Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
[3.40] Một số giấy khen của các chiến sỹ Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đòan 3 Sao vàng QK5, năm 1966
2016122436041 – Những kỷ vật kháng chiến
Các Giấy khen của các chiến sỹ thuộc Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, do lính Mỹ thu được tháng 5/1967 tại Bình Định
1. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký đề ngày 21/4/1966, tặng đồng chí VŨ Thuận, quê quán xã Duy Ninh huyện Duy Tiên tỉnh Hà Nam, là Trung đội trưởng đơn vị 71 vì những thành tích trong trận Minh Long , Tài Lương
2. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký đề ngày 20/2/1966, tặng đ/c Trần Văn Toán, quê xã Thống Kênh huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương, vì thành tích trong trận Bắc Bồng Sơn.
3. Giấy chứng nhận khen thưởng do đ/c Trần Đình Tiến – Chỉ huy Trung đoàn 527 hay Trung đoàn 22 Quyết Tâm ký đề ngày 1/1/1965, tặng đ/c Vũ Văn Hối, quê Tiên Nháng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng, đạt danh hiệu Dũng sỹ Núi Thành khi vượt TRường Sơn vào Nam chống Mỹ.
4. Giấy chứng minh đề 1966, cấp cho đ/c Nguyễn Trọng Tâm, sinh 10/6/1937, quê quán thôn Điệp Sơn – xã Tiến Minh – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam.
5. Giấy chứng minh, đề 1/1/1967, cấp cho đ/c Phạm Văn Cận, sinh 13/5/1935, quê thôn Hiệp Luật xã Nam Dương huyện Nam Trực tỉnh Nam Hà (Nam Định).
Ảnh chụp các Giấy khen và Giấy chứng nhận
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016
[3.39] Giấy chứng nhận hạ sỹ quan công binh của bác Hồ Huy Liệu, đơn vị Sư đoàn 3 Sao vàng, quê quán Sơn Hàm – Hương Sơn – Hà Tĩnh, năm 1966
2016112839045 – Những kỷ vật kháng chiến
Các Giấy tờ do lính Mỹ thu được ngày 16/4/1967 tại Bình Định, gồm:
1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp Hạ sỹ quan công binh do thủ trưởng Nông trường 3 Sao vàng cấp cho bác Hồ Huy Liễu, sinh năm 1945, đã tốt nghiệp lớp Hạ sỹ quan công binh khóa 2 năm 1966. Giấy chứng nhận đề ngày 1/7/1966.
2. Cuốn sổ Học tập của bác Hồ Huy Liễu, ghi chép nội dung học lớp công binh. Cuối cuốn sổ có danh sách các chiến sỹ trong đơn vị bác Liễu: Phạm Văn Long, Nguyễn Ngọc Bích, Thân Văn Vẽ, Nguyễn Ngọc Tĩnh, Hiền, An, Đỗ Doanh Chu, Phạm Xuân Lũy (quê quán: Sơn Hà? – Thanh Lạn? – Việt Yên – Hà bắc), Nguyễn Hồng Hinh (Xóm Thượng – xã Tg La? – Việt yên – Hà Bắc), Dương Quang Xuyên, Lương Tuấn Nguyễn, Ngọc Phùng, Nguyễn Hữu Thái.
Ảnh chụp Giấy chứng nhận và một số trang của cuốn sổ
Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016
[5.31.1] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968
20161108
Link phần trước:
[5.31] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968
Theo link này: http://vnca.cand.com.vn/Truyen-thong/Bac-toi-trong-Tieu-doan-lam-nen-dang-dung-Viet-Nam-350488/ thì các liệt sỹ được chôn cất trong ngôi mộ tập thể này đã được khai quật và chuyển tới Nghĩa trang Liệt sỹ Tp Hồ Chí Minh
Sáng 31/1/1968, địch được tăng viện hoả lực mặt đất và trên không phản kích. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài trong ngày 31/1/1968. Các chiến sĩ của Tiểu đoàn đã dũng cảm chiến đấu đến viên đạn cuối cùng; 380 người đã anh dũng hy sinh. Sau này khi mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất (năm 1990), một người lính chế độ Sài Gòn đã chỉ nơi chôn cất các liệt sĩ d16, các cơ quan chức năng đã khai quật và tìm được 181 bộ hài cốt đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP HCM.
Các bức ảnh liên quan đến ngôi mộ tập thể này do một cựu chiến binh Mỹ (Bob Laymon) post trong face book:
1. Bức ảnh thứ nhất:
(Sửa link ảnh 10/7/2017)
Tóm tắt thông tin về bức ảnh: Đây là bức ảnh chụp từ máy bay Boeing 707 cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất (Đường băng 25R) sau sự kiện bộ đội Việt Nam tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực này ở phía đầu phía Tây sân bay, giáp với QL1, là đường tấn công của bộ đội Việt Nam vào sân bay. TRong tấm ảnh có 2 máy ủi, 1 máy ủi đào 1 đường hào để chôn cất thi thể bộ đội Việt Nam (Đường hào ở góc bên phải dưới bức ảnh), 1 máy ủi dùng để lấp đất (Máy ủi ở giữa bức ảnh).
2. Bức ảnh khu vực ngôi mộ tập thể (Nguồn: Tsna.org)
3. Vị trí tương đối của ngôi mộ trên bản đồ (So sánh giữa bản đồ năm 1964 và năm 1968)
Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016
[7.11] Diễn biến chiến sự tại khu vực phía Đông sân bay Biên Hòa Tết Mậu Thân 1968 (31/1/1968) - Tổng hợp thông tin của phía Mỹ
2016102989057 Link liên quan:
[7.10.1] Vài thông tin về Trung đoàn 274 – Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công vào khu vực sân bay Biên Hòa – Long Bình trong Tết Mậu Thân năm 1968
[7.10] Vài thông tin về tấn công vào sân bay Biên Hòa trong Tết Mậu Thân năm 1968
Khoảng 3h sáng ngày 31/1/1968, đợt tấn công vào khu vực Long Bình – Biên Hòa bắt đầu. Sân bay Biên Hòa bị bắn 35 quả đạn pháo phản lực DKB 122mm và 10 đạn cối 82mm, ngay sau đó là bộ đội Việt Nam tấn công vào khu vực phía Đông sân bay. Hai tiểu đoàn của Trung đoàn 274 (Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2) – Sư đoàn 5 tham gia tấn công vào phía Đông sân bay theo 4 mũi tấn công, trong khi Đại đội 238 bộ đội địa phương được tăng cường lên đến cỡ Tiểu đòan, tấn công vào căn cứ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH.
Lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công sân bay đã bị lực lượng địa phương quân VNCH và lực lượng cảnh vệ Mỹ bảo vệ sân bay (Gồm có 413 nguời) đóng trong dãy lô cốt phía Đông sân bay tấn công. Đến 4h20 rạng sáng 31/1/1968, bộ đội Việt Nam đã xuyên qua hàng rào sân bay vào đến đầu phía Đông đường băng, nhưng không thể vào được đường băng khu đỗ máy bay. Bộ đội Việt Nam đã chiếm được khu vực kiểm tra động cơ máy bay, khu vực tháo vũ khí máy bay, nằm dọc đường lăn đầu phía Đông đường băng sân bay. Giao chiến diễn ra ở đây cho đến sáng sớm ngày 31/1/1968, rồi sau đó lực lượng bộ đội Việt Nam bắt đầu rút ra. Cho đến trưa ngày 31/1/1968, trận chiến ác liệt diễn ra ở xóm Đồng Lách, nằm ở phía Đông sân bay, là nơi tập trung bộ đội Việt Nam rút ra sau trận đánh lúc rạng sáng ở khu vực đầu đông sân bay Biên Hòa.
Đại đội 238 bộ đội địa phương tấn công căn cứ Sở chỉ huy Quân đoàn 3 VNCH (Ở phía Đông Nam sân bay) nhưng cũng không vượt qua được hàng rào căn cứ.
Tiểu đoàn 57 địa phương quân VNCH của Tiểu khu Đồng Nai đã được tăng cường cho lực lượng phòng thủ sân bay lúc 4h20 sáng.
Lúc 8h20 sáng, 1 tiểu đoàn dù của Sư đoàn 101 dù (Mỹ) đã được tăng viện bằng trực thăng đến Sở chỉ huy Sư đoàn 101 dù, lúc này đang đóng ở sân bay Biên Hòa, và bắt đầu triển khai tấn công về phía Nam qua cổng phía Đông sân bay.
Một Chi đội thiết giáp của Sư đoàn 9 Mỹ được lệnh tăng viện cho Sở chỉ huy Quân đoàn 3 VNCH, tiến xuyên qua khu vực Trung đoàn 275 bộ đội Việt Nam đang tấn công vào tổng kho Long Bình từ phía Bắc, và đánh vào cánh của Trung đoàn 274/ Sư đoàn 5 bộ đội Việt Nam đang tấn công sân bay Biên Hòa. Đến 9h00 thì Chi đội này đã đến được khu vực đầu phía đông đường băng sân bay Biên Hòa.
Máy bay ném bom, trực thăng vũ trang, pháo binh bắn phá ác liệt khu vực đường bộ đội Việt Nam tiếp cận phía đông sân bay Biên Hòa. Trực thăng vũ trang và máy bay AC47 xuất phát ngay từ sân bay Biên Hòa tham gia tấn công bộ đội Việt Nam tại khu vực phía Đông sân bay.
Đến 16h40, lực lượng bộ đội Việt Nam tấn công đã bị đánh bật ra khỏi khu vực phía Đông sân bay Biên Hòa. Đến chiều tối ngày 31/1/1968, các đợt tấn công bộ binh của bộ đội Việt Nam vào sân bay Biên Hòa và Sở chỉ huy Quân đoàn 3 VNCH đã chấm dứt, chỉ còn lẻ tẻ các vụ bắn tỉa súng bộ binh trong 2 ngày tiếp theo.
Phía Mỹ thống kê có 139 thi thể bộ đội Việt Nam trong phạm vi hàng rào sân bay Biên Hòa và bắt giữ 25 tù binh. Tổng cộng có 423 bộ đội VIệt Nam hy sinh trong trận đánh vào khu vực sân bay Biên Hòa.
Tổng hợp trên bản đồ
Hình ảnh về lô cốt Hill 10, ở phía đầu đông sân bay Biên Hòa (Từ VSPA.com):
Lô cốt Hill 10 bây giờ, ở góc duới – phải tấm ảnh (Nguồn: Bác OV10 – panoramio.com)
Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016
[5.31] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968
20161015
Thông tin cần kiểm chứng:
Tại link này: http://377sps.org/nva/index.html
có 1 bức ảnh, chụp ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968.
Bức ảnh đó như sau:
Phần tiếng Anh phía duới bức ảnh này như sau:
So
what did you think? The only location I know of, for the remains of
the North Vietnamese Army and Viet Cong, is the 157 enemy soldiers that
were killed on the military installation during TET 1968. The enemy was
buried on the west end of Tan Son Nhut Air Base, between the two
taxiways. A rather large trench was constructed by a bull-dozer and
the bodies were lined up inside the trench and lime was readily applied
prior to the actual covering of the mass grave site, with dirt. There
were over 600 NVA/VC bodies that were counted and who were buried off
the installation near the western end of the base.
So what did you think? The only location I know of, for the remains of the North Vietnamese Army and Viet Cong, is the 157 enemy soldiers that were killed on the military installation during TET 1968. The enemy was buried on the west end of Tan Son Nhut Air Base, between the two taxiways. A rather large trench was constructed by a bull-dozer and the bodies were lined up inside the trench and lime was readily applied prior to the actual covering of the mass grave site, with dirt. There were over 600 NVA/VC bodies that were counted and who were buried off the installation near the western end of the base.
Theo thông tin từ đoạn tiếng Anh trên, thì ngôi mộ đó có 157 thi thể bộ đội Việt Nam, vị trí nằm ở khu vực đầu phía Tây khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, giữa 2 đường taxi way (Đường lăn). Phía Mỹ sử dụng máy ủi đào 1 đường hào rộng sau để chôn cất các thi thể, sau đó phủ đất lên. Ngoài ra còn hơn 600 thi thể bộ đội Việt Nam khác cũng được chôn cất ở khu vực đầu phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất.
Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016
[7.10.1] Vài thông tin về Trung đoàn 274 - Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công vào khu vực sân bay Biên Hòa - Long Bình trong Tết Mậu Thân năm 1968
Link phần trước:
[7.10] Vài thông tin về tấn công vào sân bay Biên Hòa trong Tết Mậu Thân năm 1968
Huớng
tấn công của Trung đoàn 274 - Sư đoàn 5 Quân đội nhân dân VIệt Nam vào
sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình Tết Mậu Thân 1968, bản đồ tổng hợp
của phía Mỹ.
Diễn biến chiến sự của 2 Trung đoàn 274 và 275 - Sư đoàn 5 ở mặt trận Biên Hòa, dịp Tết Mậu Thân 1968 như sau:
Tại mặt trận hướng đông - đông bắc Sài Gòn (Phân khu 5 và 1 phần Phân khu 4), lực lượng tiến công chủ yếu gồm Sư đoàn 5 và Trung đoàn pháo binh 724 của Miền kết hợp với 1 tiểu đoàn đặc công Phân khu 4 và 1 đại đội biệt động thị xã Biên Hòa, có nhiệm vụ tiến công đánh chiếm sân bay Biên Hòa, bộ tư lệnh dã chiến II Mỹ, bộ tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy, trường sĩ quan Thủ Đức, Nhà máy điện Thủ Đức, trại giam Biên Hòa và phối hợp hỗ trợ lực lượng vũ trang địa phương, quần chúng nhân dân nổi dậy khởi nghĩa giải phóng thị xã Biên Hòa. Ngày 14 tháng 12 năm 1967, Bộ chỉ huy mặt trận Biên Hòa được thành lập, đồng chí Trần Minh Tâm, quyền Sư đoàn trưởng Sư đoàn 5 (Chú thích: Cuối tháng 11 năm 1967 đồng chí Nguyễn Thế Truyện - Sư đoàn trưởng được điều đi nhận nhiệm vụ mới) được chỉ định làm chỉ huy trưởng, đồng chí Năm Dũng, Phó Chính ủy Sư đoàn 5 làm Chính ủy, đồng chí Trần Công An - Tỉnh đội trưởng Biên Hòa làm chỉ huy phó, đồng chí Phan Văn Trang - Bí thư Thị ủy Biên Hòa làm Phó Chính ủy.Để đảm bảo yêu cầu bí mật cho trận đánh, đồng thời phải đưa lực lượng vào mục tiêu theo đúng kế hoạch, đồng loạt nổ súng tiến công khi chiến dịch mở màn, từ ngày 20 tháng 1 năm 1968, Bộ chỉ huy mặt trận Biên Hòa vừa tổ chức lực lượng cán bộ đi trinh sát mục tiêu, vừa triển khai mệnh lệnh hành quân chiến đấu cho các đơn vị. Đêm 20 tháng 1, đoàn cán bộ nghiên cứu mục tiêu sân bay Biên Hòa gồm đồng chí Trần Minh Tâm, Trần Công An, Trần Minh Thắng và một phân đội trinh sát đặc công từ Trảng Bom về bám địch, nghiên cứu cách bố trí của quân Mỹ quanh sân bay. Sau một ngày đêm bám địch, đoàn cán bộ vừa mệt, vừa đói, trên đường trở ra, tổ trinh sát của ta đụng địch phục kích; chúng phát hiện nổ súng bao vây cả đoàn cán bộ phải tạt vào nấp trong cống ngầm sát ấp chiến lược Bình Sau. Nghe tiếng súng nổ, các tổ du kích địa phương đã kịp thời vận động chặn địch, giải vây cho đoàn nghiên cứu và tổ chức dẫn đường đưa đoàn trở về căn cứ.Ngày 25 tháng 1, Trung đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc sư đoàn được lệnh ra quân tham gia chiến dịch với yêu cầu nhanh chóng đưa lực lượng về vị trí tập kết đúng thời gian qui định. Các đơn vị liên tục hành quân ngày đêm vượt sông, cắt rừng, ăn lương khô, uống nước lạnh để hành quân cho kịp giờ nổ súng. Đêm 29 tháng 1, Trung đoàn 5 đã vượt sông Đồng Nai về đến vị trí tập kết ở ấp 3 xã Tân Định. Các đơn vị trực thuộc hành quân đến sở chỉ huy tiền phương tại hóc ông Tạ. Trung đoàn 4 (do Trung đoàn phó Trần Minh Thắng chỉ huy) từ căn cứ Suối Quýt phía tây đương số 2 hành quân về tây Trảng Bom. Riêng Tiểu đoàn 2 - đơn vị thọc sâu và Trung đoàn trưởng Nguyễn Nam Hưng về thọc sâu xuống tại vùng Bưng 6 xã Thủ Đức đánh mục tiêu liên trường Thủ Đức, cầu Đồng Nai, nhà máy điện Thủ Đức. Tất cả đã sẵn sàng nhận lệnh tiến công tiêu diệt địch.Đêm 31 tháng 1, các đơn vị vào chiếm lĩnh các mục tiêu theo đúng kế hoạch. Hướng tiến công của Trung đoàn 4, lúc 20 giờ, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn đặc công phân khu 4 đã vào hàng rào của sân bay Biên Hòa, địch cưa cây cao su đổ làm các đơn vị của ta tiếp cận rất khó khăn. 23 giờ 30 phút, toàn bộ lực lượng mới vào qua 3 lớp hàng rào, bố trí đội hình dọc đường tuần tra của địch. Tiểu đoàn 3 gặp khó khăn vì địch bố trí vật cản và ngăn chặn phía ngoài hàng rào.Trước tình hình khó khăn đó, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định vẫn tiến công theo giờ "G" của chiến dịch và chỉ thị cho Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 4) khi ta dùng hỏa lực bắn vào sân bay Biên Hòa thì nhanh chóng tiêu diệt lực lượng địch ở vòng ngoài, mở rào tiến vào cùng tiểu đoàn đặc công đánh chiếm các mục tiêu đã quy định ở hướng bắc sân bay. Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 5 ) khi nghe nổ súng, nhanh chóng tập trung đánh cụm địch vòng ngoài phát triển đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3, sau đó dùng 1 đại đội ngăn chặn địch phản kích tái chiếm theo trục đường và cắt đứt đường chạy qua khu vực ga Hố Nai. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 5) khắc phục khó khăn dâng đội hình lên phối hợp cùng Tiểu đoàn 2 diệt các mục tiêu trong bộ tư lệnh dã chiến II. Trung đoàn 4 tiếp tục liên lạc với các đơn vị bạn và đưa Tiểu đoàn 3 vào đánh chiếm các mục tiêu đã được phân công theo kế hoạch.0 giờ ngày 31 tháng 1, chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 bắt đầu.Tại mặt trận Biên Hòa, 3 loạt ĐKB của Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 724) dồn dập bắn vào trung tâm chỉ huy của địch trong sân bay. Các loại hỏa lực khác cùng dồn dập nã đạn vào các mục tiêu kho chứa nhiên liệu, kho đạn, trại lính và nhà để máy bay của địch. Các chiến sĩ thuộc tiểu đoàn đặc công Phân khu 5 nhanh chóng tiêu diệt các cụm địch trên đường tuần tiễu sau đó phát triển đánh vào trong sân bay. Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 4) vận động vượt qua những cây cao su bị địch cưa đổ ngổn ngang, khắc phục vật cản vượt qua hàng cọc và cây cản đường, mở rào tiến vào trong sân bay. Sau 30 phút chiến đấu, toàn Tiểu đoàn 1 đã vượt qua 3 lớp rào cùng lực lượng của tiểu đoàn đặc công phối hợp chiến đấu tiêu diệt tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ được tăng cường án ngữ ở phía đông bắc. Ta và địch giành giật nhau quyết liệt từ 1 giờ đến 4 giờ sáng, 2 tiểu đoàn của ta đã đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn Mỹ.Tuy đã bị thiệt hại nặng, nhưng được sự chi viện của xe tăng và pháo binh, địch vẫn ngoan cố phản kích ngăn chặn ta. Tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn đặc công không tiến được sâu vào trong sân bay. Rạng sáng, ở hướng đông nam sân bay, Tiểu đoàn 3 (Trung đoàn 4) cũng bắt đầu nổ súng. Sau 4 giờ bị động bất ngờ, phần lớn bọn địch co cụm phản ứng yếu ớt. Đến 5 giờ sáng ngày 1 tháng 2, địch bắt đầu mở các đợt phản kích mạnh. Các loại trực thăng địch xoay vòng thả pháo sáng, bắn rốc két, đạn 20 ly xối xả vào đội hình chiến đấu của Trung đoàn 4 và tiểu đoàn đặc công. Bộ binh và xe tăng địch lấn dũi đẩy lùi các mũi tiến công của ta ra bên ngoài hàng rào sân bay. Tình hình trở nên cực kỳ khó khăn. Đạn hỏa lực B40, B41, AT chống tăng của các tiểu đoàn đã cạn. Quân số thương vong lên đến gần 50%. Tuy vậy, các phân đội vẫn liên tục chiến đấu chống trả địch vô cùng dũng cảm. 5 giờ 30 phút, địch dùng máy bay đánh phá, ném bom napan vào sở chỉ huy Trung đoàn 4. Trung đoàn được lệnh rút về sở chỉ huy tiền phương của sư đoàn.7 giờ sáng, 1 tiểu đoàn địch cùng 2 chi đoàn thiết giáp bao vây 3 mặt tiểu đoàn đặc công và Tiểu đoàn 1. Trận chiến đấu vô cùng khốc liệt xảy ra ở vành đai đông bắc sân bay. Tiểu đoàn 1 phối hợp cùng tiểu đoàn đặc công đánh bật 1 mũi bao vây của xe tăng và bộ binh địch, đưa được đội hình ra ngoài. 11 giờ, khi Trung đoàn 4 lùi về sở chỉ huy tiền phương sư đoàn tại cứ "Mô tô", bọn Mỹ dùng xe thiết giáp lần theo đường dây thông tin của ta chưa kịp thu hồi bám theo đơn vị. Trung đoàn 4 tiếp tục tổ chức trận địa phòng ngự đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, diệt 5 xe M113.Tại hướng Trung đoàn 5, ở mũi tiến công của Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 đánh vào bộ tư lệnh dã chiến II. 1 giờ 15 phút, Tiểu đoàn 2 đã nổ súng tiêu diệt lực lượng bảo vệ. Sau 30 phút chiến đấu, Đại đội 6 vượt qua cửa mở bắn cháy 5 trực thăng; địch hoảng sợ lùi vào bên trong, lợi dụng hầm trú ẩn và lô cốt đúc sẵn chống trả ta quyết liệt. 4 giờ sáng, địch tăng cường 1 tiểu đoàn thủy quân lục chiến và 1 chi đội xe thiết giáp tập trung phản kích vào Tiểu đoàn 2, kết hợp dùng trực thăng bắn phá quyết liệt vào đội hình của Đại đội 7, Đại đội 8. Sáng ngày 1 tháng 12, địch tung lực lượng vây chặt Đại đội 6 đã thọc sâu vào bên trong sân bay trực thăng.Hướng tiến công của Tiểu đoàn 1 cũng gặp khó khăn. Ta bị 1 tiểu đoàn biệt động và xe tăng địch ngăn chặn, phản kích quyết liệt. Đến 5 giờ sáng, tiểu đoàn vẫn chưa phát triển vào đến mục tiêu qui định. Mũi tiến công của Tiểu đoàn 3: Từ 1 giờ đến 4 giờ, ta và địch liên tục giành giật nhau quyết liệt. 5 giờ, địch tăng cường 1 tiểu đoàn kết hợp cùng xe tăng đánh vào Tiểu đoàn 3; trung đoàn mất liên lạc với tiểu đoàn. Các mũi tiến công của 3 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 5 đều gặp khó khăn, quân số thương vong cao. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy lệnh cho Trung đoàn 5 rút về vị trí tập
kết.Qua 2 ngày chiến đấu kiên cường với lực lượng Mỹ - ngụy đông gấp nhiều lần, lại có sự chi viện tối đa của máy bay và pháo binh, tuy chưa tiêu diệt hoàn toàn địch và làm chủ được các mục tiêu, nhưng các đơn vị của sư đoàn đã đánh tiêu hao lớn sinh lực địch, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 49 xe tăng, xe thiết giáp, phá hủy 5 máy bay, đốt cháy 2 kho đạn và nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Sư đoàn đã phối hợp cùng lực lượng vũ trang Phân khu 5 và nhân dân tỉnh Biên Hòa, đồng loạt tiến công các mục tiêu quan trọng, cơ quan đầu não của Mỹ-ngụy, gây cho chúng nhiều thiệt hại, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng trên chiến trường. Tuy vậy, sau khi rút ra ngoài, lực lượng, trang bị vũ khí của sư đoàn bị tổn thất, hư hao nặng nề, quân số thương vong, thất lạc sau 2 ngày đã lên đến 728 đồng chí. Trung đoàn 5 trên đường trở về căn cứ, bộ đội không còn gạo, lương khô, thực phẩm, lại phải liên tục chiến đấu với quân Mỹ "đổ chụp" càn quét vào hậu cứ. Trung đoàn trưởng Xuân Thanh hy sinh.
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016
[7.10] Vài thông tin về tấn công vào sân bay Biên Hòa trong Tết Mậu Thân năm 1968
20161007
1. Sân bay Biên Hòa là căn cứ quan trọng của lực lượng Mỹ đóng tại miền Nam Việt Nam, nhất là đối với lực lượng không quân Mỹ. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, đây cũng là mục tiêu quan trọng đối với quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Thông tin sơ lược về trận tấn công vào sân bay Biên Hòa, trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968:
http://www.dnrtv.org.vn/news/tin-dia-phuong/phong-su/14165/chien-thang-chan-dong-mat-tran-bien-hoa-vao-mua-xuan-mau-than-1968
Như vậy các đơn vị tham gia tấn công vào sân bay Biên Hòa là Tiểu đoàn 1 đặc công Biên Hòa và Trung đoàn 4 chủ lực.
3. Thông tin của phía Mỹ có ghi nhận Trung đoàn 274 tham gia tấn công sân bay. Sau trận đánh, phía Mỹ ghi nhận có 139 thi thể quân Giải phóng, và bắt giữ 25 tù binh.
Khu vực phía Mỹ ghi nhận có xuất hiện lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam vào sáng sớm 31/1/1968 được khoanh xanh, khoanh đỏ ở bản đồ dưới đây
[Rongxanh cập nhật lại vị trí phát hiện bộ đội Việt Nam trên bản đồ, ngày 11/10/2016]
1. Sân bay Biên Hòa là căn cứ quan trọng của lực lượng Mỹ đóng tại miền Nam Việt Nam, nhất là đối với lực lượng không quân Mỹ. Trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968, đây cũng là mục tiêu quan trọng đối với quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Thông tin sơ lược về trận tấn công vào sân bay Biên Hòa, trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968:
http://www.dnrtv.org.vn/news/tin-dia-phuong/phong-su/14165/chien-thang-chan-dong-mat-tran-bien-hoa-vao-mua-xuan-mau-than-1968
Tại mặt trận Biên Hòa, đúng vào giờ G đêm 30 tết, pháo tên lửa ĐKB của Trung đoàn 724, pháo binh Miền bắt đầu nổ súng báo hiệu cho cuộc tổng công kích. Trên 100 quả đạn liên tục bắn phá vào sân bay Biên Hòa, gây thiệt hại nặng cho sân bay, khiến máy bay địch không thể cất cánh được.
Sau khi tiếng pháo vừa dứt, đại đội 1, tiểu đoàn 1 đặc công Biên Hòa và Trung đoàn 4 chủ lực Miền đồng loạt nổ súng, đánh chiếm một góc sân bay Biên Hòa. Địch phản kích ác liệt và cho máy bay từ Tân Sơn Nhất lên ứng cứu, ném bon dữ đội vào đội hình tiến công của quân ta. Xe tăng Mỹ từ căn cứ Hóc Bà Thức vào chi viện, bắn vào sườn Trung đoàn 4 để bịt lối ra. Lúc này cuộc chiến đấu trong sân bay Biên Hòa giữa ta và địch diễn ra rất ác liệt.
Như vậy các đơn vị tham gia tấn công vào sân bay Biên Hòa là Tiểu đoàn 1 đặc công Biên Hòa và Trung đoàn 4 chủ lực.
3. Thông tin của phía Mỹ có ghi nhận Trung đoàn 274 tham gia tấn công sân bay. Sau trận đánh, phía Mỹ ghi nhận có 139 thi thể quân Giải phóng, và bắt giữ 25 tù binh.
Khu vực phía Mỹ ghi nhận có xuất hiện lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam vào sáng sớm 31/1/1968 được khoanh xanh, khoanh đỏ ở bản đồ dưới đây
[Rongxanh cập nhật lại vị trí phát hiện bộ đội Việt Nam trên bản đồ, ngày 11/10/2016]
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
[3.38] Quyết định chuyển Đảng viên chính thức của bác Nguyễn Văn Hoa, sinh 8/1942, đơn vị Liên đội 9/Tiểu đoàn 9 – Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, quê quán thôn Bình Giang – xã Minh Tân – huyện Gia Lương – tỉnh Hà Bắc, năm 1966
2016092029036
Các giấy tờ lính Mỹ thu được tại Bình Định, tháng 5/1967 gồm:
1. Quyết định chuyển Đảng viên chính thức của bác Nguyễn Văn Hoa, sinh 8/1942, đơn vị Liên đội 9/Tiểu đoàn 9 – Trung đoàn 22 Quyết Tâm – Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, năm 1966. Bác Nguyễn Văn Hoa sinh tháng 8/1942, quê tại thôn Bình Giang xã Minh Tân, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc.
Ảnh chụp quyết định kết nạp Đảng
2. Bản tự kiển điểm của bác Nguyễn Văn Hoa
3. Đơn xin vào Đảng của bác Trần Văn Tường, đề ngày 31/5/1966, sinh 2/1/1945, quê quán thôn 3 – xã Tri Chánh – huyện Kim Sơn – Ninh Bình, nhập ngũ 10/10/1963
Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016
[3.30] Vài nét sơ lược về Trung đoàn 38 – Sư đoàn 2 Quân khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ
20160906
-
Ngày 20/9/1954 tại xã Bình Thành huyện Bình Khê (Nay là huyện Tây Sơn) tỉnh Bình Định, tổ chức lễ ra mắt Trung đoàn 84. Chỉ huy Trung đoàn gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Thuận – Trung đoàn trưởng, Lê Hoàng – Quyền Chính ủy, Hùynh Hữu Anh – Trung đoàn phó, Nguyễn Trọng Xuyên – Trung đoàn phó. Biên chế gồm có 3 tiểu đoàn: Tiểu đoàn 1 (Nguyên là Tiểu đoàn 69), Tiểu đoàn 2 (Nguyên là Tiểu đoàn 88), Tiểu đoàn 3 (Nguyên là Tiểu đoàn 375).
-
Trung tuần tháng 5/1955, Trung đoàn rời miền Trung tập kết ra Bắc, đến Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đóng quân.
-
Ngày 1/7/1955 Trung đoàn được lệnh hành quân về xã Triều Dương, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cùng với các Trung đoàn 93, 803 thành lập Sư đòan bộ binh 324. Từ đây Trung đoàn 84 đổi tên thành Trung đoàn 90.
-
Đầu năm 1957, cùng với Sư đoàn 324, Trung đoàn di chuyển đội hình vào tỉnh Nghệ An.
-
Tháng 2/1961, thực hiện Quyết định của Bộ Quốc phòng, Sư đoàn bộ binh 324 chuyển đổi thành Lữ đoàn bộ binh 324. Trung đoàn 90 được rút gọn thành 1 Tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 90.
-
Tháng 3/1962 đến tháng 9/1962, Tiểu đoàn 90 chiến đấu tại vùng Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng.
-
Tháng 12/1964, Tiểu đoàn 90 khôi phục lại thành Trung đoàn 90 – Sư đoàn 324, gồm các tiểu đoàn bộ binh 7 (Nguyên là Tiểu đoàn 924 biên phòng của Quân khu 4) – 8 (Nguyên là Tiểu đoàn 925 thuộc Trung đoàn 359 Quân khu 4) – 9 (Nguyên là Tiểu đoàn 90). Sau đó Trung đoàn sang hoạt động ở chiến trường Thượng Lào. Tháng 7/1965 Trung đoàn rút quân về nước.
-
Cuối năm 1965 trung đoàn được lệnh sẵn sàng cơ động đi chiến đấu ở chiến trường đường 9 Bắc Quảng Trị. Đầu tháng 5/1966, Trung đoàn xuất phát. Cuối tháng 5/1966 Trung đoàn đến địa bàn huyện Cam Lộ – Gio Linh.
-
Tháng 10/1966 đến tháng 3/1967 Trung đoàn quay trở lại hậu cứ ở Lệ Thủy – Quảng Bình. Tháng 3/1967 Trung đoàn quay lại hoạt động ở chiến trường Bắc Quảng Trị, cho đến cuối năm 1967 lại quy về hậu cứ.
-
Cuối tháng 1/1968, Trung đoàn hành quân vượt sông Cam Lộ đến tập kết ở Tây Huế, sẵn sàng nhận nhiệm vụ vào thay Trung đoàn bộ binh 6 chiến đấu trong thành nội. Giữa tháng 2/1968 trung đoàn vào chiến đấu ở khu vực tây Huế.
-
Ngày 23/2/1968 trung đoàn rút quan ra khu vực An Ninh Hạ và Xuân Hòa. Giữa tháng 3, 1 bộ phận của Trung đoàn hoạt động tại khu vực đông Quảng Điền. Tháng 6/1968 trung đòan (thiếu tiểu đoàn 9) rút về Hương Trà, rồi quay về hậu cứ Quảng Bình. Tháng 9/1968 tiểu đoàn 9 mới quay về hậu cứ Quảng Bình.
-
Tháng 12/1968 trung đoàn hành quân vào chiến trường khu 5, tháng 2/1969 thì đến Quảng Nam, được biên chế vào Mặt trận 4 Quảng Đà, với phiên hiệu là Đoàn 60. Trung đoàn đặt hậu cứ tại Bàn Cờ. và tham gia chiến dịch Xuân 1969. Trong chiến dịch Thu năm 1969, trung đoàn hoạt động ở vùng thấp Nam Giang và vùng B Đại Lộc.
-
Tháng 9/1969, Trung đoàn 38 được tăng cường thêm lực lượng và trở thành Lữ đoàn 38. Tuy nhiên sau 1 thời gian ngắn thực hiện, Lữ đoàn 38 lại trở thành Trung đoàn 38, với 3 tiểu đoàn là 17-18-19, trực thuộc Mặt trận 4. Từ đây cho đến tháng 5/1971 trung đoàn hoạt động ở khu vực Đại Lộc – Quế Sơn – Hiệp Đức Quảng Nam.
-
Tháng 11/1971, Quân khu 5 thành lập Sư đoàn 711 gồm các Trung đoàn 38, 31 và Trung đoàn 9. Trung đoàn hoạt động ở khu vực Quế Sơn – Hiệp Đức.
-
Tháng 6/1973 Quân khu 5 giải thể Sư đoàn 711, thành lập Lữ đoàn bộ binh 52. Trung đoàn 38 được biên chế về Sư đoàn 2.
Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016
[2.29] Vài nét sơ lược về Sư đoàn 711 quân khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
20160815
Ngày 7/11/1971, nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh 711, với các Trung đoàn 31, 38, là các Trung đoàn thuộc Mặt trận 44/ Mặt trận 4/ Mặt trận Quảng Đà. Về sau Sư đoàn được bổ sung thêm Trung đoàn 9 từ đất lửa Vĩnh Linh vào.
Lúc này Trung đoàn 38 gồm có các Tiểu đoàn 17, 18, 19 được đổi tên thành Tiểu đoàn 4, 5, 6. Như vậy ở đồng bằng Quân khu 5 lúc này có 2 sư đoàn, là Sư đoàn 711 ở phía Bắc và Sư đoàn 3 Sao Vàng mới được khôi phục lại ở phía Nam.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4/1972, Sư đoàn 711 tham gia đợt hoạt động Xuân Hè, nhận lệnh hoạt động ở khu vực Hiệp Đức - Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trung đoàn 38 nhận lệnh đánh chiếm cao điểm Chia Gan, sau đó tổ chức đánh địch lên phản kích và sẵn sàng tiến công giải phóng quận lỵ Hiệp Đức. Trong lúc này thì Trung đoàn 31 nhận lệnh tiến công theo đường 16 về huớng Quốc lộ 1.
Chiến dịch tiến công Xuân - Hè năm 1972 trên huớng Quảng Nam đến ngày 2/6 thì kết thúc.
Đợt hoạt động Hè - Thu năm 1972, Sư đoàn 711 nhận lệnh mở chiến dịch tiến công căn cứ Cấm Dơi, giải phóng quận lỵ Quế Sơn. Kế hoạch tác chiến của Sư đoàn 711 gồm 3 bước. Bước 1 là đánh bóc vỏ, diệt các cứ điểm Hòn Chiêng, Bàn Thùng, Động Mông - Đá Hàm. Bước 2 là tổ chức chốt giữ các điểm cao đã chiếm, đánh bại lực lượng địch ra phản kích, giữ thế và tạo thế để tiến hành bước 3 là tiêu diệt cụm cứ điểm Cấm Dơi - Quế Sơn.
Tháng 6/1973, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định tổ chức lại lực lượng, giải thể Sư đoàn 711, thành lập Lữ đoàn bộ binh 52.
Ngày 7/11/1971, nhân kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh 711, với các Trung đoàn 31, 38, là các Trung đoàn thuộc Mặt trận 44/ Mặt trận 4/ Mặt trận Quảng Đà. Về sau Sư đoàn được bổ sung thêm Trung đoàn 9 từ đất lửa Vĩnh Linh vào.
Lúc này Trung đoàn 38 gồm có các Tiểu đoàn 17, 18, 19 được đổi tên thành Tiểu đoàn 4, 5, 6. Như vậy ở đồng bằng Quân khu 5 lúc này có 2 sư đoàn, là Sư đoàn 711 ở phía Bắc và Sư đoàn 3 Sao Vàng mới được khôi phục lại ở phía Nam.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4/1972, Sư đoàn 711 tham gia đợt hoạt động Xuân Hè, nhận lệnh hoạt động ở khu vực Hiệp Đức - Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Trung đoàn 38 nhận lệnh đánh chiếm cao điểm Chia Gan, sau đó tổ chức đánh địch lên phản kích và sẵn sàng tiến công giải phóng quận lỵ Hiệp Đức. Trong lúc này thì Trung đoàn 31 nhận lệnh tiến công theo đường 16 về huớng Quốc lộ 1.
Chiến dịch tiến công Xuân - Hè năm 1972 trên huớng Quảng Nam đến ngày 2/6 thì kết thúc.
Đợt hoạt động Hè - Thu năm 1972, Sư đoàn 711 nhận lệnh mở chiến dịch tiến công căn cứ Cấm Dơi, giải phóng quận lỵ Quế Sơn. Kế hoạch tác chiến của Sư đoàn 711 gồm 3 bước. Bước 1 là đánh bóc vỏ, diệt các cứ điểm Hòn Chiêng, Bàn Thùng, Động Mông - Đá Hàm. Bước 2 là tổ chức chốt giữ các điểm cao đã chiếm, đánh bại lực lượng địch ra phản kích, giữ thế và tạo thế để tiến hành bước 3 là tiêu diệt cụm cứ điểm Cấm Dơi - Quế Sơn.
Tháng 6/1973, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định tổ chức lại lực lượng, giải thể Sư đoàn 711, thành lập Lữ đoàn bộ binh 52.
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016
[5.30] Thông tin về Trung đoàn 141/Sư đoàn 312 chi viện vào Nam, tại Tây Nguyên cuối tháng 3/1966
2016072481048
Duới đây là thông tin tóm tắt về hành trình chi viện vào miền Nam chiến đấu của Trung đoàn 141 – Sư đoàn 312 vào đầu năm 1966
Với Trung đoàn 141 ngày 1 tháng 1 năm 1966, đồng chí Lê Quang Đạo nói: “… Là đơn vị thí điểm của Bộ – đơn vị đầu tiên mang đầy đủ vũ khí trang bị chiến đấu, hành quân vào B2 – “ông Cụ” (mật danh của chiến trường miền Đông Nam Bộ) phải bảo toàn cả người và vũ khí. Dọc đường hành quân không tác chiến. Nếu gặp địch thì tìm cách vòng tránh, trường hợp phải tác chiến thì phải tiêu diệt gọn, không để một tên sống sót…”. Sau khi giao nhiệm vụ đồng chí đọc mệnh lệnh hành quân. Toàn bộ lực lượng của trung đoàn được chia làm bốn khối.Ghi nhận của phía Mỹ về sự xuất hiện của Trung đoàn 141 tại Tây Nguyên như sau:
Khối đi đầu là Tiểu đoàn bộ binh 2 do trung tá Trung đoàn trưởng Vũ Chát và thiếu tá – Chính ủy Nguyễn Đức Bao chỉ huy. Cán bộ Tiểu đoàn gồm đồng chí Phùng Xuân Vĩnh – Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Truỳ – Chính trị viên.
Khối thứ hai là Tiểu đoàn bộ binh 3 do thiếu tá Doãn Khiết – Trung đoàn phó và thiếu tá Đặng Đình Cương – Phó Chính ủy chỉ huy. Cán bộ Tiểu đoàn là đồng chí Đỗ Thôn – Tiểu đoàn trưởng và Nguyễn Văn Phòng – Chính trị viên.
Khối thứ ba là ba cơ quan trung đoàn và các đơn vị trực thuộc do đồng chí Nguyễn Minh Lục – Tham mưu trưởng Trung đoàn chỉ huy.
Khối thứ tư là Tiểu đoàn bộ binh 1 do đồng chí Nguyễn Văn Nhật – Chủ nhiệm chính trị và đồng chí Hậu – Chủ nhiệm hậu cần chỉ huy; cán bộ Tiểu đoàn gồm đồng chí Nguyễn Khắc Phối – Tiểu đoàn trưởng và đồng chí Hiếu – Chính trị viên.
Mỗi khối hành quân cách nhau hai ngày đường. Đoạn đầu tiên hành quân bộ từ nơi đóng quân ra ga Phổ Yên thuộc huyện Đa Phúc – Vĩnh Phúc. Tiếp theo lên tàu hỏa tới ga Đò Lèn huyện Hà Trung – Thanh Hóa rồi xuống tàu hành quân bộ qua sông Bến Hải, vượt Trường Sơn vào đất”ông Cụ”.
Sáng sớm ngày 6 tháng 1 năm 1966, vào cuối đông nhưng ở vùng rừng, đồi xóm Hội huyện Đa Phúc còn khá lạnh. Khối thứ nhất của Trung đoàn 141 bắt đầu hành quân, gần 9 giờ bộ đội lên tàu. Sau khi đi kiểm tra khắp lượt, thấy yên tâm, đúng 9 giờ 15 phút cùng ngày, Trung đoàn trưởng Vũ Chát phát lệnh “tàu chuyển bánh”. Rời ga Phổ Yên, trên đầu tàu lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng “Đoàn kết – Anh dũng – Chiến thắng” phần phật bay trong gió. Sáng sớm các ngày 8, 10, 12 tháng 1 năm 1966 các khối hai, ba, bốn của Trung đoàn 141 tiếp tục lên đường.
Đêm 30 Tết, khối đi đầu là Tiểu đoàn 2 dừng chân đón giao thừa ở Đức Thọ – Hà Tĩnh. Ngày mùng 1 Tết Bính Ngọ, đội hình vào tới Hương Khê, quyết tranh thủ vượt đèo Ngang vào đất Quảng Bình, Quảng Trị rồi vượt sông Bến Hải ngay trong những ngày Tết và sau Tết.
Từ nửa đầu những năm 60 của thế kỷ XX, sau Đồng khởi Bến Tre, Đảng, Nhà nước ta đã cử nhiều đoàn cán bộ và một vài đơn vị gọn nhẹ vượt Trường Sơn vào miền Nam để cùng đồng bào Nam Bộ xây dựng lực lượng cách mạng, chiến đấu. Đã nhiều đoàn hành quân trên con đường này nhưng “chưa có đoàn nào đông quân, mang trang bị nặng nề, cồng kềnh như đoàn 304 (Mật danh khi hành quân của Trung đoàn 141) – đó là lời nói của các đồng chí giao liên với khối đầu tiên của Trung đoàn 141.
Sau hơn ba tháng hành quân, vào tới Tây Nguyên, đang cao điểm mùa khô, vẫn còn nhiều núi, đồi cao. Khi đi trong rừng già còn đỡ, khi qua những khu rừng dầu thưa, những trảng tranh cháy xém với những cây tràm, cây thành ngạnh, cây lá gai, cây cọ ven các suối đá khô khốc (ở vùng ven hạ Lào) mới thấy cái nắng nóng như thiêu như đốt, làm teo tóp cả da thịt con người. Cực nhất, đói nhất và cũng căng thẳng nhất là đoạn từ trạm Đức Cơ tới trạm sông Kép Bạc. Hầu hết các khối khi qua đây đều phải chờ gạo hoặc tự tổ chức đi lấy gạo. Bộ đội phải ăn cháo nấu với củ chụp, lá môn (tự đào hái). Ngứa rát cổ họng, nhưng vì đói vẫn phải nuốt. Có khối như khối Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 141 còn bị địch phục kích, đồng chí Đặng Đình Cương, Phó Chính ủy bị mất tích
Gần giữa tháng 5 năm 1966, Trung đoàn 141 vào tới nơi cũng là lúc địch bắt đầu thực hiện bước hai cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất ở miền Đông Nam Bộ.
– Vào hồi 10h sáng ngày 27/3/1966, tại khu vực suối Ia Krel, lực lượng Mỹ đã phục kích khoảng 1 trung đội quân đội Nhân dân Việt Nam, kết quả có 7 người lính quân đội nhân dân Việt Nam bị hy sinh. Thông tin phía Mỹ ghi nhận những nguời lính này thuộc Đại đội 8 – Tiểu đoàn 2 – Trung đoàn 141/ Đoàn chi viện số 304 – Sư đoàn 312
– Khu vực này bây giờ thuộc xã Ia Dom – huyện Đức Cơ – tỉnh Gia Lai.
- Link ảnh vệ tinh Google khu vực: http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=13.800095&lon=107.507744&z=15&m=b&v=2&search=13%C2%B047.9442%27N%2C%20107%C2%B030.5274%27E
Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
[3.37] Quyết định đề bạt cấp bậc của bác Trần Xuân Duyên, đơn vị thuộc Trung đoàn 12 Quyết Thắng – Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5/ Trung đoàn 18A/F325 – quê tại Chi Lăng – Thanh Miện – Hải Dương, năm 1967
2016071724032
Các giấy tờ của bác Trần Xuân Duyên, do lính Mỹ thu được ngày 7/5/1967 tại Bình Định. Các Giấy tờ gồm:
1. Quyết định đề bạt cấp bậc cho đồng chí Trần Xuân Duyên, từ tiểu đội bậc trưởng lên Trung đội bậc phó, đề ngày 7/2/1967
2. Các giấy tờ khác gồm: Giấy khen, Giấy giới thiệu, Giấy chứng minh (Mờ không đọc rõ) cấp cho bác Duyên ở đơn vị 707A/ Đoàn chi viện 707A khi đi vào Nam.
Ảnh chụp các giấy tờ
Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016
[5.29] Thông tin về Tiểu đoàn 1 – Trung đoàn 803 hay Trung đoàn 1 – Sư đoàn 324 QK Trị Thiên, tháng 4/1970
2016070360029
Qua facebook Kỷ vật kháng chiến (https://www.facebook.com/kyvatkhang.chien), một thân nhân Liệt sỹ có nhờ tìm kiếm thông tin về liệt sỹ, kèm theo ảnh chụp Giấy báo tử và Trích lục thông tin Liệt sỹ. TRích lục thông tin Liệt sỹ có ghi Liệt sỹ hy sinh trong trường hợp chiến đấu, tại đồi 465 dốc Mây, ngày 29/4/1970:
Gia đình tôi có anh là Liệt sỹ Trần Quang Chất, tôi xin gửi kèm trích lục của Tỉnh đội Nghệ an. Tôi kính mong Kỷ vật kháng chiến xem xét và trợ giúp gia đình tìm hài cốt hoặc nơi an nghỉ cuối cùng của LS.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Qua tìm hiểu thông tin, Rongxanh thấy phía Mỹ có ghi nhận hoạt động của Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 803/ Sư đoàn 324, và thấy có cao điểm 465 gần đó, nay thuộc địa phận xã Phong Mỹ – huyện Phong Điền – tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Bản đồ vị trí cao điểm 465:
Link ảnh vệ tinh Google map:
http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=16.490493&lon=107.100220&z=11&m=b&v=2&search=16%C2%B024.997%27N%2C%20107%C2%B013.9555%27E[3.36] Giấy ra viện của cán bộ chiến sỹ Tiểu đoàn 400 cối 120mm - Sư đoàn 3 Sao Vàng QK5, năm 1966
2016070310019
Các giấy tờ này lính Mỹ thu được ngày 7/2/1967 tại Bình Định, gồm:
7 Giấy ra viện, do bác sỹ Vũ Quang Dũng, Trưởng Bệnh xá 700 (Mật danh của Tiểu đoàn quân y – Sư đoàn 3 Sao Vàng), cấp cho các cán bộ chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 400 súng cối 120mm của Sư đoàn 3 Sao vàng, nằm viện từ khoảng 10/12/1965 đến 16/1/1966 để điều trị bệnh sốt rét, gồm:
1. Nguyễn Văn Tài, 28 tuổi, Trung đội phó, quê: Hồng Phong – Nam Sách – Hải Dương
2. Phạm Văn Luận, 40 tuổi, Đại đội trưởng, quê: thành phố Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc
3. Phạm Hữu Nham, 29 tuổi, chiến sỹ, quê An Tập – Gia Lương – Hà Bắc
4. Nguyễn Văn Phức, 27 tuổi, chiến sỹ, quê: Rộc Phương Mau – Quế Võ – Hà Bắc
5. Hoàng Văn Mạn, 20 tuổi, chiến sỹ, quê: Lam Phương Tiến – Trường Mỹ – Hà Đông
6. Vũ Văn Thảo, 26 tuổi, chiến sỹ, quê Tiến Dũng – Yên Dũng – Hà Bắc
7. Nguyễn Văn Thùy, 20 tuổi, chiến sỹ, quê: Nghĩa Khê – Tiên Sơn – Hà Bắc
Ảnh chụp các Giấy ra viện (Hầu hết bị mờ không đọc được)
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016
[5.28] Sự kiện Ban chỉ huy Trung đoàn 320 bị hy sinh trong chiến dịch Mỹ và VNCH tấn công sang đất Campuchia tháng 5/1970
2016062076041
Tại link này:
http://www.kyvatkhangchien.com/2015/06/220-vai-net-tom-tat-ve-lich-su-trung.html
có sơ lược thông tin về sự hy sinh của Ban chỉ huy Trung đoàn 320, tháng 5/1970
Phía Mỹ ghi nhận 1 đơn vị thuộc Sư đoàn 9 VNCH tấn công sang đất Campuchia ngày 4/5/1970 có đánh trúng vào 1 bộ phận Trung đoàn Quân Giải phóng, làm 22 người hy sinh, trong đó có Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn, Tham mưu trưởng Trung đoàn.
Dưới đây là bản đồ khu vực giao chiến:
Rongxanh đã tìm kiếm thử trên website http://chinhsachquandoi.gov.vn thì có 1 trường hợp là chiến sỹ cơ yếu của Trung đoàn 320, hy sinh ngày 4/5/1970, tuy nhiên không có thông tin rõ ràng là chiến sỹ này có nằm trong Bộ phận cơ yếu của Ban chỉ huy Trung đoàn 320 hay không.
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/96601
Tại link này:
http://www.kyvatkhangchien.com/2015/06/220-vai-net-tom-tat-ve-lich-su-trung.html
có sơ lược thông tin về sự hy sinh của Ban chỉ huy Trung đoàn 320, tháng 5/1970
Ngày 4/5/1970 lực lượng Mỹ và VNCH tổ chức trận càn đánh trúng vào khu vực Trung đoàn 320 vừa tạm dừng chân, đã làm Trung đoàn bị thiệt hại nặng, trong đó có cả Ban chỉ huy Trung đoàn.
Phía Mỹ ghi nhận 1 đơn vị thuộc Sư đoàn 9 VNCH tấn công sang đất Campuchia ngày 4/5/1970 có đánh trúng vào 1 bộ phận Trung đoàn Quân Giải phóng, làm 22 người hy sinh, trong đó có Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn, Tham mưu trưởng Trung đoàn.
Dưới đây là bản đồ khu vực giao chiến:
Rongxanh đã tìm kiếm thử trên website http://chinhsachquandoi.gov.vn thì có 1 trường hợp là chiến sỹ cơ yếu của Trung đoàn 320, hy sinh ngày 4/5/1970, tuy nhiên không có thông tin rõ ràng là chiến sỹ này có nằm trong Bộ phận cơ yếu của Ban chỉ huy Trung đoàn 320 hay không.
http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/96601
Họ và tên: Nguyễn Huy Hiền Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
Nguyên quán: Minh Lăng, Thư Trì, Thái Bình Trú quán: Minh Lăng, Thư Trì, Thái Bình Nhập ngũ: 10/4/1967 Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh: E320 Cấp bậc: Hạ sỹ Chức vụ: Cơ yếu Ngày hi sinh: 04/5/1970 Trường hợp hi sinh: Chống càn Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu: , Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác: Đỗ Như Lăng, Đỗ Thị Lợ Địa chỉ: Cùng quê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Đăng nhận xét