Hiển thị các bài đăng có nhãn 6. Chủ đề khác. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 6. Chủ đề khác. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2023

[6.36] Không ảnh (39): Không ảnh thành Huế, năm 1952

20230805


Không ảnh thành Huế, do không quân Pháp chụp năm 1952




Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

[6.35] Hình ảnh khu vực đài thu phát tín Bạch Mai (Hà Nội) những thập kỷ đầu thế kỷ 20

 20211013

- Hình ảnh cột anten



- Máy thu phát loại 2KW liên lạc trực tiếp với Paris






Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

[6.34] Không ảnh (30): Hình ảnh khu vực Quốc lộ 1A và đường sắt Yên Viên - Lạng Sơn vượt sông Đuống, năm 1967

 20210828

Hình ảnh khu vực Quốc lộ 1A và đường sắt Yên Viên - Lạng Sơn vượt sông Đuống, năm 1967: Có 3 tuyến vượt sông Đuống, gồm cầu đường sắt - đường bộ đi chung, 1 cầu đường sắt phía hạ lưu và 1 đường nhánh để vượt sông bằng cầu phao/ phà (Dự phòng trường hợp cầu sắt bị không quân Mỹ đánh sập)





Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

[6.33] Không ảnh (29): Hình ảnh khu vực diễn ra trận quân Sài Gòn tấn công bộ đội Trung đoàn 207 Quân Giải phóng miền Nam ngày 3/10/1973 tại rạch Đá Biên, tỉnh Long An ngày nay

20210705


Không ảnh tháng 11/1972 chụp khu vực diễn ra trận quân Sài Gòn tấn công bộ đội Trung đoàn 207 Quân Giải phóng miền Nam ngày 3/10/1973 tại rạch Đá Biên, tỉnh Long An ngày nay.




Thông tin trận đánh tại đây: http://www.kyvatkhangchien.com/2014/08/73-mieu-bac-bo-noi-ghi-dau-bi-hung-cua.html

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

[6.32] Quá trình biến đổi địa danh hành chính Hà Nội từ năm 1945 đến năm 1982

20210509

Nguồn thông tin: Thăng Long - Hà Nội: Hành trình nghìn năm đổi thay, phát triển (hanoi.gov.vn)

======================

Năm 1914, Pháp chia nội thành Hà Nội làm 8 hộ (quartier) - đổi tên “Khu vực ngoại thành Hà Nội” thành huyện Hoàn Long, trực thuộc tỉnh Hà Đông.

1. Giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ

Năm 1942, đổi tên huyện Hoàn Long thành “Đại lý đặc biệt Hà Nội” thuộc thành phố gồm huyện Hoàn Long cũ và 22 xã thuộc phủ Hoài Đức (cũ), trụ sở đặt tại ấp Thái Hà, Hà Nội lúc này có 8 hộ nội thành và “Đại lý đặc biệt Hà Nội” là ngoại thành có 9 tổng và 60 xã. Diện tích 130km2, dân số 30 vạn.

Ngày 19/8/1945, Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội. Ngày 02/9/1945, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ đô: Hà Nội. Ngày 22/11/1945, Sắc luật quy định thành phố Hà Nội gồm 5 khu phố nội thành và 120 xã ngoại thành.

Ngày 21/12/1945, Hà Nội chia làm 17 khu phố nội thành gồm: Trúc Bạch, Đồng Xuân, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quán Sứ, Bạch Mai, Đại Học, Chợ Hôm, Thăng Long, Đông Thành, Lò Đúc, Hồng Hà, Long Biên, Đồng Nhân, Vạn Thái, Đống Mác, và 5 khu hành chính ngoại thành: Lãng Bạc, Đống Đa, Mê Linh, Đại La, Đề Thám.


Tháng 11/1946, cả nước chia làm 12 khu hành chính, Hà Nội là khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Nội thành chia làm 3 liên khu: Liên khu I ở giữa và phía Đông Bắc thành phố, liên khu II ở phía Nam, liên khu III ở phía Tây.

Tháng 3/1948, Pháp tạm chiếm Hà Nội, chia nội thành làm 16 khu phố, ngoại thành là đại lý Hoàn Long gồm 15 quận, 136 làng. Tháng 5/1948, Hà Nội sáp nhập với Hà Đông thành liên tỉnh Lưỡng Hà. Hà Nội chia làm 2 huyện: Trấn Tây và Trấn Nam.

Ngày 15/5/1949, đổi tên 2 huyện Trấn Tây và Trấn Nam thành 2 liên khu phố I, II. Ngày 13/6/1949, đổi tên 2 liên khu phố nội thành thành quận 1, 2; chia ngoại thành làm 3 quận 4,5,6. Đến tháng 11/1949, sáp nhập 3 quận 4,5,6 thành quận ngoại thành, gồm 34 liên xã; 2 quận nội thành gồm 17 khu phố.

Ngày 10/10/1954, quân đội ta vào tiếp quản thành phố Hà Nội, Thủ đô hoàn toàn giải phóng khỏi ách tạm chiếm.

Ngày 24/11/1957, bầu cử HĐND thành phố khóa I. Các đơn vị hành chính của Hà Nội như sau: Nội thành 4 quận gồm 34 khu phố: Quận 1 gồm 9 khu phố (từ 17 đến 25); quận 2: 9 khu phố (từ 9 đến 16 và khu phố 34); quận 3: 8 khu phố (từ 1 đến 8); quận 4: 8 khu phố (từ 26 đến 33).

Ngoại thành 4 quận gồm 46 xã và phố: Quận 5 gồm 13 xã (Tàm Xá, Nhật Tân, Tứ Liên, Quảng An, Tân Lập, Phú Thượng, Đức Thắng, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân La ,Cổ Nhuế, Đông Thái, Thái Đô); quận 6: 12 xã (Mai Dịch, Hòa Bình, Yên Hòa, Dịch Vọng, Ngọc Hà, Phúc Lệ, Thống Nhất, Trung Thành, Thái Thịnh, Mễ Trì, Nhân Chính, Trung Hòa); quận 7: 14 xã (Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thanh Lương (trên sông), Đoàn Kết, Hoàng Văn Thụ, Quỳnh Mai, Thanh Hương, Đại Kim, Định Công, Tam Khương, Phương Liên); quận 8: 6 xã và 1 phố (phố Gia Lâm, xã Hồng Tiến, Long Biên, Thượng Thanh, Tiến Bộ, Ngọc Thụy, Việt Hưng).

Tháng 3/1958, bỏ 4 quận nội thành, thay thế bằng 12 khu phố: Hoàn Kiếm, Hàng Cỏ, Hai Bà Trưng (quận 1); Hà Đông, Cửa Đông, Hàng Đào (quận 2); Trúc Bạch, Văn Miếu, Ba Đình (quận 3); Bạch Mai, Bảy Mẫu, Ô Chợ Dừa (quận 4).

Năm 1959, nội thành chia làm 8 khu phố: Trúc Bạch, Ba Đình, Đồng Xuân, Hàng Cỏ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Bạch Mai. Ngoại thành gồm 4 quận, 43 xã.

Ngày 01/3/1960, tổng điều tra dân số lần thứ nhất, dân số Hà Nội có 643.576 người.

Ngày 20/4/1961, Quốc hội Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa II, kỳ họp thứ 2 phê chuẩn Nghị quyết của Chính phủ về mở rộng địa giới thủ đô Hà Nội (lần thứ nhất), sáp nhập vào Hà Nội:

- 18 xã, 6 thôn, 1 thị trấn của Hà Đông gồm: Các xã Tân Dân, Tân Tiến, Trung Kiên, Minh Khai, Trần Phú (huyện Đan Phượng); Hữu Hưng, Cương Kiên, Xuân Phương, 2 thôn Tu Hoàng, Miêu Nha (huyện Hoài Đức); thôn Ngọc Trục (thị xã Hà Đông); các xã: Thanh Liệt, Hoàng Liệt, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Yên Mỹ, Duyên Hà, Đại Hưng, Đông Mỹ, Vạn Phúc, các thôn Lưu Phái, Triều Khúc, Yên Xá và thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì).

- 30 xã của tỉnh Bắc Ninh gồm: Các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Quang Trung, Đông Hội, Mai Lâm, Tiền Phong, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Yên Viên (huyện Từ Sơn); các xã Phù Đổng, Trung Hưng (huyện Tiên Du); các xã Đức Thắng, Chiến Thắng (huyện Thuận Thành) và toàn bộ 15 xã của huyện Gia Lâm.

- 17 xã và nửa thôn của tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Xã Kim Chung (huyện Yên Lãng); nữa thôn Phù Lỗ Đoài (huyện Kim Anh) và toàn bộ 16 xã huyện Đông Anh.

- 1 xã của Hưng Yên: Xã Văn Đức (huyện Văn Giang).

Ngày 31/5/1961, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổ chức hành chính của Hà Nội gồm:

- 4 khu phố nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 363 khối dân phố.

- 4 khu phố ngoại thành: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm với 101 xã, 3 thị trấn.

Năm 1965, sáp nhập phố Thanh Am thuộc xã Thượng Thanh vào thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm.

Ngày 01/4/1974, tổng điều tra dân số lần thứ 2, Hà Nội có số dân 1.378.335 người, nội thành có 736.211 người, ngoại thành có 642.124 người.

Ngày 21/12/1374, bỏ khối dân phố, thành lập các tiểu khu ở nội thành: Khu phố Hoàn Kiếm có 46 tiểu khu; khu phố Ba Đình có 34 tiểu khu; khu phố Đống Đa có 48 tiểu khu; khu phố Hai Bà Trưng có 51 tiểu khu; ngoại thành 4 huyện gồm 102 xã, 3 thị trấn.

2. Hà Nội thời kỳ xây dựng và phát triển

Ngày 2/7/1976, kỳ họp Quốc hội khóa VI quyết định: Đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô: Hà Nội. Chuyển tên cơ quan chính quyền các cấp là Ủy ban nhân dân.

Tháng 12/1978, sắp xếp lại tiểu khu thuộc 4 khu phố nội thành từ 179 tiểu khu còn 78 tiểu khu: Ba Đình (15), Hoàn Kiếm (18), Đống Đa (23), Hai Bà Trưng (22).

Ngày 29/12/1978, Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 4 phê chuẩn mở rộng địa giới Thủ đô Hà Nội (lần thứ 2) bao gồm thêm:

- Huyện Sóc Sơn; 18 xã và thị trấn Phúc Yên (huyện Mê Linh) của tỉnh Vĩnh Phúc.

- Các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức; thị xã Sơn Tây, thị xã Hà Đông (sau chưa bàn giao).

- Các xã: Tiên Phương, Phục Châu (huyện Chương Mỹ) nhập vào huyện Hoài Đức; các xã Hữu Hòa và một phần của xã Phú Lãm (huyện Thanh Oai); các xã Liên Ninh, Việt Hưng, Thanh Hưng, Đại Thanh (huyện Thường Tín) vào huyện Thanh Trì; các xã: Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hòa, Tân Hòa, Tân Phú, Đại Thành (huyện Quốc Oai) nhập vào huyện Hoài Đức và Phúc Thọ của tỉnh Hà Sơn Bình. Diện tích Hà Nội là 2.123km2; dân số: 2.462.105 người. Hà Nội chính thức điều hành từ 01/5/1979.

Ngày 01/10/1979, tổng điều tra dân số lần thứ 3, Hà Nội có 2.570.905 người, trong đó nội thành: 788.705 người, ngoại thành: 1.782.200 người.

Năm 1980, tổ chức hành chính Hà Nội gồm 4 khu phố nội thành: Ba Đình (15 tiểu khu), Hoàn Kiếm (18 tiểu khu), Đống Đa (24 tiểu khu), Hai Bà Trưng (22 tiểu khu)
- 01 thị xã Sơn Tây (3 phường, 2 xã).

- 11 huyện ngoại thành: Ba Vì (41 xã), Sóc Sơn (25 xã), Đông Anh (23 xã), Mê Linh (2 thị trấn, 22 xã), Thạch Thất (19 xã), Thanh Trì (22 xã, 1 Thị trấn), Đan Phượng (15 xã), Hoài Đức (27 xã), Gia Lâm (31 xã, 2 thị trấn), Từ Liêm (25 xã).

Ngày 10/6/1981, HĐND thành phố khóa VIII, kỳ họp thứ nhất quyết định phân cấp quản lý cho chính quyền cấp quận và phường (thay thế khu phố và tiểu khu: Quận Ba Đình (15 phường), quận Hoàn Kiếm (18 phường), quận Đống Đa (24 phường), quận Hai Bà Trưng (22 phường).

Ngày 2/6/1982, mở rộng thị xã Sơn Tây, thêm 7 xã: Thanh Mỹ, Kim Sơn, Xuân Sơn, Trung Sơn Trầm, Đường Lâm, Sơn Đông, Cổ Đông của huyện Ba Vì. Do đó, thị xã Sơn Tây có 3 phường Quang Trung, Lê Lợi, Ngô Quyền và 3 xã (Trung Hưng, Tiên Sơn và 7 xã mới nhập).

- Huyện Phúc Thọ nhận thêm 2 xã Tích Giang và Trạch Mỹ Lộc của huyện Ba Vì. Sau khi điều chỉnh địa giới huyện Ba Vì còn 32 xã.

Ngày 13/7/1982, thành lập một số phường và thị trấn mới:
- Phường Kim Giang và phường Thanh Xuân Bắc thuộc quận Đống Đa.
- Phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng.
- Mở rộng phường Tân Mai (Hai Bà Trưng) thêm 1 xóm của xã Hoàng Văn Thụ (Thanh Trì).
- Thành lập các thị trấn: Sài Đồng, Đức Giang (huyện Gia Lâm), Đông Anh (huyện Đông Anh), Cầu Giấy, Cầu Diễn, Nghĩa Đô (huyện Từ Liêm).

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

[6.31] Không ảnh (28): Hình ảnh khu vực Đầm Be (Campuchia), năm 1972

 20210328


Hình ảnh khu vực Đầm Be, phía Bắc Quốc lộ 7 thuộc tỉnh Kompong Cham, năm 1972.




Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

[6.30] Không ảnh (27): Hình ảnh khu vực trọng điểm Seng Phan (Lào) trên tuyến đường vận tải chiến lược 559 - Đường Hồ Chí Minh, năm 1973

 20210304


Hình ảnh khu vực trọng điểm Seng Phan (Lào) trên tuyến đường vận tải chiến lược 559 - Đường Hồ Chí Minh, năm 1973. 

Khu vực này bị ném bom dữ dội trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.




Thứ Ba, 19 tháng 1, 2021

[6.29] Không ảnh (26): Hình ảnh khu vực núi Chưtan Kra, 1 năm trước khi diễn ra các trận chiến đấu của Trung đoàn 209 vào căn cứ M2 (FSB 14) 3/1968 và Trung đoàn 66 vào Cao điểm 1198 Chưtan Kra 4/1968

 20210119


Không ảnh 1967 - Một năm trước trận chiến FSB 14/ M2 và Cao điểm 1198 Chưtan Kra của Trung đoàn 209 và Trung đoàn 66 Sư đoàn 1 Mặt trận B3 Tây Nguyên : Khu vực Căn cứ FSB 14 Mỹ đóng quân sau này, tháng 3/1968 (Điểm 1), Cao điểm 1198 Chutan Kra (Điểm 2).




Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

[6.28] Không ảnh (25): Hình ảnh trận địa pháo cao xạ đặt trên bè/ phao nổi trong hồ Tây, những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ

20200817


Hình ảnh trận địa pháo cao xạ đặt trên bè/ phao nổi trong hồ Tây, những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ năm 1967.


Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

[6.27] Không ảnh (24): Hình ảnh khu vực Trung Liệt - Láng Hạ, thành phố Hà Nội, năm 1967

20200816


Không ảnh khu vực Trung Liệt - Láng Hạ, quận Đống Đa thành phố Hà Nội, năm 1967.