Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

[7.13] Sơ lược diễn biến trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ thông tin của Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (Tây Ninh) đêm 13/5/1968 - Phần 1

20170515 - Phần 1

Cách đây hơn 49 năm, đêm 13/5/1968 đã diễn ra 1 trận tập kích của lực lượng bộ đội đặc công Việt Nam vào căn cứ thông tin liên lạc của quân Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh), gây thiệt hại nặng nề về nhân mạng và cơ sở hạ tầng máy móc cho quân Mỹ. 

Trận đánh này được phía Mỹ gọi là "thảm sát trên núi Bà Đen", để chỉ mức độ thiệt hại đối với phía Mỹ.

Rongxanh dịch từ bản tiếng Anh câu chuyện được viết bởi Ed Tatarnic, người thân của John A Anderson, một người lính đã chết trong trận tấn công núi Bà Đen ngày 13/5/1968 của bộ đội đặc công Việt Nam, để mọi người nắm được diễn biến sơ lược trận đánh.


---------------------------

Buổi tối hôm đó bầu trời quang đãng, nhiều sao. Các binh lính có 1 buổi tối yên tĩnh và xem tivi. Lúc 21h45 trại trên núi Bà Đen bắt đầu bị tấn công bằng súng cối 82mm và súng phóng lựu chống tăng (B40/B41).

Lúc này, như thường lệ của lực lượng phòng thủ, các hầm mang số lẻ làm nhiệm vụ canh gác từ chập tối đến đêm, và các hầm mang số chẵn sẽ làm nhiệm vụ từ nửa đêm cho đến sáng. Do vậy chỉ có mỗi hầm thứ 2 [trong 1 cặp hầm] là ở trạng thái hoạt động.


Lúc này, thành viên tại Trại biệt kích B32 ở Tây Ninh báo cáo là nghe thấy tiếng nổ và nhìn thấy ảnh lửa trên đỉnh núi Bà Đen.


Từ trên điện đài của trại biệt kích Tây Ninh, có nghe thấy yêu cầu” pháo binh bắn nhanh lên đây”, sau đó tiếng radio im bặt. Sự cố gắng tiếp cận bằng tần số khác của lực lượng biệt kích đều vô vọng. Thời điểm này, hệ thống anten liên lạc đã bị đánh sập do súng phóng lựu hoặc do chất nổ.

Khi súng cối bắn vào, các lực lượng phòng thủ từ trong các hầm bắn ra bằng súng tự động.


Người lính từ hầm 12 không có phiên gác và khi nhảy xuống hầm số 15 thì bị bắn bằng súng tiểu liên, anh ta lập tức bắn lại. Anh ta kiểm tra hầm số 13 và nhìn thấy 1 người lính bị thương và 1 người bị chết.

Anh ta báo cáo là nhìn thấy 15 Việt cộng đang tiến đến sân đỗ trực thăng và mang theo súng phóng lựu.

Sau khi có 5 hay 6 đạn cối bắn đến, hầm số 19 đã bị phá hủy do đạn súng phóng lựu hoặc đạn súng cối từ phía khe suối dưới hầm 18 và 19.

Hầm số 19 nằm giữa sân đỗ trực thăng và nhà hội họp.


Sau khi phá hủy hầm 19, bộ đội VIệt Nam di chuyển lên khe suối kín đáo từ hầm 18 và hầm 20. Khói độc tràn vào hầm 20 từ phía hầm 19 bị cháy.


Lính Mỹ di chuyển từ hầm 18 và 20, 2 lính Mỹ ở hầm 20 cố gắng vận hành radio.


Lực lượng chính bộ đội Việt Nam tiến qua chu vi căn cứ và chia thành 2 phần. Một số lính Mỹ di chuyển từ hầm 19 và ẩn nấp vào khu núi đá phía sau Câu lạc bộ của căn cứ.

Một lượng lớn bộ đội Việt Nam di chuyển sang phía Đông đến sân đỗ máy bay, và họ triển khai sở chỉ huy với 2 máy thông tin và 1 đội súng cối. Lượng ít hơn bộ đội Việt Nam di chuyển hướng đông đến hầm 17 và tiếp tục tiến về phía Nam, sau đó ngoặt hướng Tây đến hầm 13.

Các hầm bảo vệ này ở xung quanh sân đỗ máy bay.


Bộ đội Việt Nam gặp phải hỏa lực chống cự ở hầm 16 và sau đó lính Mỹ di chuyển về hướng Nam để ẩn nấp trong các tảng đá quanh hầm 15.


Binh lính Mỹ ở hầm 14, phía Tây hầm 5, cố gắng nổ sung về phía sân đỗ trực thăng nhưng không thể quay nóng súng 12.7mm về phía sau, hướng Bắc.


Binh lính Mỹ ở hầm 14 không có súng M79 và không đủ đạn súng tiểu liên M16 để bắn trả do các khẩu súng phóng lựu của bộ đội Viêt Nam đã phá hủy phần lớn đạn súng M16.
Lính Mỹ sau đó rời khỏi hầm 1 đi qua khu đặt súng và tìm chỗ an toàn ở quanh các tảng đá bên ngoài căn cứ.

Âm thanh tiếng Việt nói chuyện và la hét có thể nghe thấy được.
Cùng thời điểm, lực lượng từ 15 đến 20 bộ đội VIệt Nam đã xuyên qua sườn dốc phía Tây giữa hầm 7 và phần còn lại của hầm 8 đã bị cháy do đạn súng phóng lựu.

Các hình ảnh hầm số 8 do Donald Glen chụp tháng 4/1968, trước khi bị bắt vào 13/5/1968

Hướng tiến của bộ đội VIệt Nam và hầm số  8

Lính Mỹ ở hầm số 7 cố gắng chặn mũi tấn công này nhưng đã thất bại do bị lựu đạn của bộ đội Việt Nam.


Các binh lính sau đó đã bình tĩnh trở lại khi trời đổ mưa lúc 2h330 và gia nhập nhóm binh sỹ khác ở hầm số 8.


Donald Glen Smith ở hầm số 8, cùng với 2 binh lính khác, khi bắt đầu bị tấn công. Hầm đã bị nổ tung do đạn súng phóng lựu. Donald Glen Smith bị thương ở đầu và 2 đồng đội thì bị thiệt mạng do vụ nổ. Bộ đội Việt Nam đã bắt giữ anh ta, khi anh ta bị choáng, và mang anh ta đến cái hang ở trong núi, sau đó là trại tù binh lưu động. Anh ta đã được trả tự do vào ngày 19/1/1969 cùng với 2 tù binh khác. 









Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

[5.39.1] Sơ lược diễn biến trận đánh của d3/E75/F5 bộ đội Việt Nam tại khu vực Thái Hiệp - Biên Hòa, ngày 26/2/1969

2017050762025

Link liên quan:

[5.39] Vài thông tin về trận đánh của d3/E75/F5 bộ đội Việt Nam tại khu vực Hố Nai - Biên Hòa, ngày 26/2/1969



Tiếp theo là sơ lược diễn biến trận đánh của Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 275 - Sư đoàn 5 Quân Giải phóng tại làng Thái Hiệp, ngày 26/2/1969, thông tin của phía Mỹ.




Sáng sớm ngày thứ 4, 26/2/1969, lực lượng bộ đội Việt nam khoảng 400 người thuộc Trung đoàn 275 – Sư đoàn 5, đang trên đường tiến vào ngôi làng nhỏ ở khu vực Thái Hiệp, ngoại vi Biên Hòa, 20 dặm phía Đông Bắc Sài Gòn. Khoảng 85% của lực lượng này là người miền Bắc Việt Nam.

Lúc khoảng 3h00, bộ phận trinh sát của lực lượng bộ đội Việt Nam đã bị lực lượng cảnh vệ sân bay Biên Hòa phát hiện và tấn công tại vành đai sân bay Biên Hòa. 

Các dân làng bắt đầu chạy về nhà họ, chạy ra đường và thềm con suối. Dân làng gặp các bộ phận thuộc Tiểu đoàn 5 thủy quân lục chiến VNCH, tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 VNCH, và thiết giáp Mỹ di chuyển trên đường cách Thái Hiệp độ nửa dặm đến khu vực giao chiến tại sân bay.

Dân làng nói với lực lượng VNCH về việc họ chạy ra khỏi nhà và hạn chế đến khu vực suối chạy dọc ven làng. Lúc này, cảnh vệ sân bay thông báo đã mất dấu vết lực lượng trinh sát của bộ đội Việt Nam đã rút về hướng Đông hướng làng Thái Hiệp. Các đơn vị VNCH nhanh chóng di chuyển vào các vị trí chốt chặn, và cho đến ban ngày thì lực lượng bộ đội Việt Nam đã bị bao vây.

Các lực lượng địa phương quân VNCH tăng cường di chuyển đến và lính VNCH tiếp tục bao vây bộ đội VIệt Nam cho đến 11h00 khi các lực lượng tấn công, gồm cả tiểu đoàn 36 biệt động quân VNCH tăng cường.

Lúc 15h00, tiểu đoàn 36 biệt động quân VNCH di chuyển vào làng để tấn công lực lượng bộ đội Việt Nam. Các cuộc tấn công đã gặp phải sự kháng cự dữ dội của tiểu đoàn bộ đội Việt Nam được trang bị tốt, đã sử dụng các hầm trú ẩn làm bằng bao cát của dân làng thành các điểm phòng ngự vững chắc.

Các đội tâm lý chiến VNCH liên tục phát loa cảnh báo, dân làng Thái Hiệp đã rời làng.
Lúc 16h00, máy bay F100 và F4 không quân Mỹ cùng máy bay A1 của VNCH ném bom vào các vị trí bộ đội Việt Nam trong làng.

Dưới sự yểm trợ của hỏa lực, tiểu đoàn 36 biệt động quân VNCH tiến vào làng, và chỉ gặp sự kháng cự nhỏ và không có tổ chức. Cho đến 1h00 sáng hôm sau, thi thể của 264 bộ đội Việt Nam nằm trong làng, và 87 tù binh bị bắt giữ. Hơn 100 vũ khí cá nhân và cộng đồng bị thu giữ.

Thông tin từ tù binh cho biết nhiệm vụ của đơn vị là tấn công thành phố Biên Hòa và căn cứ không quân Biên Hòa.

Sơ họa diễn biến trận đánh của phía Mỹ:






 

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

[5.39] Vài thông tin về trận đánh của d3/E75/F5 bộ đội Việt Nam tại khu vực Hố Nai - Biên Hòa, ngày 26/2/1969

2017050156028

Trong đợt tấn công Tết 1969, diễn ra cuối tháng 2/1969, Trung đoàn 5 (E275) - Sư đoàn 5 Quân Giải phóng tấn công vào khu vực tổ hợp Long Bình - Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thông tin tóm tắt của phía Mỹ như sau:

Từ đêm 22-23/2/1969, đợt tấn công thứ 4 bắt đầu ở địa bàn Quân khu 7 với các đợt tấn công bằng pháo phản lực DKB, súng cối và bộ binh vào các mục tiêu ở Biên Hòa, Long Bình. 

Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 274 tấn công khu vực phía Nam Long Bình, trong khi tiểu đoàn 3 tấn công căn cứ Bear Cat. Trung đoàn 33 cố gắng tấn công tổng kho Long Bình từ hướng Tây nhưng bị chặn lại bởi pháo binh quân đồng minh. 

Sáng 26/2/1968, khi tiểu đoàn 1 trung đoàn 275 và tiểu đoàn 4 (Trợ chiến) trung đoàn 275 tấn công sân bay Biên Hòa, thì Tiểu đoàn 3 trung đoàn 275 tấn công vào thôn Kẻ Sặt. Đại đội 12 của tiểu đoàn 3 tiến vào thôn Lộc Lâm, xã Hố Nai lúc 5h sáng để tấn công căn cứ Lữ đoàn 199 Mỹ ở khu vực Long Bình [Có lẽ tiến từ phía Bắc QL1 xuống - Rongxanh chú thích thêm]. 

Sau khi bị tấn công trên đường đi, phần còn lại của Đại đội 12 đã bị Trung đội trinh sát hỗn hợp của Lữ đoàn 199 tấn công. Lực lượng thủy quân lục chiến VNCH cũng đến yểm trợ.

Phần còn lại của Tiểu đoàn 3/Trung đoàn 275 đã bị bao vây ở ấp Kẻ Sặt, và bị tấn công dữ dội.

Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 275 đã bị tấn công trước khi tiếp cận đến sân bay Biên Hòa và cũng bị tổn thất nặng.

Hình ảnh khu vực nhà thờ Kẻ Sặt, nơi bộ đội Việt Nam rút vào cố thủ chiến đấu với quân Mỹ. Hình ảnh chụp ngày 6/3/1969, tên tác giả ảnh chụp ghi trong hình (Billy Hamblin). Trong bức ảnh có ghi có 70 bộ đội Việt Nam hy sinh. 





Khu vực này bây giờ là Nhà thờ Thái Hiệp - Tân Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai

http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=10.968505&lon=106.850981&z=19&m=b

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

[4.19.1] Vị trí đồi Không tên, nơi Trung đoàn 64 tham gia chiến đấu trong chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào 3/1971

20170501

 Bài liên quan:

[4.19] Địa danh Đồi không tên ở đâu trong chiến dịch phản công đường 9 Nam Lào/ Lam Sơn 719 năm 1971? 

 

Thông tin mô tả về khu vực đồi Không tên như sau:


 

Còn đây là bản đồ khu vực đồi Không tên


- Đồi không tên là cao điểm 435 ở về phía Tây đường số 16A, cách bản Đông khoảng 10km về phía bắc.
- Vị trí cao điểm 435/ đồi Không tên trên bản đồ, so với vị trí cao điểm 543 nơi đặt Sở chỉ huy Lữ đoàn dù 3.

alt