Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

[5.80] Danh sách 42 Liệt sỹ Sư đoàn 9 hy sinh 28/11/1967 tại Bù Đốp - Trận đánh của Sư đoàn 9 tấn công chi khu Bồ Đức [Bù Đốp] - Phước Long ngày 29/11/1967

2018042951134

Đêm 28/11 sang rạng sáng ngày 29/11/1967, bộ đội thuộc Sư đoàn 9 đã tấn công vào chi khu Bồ Đức (Quận lỵ Bồ Đức/ Bù Đốp) tỉnh Phước Long và trại biệt kích Bù Đốp. Diễn biến sơ lược trận đánh được phía Mỹ tóm tắt như sau:

1. Trận chiến tại quận lỵ Bồ Đức

- Lúc 0h27 ngày 29/11/1967, quận lỵ Bồ Đức bị bộ đội Việt Nam tấn công bằng bộ binh có sự yểm trợ của súng cối, ước tính có khoảng 2 tiểu đoàn bộ đội Việt Nam, là tiểu đoàn 3 Trung đoàn 272 và tiểu đoàn khác có thể là tiểu đoàn 2.
- Lúc 0h33, trại biệt kích dân tộc thiểu số tại sân bay Bù Đốp bị tấn công bằng súng cối. Phản ứng với các đợt tấn công này, tiểu đoàn 1-28 quân Mỹ chịu sự chỉ huy của Lữ đoàn 1 Sư đoàn 1 và pháo đội A/2-23 (105mm), đều đang ở Quản Lợi (Tech nic) đã được báo động lúc 2h00 để di chuyển đến Bù Đốp bằng trực thăng lúc 09h00 và triển khai điểm phòng thủ ban đêm và căn cứ yểm trợ hỏa lực cho các hoạt động thường xuyên. Để thực hiện nhiệm vụ này [không vận] đã sử dụng 65 phi vụ và kết thúc tại Bù Đốp lúc 12h00. Vị trí phòng thủ đã được triển khai tại phía tây sân bay Bù Đốp và gần Trại biệt kích.

2. Trận chiến tại khu vực trại biệt kích Bù Đốp
- Lúc 22h02 ngày 29/11, súng cối và rocket (cối 60mm, cối 82mm và rocket 122mm) đã bắn vào khu vực phòng thủ ban đêm của quân Mỹ. 18 đạn rocket đã bắn vào (trong đó có 5 đạn rơi vào khu vực phòng thủ ban đêm), 15 đạn cối 82mm, 60 đạn cối 60mm, và 23 đạn súng chống tăng B40/B41.
- Tiếp theo sau là đợt tấn công bộ binh từ phía đông vượt qua đường băng sân bay. Quân Mỹ bắn trả bằng súng bộ binh và pháo 105mm đã hạ nòng và bắn thẳng vào rặng cây ở khoảng cách 200m. Đội trực thăng vũ trang, máy bay thả pháo sáng, máy bay phản lực.. đã đến yểm trợ. Vị trí súng cối của bộ đội Việt nam đã bị phát hiện từ trên không và đặt ở cạnh sân bóng đá ở Phước Thiện. Súng cối đã ngừng bắn khi trực thăng vũ trang xuất hiện ở khu vực. Máy bay đã bị bắn bằng súng phòng không 12,7mm từ phía Bắc và phía nam cuối đường băng sân bay và từ phía Đông. Máy bay ném bom chiến thuật đã ném bom CBU xuống phía đông đường băng sân bay. Súng bắn ra từ khu vực phòng thủ ban đêm đã dừng lúc 0h30 và toán tuần tra đã được cử đi ra ngoài băng qua đường băng sân bay, tấn công 2 bộ đội Việt Nam và quay lại khu vực phòng thủ ban đêm. Khi trời sáng, lục soát khu vực phía đông đường băng sân bay đã được tiến hành. Phía Mỹ có 7 chết, 11 bị thương. Viên đạn rocket 122mm trúng vào hầm đã làm 4 lính Mỹ chết trongtổng số 7 lính chết. Bộ đội Việt Nam tấn công được xác định là tiểu đoàn 3 Trung đoàn 271 sư đoàn 9.

3. Trong web Chinhsachquandoi.gov.vn có một số liệt sỹ thuộc Sư đoàn 9 thuộc E271/E1 và E272/E2 hy sinh ngày 28/11/1967, có thể chính là hy sinh tại trận đánh này. Danh sách 42 Liệt sỹ cụ thể như sau:

STT Họ tên Năm sinh Quê quán Ngày hi sinh Nơi hi sinh Nơi an táng
1 Lý Văn Bạn 1946 Tân Sơn Nhì, Bình Tân, Gia Định 28/11/1967 ,
2 Nguyễn Mộng Bảy Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội 28/11/1967 ,
3 Nguyễn Văn Bẩy 1944 Thới Lai, Ô Môn, Cần Thơ 28/11/1967 ,
4 Nguyễn Văn Bôn Thuận Điền, Giồng Trôm, Bến Tre 28/11/1967 ,
5 Nguyễn Đức Cả 1947 Đại Học, Tứ Kỳ, Hải Hưng 28/11/1967 ,
6 Nguyễn Văn Cầm Vĩnh Phúc, Hồng Dân, Hậu Giang 28/11/1967 ,
7 Nguyễn Quốc Chử 1948 Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên 28/11/1967 ,
8 Nguyễn Hồng Chung 1942 Long Sơn, Cầu Nghị, Trà Vinh 28/11/1967 ,
9 Đặng Văn Cúc Văn Phúc, Phúc Thọ, Hà Tây 28/11/1967 ,
10 Trương Công Dánh Đại Hợp, Tứ Kỳ, Hải Hưng 28/11/1967 ,
11 Thái Văn Dảnh 1940 Hựu Thành Hạ, Đức Hòa, Long An 28/11/1967 ,
12 Nông Văn Dậu Đại Tiến, Phụng Hà, Cao Bằng 28/11/1967 ,
13 Nguyễn Văn Đẽ 1942 Hưng Hòa, Bnìh Tân 28/11/1967 Bù Đốp Tây Bù Đốp
14 Nguyễn Văn Điện Xương Phong, Xuân Trường, Hà Nam Ninh 28/11/1967 ,
15 Bùi Văn Dĩnh 1949 Ngô Quyền, Tiên Lữ, Hải Hưng 28/11/1967 ,
16 Nguyễn Tiến Giữa 1949 Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Hưng 28/11/1967 ,
17 Trần Văn Hào 1942 Tân Sơn Nhì, Bình Tân, Gia Định 28/11/1967 Bù Đốp Tây Bù Đốp
18 Đặng Văn Kích 1937 Vạn Phúc, Phúc Thọ, Hà Tây 28/11/1967 ,
19 Nguyễn Hoàng Linh Thanh Vĩnh Đông, Châu Thành, Long An 28/11/1967 ,
20 Nguyễn Văn Luyện 1942 An Bình, Nam Sách, Hải Hưng 28/11/1967 ,
21 Trần Văn Minh Thị trấn Bố Hạ, Yên Thế, Hà Bắc 28/11/1967 ,
22 Trần Văn Mon Long Sơn, Cần Đước, Long An 28/11/1967 ,
23 Cao Hữu Nam 1947 Cấp Tiến, Sơn Dương, Tuyên Quang 28/11/1967 ,
24 Nguyễn Văn Năm Chuyên My, Duy Tiên, Hà Nam Ninh 28/11/1967 ,
25 Nguyễn Luân Ngư 1946 Thái Hòa, Lập Thạch, Vĩnh Phú 28/11/1967 ,
26 Trịnh Bá Phẳng 1949 Hiệp Cát, Nam Sách, Hải Hưng 28/11/1967 ,
27 Nguyễn Sỹ Phát 1942 Thanh Lương, Thanh Chương, Nghệ An 28/11/1967 ,
28 Trịnh Công Pho 112B, Phố Yên Bái 2, Hà Nội 28/11/1967 ,
29 Võ Văn Sinh Nhân Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre 28/11/1967 ,
30 Võ Văn Tài 1945 Tân Thới Thạnh, Hóc Môn, Gia Định 28/11/1967 ,
31 Đỗ Văn Tám 1941 Bình Hưng Hòa, Bình Tân, Gia Định 28/11/1967 ,
32 Lê Công Tâm 1949 An Nhơn Tây, Củ Chi, Gia Định 28/11/1967 Bàu Đốp ,
33 Hoàng Xuân Thả 1941 Mai Lâm, Lục Yên, Yên Bái 28/11/1967 ,
34 Lê Xuân Thẩm 1931 Yên Đông, Yên Lập, Vĩnh Phú 28/11/1967 ,
35 Lê Hùng Thanh 1942 Tân Ngãi, Cầu Kè, Trà Vinh 28/11/1967 ,
36 Nông Văn Thí Quang Long, Hạ Long, Cao Bằng 28/11/1967 ,
37 Nguyễn Hữu Thọ 1943 Định Thành, Châu Thành, Cà Mau 28/11/1967 ,
38 Huỳnh Văn Thoại Phước Hiệp, Mỏ Cày, Bến Tre 28/11/1967 ,
39 Trần Văn Thoáng 1944 Cẩm Sơn, Cẩm Giàng, Hải Hưng 28/11/1967 ,
40 Nguyễn Hồng Trường Long Sơn, Cầu Nghi, Cửu Long 28/11/1967 ,
41 Lê Xuân Tứ Tân Bình, Mỏ Cày, Bến Tre 28/11/1967 ,
42 Bùi Văn Vĩnh Ngô Quyền, Hưng Yên, Hải Hưng 28/11/1967 ,



4. Sau trận đánh phía Mỹ thu giữ được một số giấy tờ của bộ đội Việt Nam thuộc Trung đoàn 271, gồm Giấy khen, quyết định đề bạt, Danh sách cán bộ chiến sỹ có tên và quê quán:
















Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

[7.20] Diễn biến sơ lược chiến sự ở khu vực Biên Hòa dịp Tết Mậu Thân 1968

2018042882061

Diễn biến sơ lược chiến sự ở khu vực Biên Hòa dịp Tết Mậu Thân 1968


-       Ngày 31/1/1968, lúc 03h00, bộ đội Việt Nam tấn công căn cứ sân bay Biên Hòa bằng súng cối và rocket 122mm. Khoảng 4h30 tấn công bộ binh bắt đầu vào khu vực hàng rào phía đông sân bay. Chiến sự diễn ra đến hết ngày. Trận tấn công này do các đơn vị bộ đội Việt nam sau thực hiện: Tiểu đòan 1 Trung đoàn 274, Tiểu đoàn 24 (Súng máy 12.7mm) Sư đoàn 5, Đại đội 238 địa phương của Tỉnh U1 và Đại đội 3 địa phương của Tỉnh U1. Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 274 có thể là đơn vị dự bị.

-       Căn cứ Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH bị bắn súng cối và B40. Vào khoảng 5h30, hàng rào phía Đông căn cứ bị tấn công. Chiến sự tiếp diễn cho đến 48 giờ. Hàng rào phía Đông và Nam căn cứ bị tấn công. ĐỢt tấn công này do Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 275 – Sư đoàn 5 bộ đội Việt Nam thực hiện.

-       Căn cứ của Bộ Tư lệnh Dã chiến quân II (IIFFV) bị bắn súng cối và đạn rocket 122mm. Tiếp sau là tấn công bộ binh vào lúc 6h00. Hàng rào phía bắc của căn cứ Lữ đoàn 199 bộ binh Mỹ bị bắn từ phía làng Hố Nai. Căn cứ IIFFV bị bắn từ làng bà Góa vào phía Đông căn cứ. Chiến sự tại đây tiếp diễn trong 4 ngày, với các hoạt động chủ yếu diễn ra ở khu vực làng Hố Nai. Thực hiện đợt tấn công này là các tiểu đòan 2 và 3 Trung đoàn 275 Sư đoàn 5. Các đơn vị bộ đội Việt Nam rút quân về khu vực bắc Hố Nai.

-       Trong thời gian này, quân lỵ Công Thành bị bắn bằng súng cối và tấn công bộ binh, ước tính quy mô cỡ tiểu đòan bộ đội Việt Nam. Chiến sự diễn ra trong 72 giờ. Quận trưởng quận Công Thành đã bị chết. Thành phố Biên Hòa là mục tiêu bị uy hiếp bởi lực lượng du kích và các đơn vị đặc công. Các hoạt động diễn ra xoay quanh khu vực chợ Biên Hòa.

-       Chỉ huy các đợt tấn công vào Biên Hòa là Sư đoàn 5.

-       Thiệt hại về phía bộ đội VIệt Nam:
o   Phía Mỹ thống kê có 2030 bộ đội VN hy sinh
o   Phía VNCH thống kê có 530 bộ đội VN hy sinh.
o   Con số tổng cộng sau khi xem xét lại là 1600 bộ đội VN hy sinh.
o   Bắt giữ 235 bộ đội VN
o   Thu giữ 265 vũ khí cá nhân, 102 vũ khí cộng đồng.

-       Thiệt hại của sân bay Biên Hòa (Mỹ)
o   5 lính không quân chết, 26 lính không quân bị thương, 99 lính bị thương (không do chiến đấu)
o   Phá hủy: 1 máy bay F100, 1 A37
o   Hư hỏng nặng: 1 F100, 1C47, 1 U10, 1A37
o   HƯ hỏng trung bình: 1F100, 1A37, 1U10
o   Hư hỏng nhẹ: 2 A37, 7 O1, 1H34b
o   Phá hủy 1 tòa nhà, 14 tòa nhà khác hư hỏng, 4 xe cộ bị phá hủy, 39 xe cộ bị hư hỏng, 350000 gallon xăng dầu.
o   Hư hỏng nhẹ đến công trình kết cấu và hư hỏng nhẹ đường băng sân bay.

-       Các đợt tấn công khác vào sân bay Biên Hòa sau Tết Mậu thân 1968

o   Ngày 11/2 bị bắn 15 đạn rocket 122mm, phá hủy 6 máy bay, 15 bị hư hỏng , phá hủy 1 tòa nhà và hư hại 1 tòa nhà khác. Có 1 lính mỹ chết, 38 lính mỹ bị thương.
o   Ngày 13/2 bị bắn 13 đạn rocket 122mm làm 1 lính mỹ bị thương và 2 máy bay bị hư hỏng.
o   Ngày 18/2 bị bắn 20 đạn rocket 122mm làm 15 lính mỹ bị thương, 1 máy bay bị phá hủy và 3 máy bay bị hư hỏng.
o   Ngày 28/2 bị bắn 25 đạn rocket 122mm làm 12 lính mỹ bị chết, 19 lính mỹ bị thương. Chưa rõ số liệu hư hỏng khác.

[3.98] Sổ ghi chép cá nhân của bác Hoàng Đình Công, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 4 (Tiểu đoàn 244) - Trung đoàn 202 tăng thiết giáp, chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên tháng 6/1972

2018042850132

Sổ ghi chép cá nhân của bác Hoàng Đình Công, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 4 (Tiểu đoàn 244) - Trung đoàn 202 tăng thiết giáp, chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên tháng 6/1972, do phía Mỹ thu giữ tại khu vực giáp ranh giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.

Trong cuốn sổ còn có danh sách cán bộ chiến sỹ và quê quán, được biên chế trên 1 số xe thiết giáp. Dưới đây Rongxanh đưa trước 2 trang danh sách trên xe 072.

Ảnh chụp 1 trang cuốn sổ, bản đồ khu vực thu giữ cuốn sổ ngày 19/6/1972 (Ngày ghi nhận bác Hoàng Đình Công hy sinh), danh sách cán bộ chiến sỹ trên xe 072






Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

[5.79] Địa danh (16): Làng Te, cầu Ia Tove - Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24, tháng 10/1969 tại Chu Pah Gia Lai

20180425 - Địa danh

Khu vực này tháng 10/1969 phía Mỹ ghi nhận nhiều hoạt động của tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 Tây Nguyên. 

Khu vực này nằm ở phía tây QL4 khoảng 6km, gần suối Ia Tôve (Cầu Ia Tô ve)Nay là xã Ia Phí, huyện Chu Pah tỉnh Gia Lai. Thời gian này E24 có nhiệm vụ cắt QL14 đoạn từ Ia Tove đến Tà Bơi.


Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

[3.97] Các giấy tờ của chiến sỹ thuộc Trung đoàn 274 hy sinh trong trận đánh vào căn cứ quân Thái Lan ở Lộc An - Long Thành - Đồng Nai, ngày 16/6/1969.

2018042143124

Các giấy tờ của chiến sỹ thuộc Trung đoàn 274 hy sinh trong trận đánh vào căn cứ quân Thái Lan ở Lộc An - Long Thành - Đồng Nai, ngày 16/6/1969. Phía Mỹ ghi chú các giấy tờ này thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam hy sinh sau trận đánh và căn cứ quân Thái Lan ở Lộc An.

Thông tin tóm lược về trận đánh đã được đưa tại  [7.19] Sơ lược diễn biến Trận Trung đoàn 274 tấn công vào căn cứ Lộc An (Long Thành - Biên Hòa) do quân Thái Lan đóng giữ, ngày 16/6/1969

Các giấy tờ gồm:

1. 03 Giấy khen cấp cho chiến sỹ Đỗ Văn Bổ, tiểu đội trưởng đơn vị C21 (Có thể là C21 trinh sát) Trung đoàn 274, do thủ trưởng Nguyễn Văn Quảng ký, tặng thưởng về thành tích chiến đấu trong năm 1969.

2. Giấy khen cấp cho chiến sỹ Huỳnh Văn Hoàng, đơn vị K2, do thủ trưởng Lê Hương ký, về thành tích trong trận Bình Sơn tháng 5/1969 (Tại đồn điền cao su Bình Sơn - phía Đông Lộc An - Rongxanh chú thích)

3. Quyết định đề bạt đ/c Lê Công Dồi từ tiểu đội trưởng lên Trung đội phó đơn vị C4 - d1 Trung đoàn 274 do thủ trưởng Hồ Văn Nam ký.

4. Quyết định đề bạt đ/c Phạm Hữu Tân từ tiểu đội phó lên tiểu đội trưởng thuộc đơn vị K3 (đại đội 3), do thủ trưởng Nguyễn Văn Mai ký ngày 18/5/1969.

5. Quyết định đề bạt đ/c Phạm Văn Hổ từ chiến sỹ lên tiểu đội phó thuộc đơn vị K3 (đại đội 3), do thủ trưởng Nguyễn Văn Mai ký ngày 18/5/1969.

6. Quyết định đề bạt đ/c Nguyễn Văn Dỹ từ tiểu đội phó lên tiểu đội trưởng thuộc đơn vị tiểu đoàn 3, do thủ trưởng Đào Minh Tâm ký ngày 21/5/1969.

7. Quyết định đề bạt đ/c Đỗ Văn Bổ từ tiểu đội trưởng lên Trung đội phó đơn vị C21 Trung đoàn 274 do thủ trưởng Nguyễn Văn Quảng ký ngày 8/6/1969.

Ảnh chụp các giấy tờ:






[3.96] Thu của chiến sỹ Vũ Minh Thanh, quê ở thôn Lang Gia xã Tân Trào huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương, thuộc đơn vị của Sư đoàn 5

2018042143123

Thư của chiến sỹ Vũ Minh Thanh, quê ở thôn Lang Gia xã Tân Trào huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương, thuộc đơn vị của Sư đoàn 5, gửi về cho người chú tên là Vũ Văn Đức, ở địa chỉ trên.

Ảnh chụp bức thư:




[3.95] Giấy khen của chiến sỹ Nguyễn Văn Xuân, quê quán tại Tân Thành - Vụ bản - Nam Hà, đơn vị Đại đội 95 trinh sát đặc công trinh sát Sư đoàn 9

2018042143122

Giấy khen của chiến sỹ Nguyễn Văn Xuân, quê quán tại xã Tân Thành - Vụ bản - Nam Hà, đơn vị Đại đội 95 trinh sát đặc công trinh sát Sư đoàn 9, ký ngày 3/11/1967, về thành tích chống càn ở quận Dầu Tiếng tỉnh Thủ Dầu Một tháng 10/1967.

Giấy tờ này phía Mỹ thu giữ tháng 2/1968, dịp Tết Mậu thân.

Ảnh chụp tờ giấy khen


Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

[3.94] Thư của bác Bùi Văn Vọi, gửi về cho cha mẹ ở xóm Liên Sơn xã Thạch Sơn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, do phía Mỹ thu giữ ở khu vực Trường đua Phú Thọ Tết Mậu thân 1968

2018041638116

Thư của bác Bùi Văn Vọi, gửi về cho cha mẹ ở xóm Liên Sơn xã Thạch Sơn huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, do phía Mỹ thu giữ ở khu vực Trường đua Phú Thọ ngày 31/1/1968 - Tết Mậu thân 1968. Khu vực Trường đua Phú Thọ là nơi đặt sở chỉ huy tiền phương Miền chỉ huy các lực lượng tấn công khu vực Sài Gòn dịp Tết Mậu thân 1968, và cũng là nơi diễn ra các trận đánh ác liệt.

Bức thư gửi về gia đình được viết vào ngày 26/1/1968 dương lịch, tức ngày 27/12/1967 âm lịch.

Qua số hiệu hòm thư, phía Mỹ chú thích bác Vọi có thể thuộc quân số của Ban quân bưu Miền.

Phía Mỹ có chú thích thu giữ những bức thư này từ thi thể bộ đội Việt Nam, như vậy rất có thể là LS Vọi.

Ảnh chụp một phần bức thư:





Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

[3.93] Giấy khen của bác Huỳnh Thanh Phong - Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 2 QK5, do phía Mỹ thu giữ trong sự kiện tập kích Ban chỉ huy Sư đoàn 2 tại Quế Sơn ngày 5/12/1967

2018041335112

Ngày 5/12/1967, vào cuối giờ chiều, phía Mỹ đã phát hiện và tập kích vào khu vực Ban chỉ huy Sư đoàn 2 QK5 đang đi thị sát chiến trường Quế Sơn, phục vụ cho hoạt động của Sư đoàn cuối năm 1967 - đầu năm 1968.


Phía Mỹ đã xác định được danh tính một số cán bộ chỉ huy của Sư đoàn 2 hy sinh trong trận chiến này qua tài liệu thu được trong trận đánh (Tiếng Việt không dấu), gồm:

- Nguyen Minh Dao – Chính ủy Sư đoàn 2
- (Trinh Van) Kiem - Trưởng Ban quân báo Sư đoàn 2
- Huynh Thanh Phong - Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 2
- Nguyen Huong Tham - Trưởng Ban tác chiến và quân huấn Sư đoàn 2
- Tran Ngoc Toan – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 – Sư đoàn 2
- Dinh Huu Can - Chủ nhiệm thông tin Sư đoàn 2
- Ngo Van Chat –
- Tran Quang Trung
- Nguyen Van My - Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 2
- Bui Duc Nham – Có thể là trợ lý tác chiến pháo binh Sư đoàn 2
- Dinh Nhu Con
- Tran Van Luong – Cán bộ Ban Hậu cần
- Phung Minh Son
- Nguyen Ngoc Dung – Ban Thông tin
- Huong Nghiep Du – Ban Thông tin
- Tran Xuan Hung
- Tran Ngoc (Có thể là Nguyễn Ngọc) – Ban Quân báo Sư đoàn 2

Diễn biến sơ bộ trận chiến đã được Rongxanh đưa tại link:
http://www.kyvatkhangchien.com/2014/06/711-thong-tin-cua-phia-my-ve-su-kien.html

Hình ảnh tờ Giấy chứng nhận thi đua, đề ngày 8/11/1967, có ghi quê quán bác Phong ở Điện Phong - Điện Bàn - Quảng Nam.


[3.92] Các bức thư cá nhân của bác Trần Ngọc Toản - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 Sư đoàn 2 QK5, do phía Mỹ thu giữ trong sự kiện tập kích Ban chỉ huy Sư đoàn 2 tại Quế Sơn ngày 5/12/1967

2018041335112

Ngày 5/12/1967, vào cuối giờ chiều, phía Mỹ đã phát hiện và tập kích vào khu vực Ban chỉ huy Sư đoàn 2 QK5 đang đi thị sát chiến trường Quế Sơn, phục vụ cho hoạt động của Sư đoàn
 cuối năm 1967 - đầu năm 1968.

Phía Mỹ đã xác định được danh tính một số cán bộ chỉ huy của Sư đoàn 2 hy sinh trong trận chiến này qua tài liệu thu được trong trận đánh (Tiếng Việt không dấu), gồm:
- Nguyen Minh Dao – Chính ủy Sư đoàn 2
- (Trinh Van) Kiem - Trưởng Ban quân báo Sư đoàn 2
- Huynh Thanh Phong - Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 2
- Nguyen Huong Tham - Trưởng Ban tác chiến và quân huấn Sư đoàn 2
- Tran Ngoc Toan – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 – Sư đoàn 2
- Dinh Huu Can - Chủ nhiệm thông tin Sư đoàn 2
- Ngo Van Chat –
- Tran Quang Trung
- Nguyen Van My - Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 2
- Bui Duc Nham – Có thể là trợ lý tác chiến pháo binh Sư đoàn 2
- Dinh Nhu Con
- Tran Van Luong – Cán bộ Ban Hậu cần
- Phung Minh Son
- Nguyen Ngoc Dung – Ban Thông tin
- Huong Nghiep Du – Ban Thông tin
- Tran Xuan Hung
- Tran Ngoc (Có thể là Nguyễn Ngọc) – Ban Quân báo Sư đoàn 2
Diễn biến sơ bộ trận chiến đã được Rongxanh đưa tại link: http://www.kyvatkhangchien.com/2014/06/711-thong-tin-cua-phia-my-ve-su-kien.html


Năm 2014, khi Rongxanh đưa sự kiện này lên blog, có 1 người là con trai bác Toản liên lạc trao đổi về sự kiện này. Nếu anh đọc được bài này, hãy liên hệ qua email Kyvatkhangchien@gmail.com để Rongxanh gửi anh file ảnh chụp đầy đủ các bức thư này (Có 3 bức thư). Bản gốc các bức thư có lẽ không còn.

Dưới đây là hình ảnh 1 phần bức thư của người vợ bác Toản tên là Minh Yên gửi, đề ngày 16/2/1967, có ghi địa chỉ ở số 15 Lê Văn Hưu thành phố Hà Nội ngoài phong bì.




Hình ảnh một phần bức thư của cha bác Toản, có lẽ tên là Trần Văn Cương, đề ngày 9/2/1967, ở cùng địa chỉ số 15 Lê Văn Hưu.



Có 1 giấy giới thiệu phía Mỹ để cùng trong số những bức thư này, có đề tên Trần Xuân Hưng, quê quán ở Hòa Quý - Hòa Vang - Quảng Nam. Không rõ giấy giới thiệu này có liên quan gì tới bác Trần Ngọc Toản không.

[3.91] Quyết định điều động làm Trưởng phòng tác huấn Sư đoàn 2 QK5 của bác Nguyễn Lương Thầm, do phía Mỹ thu giữ trong sự kiện tập kích Ban chỉ huy Sư đoàn 2 tại Quế Sơn ngày 5/12/1967

2018041335111

Ngày 5/12/1967, vào cuối giờ chiều, phía Mỹ đã phát hiện và tập kích vào khu vực Ban chỉ huy Sư đoàn 2 QK5 đang đi thị sát chiến trường Quế Sơn, phục vụ cho hoạt động của Sư đoàn cuối năm 1967 - đầu năm 1968.

Phía Mỹ đã xác định được danh tính một số cán bộ chỉ huy của Sư đoàn 2 hy sinh trong trận chiến này qua tài liệu thu được trong trận đánh (Tiếng Việt không dấu), gồm:

- Nguyen Minh Dao – Chính ủy Sư đoàn 2
- (Trinh Van) Kiem - Trưởng Ban quân báo Sư đoàn 2
- Huynh Thanh Phong - Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 2
- Nguyen Huong Tham - Trưởng Ban tác chiến và quân huấn Sư đoàn 2
- Tran Ngoc Toan – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 – Sư đoàn 2
- Dinh Huu Can - Chủ nhiệm thông tin Sư đoàn 2
- Ngo Van Chat –
- Tran Quang Trung
- Nguyen Van My - Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 2
- Bui Duc Nham – Có thể là trợ lý tác chiến pháo binh Sư đoàn 2
- Dinh Nhu Con
- Tran Van Luong – Cán bộ Ban Hậu cần
- Phung Minh Son
- Nguyen Ngoc Dung – Ban Thông tin
- Huong Nghiep Du – Ban Thông tin
- Tran Xuan Hung
- Tran Ngoc (Có thể là Nguyễn Ngọc) – Ban Quân báo Sư đoàn 2

Diễn biến sơ bộ trận chiến đã được Rongxanh đưa tại link: http://www.kyvatkhangchien.com/2014/06/711-thong-tin-cua-phia-my-ve-su-kien.html

Dưới đây là ảnh chụp Quyết định điều động đ/c Nguyễn Lương Thầm làm Trưởng phòng tác huấn Sư đoàn 2 QK5 (Đơn vị 430), do Chỉ huy quân khu 5 (Đơn vị 500) tên là Trình (Mật danh của đ/c Đoàn Khuê) ký ngày 28/10/1967.




Ảnh chụp tờ giấy giới thiệu cấp cho đ/c Thầm, sinh ngày 15/4/1927, nhập ngũ 5/1946, quê quán đ/c Thầm ở Lý MInh - Quảng Ninh - Quảng Bình.



Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

[5.78] Giấy báo tử và sơ đồ nơi chôn cất 11 liệt sỹ thuộc đơn vị của tỉnh đội Quy Nhơn, hy sinh ngày 7/9/1965 trong trận tấn công đồn bảo an chợ Gồm - Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định

2018040830105

Giấy báo tử  và sơ đồ nơi chôn cất 11 liệt sỹ thuộc đơn vị Sông Thương của tỉnh đội Quy Nhơn, hy sinh ngày 7/9/1965 trong trận tấn công đồn bảo an chợ Gồm - Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định.

Các Liệt sỹ đều quê tại Bình Định, gồm:

1. Lê Văn Trặng hay Trọng, sinh năm 1944, quê quán Khánh Phước - Cát Hanh - Phù Cát - Bình Định, nhập ngũ 27/9/1963, tên cha: Lê Sương, tên mẹ Trần Thị DÌa

2. Đặng Bảy, sinh 1951, quê Vĩnh Phúc - Mỹ Tài - Phù Mỹ - Bình Định, tên cha Đặng Thí, tên mẹ: Mai Thị Chút

3. Lê Vĩnh Tri, sinh 1940 tại Công Lương - Hoài MỸ - Hoài Nhơn - Bình Định, tên cha: Lê Thê, tên mẹ: Trần Thị Bì, nhập ngũ 30/6/1961

4. Hà Văn Đệ, sinh 1946, Phường 2 tp Quy Nhơn Bình Định, tên cha Hà Văn Ất, tên mẹ Phan Thị Giác, nhập ngũ 7/11/1964

5. Trần Quốc Dũng, sinh 1947 tại Hội Lộc - Phước Lý - Tuy Phước - Bình Định. tên cha: Trần Phú, tên mẹ: Nguyễn Thị Tẻ, nhập ngũ 15/11/1964

6. Trần Công Chánh, sinh 1947 tại Thuận Thái - Nhơn An - An Nhơn - Bình Định, tên mẹ Nguyễn Thị Định.

7. Lê Ngọc Cẩn, sinh 1942 tại Hòa Sơn - Bình Tường - Bình Khê - Bình Định, tên mẹ Trần Thị Gặp, nhập ngũ 22/1/1960, y tá

8. Phan Trắc, quê Tân An - Hoài Châu - Hoài Nhơn - Bình Định, tên cha Phan Tụy

9. Nguyễn Trang, quê Chánh Quá - Cát Khánh  Phù Cát - Bình Định

10. Nguyễn Thanh Tâm sinh 1944, tại Hưng Thạnh - Phước Hậu - Tuy Phước - Bình Định, tên cha Nguyễn Bỉ, tên mẹ Phan Thị Xuồng, nhập ngũ 12/1/1964

11. Trần Ngọc Hân, tại Chánh Quá - Cát Khánh - Phù Cát - Bình Định, tên cha: Trần Tuấn.

Ảnh chụp 1 phần giấy báo tử và một phần sơ đồ chôn cất:




Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

[5.77] Địa danh (15): Khu vực căn cứ Bệnh viện K30 và Bệnh viện K40 thuộc Đoàn 70 hậu cần Miền, đầu năm 1969

2018040729103

Thông tin phía Mỹ ghi nhận về khu vực căn cứ Bệnh viện K30 và Bệnh viện K40 thuộc Đoàn 70 hậu cần Miền, đầu năm 1969, nằm trên đất Campuchia, đối diện với tỉnh Bình Phước (Lộc Ninh).

Bệnh viện K40 có quy mô cứu chữa khoảng 1200 bệnh nhân, gồm khoảng 60 căn nhà nằm rải rác trong khu vực. 

Khu vực bệnh viện K30 và Bệnh viện K40 trên bản đồ: