Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

[7.69] Hình ảnh quân Mỹ phát hiện tầng 2 tên lửa phòng không SAM 2 của bộ đội Phòng không Việt Nam tại nam vùng phi quân sự DMZ (tây nam căn cứ Cồn Tiên độ 2km)

2024030724028

Năm 1967, tại nam vùng phi quân sự DMZ (tây nam căn cứ Cồn Tiên độ 2km) quân Mỹ phát hiện tầng 2 tên lửa phòng không SAM 2 của bộ đội Phòng không Việt Nam.

Dưới đây là hình ảnh và đánh dấu trên bản đồ quân sự Mỹ, nay thuộc huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị.



Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

[7.68] Không ảnh (43): Không ảnh khu vực căn cứ Động Toàn, Khe Mèo, đường 9 QUảng Trị, năm 1973

20240116

Không ảnh năm 1973 khu vực căn cứ Động Toàn, Khe Mèo, đường 9 Quảng Trị.

Nơi đây, năm 1971 và 1972 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công căn cứ Động Toàn.




Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2023

[7.67] Sơ lược giải pháp thiết kế, xây dựng cầu cáp đảm bảo giao thông tại các vị trí cầu bị không quân Mỹ phá hủy trên đường giao thông tại miền bắc Việt Nam, phục vụ vận tải hậu cần chi viện chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

2023121747031


1. Có một tấm hình của Thông tấn xã Việt Nam với tiêu đề: "Cầu cáp 10 dây dài 240m bắc ngang qua sông Đáy trên những chiếc cầu cũ đã bị bom địch phá vỡ, quãng Đoan Vĩ, đảm bảo cho xe trọng tải tới 12 tấn vượt qua. Ảnh: Quang Thành - TTXVN".

2. Cùng với đó, có một tài liệu của quân đội Mỹ tổng hợp các thông tin thu thập được về giải pháp thiết kế, xây dựng cầu cáp đảm bảo giao thông tại các vị trí cầu bị không quân Mỹ phá hủy trên đường giao thông tại miền bắc Việt Nam, phục vụ vận tải hậu cần chi viện chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những nét chính nêu trong tài liệu:

- Với quyết tâm duy trì các tuyến giao thông quan trọng được thông suốt bất chấp các cuộc ném bom của không quân Mỹ, Quân đội Bắc Việt Nam đã phát triển một kỹ thuật bắc cầu độc đáo giúp giảm đáng kể khả năng dễ bị tổn thương của cầu trước các tấn công từ trên không. Kỹ thuật này dựa trên việc sử dụng các dây cáp thép song song được kéo căng và cố định vào các ụ neo ở mỗi đầu cầu.

- Các bộ phận cấu kiện bằng gỗ chế tạo sẵn được cố định vào dây cáp để tạo nên bản mặt cầu. Ngoại trừ cầu cáp xây dựng cho tuyến đường sắt, bản mặt cầu được dỡ bỏ vào ban ngày. Điều này sẽ làm cho cầu ít bị ảnh hưởng bởi bom hơn so với cầu thông thường.

- Không quân Mỹ đã phát hiện có 24 cây cầu cáp được xây dựng, gồm có 1 cầu ở Lào (nam đèo Mụ Giạ). Những cầu này hầu hết nằm ở trên các tuyến đường tạo nên mạng lưới hậu cần lớn tiếp tế cho các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Lào và nam Việt Nam.

- Mười trong số các cầu, bao gồm có 4 cầu cho đường sắt, nằm trên địa bàn quân khu 4, là khu vực tập kết chính của bộ đội và hậu cần chi viện cho miền Nam Việt Nam. Khả năng chịu tải của cây cầu là từ 10 đến 20 tấn. Khả năng này đủ để cho tất cả các loại xe ô tô tải có ở miền bắc VIệt Nam đi qua, trừ loại xe quá lớn.

- Sự gia tăng nhanh chóng số lượng cầu cáp có thể nhìn thấy và sự gia tăng mạnh mẽ về nhập khẩu cáp thép đường kính lớn, chủ yếu từ Nhật Bản, cho thấy rằng Quân đội Bắc Việt Nam sẽ sử dụng nhiều hơn nữa những giải pháp tiến bộ này. Cầu cáp cho phép sử dụng liên tục các tuyến đường sắt, đường bộ và sẽ giảm đáng kể công sức cần thiết để sửa chữa thiệt hại do bom gây ra.

- Điểm tương tự giữa các cầu cáp cho thấy tiêu chuẩn thiết kế đã được sửa đổi trên hiện trường cho phù hợp với điều kiện về địa chất và chiều dài nhịp. 

- Tất cả, ngoại trừ hai trong số các cầu cáp, được bố trí tại vị trí của các cầu bị phá hủy hoặc tại công trình cầu bị bỏ hoang với các mố có sẵn có thể cung cấp hỗ trợ bổ sung neo ổn định. Phần neo có dạng hình chữ “TT” với đầu chân hướng về phía cầu và đóng vai trò ụ neo giữ ổn định cho cáp thép. Ụ neo được đặt lùi lại so với mố khoảng 15 đến 30m và có thể được làm bằng bê tông cốt thép. 

- Thường có từ 4 đến 6 dây cáp được lắp đặt, ước tính có đường kính từ 2.5cm đến 7.5cm, nhưng theo quan sát gần đây cầu cáp có thể có 12 đến 14 cáp. 

- Các dây cáp song song và được ghép thẳng hàng với vệt bánh xe tải. Khi sử dụng cáp có đường kính khác nhau thì các dây cáp lớn hơn được đặt ở vị trí bên ngoài để tạo độ bền cao. Các cây cầu dường như không chống lại được sự rung lắc do đó tốc độ di chuyển phải được hạn chế nghiêm ngặt và chỉ cho 1 xe đi qua tại 1 thời điểm. Trong hầu hết các trường hợp thì bản mặt cầu bằng gỗ bao phủ toàn bộ các dây cáp. 

- Bản mặt cầu là các đoạn 1.5 đến 3m và có thể làm từ gỗ nhẹ hoặc tre. Đội nhân công đóng gần cầu và lắp bản mặt cầu vào buổi đêm, bằng tay hoặc tời di động. 

- Khả năng chịu tải của một cây cầu cáp phụ thuộc vào số lượng cáp và chiều dài nhịp.  Hầu hết các cầu trên đường có chiều dài từ 15 đến 30m và có khả năng chịu tải khoảng 15 tấn. Năm cầu trên đường có nhịp dài từ 45m đến 57m và có khả năng chịu tải trọng 10 tấn. 

- Cầu cáp đang xây dựng trên QL1A ở bắc Tú Dụng (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) có 12 đến 14 cáp và nhịp 23m. Khả năng chịu tải của cầu vượt quá 20 tấn. 

- Do có hạn chế về tải trọng, là nhược điểm của loại cầu, đường 7, 15, 19 có thể tiếp nhận các loại xe 15 tấn, trong khi QL1A và QL6 và vượt kênh gần Hà Nội có thể tiếp nhận xe 10 tấn.

3. Ảnh minh họa cấu tạo 1 bên đầu cầu cáp


4. Bức ảnh của Thông tấn xã Việt Nam



Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2023

[7.66] Không ảnh (42): Dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được làm trên sườn tây núi Mũi Mác ở khu vực trọng điểm ngã ba Đồng Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh, năm 1972

20231209

Dòng chữ "Không có gì quý hơn độc lập tự do" được làm trên sườn tây núi Mũi Mác ở khu vực trọng điểm ngã ba Đồng Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh, năm 1972.



Thứ Tư, 22 tháng 11, 2023

[7.65] Ảnh chụp xe ô tô vận tải chạy qua cây cầu cáp bắc qua sông Đáy [Quốc lộ 1A?] trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20231122

Cầu cáp 10 dây dài 240m bắc ngang qua sông Đáy trên những chiếc cầu cũ đã bị bom địch phá vỡ, quãng Đoan Vĩ, đảm bảo cho xe trọng tải tới 12 tấn vượt qua. Ảnh: Quang Thành - TTXVN

[Nguồn ảnh và chú dẫn: Thông tấn xã Việt Nam]

[Cầu cáp/ quốc lộ 1A]





[7.64] Không ảnh (41): Không ảnh năm 1973 khu vực núi Ba Hồ/ Cao điểm 597 - Cam Lộ - Quảng Trị

20231122


Không ảnh năm 1973 khu vực núi Ba Hồ/ Cao điểm 597 - Cam Lộ - Quảng Trị.

Nơi đây, năm 1971 và 1972 đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công cứ điểm Ba Hồ/ Cao điểm 597.




Thứ Hai, 6 tháng 11, 2023

[7.63] Hình ảnh lính biệt kích Mỹ sử dụng thiết bị để ghi âm trên đường dây thông tin hữu tuyến của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào

2023061132020


Một lính biệt kích thuộc đơn vị thám sát chuyên hoạt động sâu trong tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào đang thao tác cặp dây dẫn nối thiết bị ghi âm băng Catsset nhãn hiệu General Electric vào đường dây thông tin dã chiến của Bộ đội đoàn 559 Trường Sơn.

Thiết bị cho phép ghi âm tự động khi có tín hiệu thoại trên đường dây thông tin.

Ở thế hệ máy đầu tiên, lính biệt kích phải gọt vỏ để hở dây thông tin dã chiến ở phần cặp nối dây với thiết bị. Đến thế hệ máy thứ 2 thì chỉ cần gọt mỏng lớp vỏ dây, và đến thế hệ máy thứ 3 thì chỉ cần cặp vào dây mà không cần xử lý lớp vỏ.

Các đoạn ghi âm cho phép xác định lịch trình chạy các đoàn xe vận tải trên đoạn tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.



 

[7.62] Một số hình ảnh do lực lượng biệt kích Mỹ chụp đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào

202332020


Các tấm ảnh do lính biệt kích thuộc đơn vị thám sát chuyên hoạt động sâu trong tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào chụp. Gồm:

1. Toán lính biệt kích trinh sát trên 1 đoạn đường đi bộ của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh. Hình bên phải cho thấy độ rộng của đường mòn so với 1 khẩu súng.

2. Một đoạn đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua rừng tre rậm rạp. Bên phải là hình ảnh của trạm giao liên và khu nghỉ giành cho các đoàn bộ đội hành quân bộ hoặc các đoàn xe.

3. Một chiếc xe ô tô tải của Liên Xô nhãn hiệu GAZ 51 đang chạy trên con đường lầy lội.





Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2023

[7.61] Không ảnh (40): Không ảnh khu vực tập kết/ bốc dỡ xăng dầu ngay phía bắc ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh, năm 1968

2023110566080

Không ảnh khu vực tập kết/ bốc dỡ xăng dầu ngay phía bắc ngã ba Đồng Lộc - Hà Tĩnh, trên tuyến đường  vận tải chiến lược Hồ Chí Minh, năm 1968.

Có thể thấy rõ ảnh các xe ô tô tải.




Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2023

[7.60] Không ảnh (38): Không ảnh khu vực căn cứ Động Tranh [FSB Bastogne] ven quốc lộ 49, tháng 5/1972

20230820


Không ảnh khu vực căn cứ Động Tranh [Nguyên là căn cứ của quân Mỹ, FSB Bastogne] ven quốc lộ 49 (phía Quân đội nhân dân VIệt Nam gọi là đường 12) nối từ Huế đi A Lưới, ngày 28/5/1972.

- Phía Tây Bắc căn cứ Động Tranh độ 2km là khu vực cao điểm 316 núi Mày Nhà.

- Phía Đông Nam căn cứ Động Tranh độ 2km là khu vực Cao điểm 342 [Phía Quân đội nhân dân Việt Nam gọi là Cao điểm 372] 

Hai cao điểm này cùng với Căn cứ Động Tranh thuộc hệ thống phòng thủ trên đường 12 tây thành phố Huế, là nơi diễn ra những trận chiến ác liệt giữa bộ đội thuộc Sư đoàn 324 với quân Sài Gòn trong Chiến dịch Trị Thiên năm 1972.

- Thời điểm này, quân Sài Gòn vừa tái chiếm lại Cao điểm 342 được mấy ngày.

Các vệt tròn màu trắng là dấu vết ném bom chiến thuật/ chiến lược.




Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

[7.59] Diễn biến sơ bộ hướng tấn công của tiểu đoàn 7 trung đoàn 3 sư đoàn 5 tấn công chi khu Lộc Ninh [Bình Phước] ngày 7/4/1972

20230718

1. Thông tin phía Việt Nam

Trên hướng tiến công của Trung đoàn 3, trận chiến đấu diễn ra vô cùng quyết liệt. Từ 5 giờ sáng, Tiểu đoàn 7 đã hình thành hai mũi tiến công từ hướng đông vượt qua sân bay [Lộc Ninh] chọc thẳng vào hướng đông nam cụm chỉ huy chiến đoàn 9.

Khi ta vừa phát triển đến bìa phía tây sân bay thì địch tập trung phản kích dữ dội. Đại đội 1 không phát triển được, tiểu đoàn trưởng Bùi Văn Nê nhanh chóng điều một trung đội đánh mạnh vào chính diện cửa phía nam để phân tán lực lượng địch đồng thời lệnh cho Đại đội 1 hình thành hai mũi tiến công tiêu diệt quân địch đang ngăn chặn tại cửa phía đông nam. 

6 giờ 45 phút, Đại đội 1 Tiểu đoàn 7 tiêu diệt hoàn toàn quân địch, bắt sống 55 tù binh, làm chủ khu vực phía nam và bắt liên lạc với Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 2 tiếp tục phát triển đánh chiếm khu tiếp liệu.


2. Thông tin phía Mỹ

Các sự kiện được đánh dấu trên ảnh vệ tinh



Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

[7.58.1] Vị trí các box ném bom B52 do không quân Mỹ thực hiện tháng 4, 5, 6/1972 quanh khu vực ấp Tàu Ô QL13 (Tân Khai - Hớn Quản- Bình Phước), chống lại các đơn vị bộ đội Việt Nam trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 tại Bình Long

2023070631072


Chốt chặn Quốc lộ 13 tại ấp Tàu Ô [Tân Khai - Hớn Quản - Bình Phước hiện nay], mùa hè đỏ lửa Bình Long 1972.

Vị trí các Box B52 do không quân Mỹ rải tại khu vực Tàu Ô, chống lại các đơn vị bộ đội Việt Nam tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, chủ yếu là một số đơn vị thuộc Sư đoàn 7, thực hiện chốt chặn quốc lộ 13.

Mỗi Box gồm 3 máy bay B52, mỗi máy bay mang khoảng 30 tấn bom, kích thước Box dài từ 2 đến 3km, rộng khoảng 1km.




[7.58] Vị trí các box ném bom B52 do không quân Mỹ thực hiện tháng 4, 5, 6/1972 quanh thị trấn An Lộc và khu vực ấp Tàu Ô QL13 (Tân Khai - Hớn Quản), chống lại các đơn vị bộ đội Việt Nam trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 tại Bình Long

2023070631072

An Lộc/ Bình Long - mùa hè đỏ lửa 1972.

Vị trí các box ném bom B52 rải quanh thị trấn An Lộc và trực tiếp vào khu vực ấp Tàu Ô Quốc lộ 13 huyện Hớn Quản, tháng 4- 5- 6/1972 chống lại các đơn vị bộ đội Việt Nam tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ 1972.
Mỗi Box rải gồm 3 máy bay B52, mỗi máy bay mang khoảng 30 tấn bom.
Trừ phần lõi thị trấn An Lộc là không bị bom B52. Chưa tính đến các phi vụ ném bom chiến thuật hàng ngày.





Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

[7.57] Không ảnh (38): Không ảnh chụp sông Hồng đoạn qua cầu Long Biên - Hà Nội, thời điểm có nước lũ lên ngày 25/9/1966

20230331


Không ảnh chụp sông Hồng đoạn qua cầu Long Biên - Hà Nội, thời điểm có nước lũ lên, ngày 25/9/1966.

Phần mũi tên đỏ là trỏ đến làng Cơ Xá, là khu dân cư nằm ở bãi giữa sông Hồng, có thang lên xuống 2 bên cầu Long Biên.




Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

[7.56] Về câu chuyện CCB Mỹ Peter Mathews, thu giữ 1 cuốn sổ ghi chép có đề tên Cao Xuân Tuất (quê Hà Tĩnh) tại khu vực cao điểm 724 Dakto (Kontum) dịp tháng 11/1967

20230205

* Trên mạng có đưa tin 1 CCB Mỹ là ông Peter Mathews, thu giữ 1 cuốn sổ ghi chép đề tên Cao Xuân Tuất tại khu vực cao điểm 724 Dakto (Kontum) dịp tháng 11/1967.


Bức ảnh chụp 1 trang của cuốn sổ do ô CCB Mỹ chụp có ghi rõ tên tuổi một người lính thuộc Quân Giải phóng miền Nam, địa chỉ quên ở Hà Tĩnh và 1 địa chỉ ở Bình Định, có 1 số hiệu hòm thư 21222 GM Phi trường 10, là số hòm thư của đơn vị thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng hoạt động ở vùng Bình Định - Quảng Ngãi.

* Phóng viên báo đã đến theo địa chỉ ở Hà Tĩnh ghi trên cuốn sổ và gia đình có cung cấp Sổ gia đình liệt sỹ Cao Văn Tuất/Cao Xuân Tuất ghi thông tin ngày hy sinh của liệt sĩ là ngày 10/12/1967, có địa chỉ quê quán khớp với địa chỉ ghi ở cuốn sổ.

* Phán đoán: Đây có thể là cuốn sổ của liệt sỹ Cao Xuân Tuất/ Cao Văn Tuất đơn vị thuộc Sư đoàn 3 sao vàng QK5 tặng cho 1 người bạn ở đơn vị khác thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên, ở đây có thể người bạn ở Trung đoàn 320 Sư đoàn 1.

* Mặc dù chưa rõ ông Peter Mathews thuộc đơn vị nào và ngày ông ấy thu được cuốn sổ nhưng thông tin khác của quân Mỹ thì khả năng đơn vị ông CCB Mỹ giao chiến tại khu vực Cao điểm 724 Dak to (Kontum) là thuộc Trung đoàn 320 Sư đoàn 1 Mặt trận B3 Tây Nguyên, tức là đơn vị của người lính là chủ nhân cuốn sổ thuộc Trung đoàn 320.


Trong link bài báo có chi tiết:
[https://cand.com.vn/Phong-su-tu-lieu/cuon-nhat-ky-cua-nguoi-linh-giai-phong-gan-60-nam-luu-lac-tai-my-i682405/]



"Trở lại với câu chuyện hơn 50 năm trước, Đăk Tô tháng 11 năm 1967 là một trận đánh ác liệt kéo dài hàng tháng trời tại Tây Nguyên. Những người lính Giải phóng thường để ba lô ở một khu vực tập kết để tiện di chuyển khi chiến đấu. Cuốn nhật ký gồm 93 trang được Peter Mathews - một xạ thủ súng máy thời đó tìm thấy trong một ba lô dưới chân đồi 724 (tên đồi được đặt theo độ cao của nó so với mực nước biển). Chiếc ba lô nằm giữa một đống ba lô và thi thể những người lính đã dũng cảm hi sinh sau một cuộc chiến. Chiếc ba lô không ở bên cạnh một người nào, cho nên Peter Mathews cũng không biết chủ nhân của nó là ai, ở đâu, còn sống hay đã chết? Peter Mathews đã coi nó như một kỉ vật chiến trường và khi rời Việt Nam, ông đã đem nó về cố quốc và lưu giữ kỹ suốt 56 năm qua, dù không biết rõ chủ nhân của nó là ai."

* Ảnh chụp trang đầu cuốn sổ trong link báo Công an nhân dân:





[7.55] Tấm bản đồ Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn do Quân Giải phóng xuất bản Xuân Mậu Thân [1968]

2023020525663


Tấm bản đồ Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn do Quân Giải phóng xuất bản Xuân Mậu Thân [1968]. Phía góc dưới phải có in dòng chữ "TIẾN LÊN, TOÀN THẮNG ẮT VỀ TA"

- Tấm bản đồ thể hiện khu vực nội thành thành phố Sài Gòn, không có sân bay Tân Sơn Nhất.

- Trên bản đồ có thể hiện 1 số vị trí khu quân sự/ cơ sở quân sự chính nằm trong nội thành thành phố Sài Gòn.

- Thể hiện các địa danh hành chính xã, đường phố.


Ảnh chụp tấm bản đồ:




Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

[7.54] Về chiếc xe tăng M41 của quân Sài Gòn bị Quân Giải phóng miền Nam thu giữ sau trận đánh vào căn cứ gò Đậu (Phú Cường - Bình Dương) ngày 22/3/1966 và bảo quản tại căn cứ Long Nguyên (Bến Cát - Bình Dương)

2023020120004

1. Sơ lược thông tin về việc Quân Giải phóng miền Nam thu giữ, bảo quản chiếc xe tăng M41 chiến lợi phẩm từ năm 1966 sau trận đánh gò Đậu

- Trận đánh Gò Đậu ngày 22/3/1966 (Phú Cường – Bình Dương), lần đầu tiên bộ đội Tăng thiết giáp Quân Giải phóng phối hợp với bộ đội địa phương tập kích vào trung đoàn thiết giáp địch ngay trong thị xã, chỉ cách Sài Gòn 30km đường bộ.
- Sau trận đánh, ta thu và đưa được 1 chiếc xe tăng M41 về căn cứ Long Nguyên (Bến Cát – Bình Dương).
- Bộ Chỉ huy Miền giao cho Đoàn đặc công cơ giới J16 vừa bảo vệ, vừa luân phiên tập huấn cho bộ đội về thực hành sử dụng xe tăng M41 cho thành thạo.
- Từ năm 1966 đến năm 1968, tại vùng căn cứ Long Nguyên, bộ đội đã giữ được tình trạng kỹ thuật xe tăng M41 tốt.
- Năm 1969 do điều kiện chiến trường không cho phép, Đoàn J16 đã buộc phải đào hầm chôn giấu chiếc xe tăng M41 ở chiến khu Long Nguyên.

2. Đến câu chuyện quân Mỹ phát hiện và thu hồi chiếc xe tăng vào tháng 8/1969

- Báo cáo quân Mỹ, có một mẩu tin ngắn gọn: Ngày 28/8/1969, 1 trung đội biệt kích thiểu số của Trại biệt kích Minh Thanh (Bình Long) đã phát hiện 1 chiếc xe tăng M41 ở trong trạng thái tốt. Chiếc xe tăng đã được ngụy trang và bố trí bẫy mìn dày đặc quanh nơi chôn ngầm.

- Tình cờ, cuối tháng 1/2023, 1 chuyên gia sử học của Mỹ (Erik B Villarrd) đã đăng ảnh chụp 2 trang trong Tờ tin của Sư đoàn 1 bộ binh Anh cả đỏ Mỹ số ra ngày 15/9/1969, có bài viết và hình ảnh về hiện trường nơi phát hiện ra chiếc xe tăng M41 do bộ đội Việt Nam cất giấu. Thông tin chính trong bài báo như sau:

o Xe M88 cứu kéo xe tăng của Mỹ đến căn cứ Lai Khê để thực hiện 1 trong những nhiệm vụ kỳ lạ nhất trong chiến tranh Việt nam: Kéo chiếc xe tăng M41 bị thu giữ mới được tìm thấy trong căn cứ của Quân Giải phóng cách 8 dặm tây bắc căn cứ Lai Khê.

o Lực lượng biệt kích thiểu số hoạt động cùng lính Mỹ thuộc Tiểu đoàn 2/16 bộ binh đã phát hiện chiếc xe tăng ở trong trạng thái tốt nằm ở giữa rừng.

o Viên cố vấn Mỹ của lực lượng biệt kích thiểu số dẫn đầu đơn vị vượt qua khu vực dày đặc bẫy mìn khoảng 4 dặm tây bắc Căn cứ yểm trợ hỏa lực Lorraine khi phát hiện một khu vực rộng có cây và các bụi cây chết khô.

o Lục soát khu vực nghi ngờ phát hiện 1 hố lớn giấu xe tăng được lợp mái tôn kẽm và dày đặc bẫy mìn xung quanh chiếc xe tăng M41.

o Ngoài chiếc xe tăng M41, còn phát hiện thêm 51 viên đạn pháo chính 76mm 200 viên đạn 12.7mm và 734 viên đạn 7.62mm.

3. Ảnh chụp tại hiện trường khu vực chôn giấu chiếc xe tăng M41 được đăng trong Tờ tin của Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ:



Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

[7.53] Vị trí trại Cổ Loa (Căn cứ Bộ tư lệnh Pháo binh), trại Phù Đổng (Căn cứ Bộ Tư lệnh thiết giáp), kho đạn và các kho quân cụ... tại khu vực Gò Vấp - thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2023013150687


Đánh dấu trên ảnh vệ tinh Google các trại Cổ Loa (Căn cứ Bộ Tư lệnh pháo binh), trại Phù Đổng (Căn cứ Bộ tư lệnh thiết giáp), kho đạn và các kho quân cụ... tại khu vực Gò Vấp - thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Đây là các mục tiêu đánh chiếm của các đơn vị: Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 2 Quyết Thắng (Là các tiểu đoàn đặc công cơ giới được Phòng đặc công Miền J16 điều về trực thuộc Phân khu 1 vào cuối năm 1967, trong thành phần có rất nhiều cán bộ chiến sỹ đặc công được huấn luyện sử dụng xe tăng từ miền Bắc tại Trung đoàn 202 tăng thiết giáp trước khi lên đường vào Nam chiến đấu), Tiểu đoàn đặc công Gia Định 4, bộ phận thuộc Trung đoàn 16 (Tức Q16 hay Trung đoàn 101A).

Nơi đây, thời gian từ 31/1/1968 cho đến khoảng giữa tháng 2/1968  (Tết Mậu thân 1968) đã diễn ra những trận đánh ác liệt giữa bộ đội Việt Nam với quân Mỹ và quân ngụy.

Rất nhiều liệt sỹ bộ đội Việt Nam đã hy sinh trong các trận chiến đấu tại đây ở khoảng thời gian trên. Số lượng bộ đội hy sinh có thể đến cả trăm người.


Bài liên quan:


[3.274] Giấy khen và Quyết định đề bạt cấp Đại đội bậc phó của liệt sỹ Trương Văn Rép, đơn vị thuộc Tiểu đoàn 1 Đội 16 Đoàn 129 [Tức Ban Đặc công cơ giới J16 Miền], năm 1967

[4.100] Quyết định tặng thưởng các đơn vị của Phân khu 1 - Quân Giải phóng miền Nam về thành tích chiến đấu trong đợt tổng tấn công từ 31/1 đến 29/2/1968 (Tết Mậu Thân 1968)
[3.273] Bản thành tích cá nhân của đc Nguyễn Văn Lợ, Đại đội trưởng đại đội 2 tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định về thành tích tham gia tấn công mục tiêu Bộ Tổng tham mưu ngụy trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu thân 1968
[5.464] Danh sách các đơn vị, cá nhân, liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định được Bộ chỉ huy Phân khu 1 Quân Giải phóng miền Nam tặng thưởng và truy tặng Huân chương Chiến công - Giấy khen trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 vào khu vực thành Cổ Loa và thành Phù Đổng, Sài Gòn - Gia ĐỊnh





Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

[7.52] Tuyến đường hành quân của các đơn vị thuộc Trung đoàn 273, Trung đoàn 18B (Tức Trung đoàn 10), Trung đoàn 101D từ miền Đông Nam bộ về chiến đấu tại vùng Bảy núi Tịnh Biên - An Giang (Tây Nam bộ) năm 1969

2022112655093 Tuyến đường hành quân của các đơn vị thuộc Trung đoàn 273, Trung đoàn 18B (Tức Trung đoàn 10), Trung đoàn 101D từ miền Đông Nam bộ về chiến đấu tại vùng Bảy núi Tịnh Biên - An Giang (Tây Nam bộ) năm 1969.
Các đơn vị chủ yếu hành quân bộ trên đất Campuchia dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Đoạn cuối thì vào đất Việt Nam.



Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

[7.51] Hình ảnh nhân dân viếng Nghĩa trang liệt sỹ, địa điểm có thể ở tỉnh Long An những năm trước 1964.

2022112581043


Hình ảnh nhân dân viếng Nghĩa trang liệt sỹ, địa điểm có thể ở tỉnh Long An thời gian trước năm 1964. Không có chú thích địa điểm và thời gian chụp ảnh.

Dòng chữ viết ở Đài liệt sỹ là "Vị quốc vong thân"

Hai người lính đội mũ theo kiểu của bộ đội Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Những hình ảnh này có thể ở tỉnh Long An.