Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

[2.59] Thông báo ngày 10/2/1970 của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam về thay đổi mật danh phiên hiệu của Sư đoàn 9 và đơn vị bạn

2024020424828

1. Năm 1970 quân Sài Gòn có thu giữ 1 bản thông báo để ngày 10/2/1970 của Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam về thay đổi mật danh phiên hiệu của Sư đoàn 9 và đơn vị bạn, do Tham mưu phó Sư đoàn 9 Nguyễn Văn Tân ký. Nội dung chính như sau:

- Công trường 9 (Tức Đoàn 54) nay đổi tên là Bình Dương.

- Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 đổi tên là quận Thủ Đức

- Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 đổi tên là quận Thủ Thừa

- Trung đoàn 1 Sư đoàn 9 đổi tên là quận Đức Hòa

- Các tiểu đoàn thuộc Sư đoàn bộ (tiểu đoàn 22, 24, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32A, 32B) đổi thành ấp và số hiệu tương ứng.

- Đoàn 69 pháo binh Miền đổi tên gọi là Mỹ Tho. Trung đoàn 28 gọi là Cai Lậy. Trung đoàn 96 gọi là Gò Công.

- Đoàn 429 đặc công Miền đổi là Cần Thơ.

- Mật danh phiên hiệu này chỉ dùng để gọi công khai và giới thiệu liên hệ làm việc với địa phương. Các chỉ thị điện báo hay văn bản vẫn sử dụng phiên hiệu chính thức, như Sư đoàn 9...

- Thời gian áp dụng từ 15/2/1970.

2. Ảnh chụp trang 1 của Thông báo (Lưu tại Đại học kỹ thuật Texas)



Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

[2.58] Dữ liệu về nhân sự, cơ cấu các tổ chức chính trị, quân sự của vùng miền Tây Nam Bộ - Quân Giải phóng miền nam Việt Nam

2023103159104


Dữ liệu về nhân sự, cơ cấu các tổ chức chính trị, quân sự của vùng miền Tây Nam Bộ - Quân Giải phóng miền nam Việt Nam, do phía Sài Gòn nắm được.



 

Thứ Năm, 10 tháng 8, 2023

[2.57] Bản sơ đồ mô tả tên và vị trí các cơ quan của Phân khu 5/Chiến trường B2 miền Đông nam bộ, có thể hiện đơn vị H12 và đơn vị PG

2023081036752


Năm 1970, quân Mỹ có thu giữ được 1 bản sơ đồ mô tả tên và vị trí các cơ quan của Phân khu 5/Chiến trường B2 miền Đông nam bộ, có thể hiện đơn vị H12 và đơn vị PG. Không có thông tin về thời gian của bản sơ đồ này.

Ảnh chụp 1 phần bản sơ đồ do quân Mỹ vẽ lại




Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

[2.56] Tóm tắt của quân đội Mỹ về thông tin đơn vị và chiến trường ghi trong Giấy chứng minh của bộ đội Việt Nam sử dụng trên đường vào nam chiến đấu

2023080962025

Tóm tắt của quân đội Mỹ về thông tin đơn vị và chiến trường ghi trong Giấy chứng minh của bộ đội Việt Nam sử dụng trên đường vào nam chiến đấu

Dựa trên các Giấy Chứng minh của bộ đội Việt Nam bị thu giữ trên chiến trường miền Nam Việt Nam, từ năm 1965 đến 1970, quân đội Mỹ có tổng hợp thông tin về đơn vị và nơi đến ghi trong Giấy chứng minh, tóm tắt như sau:

1. Về thông tin đơn vị

- Mỗi một người lính Quân đội nhân dân Việt Nam khi lên đường vào nam chiến đấu đều được cấp 1 Giấy chứng minh, trong đó có ghi mật danh đơn vị, để sử dụng trong quá trình hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh.

- Trước năm 1968, hầu hết các đơn vị chiến đấu hay các đoàn bổ sung quân đều sử dụng mật danh 3 chữ số kèm theo chữ "D" (Viết tắt chữ Đoàn). 

- Bắt đầu từ năm 1968, nhiều đơn vị mang mật danh đơn vị gồm 4 chữ số. Chữ D để chỉ đơn vị quy mô cấp Tiểu đoàn.

- Đối với đơn vị quy mô cấp Trung đoàn, chủ yếu là các Trung đoàn chiến đấu, thì các chữ cái "a", "b", "c"... được thêm vào số hiệu mật danh đơn vị để mô tả các đơn vị cấp trực thuộc.

- Đối với đơn vị quy mô cấp sư đoàn thì được quy định khác, ở 1 số sư đoàn như sau: Trong quá trình di chuyển vào Quân khu Trị Thiên, Sư đoàn 324B và Sư đoàn 325C được thêm chữ cái "A" và "E". Các chữ số đứng sau chữ cái, đọc từ trái sang phải, thể hiện các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: A1.1.3 để chỉ Đại đội 1 tiểu đoàn 1 Trung đoàn 1 (Tức trung đoàn 803) Sư đoàn 324B; E.3.7.2 để chỉ Đại đội 2 tiểu đoàn 7 trung đoàn 2 tức Trung đoàn 29 Sư đoàn 325C; B để chỉ Sư đoàn 320. Sư đoàn 320 và Sư đoàn 304 sử dụng cách thức tương tự.

- Một số đơn vị chi viện sử dụng mật danh 1 hoặc 2 chữ số bên cạnh một số chữ cái, ví dụ H4, K66... Các đơn vị này thường là đơn vị quân báo, an ninh, quân y hoặc đơn vị chuyên môn kỹ thuật khác.

- Ngoài ra còn có 1 số ký hiệu cá biệt khác.

2. Thông tin về nơi đến ghi trên các Giấy chứng minh

Tùy theo nơi đến của các đơn vị, các đơn vị chi viện được yêu cầu đi đến khu vực tập kết chính hay các trạm đón tiếp của mỗi quân khu của Quân Giải phóng miền Nam, ghi trên Giấy chứng minh chủ yếu cụ thể như sau:

- Quân khu Trị Thiên Huế: Ghi "BT", "Lâm Trường 10/12", "Bác Đô (B43, B45)", "B5"

- Quân khu 5: Ghi "Bác Ân", "Bác Hiền (B43, B45, B46, B47, S8)

- Quân khu 6: Ghi "Bác Kế (S9)"

- Mặt trận B3 (Tây Nguyên): Ghi "B3 (S9)", "Nông trường 5 (S9)"

- Trung ương Cục miền Nam: Ghi "Ông Cụ", "Hải Yến (S9)", "B2 (S9)"

- Các đơn vị mà Giấy chứng minh có ghi "Hết đoàn 559" có thể để chỉ đơn vị cơ động của QUân đội nhân dân VIệt Nam hoạt động ở bất kỳ khu vực nào giữa vĩ tuyến 20 đến vĩ tuyến 11.

- Ngoài ra còn có 1 số ký hiệu khác.

3. Các Giấy chứng minh trước năm 1968 hầu hết đều ghi thời gian cấp năm 1960, và người ký là "Cân"

4. Ví dụ hình ảnh 1 Giấy chứng minh



Bài liên quan

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

[2.55] Thông tin ngắn gọn của quân Mỹ về lai lịch Trung đoàn 101D Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam, giai đoạn hoạt động từ chiến trường Quảng TRị 1967 đến Mặt trận B3 Tây Nguyên 1968

2023030122672


Thông tin ngắn gọn của quân Mỹ về lai lịch Trung đoàn 101D Sư đoàn 1 Quân Giải phóng miền Nam, giai đoạn hoạt động từ chiến trường Quảng TRị 1967 đến Mặt trận B3 Tây Nguyên 1968:

"Trung đoàn nầy được thành lập vào cuối năm 1965 tại Quảng Bình. Đây là lần thành lập thứ 4 nên gọi là 101D để phân biệt với trung đoàn cùng mang phiên hiệu 101 đã xâm nhập trước.

Được biết Trung đoàn 101A bây giờ là Trung đoàn Long An Phân khu 1; Trung đoàn 101B hiện là Trung đoàn 33 (A57) thuộc Công trường 5 nay về hoạt động khu T7; Trung đoàn 101C (Trước ở B3 hiện đã giải thể) và 101D hiện biên chế lại thành Trung đoàn F12 Đoàn 21 tại Tây Ninh hiện nay.

Tháng 3/1967 trung đoàn xâm nhập vùng giới tuyến bí số xâm nhập là Đoàn E1 sông Lam và hoạt động tại chiến trường B5 (Bắc QL9) đã từng bao vây Cồn Tiên.

Đầu năm 1968 giữ nhiệm vụ bao vây Khe Sanh mặt Tây. Ngày 26/4/1968 chuyển vùng vào B3 (Tây Nguyên). Thời gian này trung đoàn được tổ chức lại, các tiểu đoàn K1, K2, K3 đổi thành K7, K8, K9 trong đó có 2 tiểu đoàn K8, K9 đã từng giải phóng Làng Vây ngày 7/2/1968 (được biết chắc chắn toàn thể tiểu đoàn K8 nguyên trước thuộc Trung đoàn 66B sư đoàn 304.

Tại Tây Nguyên trung đoàn trực thuộc Mặt trận B3, ngụy trang dưới phiên hiệu Công trường 1 Nông trường 6, mật danh Liên Sơn."

Ảnh chụp phần báo cáo:



Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2023

[2.54] Về phiên hiệu đơn vị: Nông trường 10 [Tức Sư đoàn 10] Mặt trận B3 Tây Nguyên năm 1967

2023022545691


1. Lịch sử Sư đoàn 325 có ghi nhận:

Sau khi hoạt động ở khu vực Tây Thừa Thiên với trận đánh chiếm đồn biệt kích A Sầu tháng 3/1966, tháng 5/1966 toàn sư đoàn 325B (gồm Trung đoàn 95B và Trung đoàn 101C) tập kết ở chiến trường Tây Nguyên. Khi đó Sư đoàn 325B có mang phiên hiệu Công trường 10 [Thực tế ở chiến trường B3 Tây Nguyên các Sư đoàn mang mật danh Nông trường]. 


2. Tháng 3 năm 1968 quân Mỹ có thu giữ ở Kontum một giấy tờ có thể hiện phiên hiệu Trung đoàn 101 và Nông trường 10:

Giấy Giới thiệu cung cấp đề ngày 6/4/1967 cấp cho đc Trần Quân - Trung úy thuộc đơn vị E101 NT10 B3 [Trung đoàn 101 Nông trường 10 mặt trận B3] nay thuyên chuyển về E24. Gao cấp hết ngày 15/2/1967, thực phẩm cấp hết ngày 15/2/1967.... Đơn vị mới tiếp tục giải quyết gạo thực phẩm từ 16/2/1967.

Ảnh chụp Giấy giới thiệu:


3. Bổ sung: Hình ảnh 1 văn bản của Tuyên huấn Nông trường 10 phát hành, được Tuyên huấn Công trường 2 [Mỹ chú thích là Trung đoàn 101C] sao y bản chính ngày 31/10/1966. [2023022646693]



[2.53] Thông tin sơ bộ về tổ chức của Tiểu đoàn 32 an điều dưỡng thuộc Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, năm 1970

2023022545690


Thông tin sơ bộ về tổ chức của Tiểu đoàn 32 an điều dưỡng thuộc Sư đoàn 9 Quân Giải phóng miền Nam, năm 1970:

1. Tiểu đoàn 32 an dưỡng (Còn có mật danh z32) thuộc Sư đoàn 9, được thành lập giữa năm 1967 tại vùng sông Măng thuộc Phước Long, có mục đích bồi dưỡng cho tất cả cán bộ chiến sỹ của Sư đoàn 9 thiếu sức khỏe hoặc sau điều trị thương.

2. Ban chỉ huy tiểu đoàn có nhiệm vụ cộng tác với Hội đồng quân y của Sư đoàn 9, tổ chức phân loại các thương binh sau thời gian điều trị. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà ban quân lực Sư đoàn 9 sẽ quyết định di chuyển họ về miền Bắc hay bổ sung về các cơ quan không trực tiếp chiến đấu hoặc về đơn vị cũ.

3. Đến tháng 11/1968 tiểu đoàn 32 di chuyển về vùng Bến Ra.

4. Tổ chức của tiểu đoàn: Tiểu đoàn có 5 đại đội, mỗi đại đội phụ trách an dưỡng cho khoảng từ 200 đến 350 người.

- Đại đội 1 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 761/ 271 /Trung đoàn 1 (Mật danh F51)

- Đại đội 2 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 762/ 272 /Trung đoàn 2 (Mật danh F55)

- Đại đội 3 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ của Trung đoàn 88 (Mật danh F59B)

- Đại đội 4 phụ trách an điều dưỡng cán bộ chiến sỹ các tiểu đoàn chuyên mộ trực thuộc sư đoàn như pháo binh, phòng không, thông tin, quân y, vận tải...

- Đại đội 5 đặc biệt phụ trách an điều dưỡng các cán bộ sơ và trung cấp. Đại đội 5 gồm có 3 trung đội an dưỡng và 1 trung đội bảo vệ. Trung đội 1 và 3 phụ trách cán bộ cấp Trung đội. Trung đội 2 phụ trách cán bộ từ cấp đại đội bậc phó đến tiểu đoàn bậc trưởng.




Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2023

[2.52] Tổng hợp của quân Mỹ về sơ họa vị trí các trạm giao liên trong hệ thống đường dây giao liên Mặt trận B3 Tây Nguyên

2023010759020


Tổng hợp của quân Mỹ về sơ họa vị trí các trạm giao liên trong hệ thống đường dây giao liên Mặt trận B3 Tây Nguyên. Theo đó thì hệ thống có các đơn vị như sau:

1. Binh trạm Bắc

- Có đường dây C01 đi Quảng Ngãi và C02 trục Bắc - nam.

- Có các trạm giao liên đánh số từ T1 đến T9 từ Lào đi Quảng Ngãi, từ X2 đến X9 trên trục Bắc - Nam, từ T1 đến T8 trên trục Bắc - nam.

2. Binh trạm Trung

- Có đường dây C09 đi Kon Tum (Có các trạm T25 đến T30)

- Có đường dây C05 trục Bắc - Nam (Các trạm T9 đến T12)

3. Binh trạm Nam

- CÓ đường dây C07 trục Bắc - Nam (Có trạm T13 đến T20)

- Có đường dây C010 đi Daklak (Trạm T21 đến T24)

- Có đường dây C011 trục Bắc - nam (Trạm T1 đến T4.


Ảnh chụp bản sơ họa:



Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

[2.51] Thông tin của quân Mỹ về 3 bệnh viện của Quân Giải phóng miền Nam trú đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2022112958645


Quân đội Mỹ nắm được thông tin về 3 bệnh viện của Quân Giải phóng miền Nam trú đóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, gồm:

1. Bệnh viện thứ nhất trú đóng tại khu vực núi Đá Dựng nay thuộc phường Mỹ Đức thành phố Hà Tiên tỉnh Kiên Giang. Quy mô bệnh viện 30 giường, đóng trong 1 hang đá. 

- Khu vực này có tổng cộng 8 hang đá, là nơi trú quân của bộ đội và cơ quan thuộc địa phương.

- Thông tin quân Mỹ cho biết thêm ngày 3/3/1970 hang đá bệnh viện bị ném bom phá hủy làm 7 người hy sinh và 16 người bị thương. Ở 1 hang khác, cùng ngày cũng bị ném bom làm 8 người hy sinh.

2. Bệnh viện thứ 2 trú đóng tại khu vực núi Bãi Voi, nay thuộc xã Bình An huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang.

- Bệnh viện đặt trong hang đá, sâu 100m và rộng từ 10 - 60m, quy mô 70 giường bệnh.

3. Bệnh viện thứ 3 trú đóng tại khu vực núi hòn Me nay thuộc xã Thổ Sơn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, gồm bệnh viện dân y và bệnh viện quân y.

- Bệnh viện dân y trú đóng trong khu vực có 18 hang, có liên thông với nhau, quy mô 30 giường bệnh.

- Bệnh viện quân y trú đóng trong khu vực 20 hang, quy mô 50 giường bệnh.


Đánh dấu 3 xã có thông tin bệnh viện trú đóng trên bản bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang




Thứ Năm, 22 tháng 9, 2022

[2.50] Sơ đồ tổ chức Phòng tình báo chiến lược - Cục Tham mưu - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2022092249588


Sơ đồ tổ chức của Phòng Tình báo chiến lược - Cục Tham mưu Miền, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những năm 196x.

Phòng Tình báo chiến lược được thành lập trong năm 1968, nguyên là 1 Ban của Phòng Quân báo - Cục Tham mưu Miền tách ra, mang bí số Phòng 22.




Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2022

[2.49] Thông tin của quân đội Mỹ về Tổng hợp vị trí 210 Trạm giao liên trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh/ đường dây giao liên nội bộ Quân khu 5 trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

2022090330562


Tổng hợp vị trí 210 Trạm giao liên trên hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh/ đường dây giao liên trong nội bộ Quân khu 5 (từ tỉnh Quảng Nam đến 1 phần tỉnh Bình Thuận) trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước




Thứ Hai, 21 tháng 3, 2022

[2.48] Thông tin tổng hợp của quân Sài Gòn về Trung đoàn 201 Quân Giải phóng miền Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Kompong Thom (Campuchia), năm 1971

2022032142505


Năm 1971, dựa trên các tài liệu quân Lonnol thu giữ của bộ đội thuộc Trung đoàn 201 Quân khu căn cứ C40 - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Kompong Thom (Campuchia), Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn đã tổng hợp thông tin về tình hình, địa bàn hoạt động, quân số, tên các chỉ huy, phiên hiệu các đơn vị của Trung đoàn 201.

Ảnh chụp 1 phần trang đầu và cuối của bản báo cáo này:




Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

[2.47] Sơ đồ phân chia hành chính các Khu T4 và Khu T7 miền Đông nam Bộ của Quân Giải phóng miền Nam Việt nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do quân Sài Gòn tổng hợp năm 1968

2022022444484


Sơ đồ phân chia hành chính các Khu T4 và Khu T7 miền Đông nam Bộ, kèm theo là các Phân khu trong mỗi khu T4 và T7, tổng hợp của Bộ Tổng tham mưu quân Sài Gòn năm 1968 từ các nguồn tin tình báo, giấy tờ thu giữ của Quân Giải phóng miền Nam.

* Trong Khu T4 có:

- Nội thành Sài Gòn - Gia Định.

- Phân khu 1: Các huyện Hố Bò, Bến Cát, Dầu Tiếng

- Phân khu 2: Các huyện Bến Thủ, Đức Huệ, 1 phần nội thành Sài Gòn, Đức Hòa, Trảng bàng

- Phân khu 3: Các huyện Tân Thủ, Cần Giuộc, Cần Đước

- Phân khu 5: Tân Uyên, An Sơn, Vĩnh Lợi, Lái Thiêu, U1.

* Trong khu T7 có:

- Phân khu 4: Long Thành, Đá Mài, Bình Sơn, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Duyên Hải.

- Bà Long (Bà Biên - Long Khánh), Định Quán.

- Long Bà Biên: Châu Đức, Xuyên Mộc, Vũng Tàu, Xuân Lộc

- Khu Rừng Sát.




Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2021

[2.46] Sơ lược về quá trình vào Nam chiến đấu của Trung đoàn 724 pháo binh Miền (1966 - 1968)

20200214


1.      Hình thành, tổ chức Trung đoàn 724

-        Khoảng đầu năm 1966 thành lập Trung đoàn pháo binh mang vác 724, trang bị pháo hỏa tiễn 122mm (DKB 122mm). Quân số chủ yếu từ các đơn vị: Trung đoàn 84 pháo binh, Tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 364 pháo binh dự bị, Tiểu đoàn 100 (Có quân số từ Trung đoàn 208 pháo binh và Trung đoàn 204 pháo binh).

-        Biên chế ban đầu có 3 tiểu đoàn pháo, 1 đại đội chỉ huy, 3 cơ quan Tham mưu – Chính trị - Hậu cần.

-        Ban chỉ huy Trung đoàn:

o   Trung đoàn trưởng: Đc Trần Đáo.

o   Chính ủy: Đc Đinh Lại.

o   Tham mưu trưởng: Đc Nguyễn Cát.

o   Chủ nhiệm chính trị: Đc Trần Nhuận.

o   Chủ nhiệm hậu cần: Đc Lê Khanh.

-        Chỉ huy các Tiểu đoàn:

o   Tiểu đoàn 1: Tiểu đoàn trưởng Đỗ Trọng Thu, Chính trị viên Biện văn Hứa.

o   Tiểu đoàn 2: Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hợp, Chính trị viên Đỗ Thịnh.

o   Tiểu đoàn 3: Tiểu đoàn trưởng Phan Thanh Quế, Chính trị viên Nguyễn Văn Bộc.

22.      Chặng đường hành quân

-        Toàn Trung đoàn được chia thành 3 đoàn hành quân, xuất phát cách nhau 3 ngày từ Hà Nội, lần lượt mang mật danh Đoàn 724A (Gồm Trung đoàn trưởng và Chính ủy Trung đoàn, các cơ quan Trung đoàn, Tiểu đoàn 1, 1 bộ phận trinh sát và thông tin từ Đại đội 10, xuất phát 24/3/1966), Đoàn 724B (Gồm Tiểu đoàn 2, Đại đội 10 trinh sát và thông tin, Ban chỉ huy Trung đoàn, xuất phát 27/3/1966), Đoàn 724C (Gồm Tiểu đoàn 3, xuất phát sau cùng).

-        Quân số Trung đoàn: Lúc xuất phát có 1481 cán bộ chiến sỹ. Đến cuối tháng 7/1966 quân số còn 1200 cán bộ chiến sỹ.

-        Trang bị 82 súng K54, 206 AK47, 284 súng CKC, 18 RPD, 54 hỏa tiễn DKB, 2 máy thông tin 15W, 20 máy thông tin 2w, 20 máy điện thoại, 300 mặt nạ phòng độc.

-        Khoảng cuối tháng 5/1966, Trung đoàn đến Trạm 20 làng Ho ở Quảng Bình.

-        Trung đoàn đến đất Kontum khoảng ngày 5/7/1966.

-        Ngày 5 và 6/8/1966, Đoàn 724A và 724B bị ném bom vào đội hình khi hành quân đến khu vực giữa trạm T9 và T10 thuộc tỉnh Gia Lai/ Daklak. Trung đoàn trưởng Trần Đáo và Chính ủy Đinh Lại đã hy sinh ngày 6/8/1966.

-        Ngày 3/10/1966 Trung đoàn đã đến khu vực kho Xanh (Nam sông Dak Huyt) thuộc khu vực biên giới Campuchia/ Phước Long. Quân số lúc này còn lại khoảng 700 cán bộ chiến sỹ.

33.      Quá trình chiến đấu tại chiến trường miền Nam từ 1967 đến Tết Mậu Thân 1968

-        Tháng 3/1967 tham gia chiến đấu chống lại chiến dịch Gian xơn City của quân Mỹ tại Chiến khu C – Tây Ninh.

-        Đêm 11/5/1967 tập kích hỏa lực vào sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).

-        Cuối tháng 7/1967 pháo kích Căn cứ Phú Lơi (Thủ Dầu Một), Phước Vĩnh (Bình Dương).

-        Tháng 10 và 11/1967, chi viện hỏa lực cho Sư đoàn 9 bộ binh và Sư đoàn 7 bộ binh đánh chiếm Chi khu Lộc Ninh, Bù Đốp.

-        Chiến dịch Tết Mậu thân 1968, Trung đoàn chiến đấu ở hướng sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).


4.      Lịch trình cụ thể theo ghi chép của một cựu chiến binh Trung đoàn 724 (Không có thông tin CCB này thuộc tiểu đoàn nào của E724)

-        Ngày 6/5/1966 đến đất Quảng Bình

-        Ngày 15/5/1966: Xuân Ninh – Quảng Ninh – Quảng Bình

-        Ngày 25/5/1966: Hết đất Quảng Bình, hết đất miền Bắc XHCN.

-        Ngày 28/5/1966: Thượng nguồn sông Bến Hải

-        Ngày 29/5/1966: Đất Lào

-        Ngày 5/6/1966 – Chủ nhật: Xavanakhet (Lào)

-        Ngày 18/6/1966 – Thứ bảy: Xaravan (Lào)

-        Ngày 20/6/1966 – Thứ 2: Sân bay Chà Vằn (Lào)

-        Ngày 22/6/1966 – Thứ tư: Cao nguyên Bô lô ven (Lào)

-        Ngày 28/6/1966 – Thứ ba: Ataxa (Lào)

-        Ngày 3/7/1966 – Chủ nhật: Hết đất Lào

-        Ngày 5/7/1966 – Thứ ba: Công Tum (Việt Nam)

-        Ngày 8/7/1966 – Thứ 6: Gia Lai

-        Ngày 13/7/1966 – Thứ 4: Campuchia

-        Ngày 15/7/1966 – Thứ 6: Gia Lai

-        Ngày 6/8/1966 – Thứ 7: Bị thương

-        Ngày 18/8/1966 – Thứ năm: Đắc Lắc

-        Ngày 19/8/1966 – Thứ sáu: TRạm X2

-        Ngày 21/8/1966 – Chủ nhật: TRạm X2

-        Ngày 27/8/1966 – Thứ bảy: Viện X9

-        Ngày 3/9/1966 – Thứ bảy: X10

-        Ngày 24/9/1966 – Thứ bảy: X5a

-        Ngày 25/9/1966 – Chủ Nhật: X5b

-        Ngày 26/9/1966 – Thứ hai: X6

-        Ngày 27/9/1966 – Thứ ba: X6b

-        Ngày 28/9/1966 – Thứ tư: X7

-        Ngày 1/10/1966 – Thứ bảy: X9 Bù Gia Mập

-        Ngày 2/10/1966 – Chủ nhật: X10

-        Ngày 4/10/1966 – Thứ ba: Về tập kết.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

[2.45] Vài nét sơ lược về tổ chức hậu cần Mặt trận B3 Tây Nguyên, năm 1965

20190317

Vài nét sơ lược về tổ chức hậu cần Mặt trận B3 Tây Nguyên, năm 1965

1. Năm 1965 Hậu cần Mặt trận Tây Nguyên tổ chức Binh trạm Nam, Bệnh viện 2, hình thành nên căn cứ hậu cần Nam Tây Nguyên để đảm bảo cho các lực lượng chiến đấu ở nam – bắc QL19 và chuẩn bị tổ chức binh trạm ở phía Bắc. Đồng thời tổ chức bộ phận S8 ở nam sông Sê Sụ để nhận hàng của 559 và cùng đoàn cán bộ của Tổng cục Hậu cần mở cửa khẩu VQ5 để khai thác tại chỗ và tiếp nhận hàng chi viện qua đường Campuchia.

2. Cuối năm 1965, 2 tiểu đoàn vận tải của Đoàn 559 và Đoàn cán bộ của Tổng Cục hậu cần đến Tây Nguyên thành lập cửa khẩu VQ5 để tiếp nhận nguồn hàng của Trung ương chi viện qua đường Campuchia và tổ chức thu mua thêm nguồn hàng tại chỗ cung cấp cho chiến trường. 

3. Sang năm 1966, tổ chức hậu cần Mặt trận Tây Nguyên được kiện toàn. Ba binh trạm hậu cần cánh Bắc, canh Trung, cánh Nam được hình thành. Các lực lượng công binh, vận tải bộ, các đơn vị ở tuyến sau được huy động để mở thông tuyến đường ô tô nối liền Tà Xẻng (Trên tuyến vận tải chiến lược 559) vào Nam đường 19 và mở các đường hành lang vận tải bộ sang phía Đông: Hành lang đi xuống căn cứ khu 5 của Bình Định, Phú Yên và hành lang từ Tây Gia Lai sang đông bắc Pleiku. Thành lập Xưởng quân giới X53. Các đường hành lang Bình Sơn, Nam Sơn, Tây Sơn, C01, C02, C03, C07 được mở rộng và bắt đầu sử dụng một số phương tiện thô sơ: Xe đạp thồ, thuyền, voi.

4. Tổ chức bệnh viện, đội điều trị: Có 3 bệnh viện và 4 đội điều trị.
- Bệnh viện 211 là bệnh viện trung tâm, bệnh viện lớn nhất của Mặt trận. Bệnh viện do các bác sỹ của 2 bệnh viện 103 và 108 bổ sung từ miền Bắc vào thành lập. Bệnh viện đứng chân ở khu vực binh trạm TRung.
- Bệnh viện 1 ở cánh bắc.
- Bệnh viện 2 ở cánh Nam.
- Bốn đội điều trị 81, 82, 83, 84 đứng ở cánh Bắc, cơ động theo các hướng tác chiến của bộ đội.

5. Có một xưởng trạm của hậu cần chuyên sửa chữa xe.

6. Hệ thống kho: 
- Kho lớn nhất là kho khu B, trực thuộc Hậu cần Mặt trận, có vai trò như tổng kho của mặt trận, tiếp nhận hàng của tuyến chi viện 559 qua Binh trạm 37.
- Kho VQ5 đứng chân ở Binh trạm Bắc.
- Kho VQ7 ở đông sông Pô Cô.
- Kho VQ3 ở giữa Binh trạm cánh Bắc và binh trạm cánh Trung.
- Kho VQ9 ở giữa binh trạm cánh Trung và Binh trạm cánh Nam.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2018

[2.44] Các đơn vị bộ đội Quân khu 5 và Mặt trận B3 Tây NGuyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972

20181202

1. Khu ủy Khu 5, Quân khu ủy Quân khu 5: Bí thư Khu ủy kiêm Bí thư Quân khu ủy: Đ/c Võ Chí Công

2. Bộ Tư lệnh QK5: Thiếu tướng Hoàng MInh Thảo - Tư lệnh; Chính ủy: Đ/c Võ Chí Công

3. Mặt trận B3 Tây Nguyên: Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo - Tư lệnh; Chính ủy: Đ/c Trương Chí Cương

4. Lực lượng bộ binh QK5: 
- Sư đoàn 2, có các Trung đoàn 141, Trung đoàn 1, Trung đoàn 52 của Sư đoàn 320A.
- Sư đoàn 3 Sao vàng, có các Trung đoàn: Trung đoàn 2, Trung đoàn 12, Trung đoàn 21
- Sư đoàn 711, có các Trung đoàn: Trung đoàn 31, Trung đaonf 38, Trung đoàn 9.

5. Lực lượng bộ binh Mặt trận B3 Tây Nguyên
- Sư đoàn 320A, gồm có Trung đoàn 48, Trung đoàn 52, Trung đoàn 64.
- Tiểu đoàn 631 độc lập
- Sư đoàn 2 (Khi hoạt động ở Tây Nguyên) gồm Trung đoàn 141, Trung đoàn 1.
- Các Trung đoàn độc lập: Trung đoàn 66, Trung đoàn 95, Trung đoàn 28, Trung đoàn 24 (Sau này trở thành Sư đoàn 10, dịp gần cuối năm 1972).

6. Lực lượng đặc công QK5
- Trung đoàn đặc công 459, gồm các tiểu đoàn đặc công 403, 406, tiểu đoàn bộ binh 5
- Trung đoàn đặc công 493, gồm các tiểu đoàn đặc công 409, 404, tiểu đoàn bộ binh 40

7. Lực lượng đặc công Mặt trận B3 Tây Nguyên
- Trung đoàn đặc công 400
- 1 Tiểu đoàn đặc công độc lập

8. Lực lượng pháo binh QK5
- Cụm pháo binh 572, gồm có 1 tiểu đoàn pháo binh 130mm, 2 tiểu đoàn cao xạ 37mm, 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp (tiểu đoàn 177), 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn pháo hỗn hợp, 1 đại đội tên lửa chống tăng B72.

9. Lực lượng pháo binh Mặt trận B3 Tây Nguyên
- Trung đoàn pháo binh 675
- Trung đoàn pháo binh 40
- 3 tiểu đoàn cao xạ 37mm
- 1 tiểu đoàn SMPK 14,5mm
- 1 đại đội pháo phòng không tự hành 57mm
- 1 đại đội pháo tự hành
- 1 đại đội tên lửa tên lửa chống tăng B72

10. Lực lượng tăng thiết giáp QK5: Tiểu đoàn 177 xe tăng

11. Lực lượng tăng thiết giáp Mặt trận B3 Tây Nguyên: Tiểu đoàn xe tăng 297

12. Lực lượng trinh sát: Tiểu đoàn 32 Quân khu 5 và 1 đại đội thuộc Mặt trận B3 Tây Nguyên

13. Lực lượng công binh: Trung đoàn 270 Quân khu 5 và Trung đoàn 7 (Mặt trận B3 Tây Nguyên), Trung đoàn 83 Mặt trận B3 Tây Nguyên.

14. Lực lượng vũ trang địa phương: 17 tiểu đoàn bộ binh QK5, 7 tiểu đoàn đặc công. Mặt trận B3 Tây Nguyên có 2 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn đặc công. Có 251 trung đội du kích. 

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

[2.43] Tổng hợp mật danh, phiên hiệu, số hiệu các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ [liên tục cập nhật]

20180826 - Tổng hợp mật danh, phiên hiệu, số hiệu các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ

Bài liên quan:


I. Ký hiệu chiến trường của phía Quân đội nhân dân Việt Nam

- B1: Ký hiệu để chỉ chiến trường Quân khu 5, gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

- B2: Ký hiệu để chỉ chiến trường Nam Trung Bộ (Quân khu 6), các tỉnh Đông Nam Bộ (Quân khu 7) và Tây Nam Bộ (Quân khu 9), từ Bình Thuận trở vào đến Cà Mau. Một số Giấy báo tử/ Trích lục thông tin LS ghi đơn vị: QK2 B2 là Quân khu 8 (Các tỉnh Trung Nam bộ), QK3 B2 là Quân khu 9 (Các tỉnh Tây Nam bộ).

- B3: Ký hiệu để chỉ chiến trường Tây Nguyên (Gồm các tỉnh Gia Lai, Kontum, Daklak).

- B4: Ký hiệu để chỉ chiến trường Trị Thiên - Huế.

- B5: Ký hiệu để chỉ chiến trường đường 9 Bắc Quảng Trị.

II. Ký hiệu đơn vị trên Giấy báo tử

1. Các Giấy báo tử cấp trước năm 1975 thường có các ký hiệu để chỉ chiến trường như sau:

- KB, NB: Chiến trường Nam Bộ (Quân khu 7 và Quân khu 9 hiện nay).

- KT: Mặt trận B3 Tây Nguyên/ Quân đoàn 3 hiện nay.

- KH: Chiến trường nam Quân khu 4 - Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.


- KHG: Có thông tin ghi nhận thuộc Đoàn 559 [Cập nhật 23/9/2018]. 
         * Một LS khác có GBT cấp năm 1972 ghi đơn vị Đại đội 3 Tiểu đoàn 1 KHG, trích lục thì là d1 E7 BTL công binh [Là E7 công binh trên đường Trường Sơn] [Cập nhật 17/4/2019]

- KHM: Giấy báo tử ký 30/1/1974, LS hy sinh 3/3/1968, đơn vị ghi KHM, có trích lục thông tin LS [Cập nhật 15/8/2021]

- KN: Chiến trường Quân khu 5.


- KBM: Chiến trường Nam Bộ (Tương đương KB?) - GBT ký 15/8/1974, ghi đơn vị C8d8 KBM. Trích lục ghi c8 d8 E101 F1 Mặt trận B2 [Cập nhật 27/9/2018]



2. Đơn vị trên các Giấy báo tử cấp sau năm 1975


- Đơn vị DMT: Giấy báo tử 31/12/1976 tỉnh đội Hà Sơn Bình [Bổ sung 18/8/2023].

- Đơn vị KBP: Giấy báo tử 30/12/1976, tỉnh Vĩnh Phú. Web Chính sách quân đội không có thông tin. Web ccbsu9.org có thông tin LS thuộc Trung đoàn 2 Sư đoàn 9 [Cập nhật 31/3/2019].

- Đơn vị KNP: 
     + Giấy báo tử 25/10/1976, tỉnh Vĩnh Phú, có ghi nơi hy sinh Trảng Bàng Tây Ninh. Web Chính sách quân đội thì có thông tin, LS thuộc F9/E761/d3, hy sinh ở Trảng Lớn Tây Ninh. [Cập nhật 7/5/2019]. 
     + Giấy báo tử cấp 25/10/1976 tỉnh Vĩnh Phúc, ghi nơi hy sinh Biên Hòa. Mỹ thu Sổ bệnh nhân Bệnh viện KC11 (Đoàn 86 HC M) thì LS thuộc Đoàn chi viện 2094 hy sinh ở viện 15/5/1969.

- Đơn vị KH5P: Ghi nhận ký hiệu KH5P trên GBT 5/1977 (Bổ sung 2018/03/27-1900h).

- Đơn vị MTB: Ghi nhận thêm ký hiệu MTB trên GBT năm 1976, web chính sách quân đội thì có thể là hy sinh ở Phước Long (Bổ sung 2018/03/26-2129h)

- Đơn vị MP2: Trên giấy báo tử đề ngày 30/6/1977 của Bộ chỉ huy quân sự Cao Bằng? (LS quê Cao Lạng). [Cập nhật 1/5/2023]

- Đơn vị NNP: Trên GBT có ghi nơi hy sinh ở Tây Ninh. Có 1 Ls thì đơn vị là F9/E271/d1/C1 hy sinh 8/5/1968 [Bổ sung 2018/10/13 - 21h00 - Cập nhật 22/11/2018]

- Đơn vị NT: Trên GBT cấp năm 1976 có ghi đơn vị NT. LS có tên trong danh sách cán bộ chỉ huy đại đội trong tài liệu Mỹ thu của Trung đoàn 4 Đồng Nai năm 1969. [Cập nhật 14/8/2022]

- Đơn vị P1: Phần nhiều tương ứng với chiến trường Quân khu 5

- Đơn vị P2: Phần nhiều tương ứng với chiến trường Nam Bộ (Quân khu 7 và Quân khu 9).

      + Bổ sung 09/05/2019: Ghi nhận LS có GBT ký 1/12/1976,                    nhưng có giấy tờ quân Mỹ thu giữ ở Quảng Đà.

- Đơn vị 1970/P3: Trên GBT có ghi nơi hy sinh ở Bình Long ngày 26/9/1968 (Bổ sung 2019/04/05).

- Đơn vị P4: Phần nhiều tương ứng với chiến trường Trị Thiên.
       + 20/8/2019: GBT năm 1976, ghi nơi hy sinh miền Tây 9/3/1971, có 1 giấy khen cấp năm 1970 ghi đơn vị 1459 (F304/E24 tại nam Lào).

- Đơn vị P4M

       + 26/2/2020: Giấy báo tử năm 1977, ghi nơi hy sinh Mặt trận phía Nam, hy sinh 25/6/1970. Đơn vị là P4M. Thư gửi về gia đình 5/1968 có số hòm thư là 86550YKC6 (d56 pháo binh thuộc Đoàn 69 pháo binh Miền) [Bổ sung 26/2/2020]

- Đơn vị PG:
       + Giấy báo tử ký ngày 1/7/1976 tỉnh Hải Hưng, có ghi nơi hy sinh Mặt trận phía Nam, đơn vị PG, hy sinh ngày 15/12/1969. [Cập nhật 15/8/2020] - Chưa có Trích lục.

- Đơn vị PGM:
        + Giấy báo tử ký 1/3/1977 do Bộ Tư lệnh 350 cấp, LS quê Chương Mỹ, trú quán Hải Phòng, đơn vị PGM hy sinh 17/2/1969. Web Chính sách quân đội không có thông tin. Chưa xin trích lục [Cập nhật 14/8/2021] 

III. Một số mật danh đơn vị cụ thể

- Đơn vị 1254: Binh trạm 34 Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh [Cập nhật 27/8/2019]


- Đơn vị 1360: Trung đoàn 208 pháo binh - Bộ Tư lệnh pháo binh. Có Trung đoàn 208B đi B năm 1966 ghép đơn vị nhỏ vào E84A là Trung đoàn 724 pháo binh, vào miền Đông Nam bộ mang mật danh Trung đoàn 724 pháo binh [Khác E28 pháo binh/ Trung đoàn 66 pháo binh] thuộc Đoàn pháo binh Biên Hòa sau này [Cập nhật 22/11/2018].

- Đơn vị 1450: Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 [Cập nhật 30/8/2018].

- Đơn vị 1459: Trung đoàn 24 Sư đoàn 304 [Cập nhật 20/8/2019].

- Đơn vị 5238: Trung đoàn 18 sư đoàn 325 tại Quảng Trị [Cập nhật 14/08/2022: Giấy tờ thu giữ 1972 của đc Dương Hữu Hồng có ghi đơn vị 5238]. Link: http://www.kyvatkhangchien.com/2022/08/3253-cac-giay-to-cua-c-duong-huu-hong.html

- Đơn vị 5330: Trung đoàn 812 hay Trung đoàn 3 Sư đoàn 324B, chiến đấu chủ yếu trên chiến trường Quảng Trị năm 1967, 1968. [Cập nhật 23/5/2021 qua giấy tờ thu giữ tại Quảng Trị 5/1967]

- Đơn vị 5742: Trung đoàn 101D Sư đoàn 325C, hoạt động trên chiến trường Quảng Trị năm 1967, chiến đấu tại Tây Nguyên 1968, sau đó chuyển vào chiến trường Nam Bộ. [Cập nhật 21/10/2018]

- Đơn vị 5760: Trung đoàn 18 Sư đoàn 325, trên địa bàn Quân khu 4. Là đơn vị tiền thân của các Trung đoàn: Trung đoàn 18A (Trung đoàn 12 - Sư đoàn 3 Sao vàng hiện nay), Trung đoàn 18B (Trung đoàn 20 Sư đoàn 330 bộ binh QK9 hiện nay), Trung đoàn 18C (Trung đoàn 29), Trung đoàn 18D (Sư đoàn 325 hiện nay) [Cập nhật...]

- Đơn vị 5764:  
   + Trung đoàn 29 Sư đoàn 325C, ghi nhận qua giấy khen [Cập nhật 4/4/2020]. 
   + Trung đoàn 31 Mặt trận B5, ghi nhận qua Quyết định bổ nhiệm đc Nguyễn Văn Thanh - thượng sỹ giữ chức vụ Trung đội trưởng thuộc Đại đội 11. Quyết định đề ngày 17/8/1970, do đc Phó Chính ủy Đoàn 31, đại úy Thái Văn Liên ký. Con dấu đóng có ghi Đơn vị 5764. [Cập nhật 28/10/2023] http://www.kyvatkhangchien.com/2023/10/3288-giay-to-cua-c-nguyen-van-thanh-on.html  

- Đơn vị 6203: Trung đoàn ??? Trên GBT ghi địa bàn Tây Quân khu 4 [chỉ Lào], năm 1971 [Cập nhật 16/9/2019].

- Đơn vị 6211: Giấy báo tử ghi đơn vị 6211, hy sinh 2/1971 tại nam QK4 - là Trung đoàn 64 QUân đoàn 3 [Cập nhật 18/3/2020]

- Đơn vị 6333: Trên con dấu đóng ở giấy tờ, thủ trưởng Lê Khả Phiêu ký, là Trung đoàn 9 chiến đấu ở Quảng TRị năm 1967. [Cập nhật 29/4/2023]

- Đơn vị 6335: Con dấu đơn vị trên Giấy nghỉ phép cấp cho cá nhân về thăm gia đình trước khi đi chiến đấu 10/1967 [Cập nhật 3/2/2022] link: 
[3.233] Giấy nghỉ phép của đồng chí Bùi Văn Thơ, đơn vị 6335 [Tức Trung đoàn 24 Sư đoàn 304], được về thăm gia đình trước khi đi chiến đấu tại Tân Hòa - Quỳnh Hội - Quỳnh Côi [Quỳnh Phụ] - Thái Bình, tháng 10/1967

- Đơn vị 8220: Trên Giấy chứng nhận Gia đình quân nhân gửi cho gia đình năm 1967. Mỹ thu giấy tờ có con dấu đơn vị 8220 cùng loạt giấy tờ khác thuộc về E174 F1 năm 1968 [Cập nhật 14/8/2022].

- Đơn vị 8537: Trên GBT năm 1965 ở miền Tây tổ quốc, Bộ QP giải mã là Trung đoàn 335 ở chiến trường Lào, Xiêng Khoảng Cánh Đồng Chum chiến dịch 74A ??? [Cập nhật 29/9/2018]

- Đơn vị 9028 KH: Trên GBT năm 1970. Chưa xác định được là đơn vị nào. [Cập nhật 5/10/2019]

- Đơn vị 9410: Trên GBT tháng 1/1969 -> Là 1 Binh trạm thuộc Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn đường Hồ Chí Minh - Có thể là Binh trạm 31[Cập nhật 18/12/2019]

- Đơn vị 9530: Trung đoàn 36 Sư đoàn 308.

- Đơn vị 9625: Trung đoàn 141 - Sư đoàn 312, hoạt động trên chiến trường Quảng Trị, Lào, Mặt trận 44 Quảng Đà (Trung đoàn 141 chi viện) [Cập nhật 11/11/2018]

- Đơn vị 9645: Trung đoàn 209 - Sư đoàn 7 và Trung đoàn 209 Sư đoàn 312, hoạt động trên chiến trường Quảng Trị, Lào, miền Đông Nam Bộ QK7 [Cập nhật 11/11/2018]



- V104: Cục Hậu cần Miền (Thuộc B2).

- V102: Cục Chính trị Miền (Thuộc B2).