Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

[5.34] Thông tin về trận đánh của Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7, ngày 22/6/1967 tại Bàu Cà Nhum

2017022779049

 

1. Thông tin về trận đánh ngày 22/6/1967 của Trung đoàn 165 – Sư đoàn 7 tại Bàu Cà Nhum như sau:


Ngày 22/6/1967, địch dùng máy bay lên thẳng đổ xuống Bàu Cà Nhum một đại đội biệt kích (Cách vị trí đóng quân của Trung đoàn khoảng 500m). Lúc này, các đơn vị trong trung đoàn đều đi công tác, chỉ có đại đội 1 tiểu đoàn 4 ở lại bảo vệ căn cứ. Sau khi sóat xét tình hình, đồng chí Lưu Hữu Thiết, trung đoàn phó xuống trực tiếp giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 4, tiêu diệt đại đội biệt kích ngụy. Dưới sự chỉ huy kiên cường của đại đội trưởng, trong 3 ngày chiến đấu đại đội đã tiêu diệt gọn đại đội biệt kích, thu toàn bộ vũ khí trang bị (địch bỏ lại 30 xác tại trận địa). Đến ngày 29/6/1967, địch lại đội 1 đại đội biệt kích xuống Bàu Cà Nhim. Lập tức Trung đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 6 bí mật cơ động, bao vây tiêu diệt khi chúng chưa kịp triển khai đội  hình. Bị đánh bất ngờ buộc bọn địch phải rút vội về Tân Hưng..


2. Tổng hợp thông tin của phía Mỹ về trận đánh này

- Toán tuần tra của lực lượng biệt kích VNCH tuần tra ven khu vực Lộc Ninh, trại biệt kích Lộc Ninh, tỉnh Bình Long, giao chiến với lực lượng Bắc Việt gồm 5 người vào ngày 22/6/1967. Sau 5 phút, lực lượng Bắc Việt ngừng giao chiến, có 1 bộ đội Bắc Việt bị chết. Sau đó trong buổi sáng lực lượng biệt kích vấp phải lực lượng Bắc Việt ước tính cỡ tiểu đoàn tấn công từ 3 hướng. Lực lượng biệt kích co cụm phòng thủ và gọi pháo binh cùng máy bay tới oanh tạc làm cho bộ đội Bắc Việt rút lui.

- Ngày 23/6 tiếp tục giao chiến với cỡ đại đội bộ đội Bắc Việt, nhưng sau đó ngừng lại. Lúc 14h00, thêm 1 đại đội biệt kích được đổ đến bằng trực thăng và hội quân cùng với lực lượng cũ. Tất cả các lực lượng đều ở vị trí phòng ngự, và tiến hành pháo kích vào các vị trí nghi ngờ có quân Bắc Việt.


- Lúc 8h37 ngày 24/6, lực lượng biệt kích phát hiện thi thể 10 bộ đội Bắc VIệt hy sinh do không kích và thu 2 vũ khí.


- Ngày 28/6 khoảng 1 trung đội bộ đội Bắc Việt bắt đầu tấn công vào toán biệt kích từ Lộc Ninh. Lực lượng biệt kích lui về phòng ngự với sự yểm trợ của pháo 105mm và 175mm. Lúc 12h20 lực lượng Bắc VIệt được tăng cường lên cỡ trên 1 đại đội. Lúc 16h20 thêm 2 đại đội biệt kích được trực thăng chuyển từ Lộc Ninh đổ xuống tăng cường cho lực lượng biệt kích đang phòng ngự. Sau đó bộ đội Bắc Việt rút lui và đến 19h00 sơ tán hết biệt kích bị thương và tử thương.
3. Thông tin từ web http://chinhsachquandoi.gov.vn

 http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/63661



Họ và tên:
Phạm Văn Thiết
Năm sinh:
1944
Nguyên quán:
Cao Minh, Kim Anh, Vĩnh Phú
Nhập ngũ:
2/1964
Đơn vị khi hi sinh:
, d5/e165/f7
Cấp bậc:
0/ - BT
Ngày hi sinh:
22/6/1967
Trường hợp hi sinh:
Lộc Ninh - Bàu Cà Nhung, Lộc Ninh


4. Bản đồ nơi diễn ra giao chiến:
   Bàu Cà Nhum trên bản đồ có tên là  Hồ Krignou, nằm ở phía Tây Lộc Ninh (xưa), tỉnh Bình Phước, gần giáp biên giới với Campuchia.



Tương quan giữa khu vực Bàu Cà Nhum và ấp Minh Thạnh:

 

Link ảnh vệ tinh Google map khu vực này

http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=11.785274&lon=106.456490&z=14&m=b&v=2

Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2017

[5.33] Thông tin về trận Trung đoàn 88/Sư đoàn 1 Mặt trận Tây Nguyên tấn công quân Mỹ tại Đức Vinh - Kon tum ngày 9/8/1966

2017021264034

 1. Trên website: Chinhsachquandoi.gov.vn có một số liệt sỹ hy sinh ngày 9/8/1966 tại Đức Vinh - Kontum, đơn vị thuộc Trung đoàn 88 - Sư đoàn 1 Mặt trận B3 Tây Nguyên:
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/3468


Đơn vị khi hi sinh: c8 d8 E88 F1
Cấp bậc: Binh nhất
Chức vụ: chiến sỹ
Ngày hi sinh: 09/08/1966
Trường hợp hi sinh: chiến đấu
Nơi hi sinh: Đức Vinh, Gia Lai
Nơi an táng ban đầu: tại trận địa
Toạ độ:

2. Thông tin phía Mỹ ghi nhận 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 88 - Sư đoàn 1 tấn công vào 1 cứ điểm quân Mỹ và nam Hàn vào đêm 9/8 rạng sáng 10/8/1966, ở phía Tây Nam Đức Cơ và nam QL19.

Bản đồ vị trí căn cứ Mỹ bị tấn công:


3. Tóm tắt diễn biến như sau:



- Căn cứ này do 1 đại đội thuộc Sư đoàn bộ binh thủ đô của quân nam Hàn đóng giữ. Yểm trợ cho đại đội này có 1 Trung đội xe tăng của Mỹ, gồm 5 xe tăng M48. Khu vực căn cứ có kích thước khoảng 200x200mét.


- Đại đội nam Hàn bố trí 20 khẩu pháo có cỡ nòng từ 105mm đến 175mm và có 10 súng cối cỡ nòng từ 81mm đến 107mm.


- Lúc 23h15 ngày 9/8/1966, 1 lính nam Hàn báo cáo chỉ huy xe tăng Mỹ về việc anh ta nghe thấy tiếng đào đất ở phía Tây Nam căn cứ. Viên chỉ huy xe tăng Mỹ liền cho bắn pháo sáng và sử dụng đèn pha trên xe tăng để sục sạo khu vực đó, và bắn thăm dò bằng súng máy của xe tăng. Ngay lập tức có hỏa lực súng máy bắn trả lại từ phía Tây Nam.


- Không quân Mỹ phái đến khu vực 1 máy bay C47 lúc 23h30 để bắn pháo sáng, kéo dài cho đến tận sáng ngày 10/8/1966, với chu kỳ 10-15 giây có 1 quả pháo sáng.


- Đợt tấn công cuối cùng của bộ đội Việt Nam diễn ra vào lúc 1h30 sáng 10/8/1966. Cho đến lúc 4h30 thì tiếng súng của bộ đội Việt Nam dừng hẳn.


- Trong đại đội quân nam Hàn có 1 tiền sát viên pháo binh. Lúc 23h sau khi phân tích tình hình địch quân, nguời lính này đã yêu cầu pháo binh bắn. Lúc 23h24, loạt đạn đầu tiên của pháo binh nam Hàn đã bắn vào khu chiến. 10 phút tiếp theo, thêm pháo binh Mỹ và nam Hàn đóng tại Đức Cơ bắn đến yểm trợ, cách vị trí quân nam Hàn phòng ngự khoảng 30m. Pháo binh bắn phá đã ngăn chặn việc rút lui của bộ đội Việt Nam về hướng Tây Nam, Đông Nam.


- Tài liệu của quân Mỹ thống kê có 197 thi thể bộ đội VN trong khu chiến.


- Quân Mỹ thu được số lượng vũ khí như sau: 5 súng cối 60mm, 1 súng máy, 43 súng AK, 12 súng B40, 19 súng trường, 560 lựu đạn, 150kg thuốc nổ TNT, 98 đạn cối 60mm, 23 đạn DKZ 75mm, 357 đạn B40, 50 hộp đạn súng máy, 312 băng đạn Ak và 2800 viên đạn, 3200 đạn 12,7mm, 1800 đạn súng trường, khaỏng 7km dây thông tin…