường Noọng |
3 | Nguyễn Viết Kôn | B1 | 1947 | Mỹ Thành - Mỹ Đức - Hà Tây | 26/6/1966 | Trạm xá giữa trạm 56 và 57 |
4 | Mai Lưu | B1 | 1945 | Quang Trung - Phương Trung - Thanh Oai - Hà Tây | 30/7/1966 | Nghĩa trang trạm giao liên 74 |
5 | Cao Văn Phác | B1 | 1948 | Xóm Khớ??? - Thắng Lợi - Văn Giang - Hưng Yên | 1/8/1966 | Trạm giao liên 10 |
6 | Nguyễn Quang Hà | B1 | 1938 | Thôn Thượng - Phùng Xá - Mỹ Đức - Hà Tây | 2/8/1966 | Trạm giao liên T1 |
7 | Lê Văn Tam | Hạ sỹ | 1939 | Xuân Dục - Hậu Lộc - Lâm Thao - Phú Thọ | 24/7/1966 | Mất tích chết đuối ở sông trạm T10 |
8 | Đặng Quang Học? | Hạ sỹ | 1935 | Vĩnh Khanh - Vân Hà - Phúc Thọ - Hà Tây | 2/8/1966 | Trạm giao liên T3 |
9 | Nguyễn Trọng Tiến | B1 | 1947 | Lê Dương - Tam Hưng - Thanh Oai - Hà Tây | 27/7/1966 | TRạm giao liên T10 |
10 | Vũ Cao Thưởng | B1 | 1948 | Tảo Khê - ?? Mỹ - Mỹ Đức - Hà Tây | 7/7/1966 | Tại trạm T7B? |
11 | Vũ Văn Lưỡng | B1 | 1938 | Bái Phương - Dang Dương - Nam Trực - Nam Hà | 6/8/1966 | Tại trạm T3 |
12 | Bùi Văn Thạch | B1 | 1937 | Trung Phu? - Bảo Xuyên - Vụ Bản - Nam Hà | 2/8/1966 | Tại trạm T1 |
13 | Nguyễn … Khuê? | B1 | 1943 | Đa Phúc - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 2/8/1966 | Tại trạm T1 |
14 | Bùi Văn Hải | B1 | 1947 | Số nhà 2? - Ngõ 1 - Cống Long?? - Khối 7?? - Khu Ba Đình - Hà Nội | 2/8/1966 | Tại trạm T1 |
15 | Vũ Văn Dưỡng | B1 | 1944? | Xa La - Văn Yên - Ngoại thị xã Hà Đông - hà Tây | 29/7/1966 | Tại trạm T10 |
16 | Nguyễn Duy Thính? | B1 | 1947 | Ba Trại?? - Bất Bạt - Hà Tây | 2/8/1966 | Tại trạm T1 |
17 | Phạm Văn Trù (?) | B1 | 1938 | Đa Phúc - Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 11/8/1966 | Tại trạm xá T3? |
18 | Hà Văn Lan | B1 | 1942 | Cát Động - Kim An - Thanh Oai | 11/8/1966 | Tại trạm xá T3? |
19 | Nguyễn Đức Mậu? | B1 | 1941 | Tam Nông - Minh Tâm - Nam Sách - Hải Dương | 11/8/1966 | Tại trạm xá T3? |
20 | Nguyễn Văn Hanh | B1 | 1935 | Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 10/8/1966 | Tại trạm xá T3? |
21 | Mai Liêm | B1 | 1947 | Phương Trung - Thanh Oai - Hà Tây | 30/8/1966 | Tại trạm T10 |
22 | Nguyễn Văn Hùng | B1 | 1944 | ? Pháp - Quỳnh Phú? - Gia Lương - Hà Bắc | 11/8/1966 | Tại trạm T10 |
23 | Nguyễn Viết Xẩy | B1 | 1947 | Thôn Trung - cao Viên - Thanh Oai - Hà Tây | 31/8/1966 | Tại trạm X1 |
24 | Nguyễn Văn Vê | B1 | 1940 | Tảo Dương - Hồng Dương - Thanh Oai - Hà Tây | 12/9/1966 | Tại trạm xá X9 |
25 | Trần Minh Thuật | B1 | 1944 | Đình Xá - Nguyệt Đức - Yên Lạc - Vĩnh Phúc | 27/8/1966 | Trạm 8 giao liên |
26 | Phạm Văn Mậu | B1 | 1945 | Nhạn Tháp - Mễ Sở - Văn Giang - Hưng Yên | 15/8/1966 | Trạm T10 giao liên |
27 | Nguyễn Mạnh Tâm | Hạ sỹ | 1943 | Vũ Ngoại - Mai Đình - Ứng Hòa - Hà Tây | 10/8/1966 | Trạm T9 giao liên |
28 | Phùng ĐỨc Hải | B1 | 1945 | Mỹ Xuyên - Mỹ Lương - Gia Lương - Hà Bắc | 14/8/1966 | Trạm T9 giao liên |
29 | Phạm Văn Thám | B1 | 1938 | Nhì Giáp - Liên Minh - Vụ Bản - Hà Nam | 15/9/1966 | Trạm X2 giao liên |
30 | Phạm Dõan Nhiên | B1 | 1947 | Xóm 4 - Tòng Bạt - Bất Bạt - Hà Tây | 14/9/1966 | Trạm X2 giao liên |
31 | Nguyễn Văn Bản | Hạ sỹ | 1942 | Tòng Thái - Tòng Bạt - Bất Bạt - Hà Tây | 18/9/1966 | Trạm X3 giao liên |
32 | Dương Văn Xinh | B1 | 1944 | Dương Kết - Thắng Lợi - Văn Giang - Hưng Yên | 30/8/1966 | Trạm T10 giao liên |
33 | Nguyễn Văn Tới | B2 | 1940 | Ba Lăng - Thường Tín - Hà Tây | 4/9/1966 | Trạm T10 giao liên |
34 | Lương Văn Dụ | Hạ sỹ | 1942 | Thái Bạt - Tòng Bạt - Bất Bạt - Hà Tây | 29/8/1966 | Trạm T8 giao liên |
35 | Đào Quang Hậu | B1 | 1947 | Taân Dũng - Hoàng Hai? - Tam Dương - Vĩnh Phúc | 16/9/1966 | TRạm X9 giao liên |
36 | Dương Quang Đán | B1 | 1947 | Văn Khê - Tam Hưng - Thanh Oai - hà Tây | 18/9/1966 | TRạm X9 giao liên |
37 | Lê Văn Bình | B1 | 1946 | Ngọc An - Kim An - Thanh Oai - hà Tây | 15/8/1966 | Trạm T3 giao liên |
38 | Hòang Văn Gừng | B1 | 1938 | Tân Tiến - Văn Giang - Hưng Yên | 20/9/1966 | Trạm X6 giao liên |
1. Lược sử
Lược sử hình thành của Trung đoàn 94 trước tháng 7/1969 có liên quan mật thiết đến một số đơn vị tiền thân của Trung đoàn. Dưới đây là tóm lược thông tin về các đơn vị đó.
- Tiểu đoàn 80C trực thuộc Cục hậu cần Miền hoặc trực thuộc Cục tham mưu Miền, cho đến năm 1967. Tuy nhiên không có thông tin ghi nhận về nhiệm vụ điều dưỡng của tiểu đoàn này. Năm 1967, tiểu đoàn được biên chế về Đoàn 82 hậu cần Miền, trực thuộc Đoàn 82 cho đến khi được biên chế về Trung đoàn 94. Trong năm 1968, tiểu đoàn 80C tiếp nhận 1369 người [để bổ sung cho các đơn vị] và quản lý việc biên chế lại những nguời này về các đơn vị.
- Tiểu đoàn 280 đi vào hoạt động ngày 15/4/1968 và trực thuộc trực tiếp Cục Hậu cần Miền. Thời điểm đó, Tiểu đoàn có 40 nguời. Nhiệm vụ ban đầu của Tiểu đoàn là tiếp nhận và huấn luyện tân binh loại B, sau đó gửi những tân binh đã huấn luyện xong về bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Tháng 10/1968, tiểu đoàn điều chỉnh biên chế về trực thuộc Ban Quân lực - Cục Tham mưu QGP Miền. Kể từ đầu năm 1969, tiểu đoàn có thêm nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức ăn ở, và huấn luyện tân binh loại C. Tiểu đoàn đã tiếp nhận 13 đoàn chi viện tring năm 1968 và huấn luyện cho 15 đoàn khác trong 6 tháng đầu năm 1969.
- Các đơn vị nêu trên cùng với Tiểu đoàn 260 (Trước đây là đơn vị điều dưỡng dài hạn trực thuộc Cục Tham mưu Quân Giải phóng Miền) và 2 đơn vị điều dưỡng khác của Đoàn 82 hậu cần Miền được biên chế hợp thành Trung đoàn 94 vào ngày 13/7/1969.
- Cũng như các Trung đoàn điều dưỡng khác, Trung đoàn 94 cũng trải qua quá trình tổ chức lại và mở rộng. Ví dụ như quá trình tổ chức lại đã cho ra đời các đơn vị: Đại đội C14 ngày 30/9/1969, và mở rộng các Đại đội C15, C16 và Đại đội chuyên môn C17 vào tháng 10/1969. Việc thay đổi này là kết quả của việc cần thiết có thêm nhân lực và cơ sở hoàn thành hàng loạt nhiệm vụ lớn của Trung đoàn.
- Tháng 3/1970, Trung đoàn 94 có quân số 1805 nguời. Từ tháng 8/1969 đến tháng 3/1970, có 11766 nguời, bao gồm 2000 tân binh hạng C, được Trung đoàn 94 tiếp nhận. Đã có 6234 nguời được gửi lại về các đơn vị [sau điều dưỡng] và 1803 thương binh và người ốm được chuyển ra miền Bắc Việt Nam.
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Trung đoàn 94 không chỉ ở địa bàn QK III VNCH [Quân khu 7 theo cách phân chia của QGP miền Nam] mà còn cả ở QK IV VNCH [Quân khu 8 và Quân khu 9 theo cách phân chia của Quân GP miền Nam]. Trung đoàn 94 có nhiệm vụ quản lý, huấn luyện, và dự phòng điều dưỡng cho thành viên các đoàn chi viện mới có đích đến khu vực Đông Nam Quân khu IV VNCH [QK8 và QK9], và khu vực phía Tây và Nam Quân khu III VNCH [QK7]. Có thông tin ghi nhận Tiểu đoàn N66 là đơn vị huớng dẫn cho các đoàn chi viện bổ sung cho các đơn vị trên địa bàn QK IV VNCH.
Ngoài ra Trung đoàn 94 cũng là đơn vị chủ yếu điều dưỡng thương bệnh binh chuyển từ khu vực phía Đông QK IV VNCH và khu vực phía Tây QK III VNCH. Có thông tin ghi nhận Tiểu đoàn 260/ Trung đoàn 94 có nhiệm vụ huớng dẫn và chuyển nhân sự ra khỏi địa bàn của Trung đoàn 94 đến địa bàn của Trung đoàn 92.
3. Khu vực hoạt động
Khu vực hoạt động của Trung đoàn 94 có thể kéo dài từ Đông Bắc Katum xuống phía Tây. Tiểu đoàn 260 có thể hoạt động ở khu vực Tây Bắc Katum. Tiểu đoàn 80C có thể hoạt động ở khu vực Tây Katum, và tiểu đoàn 280 có thể hoạt động ở khu vực biên giới Campuchia. Thông tin về các tiểu đoàn khác của Trung đoàn 94 không được ghi nhận.
4. Hậu cần
Trung đoàn 94 chủ yếu được Đoàn 82 hậu cần Miền cung cấp hậu cần.
1. Lược sửTrung đoàn 92 thành lập ngày 30/7/1969 với quân số có 708 cán bộ chiến sỹ. Trung đoàn được hình thành từ tập hợp các đơn vị điều dưỡng trước đây thuộc các Đoàn 50 và 70 (Hay Đoàn 85) hậu cần Miền. Các đơn vị điều dưỡng thuộc Đoàn 50 hậu cần Miền gồm: C9B, N54, N55. Bộ phận chính của Trung đoàn 92 là các tiểu đoàn 250 và 270, và T21 trước đây trực thuộc Ban Quân lực - Bộ tham mưu Quân Giải phóng miền Nam. Kể từ 8/1969, Trung đoàn tiếp tục tổ chức lại và tăng cường quân số lên đến 1600 người. Việc tăng quân số chủ yếu do mở rộng các cơ sở quân y thuộc Trung đoàn, và thêm các đơn vị chuyên môn như Đơn vị điều dưỡng cán bộ C16, và nhân lực cho 7 trạm giao liên.Từ tháng 9 đến 11/1969, Trung đoàn 92 tiếp nhận 3881 nguời, gửi 1579 nguời về các đơn vị quân Giải phóng hoạt động ở miền Nam và khu vực biên giới, huấn luyện cho 2043 nguời, và kiểm tra sức khỏe cho 2002 nguời, bao gồm 681 chiến sỹ, trước khi rời Trung đoàn. Tổng số nhân lực đã qua Trung đoàn 92 từ 9/1969 đến 2/1970 là 12312 người, tring đó có 3512 nguời bị thương hoặc ốm đau và chuyển ra miền Bắc Việt Nam, 2846 được điều dưỡng, 515 tân binh hạng C, 339 nhân lực vận tải biên chế về các trạm giao liên của Trung đoàn để vận chuyển thương binh không đi lại được.2. Nhiệm vụTrung đoàn 92 có nhiệm vụ tiếp nhận và cung cấp các hỗ trợ cho các đoàn chi viện đến từ Trung đoàn 90 đường dây. Ngoài ra Trung đoàn còn thực hiện việc điều dưỡng đối với thương binh các đơn vị hoạt động tại Bình Long - Phước Long - Chiến khu C, Phân khu 1 và Phân khu 5.Trung đoàn 92 hướng dẫn các đoàn chi viện thông qua chuỗi trạm giao liên để đi đến Trung đoàn 94 đường dây. Tuy nhiên, tiểu đoàn 270 được ghi nhận là để phục vụ họat động của các đoàn đi ra khỏi miền Nam.3. Khu vực hoạt độngKhu vực hoạt động của Trung đoàn 92 kéo dài từ trạm K3 đến phía Tây Katum. Tiểu đoàn 270 hoạt động từ trạm K3 đến khu vực ??? Không có thông tin chi tiết về địa bàn hoạt động của tiểu đoàn 230 và tiểu đoàn 350.4. Cung cấp Hậu cầnTrung đoàn 92 được các Đoàn 70, 50 hậu cần Miền cung cấp hậu cần.
1. Vài nét về lịch sử Trung đoàn 90Thông tin tham khảo thêm
Thông tin về ngày thành lập Trung đoàn 90 vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, dựa trên nhiệm vụ trong quá khứ và hiện tại cũng như khu vực hoạt động của Trung đoàn 90, có thể phán đoán đây là 1 trong những tổ chức đơn vị hậu cần đầu tiên được Trung ương Cục miền Nam thành lập. Không có thông tin về Trung đoàn này trước năm 1966.
Thông tin ghi nhận được tháng 8/1969 cho thấy có thể Trung ương Cục miền Nam giao thêm nhiệm vụ điều dưỡng/ chăm sóc [Rongxanh chưa tìm được từ nào thích hợp nên sử dụng thuật ngữ “điều dưỡng”] cho Đoàn [90]. Điều này có thể là lý do của việc Tiểu đoàn 4 điều dưỡng của Đoàn 86 Hậu cần Miền chuyển sang trực thuộc Trung đoàn 90.
Một số thông tin ghi nhận được từ 8/1969 đến 2/1970, hệ thống cơ sở điều dưỡng của Trung đoàn 90 đã tiếp nhận 4427 nguời, bao gồm những nguời bị thương và tân binh loại C. 1246 nguời đã được gửi ra miền Bắc Việt Nam, và 2224 người sau điều dưỡng được gửi về các đơn vị mới.
2. Nhiệm vụ và khu vực hoạt động
Trung đoàn 90 có một số đặc điểm khác với các Trung đoàn khác [Trung đoàn 92 và Trung đoàn 94] ở chỗ Trung đoàn có thêm nhiệm vụ huớng dẫn các đoàn đi vào và đi ra khỏi miền Nam và thực hiện thêm chức năng điều dưỡng/ chăm sóc. Hệ thống hạ tầng cơ sở điều dưỡng được sử dụng để chăm sóc các đoàn chi viện đến miền Nam, chủ yếu đi đến miền Đông Quân khu III VNCH [Đông Nam Bộ] từ phía Tây QK II VNCH [Nam Tây Nguyên]. Các đơn vị điều dưỡng cũng được sử dụng để chăm sóc cho các binh sỹ Bắc Việt bị thương khi đơn vị của họ hoạt động trong địa bàn của Trung đoàn 90.
Trung đoàn 90 hướng dẫn các Đoàn chi viện thông qua hệ thống các Trạm giao liên trải dài từ sông Sre Pok phía Nam Mặt trận B3 cho đến trạm chuyển tiếp K3 của Trung đoàn 92 [Điều dưỡng]. Các Tiểu đoàn P1 và P3 của Trung đoàn 90, là bộ phận chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của các Trạm giao liên ở phía Đông Bắc địa bàn hoạt động của Trung đoàn. Các trạm giao liên của Tiểu đoàn P2 hoạt động ở khu vực biên giới Campuchia.
Tiểu đoàn P4 điều hành hoạt động của các trạm giao liên ở phía Đông tỉnhPhước Long. Các trạm giao liên này có vai trò và nhiệm vụ hướng dẫn toàn bộ các đoàn chi viện đi đến phần phía Nam của khu vực Đông QK III VNCH [Quân khu 7] và thực hiện việc cứu chưa thương binh trong khu vực. Ngòai ra Trung đoàn cũng thực hiện nhiệm vụ quân bưu trong khu vực.
Các thông tin ghi nhận được cũng cho thấy Trung đoàn 90 không chỉ thực hiện huớng dẫn đoàn chi viện vào khu vực QK III và QK IV VNCH, mà còn có nhiệm vụ huớng dẫn các đoàn đi ra miền Bắc Việt Nam. Trung đoàn tập hợp tất các các đoàn đi ra miền Bắc Việt Nam thông qua hệ thống các trạm giao liên để chuyển giao đến tận các trạm giao liên của Mặt trận B3 Tây Nguyên.
Tháng 5/1967, thực hiện chỉ thị của Trung ương Cục miền Nam, và huớng dẫn của Ban giao bưu vận R, tỉnh Quảng Đức [nay là tỉnh Đắc nông] bàn giao cho Trung đoàn 90 thuộc Ban giao bưu vận R 80 cán bộ chiến sỹ. Lực lượng này đảm nhiệm tuyến hành lang thống nhất trên địa phận biên giới Quảng Đức từ sông Sre Pok [phía Nam Mặt trận B3 Tây Nguyên] đến đầu mối Trung đoàn 90 tại địa phận biên giới Phước Long, gồm các Trạm giao liên:Bài liên quan:
- Trạm X1
- Trạm X2
- Trạm X3
- Trạm X4
- Trạm X5a
- Trạm X5b
- Trạm xá X9 đặt giữa trạm X3 và X4
- Đội vận tải bộ gồm 1 Trung đội và 1 đội vận tải voi có 5 con voi.
- Đội X11 biên phòng gồm 10 cán bộ chiến sỹ làm công tác bảo vệ.
2. Đối với LS Đào Xuân Nghiễm - Sinh năm 1945 thuộc Tiểu đoàn 301 tỉnh đội Daklak, có nơi an táng tại: Đồi 750, Buôn Krong Năng, H4.Thông tin về LS cũng tương đối rõ ràng. Khu vực buôn Krong Hnang - huyện H4 hiện nay thuộc xã Ea Tam - huyện Krong Năng - tỉnh Đắc Lắc. Gia đình cũng nên liên hệ với các cơ quan hữu quan (Tỉnh đội Daklak, QK5...), có thể nhận được thông tin gia đình cần tìm.Khu vực buôn Krong Hnang trên bản đồ Mỹ xưa thuộc quận Thuần Mẫn - tỉnh Phú Bổn, tuy nhiên đồi 750 thì Rx chưa tìm ra.
Đầu năm 1965, Tiểu đoàn 2/ Quân khu 3 được thành lập với quân số khoảng 500 nguời, đóng quân tại Xóm Danh – xã Ke Son – Xuân Mai – Hà Tây. Tại đây, tiểu đoàn tổ chức công tác huấn luyện tân binh để chuẩn bị vào Nam chiến đấu. Tháng 6/1965, khóa huấn luyện kết thúc và đơn vị chuẩn bị xuất phát vào Nam chi viện.
Ngày 25/6/1965, Tiểu đoàn 2 được đặt mật danh là Đoàn chi viện số 2 xuất phát vào Nam chiến đấu và vào đến khu vực Daklak khoảng tháng 11/1965. Tháng 12/1965, tại khu vực gần Buôn Mê Thuột, Tiểu đoàn 2/ Đoàn chi viện 2 được đổi tên thành Tiểu đoàn 301 trực thuộc tỉnh đội Daklak.
2013091726063022
Dự thảo báo cáo năm, không có ngày, ghi chép thông tin hoạt động của tiểu đoàn 301 và tiểu đoàn 303 tỉnh đội Daklak từ tháng 1 đến tháng 8/1966, và hoạt động từ tháng 8 đến tháng 12/1966 khi 2 tiểu đoàn sát nhập với nhau thành 1 tiểu đoàn lấy phiên hiệu là E301. Các thông tin tổng hợp được từ báo cáo gồm:
- Tổng số thương vong của cả 2 tiểu đoàn từ tháng 1 đến tháng 8/1966: Hy sinh 74, bị thương 65, bị bắt 2, mất tích 4.
- Tổng số thương vong của tiểu đoàn hợp nhất, từ tháng 8/1966 đến tháng 12/1966: Hy sinh 1, bị thương 7, mất tích 1.
Báo cáo này do lính Mỹ thu được tháng 4/1967 tại phía Nam QL21 tỉnh Daklak
GÒ THÌ THÙNG
* Giới thiệu chung:
- Vị trí - Địa điểm:
Nằm ở huyện Tuy An, cách thị trấn Chí Thạnh chừng 17km về hướng tây.
- Cấp bậc - xếp hạng:
- Cơ quan quản lý:
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Gò Thì Thùng nói riêng, xã An Xuân nói chung là vùng căn cứ cách mạng. Nơi đây đã chứng kiến những trận đánh làm rúng động kẻ thù.
Ngày đó, trước sự lớn mạnh của kẻ thù, Tỉnh ủy Phú Yên và Ban chỉ huy quân sự khu Năm quyết định đào địa đạo tại Gò Thì Thùng để chống giặc. Sau khi xác định được tầm quan trọng của khu căn cứ chiến lược này, ngày 10-5-1964, Huyện đội và Tỉnh đội trực tiếp chỉ huy nhân dân các xã An Xuân, An Định, An Nghiệp… đào địa đạo. Ngày khởi công, đồng chí Trần Suyền, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, bổ nhát cuốc đầu tiên; đồng chí Đỗ Tấn Cảnh trực tiếp chỉ huy công trình này. Ông Trà Cò, năm nay đã 75 tuổi, một tiểu đội trưởng từng tham gia đào địa đạo, kể lại: “Cứ 5 giờ chiều là dân công tập trung đào đến 12 giờ khuya, mỗi tiểu đội một giếng, hết giếng này lại đến giếng kia. Họ dùng cuốc để đào rồi dùng cần giọt đưa lấy đất lên. Vất vả nhưng ai nấy đều tham gia rất tích cực”. Sau một thời gian dài tập trung sức lực khơi thông lòng đất, đến tháng 8 – 1965, địa đạo Gò Thì Thùng đã hoàn thành. Tổng chiều dài địa đạo là 1948m xuyên qua Gò Thì Thùng, sâu 4,5m, rộng 0,8m. Toàn bộ địa đạo có 486 giếng, trên miệng giếng lấy gỗ đặt rầm, cách 20m chừa một cửa hông có ngụy trang. Bên trên địa đạo đặt vọng gác có đài quan sát. Xung quanh địa đạo là một hệ thống giao thông hào chạy ngang dọc. Khi có địch ta xuất hiện để đánh, đánh xong thì rút xuống, địch không phát hiện và nhân dân tuyệt đối giữ bí mật an toàn.
Sau khi hoàn thành, địa đạo Gò Thì Thùng đã chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt. Ngày 25 - 6 - 1966, địch đổ quân xuống cao nguyên An Xuân. Cuộc chiến trên Gò Thì Thùng diễn ra suốt 2 ngày đêm. Bộ đội chủ lực của ta đã diệt 1030 tên Mỹ, bắn rơi và làm bị thương 9 máy bay… Với trận Gò Thì Thùng, nhân dân Phú Yên đã lập chiến công vang dội, góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở chiến trường miền Nam.
Hơn 40 năm trôi qua, trên cao nguyên An Xuân đã thay đổi rất nhiều. Địa đạo Gò Thì Thùng vẫn còn đó. Những ụ đất, giao thông hào của chiến trường năm xưa giờ như phế tích. Cửa hầm bị sạt lở, bên ngoài cây cối mọc um tùm, bên trong tối om, nhiều động vật đã chọn chỗ này làm nơi trú ngụ. Có lẽ chính quyền và nhân dân xã An Xuân không đủ sức bảo tồn và sửa sang di tích này. Nhiệm vụ đó đòi hỏi có sự tham gia tích cực của các ngành chức năng.
Được biết, địa đạo Gò Thì Thùng là một trong bốn địa đạo của cả nước. Ba địa đạo kia (Củ Chi - TP HCM, Vĩnh Mốc - Quảng Trị, Phù Cát-Bình Định) đã được nhà nước công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Riêng địa đạo Gò Thì Thùng đến nay vẫn ngủ yên trong bao lớp bụi thời gian.
Viết bởi Đào Quang Hòa Tìm thông tin liệt sỹ [ Trả lời ]
07/09/2013, 16:36 Kính mong các Bác CCB các anh hướng dẫn tìm giúp thông tin của 02 Liệt sỹ là Bác ruột cháu như sau:
Liệt sỹ: Đào Xuân Nghiễm - Sinh năm 1945
Quê quán: Anh Thanh, Phụ Dực (Quỳnh Phụ), Thái Bình
Nhập ngũ: 04/1962 - Đi B: 06/1965
Cấp bậc: Hạ sỹ; Chức vụ: A Phó
Đơn vị: D301 Đắc Lắc
Hy sinh ngày: 09/07/1966
Nơi Hy Sinh: H4, Đắc Lắc
Trường hợp hy sinh: Chống càn
Nơi An Táng: Đồi 750, Buôn Krong Năng, H4
Thân nhân: Cha Đào Văn Chuân (Chơn)
Liệt sỹ: Đào Xuân Nghiễn - Sinh năm 1947
Quê quán: Anh Thanh, Phụ Dực (Quỳnh Phụ), Thái Bình
Nhập ngũ: 05/1966 - Đi B1
Cấp bậc: Trung sỹ; Chức vụ: Y Tá
Đơn vị: C62D6E12F3 (Đại đội 62, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 12, Sư 3 Sao Vàng)
Hy sinh ngày: 06/1971
Nơi Hy Sinh: Xã Bình Tường, Huyện Bình Khê (Nay là Tây Sơn), Bình Định
Trường hợp hy sinh: Chống càn
Nơi An Táng: Chưa biết
Thân nhân: Cha Đào Văn Chuân (Chơn)
Mọi thôn tin của Bác cháu kính xin các Bác CCB gửi về địa chỉ:
Đào Quang Hòa
Số 35NH Đường 14A, Cư Xá Ngân Hàng, P. Tân Thuận Tây, Quận 7, TP.HCM
e-mail: hoaquangdao@gmail.com
Điện thoại: 0903335558
Đăng nhận xét