Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

[2.28.1] Vài nét sơ lược về Trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, thông tin ghi nhận của phía Mỹ năm 1970

2016032781041.28 – Thông tin đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Xin giới thiệu một số thông tin sơ lược về Trung đoàn 2 – Sư đoàn 3 Sao vàng Quân khu 5, do phía Mỹ ghi nhận năm 1970

Trung đoàn 2 được thành lập tháng 3/1962 ở khu vực gần sông Xa Lo địa phận tỉnh Quảng Ngãi – Kontum, gồm có các tiểu đoàn 20, 90, 300.

Từ năm 1962 đến 1964, trung đoàn trú quân ở khu vực rừng núi thuộc huyện SƠn Hà – tỉnh Quảng Ngãi.

Đầu năm 1965, Trung đoàn hoạt động ở các tỉnh Quảng Ngãi – Phú Yên – Bình Định, với nhiệm vụ chính là tấn công các lực lượng tiếp viện khi giao chiến.

Tháng 9/1965, Trung đoàn tham gia các cuộc tấn công ở huyện Phù Mỹ – tỉnh Bình Định.

Từ tháng 8 đến tháng 11/1966, Trung đoàn 2 hoạt động ở khu vực Phù Cát – Vĩnh Thạnh và Hoài Ân – tỉnh Bình Định.

Trong tháng 12/1966, Trung đoàn quay về tỉnh Quảng Ngãi và ở đây cho đến tận tháng 12/1967, sau đó quay lại Bình Định. Thời gian này, Trung đoàn chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Tết Mậu Thân.

Tháng 6/1968, Trung đoàn 2 rời Bình Định, và quay trở lại Quảng Ngãi, sau đó phía Mỹ không ghi nhận được thông tin về Trung đoàn cho đến tháng 10/1968. Tháng 9/1969, phía Mỹ ghi nhận thông tin huyện Hòai Nhơn được lệnh phối hợp với Trung đoàn 2 sẽ di chuyển từ phía Nam Quảng Ngãi vào hoạt động trên địa bàn huyện. Các thông tin ghi nhận tiếp theo vào tháng 10/1969 cho thấy một số đơn vị của Trung đoàn có nhiệm vụ thu mua lúa gạo. Một số thông tin khác cũng ghi nhận sự xuất hiện của các đơn vị thuộc Trung đoàn ở Tam Quan, Hoài Nhơn.

Tháng 11, phía Mỹ ghi nhận thông tin Trung đoàn di chuyển về phía Nam từ huyện Tam Quan và Hoài Nhơn, về huyện Phù Mỹ, trong trạng thái thiếu thốn lương thực và nhân lực, để nghỉ ngơi và huấn luyện chính trị.

Từ tháng 12/1969 đến tháng 4/1970, Trung đoàn 2 không giao chiến, mà nghỉ ngơi và huấn luyện ở khu vực Hoài Ân, Phù Mỹ.

[3.33.6] Bản tự nhận xét của bác Bùi Xuân, Trung đội phó, đơn vị thuộc Phòng hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, năm 1967

2016021719032.21 – Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bản tự nhận xét cá nhân của bác Bùi Xuân là Trung đội phó, không có thông tin về quê quán, đề ngày 30/4/1967, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.

Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967







Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

[3.33.5] Bản tự nhận xét của bác Thái Văn KHa, Trung đội trưởng, quê tại Hợp tác xã Đại đồng – xã Diễn Cát – huyện Diễn Châu – tỉnh Nghệ An, năm 1967

2016021719032.18 – Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bản tự nhận xét cá nhân của bác Thái Văn Kha là Trung đội trưởng, đề ngày 30/4/1967, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.

Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967






Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

[3.33.4] Bản nhận xét của bác Đặng Văn Thịnh – Trung đội phó, có thể thuộc đơn vị hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng Quân khu 5, không có địa chỉ quê quán, ngày 30/4/1967

2016021719032.16 - Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Bản nhận xét cá nhân của bác Đặng Văn Thịnh là Trung đội phó, đơn vị có thể là thuộc Phòng Hậu cần Sư đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.
Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967



 


Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

[3.33.3] Bản tự nhận xét cán bộ trung đội và bản thành tích cá nhân của bác Nguyễn Hữu Hý, Trung đội phó thuộc đơn vị hậu cần của Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, năm 1967

2016021719032.11 - Những kỷ vật thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước



Bác Nguyễn Hữu Hý là Trung đội phó, đơn vị thuộc Đại đội 2 - Tiểu đoàn 50 - Đơn vị 493 (Phòng Hậu cần ) SƯ đoàn 3 Sao Vàng, quân khu 5.

Các tài liệu này phía Mỹ thu tại Bình Định tháng 5/1967


 1. Bản tự nhận xét cán bộ Trung đội 







2. Bản thành tích cá nhân




Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

[2.27] Thông tin về hệ thống số hiệu các đoàn/ đơn vị quân đội nhân dân VN chi viện vào Nam trong kháng chiến chống Mỹ [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện]

2016030121005.135




Từ tháng 11/1967 cho đến tháng 2/1968 phía Mỹ ghi nhận đã có khoảng 50 đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam Việt Nam.

Tháng 2/1968, phía Mỹ phát hiện phía Quân đội nhân dân Việt Nam thay đổi hệ thống đánh số các đoàn/ đơn vị chi viện vào miền Nam, từ hệ thống có 3 chữ số lên thành hệ thống có 4 chữ số, trong đó chữ số đầu tiên chỉ ra đích đến của đoàn/ đơn vị chi viện, là để chỉ chiến trường theo quy định của Quân đội Nhân dân Việt nam  [Quy định mật danh/ quy định số hiệu các đoàn chi viện].

Cụ thể như sau:
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 10xx, nơi đến là Quân khu 5
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 20xx, nơi đến là Trung ương Cục miền Nam
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 30xx, nơi đến là Mặt trận B3 Tây Nguyên
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 40xx, nơi đến là Quân khu Trị Thiên
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 70xx, nơi đến là Chiến trường B2 Nam bộ
  • Các đoàn/ đơn vị có số hiệu 90xx, nơi đến là khu vực giới tuyến DMZ (Quân khu Trị Thiên).