Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

[3.29.12] Thư của bác Phan Thế Duệ, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi về cho cha là Phan Đình Phong - thôn Châu Hạ - xã Huơng Châu - Huơng Khê - Hà Tĩnh, năm 1966

2014030306021.40
Thư của bác Phan Thế Duệ, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 30/10/1966, gửi về cho cha là Phan Đình Phong - thôn Châu Hạ - xã Huơng Châu - Huơng Khê - Hà Tĩnh, năm 1966 [Hiện Rongxanh chưa tìm ra bây giờ là xã nào]
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

[3.29.11] Thư của bác Nguyễn Văn Vấn, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi về cha Nguyễn Văn Súy - thôn Bãi Vàng - xã An Hạ - huyện Lạng Giang - Bắc Giang, năm 1966

2014030306021.37
Thư của bác Nguyễn Văn Vấn, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 28/12/1966, gửi về bác Nguyễn Văn Súy - thôn Bãi Vàng - xã An Hạ - huyện Lạng Giang - Bắc Giang.
Trong thư bác Vấn kể lại mới đến Tây Nguyên sau 5 tháng hành quân trên đường Hồ Chí Minh.
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

[6.7.2] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960 - Thông tin tham khảo từ phía Mỹ

2014042428
Rongxanh dịch thông tin từ phía Mỹ về trận đánh của Quân Giải phóng miền Nam vào căn cứ của Trung đoàn 32 - Sư đoàn 21 VNCH tại Tây Ninh vào đêm 25 rạng 26/1/1960, với mục đích có tư liệu tham khảo
--------------

- Trong thời gian từ 18h00 đến 23h00 ngày 25/1/1960, quân số của Trung đoàn mà không tham gia vào kế hoạch chiến đấu đang tham gia lễ kỷ niệm của Sư đoàn 21 tại thành phố Tây Ninh. Tất cả các quân nhân này quay về căn cứ lúc 24h00. Các quân nhân tham dự lễ kỷ niệm không được trang bị vũ khí, chỉ có một số quân nhân mang vũ khí để bảo vệ an ninh.

- Thông thường quanh chu vi của doanh trại có 10 vọng gác. Mỗi vọng gác có 11 nguời mang súng trường M1 và 2 súng tiểu liên. Tại mỗi chốt gác, có hai nguời chịu trách nhiệm gác, còn những nguời còn lại ngủ trong các hầm cạnh chốt gác.NGoài ra, thông thường còn có các toán tuần tra đi quanh căn cứ trong bán kính 3km. Tại thời điểm căn cứ bị tấn công, tất cả các chốt gác đều có nguời, tuy nhiên các toán tuần tra không còn tiếp tục từ lúc 23h00.

- Tổng quân số của Trung đoàn 32 ở thời điểm 25/1/1960 là 1698 nguời. Tại thời điểm bị tấn công, chỉ có 547 quân nhân hoạt động trong căn cứ, trong đó có 343 tân binh mới được huấn luyện chút ít.

- Kế hoạch tác chiến đêm 25 – ngày 26/1: Trung đoàn 32 có kế hoạch càn quét bắt đầu lúc 6h00 ngày 26/1/1960. Mục đích là để tiêu diệt các phần tử nghi ngờ là quân Giải phóng trong khu vực hoạt động của Trung đoàn. (Ở vùng xấp xỉ 15km phía bắc căn cứ). Lực lượng VNCH gồm có 5 đại đội của Trung đoàn 32, trong đó có 2 đại đội sẽ xuất phát lúc 02h00, và 3 đại đội còn lại xuất phát lúc 06h00.

- Trước khi xảy ra tấn công, 120 nguời của Tiểu đoàn 1 bắt đầu chuẩn bị xuất phát. Tiểu đoàn 2 có 180 ngừoi ở căn cứ, có vũ khí và chuẩn bị xuất phát. 60 người của Tiểu đoàn 3 rời căn cứ lúc 02h00, và 120 nguời của tiểu đoàn này vẫn ở lại căn cứ, mang vũ khí và chuẩn bị rời căn cứ. Tất cả các sĩ quan tại căn cứ đều mang vũ khí, tuy nhiên, tất cả các vũ khí khác đều được bảo quản nghiêm ngặt trong kho. Đạn dược cũng được chứa trong các kho.

- Khoảng 02h30 ngày 26/1, khoảng 400 quân GP bắt đầu tấn công căn cứ. Lực lượng QGP trang bị súng bộ binh, tiểu liên, lựu đạn và chất nổ. CHiến thuật tiềm nhập được sử dụng. Các trạm gác số 3, 4, 5 đã bị chiếm trong im lặng (Các cố vấn Mỹ không thể hiểu tại sao lại xảy ra điều này). Lính QGP mang chất nổ vào căn cứ và đặt tại một vài tòa nhà. Sau khi kích nổ, QGP bắn súng cá nhân và kêu gọi lính VNCH “đầu hàng hay là chết”(Hàng thì sống - chống thì chết ? – Rx đoán). Mục tiêu của QGP là kho vũ khí và đạn dược, sau đó mới là tiêu diệt sinh lực và phá hoại các tòa nhà. Mục tiêu chính huớng tới các tòa nhà chứa vũ khí và đạn dược, mục tiêu thứ 2 là Sở chỉ huy, toà nhà thông tin, khu sĩ quan, khu để xe. QGP đã thành công trong việc tiến chiếm vũ khí tại kho. Tại mỗi kho vũ khí, vũ khí và đạn dược được vận chuyển ra ngoài. QGP chất một số vũ khí lên các xe tải của VNCH mà QGP chiếm được ở khu để xe, và vận chuyển một số vũ khí bằng thủ công ra ngoài. Sau khi đánh chiếm kho vũ khí, QGP bỏ lại nhiều vũ khí của họ và tái trang bị bằng vũ khí đánh chiếm được.

- Tiểu đoàn 1 là đơn vị đầu tiên bị tấn công. Tiểu đoàn đã rơi vào trạng thái bị động và do đó bị tràn ngập trong thời gian ngắn. Sở chỉ huy Trung đoàn bị tấn công sớm, và QGP có thể đã phá hủy hệ thống thông tin nội bộ, và phá vỡ hệ thống chỉ huy của trung đoàn. Lực lượng 180 nguời của tiểu đoàn 2 ngay lập tức sẵn sàng chiến đấu, và triển khai phòng ngự tại vị trí đóng quân của tiểu đoàn. Một số quân nhân khác của tiểu đoàn 2 cố gắng lấy vũ khí, nhưng chỉ có 8 hoặc 10 nguời thành công trước khi QGP tràn ngập kho vũ khí. Tiểu đoàn 3 có 120 nguời chuẩn bị tác chiến. Các quân nhân này chiếm lĩnh vị trí chiến đấu tại khu trú quân của tiểu đoàn. Khi tình hình đã yên tĩnh trở lại, tại khu vực tiểu đoàn 3 bắt đầu phản công sang huớng tiểu đoàn 2. Phía QGP đã rút lui sau khi đạt được mục tiêu của họ.

- Kết quả trận đánh:
+ Phía QGP có 5 nguời chết (Để lại tại chiến trường), bị thương 2 (Sau đó 1 đã bị chết). Phía VNCH báo cáo thu được 43 vũ khí cá nhân, và đạn, mìn.

+ Phía VNCH có 34 nguời chết, 16 nguời bị thương, mất tích 12 (3 y tá sau này được QGP phóng thích). Mất số lượng vũ khí gồm: Súng Colt 45 Mỹ là 45 khẩu, Súng tiểu liên Thompson là 22 khẩu, súng Carbin 173 khẩu, súng trường M1 là 451 khẩu, súng BAR là 57 khẩu, súng cối 60mm là 7 khẩu, súng cối 81 (Chỉ có nòng) là 1 khẩu, súng phóng lựu là 1 khẩu, súng DK57mm là 4 khẩu. Bị phá hoại do chất nổ, cháy gồm: 3 tòa nhà bị phá hủy hòan toàn, 4 tòa nhà bị phá hủy 1 phần, 3 bộ tổng đài điện thoại, 7 máy điện thoại, 8 máy vô tuýên điện, 3 máy thu thanh, 1 xe 1.5 tấn.
- Sau trận đánh, Sư đoàn 21 tổ chức một số đợt truy quét, tuy nhiên không có giao chiến nào với phía QGP, ngoại trừ phát hiện một số xe tải do phía QGP thu giữ [dùng để vận chuyển vũ khí - Rx chú thích thêm] trong trận đánh bỏ lại.

Link phần trước: [6.7.1] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960

[6.7.1] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960

Thông tin về trận đánh qua báo chí:

http://baotayninh.vn/tin-tuc/chuyen-ke-ve-tran-danh-tua-hai-nho-mot-trung-doi-dan-cong-dut-lien-lac-ma-chau-thanh-co-duoc-nhieu-vu-khi-10143.html

Chuyện kể về trận đánh Tua Hai: Nhờ một trung đội dân công đứt liên lạc, mà Châu Thành có được nhiều vũ khí

Cập nhật ngày: 26/01/2010 08:49 Ông là một cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh. Ông cũng là người đã từng làm dân công tham gia vác súng đạn từ kho vũ khí của địch trong trận đánh căn cứ Tua Hai oanh liệt năm xưa.
Ông là một cán bộ lão thành cách mạng đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền tỉnh Tây Ninh. Ông cũng là người đã từng làm dân công tham gia vác súng đạn từ kho vũ khí của địch trong trận đánh căn cứ Tua Hai oanh liệt năm xưa. Ông tên là Võ Đức Tú, chú Năm Tú thân thương của cán bộ, chiến sĩ Tây Ninh. Ông sinh năm 1930, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện ngụ tại ấp Thanh Thuận, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.
Theo lời chú Năm Tú kể: Sau khi có Nghị quyết 15 (tháng 1.1959) chú Năm Tú được điều về làm Huyện uỷ viên huyện Châu Thành, và được phân công làm Thường trực Huyện uỷ. Trước khi trận đánh Tua Hai diễn ra, có lệnh của cấp trên triệu tập cán bộ, đảng viên huyện Châu Thành “đi tập huấn” trước Tết Nguyên đán. Thực hiện lệnh triệu tập của cấp trên, Huyện uỷ Châu Thành chọn toàn cán bộ đảng viên, với 116 người tham dự. Địa điểm tập trung thuộc xã Trà Vong (thuộc huyện Tân Biên) cách Tua Hai khoảng… 3 giờ đồng hồ đi bộ. Khi đến Trà Vong nghe cấp trên triển khai Nghị quyết 15 và nói là sẽ tổ chức đánh trận lớn, anh em hết sức phấn khởi, như “nắng hạn gặp mưa rào” vì Mỹ – Diệm đàn áp nhân dân quá sức, nhân dân thống khổ dữ lắm rồi, phải vùng lên cứu dân thôi. Nhưng cấp trên cũng không cho biết là đánh ở đâu, chỉ cho biết công việc của anh em là chuẩn bị đi vác súng. Cấp trên yêu cầu mỗi người ra rừng kiếm hai sợi dây rừng thật chắc, mỗi sợi dài khoảng một sải tay (khoảng hơn 1,5 mét). Trong đêm hành quân tất cả phải ở trần, trong khi đêm cuối năm âm lịch trời rất tối và lạnh lẽo hết sức. Khoảng hơn 19 giờ đêm 25.1.1960, cấp trên tập trung anh em dân công lại và ra lệnh xuất phát. Đến lúc này mọi người cũng chưa biết rõ là đánh ở đâu. Khoảng 22 giờ 30 phút, các lực lượng của ta, kể cả dân công đã đến gần căn cứ Tua Hai, còn cách chừng 500 mét, lực lượng ta dừng quân lại mai phục. Khoảng gần 23 giờ đêm, có hàng chục chiếc xe GMC của nguỵ chở khoảng một tiểu đoàn lính từ căn cứ quân sự Tua Hai chạy trở lên hướng Mỏ Công -Trại Bí để “đi bố”. Lúc ấy trong căn cứ Tua Hai còn lại khoảng 2 tiểu đoàn. Thấy xe chở lính nguỵ đi bố, lúc đầu Ban Chỉ đạo trận đánh của ta tưởng là bị lộ rồi, nhưng khi coi lại là ta chưa bị lộ. Việc cho quân đi bố lúc nửa đêm là công việc thường xuyên của chúng. Đúng nửa đêm cấp trên ra lệnh đánh. Bị quân ta tấn công bất ngờ, bộ phận lính còn lại trong căn cứ Tua Hai trở tay không kịp. Quân ta nhanh chóng đánh chiếm kho súng lấy vũ khí địch để đánh địch. Khi chiếm được kho súng, các chiến sĩ cách mạng chuyển súng từ trong kho ra hàng rào bờ thành căn cứ Tua Hai chất thành đống, để lực lượng dân công bó súng lại bằng dây rừng và vác về căn cứ của ta. Điểm tập kết vũ khí thu được từ căn cứ Tua Hai của địch cũng chính là điểm xuất phát của lực lượng dân công ở Trà Vong.
Với vai trò Huyện uỷ viên, chú Năm Tú được phân công phụ trách một trung đội trong lực lượng dân công của huyện Châu Thành, với 23 cán bộ, đảng viên. Do trung đội chú Năm Tú đến sau, nên số súng được các chiến sĩ đang trực tiếp chiến đấu gom ra hàng rào bờ thành không còn nữa, trung đội của chú phải vào tận trong kho lấy súng đạn. Khi vào lấy súng, đơn vị của chú Năm có 23 người, nhưng khi lấy được súng đạn trở ra thì tăng lên 25 người. Vì có hai người lính nguỵ, dân Campuchia là cơ sở của ta mới gia nhập. Nhờ vậy trung đội của chú Năm vác được 121 khẩu súng. Trong đó có cả một khẩu moọc- chê 60 mm (súng cối 60 mm); 6 khẩu trung liên Mỹ, còn lại là ga- răng; cạc- bin; thom -xon, súng lục và hai chục thùng đạn. Do đến sau và phải vào tận trong kho lấy súng, nên trung đội của chú Năm trở ra muộn. Khi trung đội của chú vừa ra khỏi bờ thành, thì có một số tên địch sống sót bắn theo. Nhờ có thời gian tham gia quân đội, chú Năm Tú chỉ huy anh em tạt qua bìa rừng để tránh làn đạn của địch. Vì phải chuyển hướng để tránh làn đạn của địch bắn theo, nên trung đội dân công của chú Năm mất liên lạc với người dẫn đường về điểm tập kết súng đạn của cấp trên. Từ đó chú Năm cùng anh em trong trung đội phải nhắm hướng tìm đường về cơ quan Huyện uỷ Châu Thành (cách đi này gọi là “đi sáng kiến”). Khi trung đội chú về đến cơ quan Huyện uỷ Châu Thành (ở xã Hảo Đước) thì trời đã rựng sáng.
Số súng vừa thu được từ căn cứ Tua Hai của trung đội chú Năm Tú lẽ ra phải được mang đến địa điểm tập kết của cấp trên, nhưng nhờ “may mắn” là đơn vị của chú bị cắt đứt với “đường dây” dẫn đường, nên số súng lấy được trở thành chiến lợi phẩm riêng của huyện Châu Thành. Nhờ vậy mà lúc ấy huyện Châu Thành có nhiều vũ khí nhất tỉnh. Sau đó số vũ khí này một phần đưa về tỉnh, một phần chia cho các xã và các đơn vị lực lượng vũ trang mới thành lập của địa phương.
D.H
(Theo lời kể của đồng chí Võ Đức Tú)

Link phần tiếp: [6.7.2] Chiến thắng Tua Hai (Tây Ninh) 26/1/1960 - Thông tin tham khảo từ phía Mỹ

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

[3.29.10] Thư của bác Vũ Cao, đơn vị quân y ở Tây Nguyên, gửi về bác Vũ Văn Chất - thôn Võ Giang - xã Thanh Thủy - huyện Thanh Liêm - tỉnh Nam Hà, năm 1966

2014030306021.33
Thư của bác Vũ Cao, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 8/12/1966, gửi về bác Vũ Văn Chất - thôn Võ Giang - xã Thanh Thủy - huyện Thanh Liêm - tỉnh Nam Hà [Nay là xã Thanh Thủy - huyện Thanh Liêm - tỉnh Hà Nam, tuy nhiên không có tên thôn Võ Giang? - theo wiki: http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Th%E1%BB%A7y,_Thanh_Li%C3%AAm]
Trong cùng phong bì có 2 bức thư, 1 gửi tới vợ và con bác Vũ Cao, lá thư kia gửi tới cha mẹ bác Vũ Cao. Trong thư gửi cha mẹ, bác Cao có nhắc đến anh em trong cùng xã có anh Bản con bà Tình. 
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt


alt

alt

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

[4.3.9] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 109 đến 119) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967

2013090312043.15

Bản danh sách các liệt sỹ mà phía Mỹ cho rằng thuộc trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân Giải phóng miền Nam

Bản danh sách liệt kê thông tin gồm: Họ tên – ngày tháng hy sinh – quê quán của 210 liệt sỹ thuộc trung đoàn 165, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967. Thông tin từ danh sách cho thấy hầu hết các liệt sỹ có quê quán ở miền Bắc Việt Nam, và có thể hy sinh tại 1 quân y viện của Quân GP MN.
Bản chụp cho thấy danh sách có 18 trang, do lực lượng biệt kích VNCH thu được gần biên giới Việt Nam - Campuchia tháng 1/1967, phía Đông Bắc Bù Đốp.
Link các phần của danh sách:
[4.3.8] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 97 đến 108) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.7] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 86 đến 96) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.6] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 74 đến 85) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.5] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 63 đến 73) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.4] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 51 đến 62) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.3] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 39 đến 50) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.2] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 26 đến 38) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.1] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 14 đến 25) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967
[4.3.0] Danh sách 210 liệt sỹ (Từ số 1 đến 13) của trung đoàn 165 - Sư đoàn 7 Quân giải phóng miền Nam, hy sinh từ 11/5/1966 đến 9/1/1967


Do trang danh sách có đoạn hơi mờ, nên thông tin Rongxanh đánh máy lại có thể chưa được chính xác.
Ảnh chụp trang danh sách, từ số thứ tự 96 đến số thứ tự 119

alt

Thông tin gồm: Số thứ tự - Họ và tên - Đơn vị - Ngày hy sinh - Quê quán


109 Nguyễn Văn Tại


04/10/1966
? - Thạch Thất - Hà Tây
110 Phạm Văn Mùi


05/10/1966
? - Kim Anh - Vĩnh Phúc
111 Phùng Văn Điểm?


05/10/1966
? - Sơn Động - Hà Bắc
112 Nguyễn Văn Lục


06/10/1966
? - Yên Phong - Hà Bắc
113 Nguyễn ? Thi?
13d4
07/10/1966
? - Tiên Hưng - Thái Bình
114 Kiều Đình Tâm
10d5?
08/10/1966
? - Thạch Thất - Hà Tây
115 Lê Văn Thiềng


08/10/1966
? - Thiệu Hóa - Thanh Hóa
116 Nguyễn qg Thao?


08/10/1966
? - Vũ Tiên - Thái Bình
117 Nguyễn Văn Tùng


08/10/1966
? - Quế Võ? - Hà Bắc
118 ? ? Lĩnh


08/10/1966
? - Thiệu Hóa - Thanh Hóa
119 Lê Văn Thưởng


08/10/1966
Thiệu Hưng - Thiệu Hóa - Thanh Hóa

[3.29.9] Thư của bác Nguyễn Hồng Thanh, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi về bác Nguyễn Giáp - Nông trường Yên Định - tỉnh Thanh Hóa, năm 1966

2014030306021.29

Thư của bác Nguyễn Hồng Thanh, đơn vị quân y Tây Nguyên, đề ngày 15/11/1966, gửi về bác Nguyễn Giáp - [Tổ cây cafe?] Nông trường Yên Định - tỉnh Thanh Hóa, năm 1966 [Rongxanh chưa rõ hiện nay là địa danh nào?]
Ngoài ra, trong cùng phong bì còn có bức thư gửi anh chị Vy, nhờ bác Giáp gửi, do bác Hồng Thanh không có địa chỉ của gia đình anh chị. Trong bức thư này, bác Thanh có nhắc đến 2 người cháu là Nga và Liên

Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư
alt

alt

alt

alt

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

[3.29.8] Thư của bác Phan Văn Hứa, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi bác Phan Văn Phóng - thôn Tống Văn - xã Vũ Chính - huyện Vũ Tiên - tỉnh Thái Bình

2014030306021.26
Thư của bác Phan Văn Hứa, đơn vị quân y Tây Nguyên, gửi bác Phan Văn Phóng - thôn Tống Văn - xã Vũ Chính - huyện Vũ Tiên - tỉnh Thái Bình [Theo wiki thì hiện là thôn Tống Văn - xã Vũ Chính - thành phố Thái Bình]
Bức thư này lính Mỹ thu được tháng 12/1966, cùng hàng loạt bức thư khác, có lẽ của những người lính cùng đơn vị [Một bệnh viện của Mặt trận B3 - Tây Nguyên].

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

[4.18] Cao điểm 342/ 372 trên đường 12 Tây Huế trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972 - Thông tin từ hai phía

201404025601814
Cao điểm 342/ 372 trên đường 12 Tây Huế trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972 - Thông tin từ hai phía

Trong chiến dịch Trị Thiên năm 1972, tại hướng đường 12 phía Tây Huế [Đường 547 trên bản đồ quân sự Mỹ] đã diễn ra một số trận đánh ác liệt giữa Sư đoàn 324 với lực lượng VNCH được sự yểm trợ tối đa của không quân Mỹ. Một trong những điểm giành giật ác liệt giữa các đơn vị Quân đội nhân dân VN và phía VNCH là căn cứ Động Tranh [Căn cứ Bastogne] và Cao điểm 342 [Căn cứ Checkmate]. Trong quá trình hỗ trợ tìm kiếm thông tin, Rongxanh đã tìm hiểu được một số thông tin liên quan của cả 2 phía (Quân đội ND VN và phía Mỹ) như sau:

Vị trí 2 căn cứ trên bản đồ Mỹ

alt

alt
I. Thông tin của phía ta:

1. Mô tả vị trí cao điểm 372:

Đường 12, con đường huyết mạch của địch chạy từ Dương Xuân qua Nguyệt Biểu, vượt sông Hữu Trạch ở Bến Tuồn lên Bình Điền, Động Tranh, Tà Lương và đi ngược lên miền tây Thừa Thiên. Phía đông Động Tranh khoảng 1km có đường 12 B rẽ ngược lên phía bắc tới Hòn Vượn. Từ Động Tranh về Huế khoảng 15km. Tuyến phòng thủ đường 12 bao gồm các cứ điểm phòng ngự Bình Điền, Động Tranh; điểm cao 372, 220, 620, Tà Lương 136, 286, 246, 360, 320, 454, Hòn Đụn, Sơn Đào, 551 và Trúc Mao, tạo thành hình lòng chảo không rộng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối.

Sư đoàn được tăng cường Trung đoàn bộ binh 6, một đại đội xe tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn vận tải, có nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt, tiến tới phá vỡ tuyến phòng thủ của địch trên đường 12. Đối tượng tác chiến vẫn là sư đoàn 1 bộ binh ngụy.

Ngày 26 tháng 6, Trung đoàn 3 bao vây đánh lấn cứ điểm 372 để làm bàn đạp tiến công Động Tranh.
Điểm cao này nằm chếch về hướng đông nam Động Tranh 1km, có ba dãy sườn dốc, cùng với Động Tranh làm thành cặp điểm tựa án ngữ trục đường 12.



2. Diễn biến chi tiết hơn về trận đánh

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch giải phóng Quảng Trị, Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch 702 hạ quyết tâm: "Tranh thủ và nắm vững thời cơ phát triển tiến công giải phóng Thừa Thiên-Huế càng sớm càng tốt". Để thực hiện quyết tâm, ngày 10 tháng 5 năm 1972, đồng chí Lê Trọng Tấn, Tư lệnh chiến dịch 702 giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 324: "Lật cánh vào tây nam Huế, tiến công địch trên đường số 12, phối hợp với hướng chính của chiến dịch ở phía bắc Thừa Thiên". Sư đoàn đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên.

Nhận nhiệm vụ ở Bộ tư lệnh chiến dịch 702 về, sư đoàn nhanh chóng tổ chức hành quân theo góc phương vị. Tuy vất vả, nhưng các đơn vị đều tới đích.

Ngày 22 tháng 5, sư đoàn tới phía tây sông Bồ.

Ngày 26 tháng 5, các đồng chí Nam Long, Phó tư lệnh và Hồ Tú Nam, Phó chính ủy thay mặt Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên giao nhiệm vụ:

Sư đoàn được tăng cường Trung đoàn bộ binh 6, một đại đội xe tăng thiết giáp, 1 tiểu đoàn cao xạ, 1 tiểu đoàn vận tải, có nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt, tiến tới phá vỡ tuyến phòng thủ của địch trên đường 12. Đối tượng tác chiến vẫn là sư đoàn 1 bộ binh ngụy.

Sau khi mất Động Tranh, quân đoàn 1 ngụy vội vã củng cố sư đoàn 1 và tổ chức phản kích, lập lại tuyến phòng thủ đường số 12.

Từ giữa tháng 5, địch bắt đầu chiếm lại một số điểm cao then chốt như Động Tranh, Hòn Vượn, các điểm cao 246, 372... đến phía nam sông Hữu Trạch, hình thành cụm cứ điểm phòng ngự.


Sau khi củng cố xong các vị trí đứng chân, địch bắt đầu mở các cuộc hành quân, nhằm bật ta ra khỏi tuyến phòng thủ đường 12. Căn cứ vào nhiệm vụ, địa hình và tình hình địch, Bộ tư lệnh Sư đoàn 324 chọn hướng tiến công trên ba khu vực.
Hướng chính theo trục đường số 12 về phía nam, mục tiêu chính trên hướng này là Động Tranh và điểm cao 372, do Trung đoàn 3 đảm nhiệm.
Ngày 28 tháng 5, các đơn vị bắt đầu nổ súng bằng các trận đánh nhỏ, kéo dài hơn chục ngày, đã tiêu diệt sinh lực địch, bẻ gãy ý đồ của chúng đánh lên các điểm cao 620, 551, 360. Mức độ tác chiến ngày một tăng dần về quy mô và cường độ, từ ngày 18 tháng 6 trở đi diễn ra quyết liệt hơn, nhất là ở các điểm cao xung quanh khu vực Động Tranh và 372.


Ngày 26 tháng 6, Trung đoàn 3 bao vây đánh lấn cứ điểm 372 để làm bàn đạp tiến công Động Tranh. Điểm cao này nằm chếch về hướng đông nam Động Tranh 1km, có ba dãy sườn dốc, cùng với Động Tranh làm thành cặp điểm tựa án ngữ trục đường 12.
Tiểu đoàn 8 được tăng cường 1 đại đội chủ lực, 1 tiểu đội công binh, có nhiệm vụ vây ép, tiến tới dứt điểm căn cứ 372 trong năm ngày.

Suốt hai ngày 26 và 27 tháng 6, tiểu đoàn 8 đã bóc được một số chốt vòng ngoài. Ngày 27 tháng 6 đội hình vây lấn đã vào tới sát chân điểm cao 372.

Đêm ngày 27 tháng 6, tổ công binh bí mật cắt được bốn lớp rào ở những vị trí được xác định là cửa mở.
5 giờ 30 phút ngày 29 tháng 6, tiểu đoàn 8 nổ súng đánh vào điểm cao 372. Hỏa lực các cấp bắn suốt hai giờ liền chi viện cho bộ đội đánh chiếm đầu cầu. 7 giờ 30 phút bộ đội được lệnh xung phong.

Đến 9 giờ tiểu đoàn 8 hoàn toàn làm chủ điểm cao 372, chỉ để lại một bộ phận nhỏ chốt giữ. Đại bộ phận tiểu đoàn rút ra ngoài chuẩn bị đánh địch phản kích.


II. Thông tin của phía Mỹ
alt

Căn cứ Checkmate là cao điểm 342, nằm ở phía Đông Nam căn cứ Bastogne, rất phù hợp với miêu tả từ thông tin phía VN. Diễn biến trận chiến, Rongxanh dịch từ các đoạn liên quan ở tài liệu trên như sau:
Ngày 15/5 và 25/5, căn cứ Bastogne [Căn cứ Động Tranh - Rx chú thích] và căn cứ Checkmate [Cao điểm 342 trên bản đồ Mỹ hay Cao điểm 372 theo tên gọi của phía Quân đội NDVN - Rx chú thích] đã được [phía VNCH - Rx chú thích] tái chiếm và mối đe dọa của lực lượng địch [phía Quân đội ND VN - Rx chú thích] tiến công Huế từ phía Tây Nam bị giảm đi rõ rệt....
... Các lực lượng của Sư đoàn 1 [VNCH] tổ chức tấn công tiêu diệt các đơn vị còn lại của Sư đoàn 324B Bắc Việt vào ngày 22/7/1972...
... Các lực lượng địch kiểm soát các cao điểm xung quanh Bastogne bao gồm cả căn cứ Checkmate, mà bị mất do các đợt tấn công mới, sẽ gây khó khăn cho các lực lượng VNCH cơ động...
... Ngày 26/7, căn cứ Bastogne bị bỏ lại, tuy nhiên các lực lượng VNCH vẫn duy trì tuyến phòng ngự ổn định cắt ngang đường 547 [đường 12 Tây Huế, theo cách gọi của phía Quân đội NDVN - Rx chú thích] chỉ 2km phía Đông Bắc căn cứ Bastogne. Cho đến 4/8, khi căn cứ Bastogne và căn cứ Checkmate được [các lực lượng VNCH - Rx chú thích] tái chiếm.

III. Như vậy, cao điểm 372, nơi diễn ra các trận chiến ác liệt, theo thông tin của phía VN, chính là cao điểm 342 - Checkmate, theo thông tin của phía Mỹ.