Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

[5.276] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (52) - Địa danh (42): Thư chấp thuận cho đc Triệu Công Khoa và Phạm Ngọc Ánh - cán bộ quân y bệnh viện K73 và K74 xây dựng gia đình, năm 1968 * Địa danh Lộ ủi (Mã Đà - Đồng Nai)

2021092855415

Nội dung tờ giấy như sau:

-------------------------

Thủ trưởng Đoàn 81 gửi Ban chỉ huy Đơn vị K73 và K74 [Bệnh viện]

Qua đề nghị của Ban chỉ huy K73 và K74 và đơn xin xây dựng gia đình cuat hai đồng chí TRiệu Công Khoa và Phạm Ngọc Anh thuộc đơn vị K73 và K74.

Trong quá trình tìm hiểu của hai đồng chí được đơn vị giúp đỡ và mọi người ... [bị mờ]

Thủ trưởng đoàn xét thấy 2 đồng chí trai chưa vợ gái chưa chồng xây dựng ... hợp lý và hợp pháp.

Thủ trưởng đoàn đồng ý chấp thuận và ủy nhiệm cho Ban chỉ huy K73 và K74 tiến hành tổ chức lễ thành hôn cho hai đồng chí TRiệu Công Khoa và Phạm Ngọc Ánh theo thủ tục đời sống mới.

Ngày 19 tháng 1 năm 1968

TM Ban chỉ huy Đoàn 81

Nguyễn Hữu Hồ

------------------------

Ảnh chụp giấy tờ:


Web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Triệu Công Khoa như sau:


Họ và tên:Triệu Công Khoa
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1935
Nguyên quán:An Trường, Càng Long, Trà Vinh
Trú quán:An Trường, Càng Long, Trà Vinh
Nhập ngũ:9/1949
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:A5 Y11 E814 QK7
Cấp bậc:
Chức vụ:Đại đội phó
Ngày hi sinh:29/11/1968
Trường hợp hi sinh:Lọt vào vòng địch
Nơi hi sinh:Lộ ủi đường đi Xa Cát, tỉnh Bà Rịa
Nơi an táng ban đầu:Lộ Ủi, gần chỗ ở Mô cũ
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:Triệu Công Ken
Địa chỉ:Cùng quê

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2021

[5.275] Giấy biên nhận của 1 đơn vị thuộc pháo binh Miền do đc Phạm Hồng Viện ký xác nhận huy động phương tiện của dân để vận tải hàng hóa phục vụ chiến đấu

2021091946409

Giấy biên nhận do đc Phạm Hồng Viện ký, thay mặt đơn vị SHT 86550YKC8 xác nhận có huy động phương tiện của dân để vận tải hàng hóa phục vụ chiến đấu.

Ảnh chụp Giấy biên nhận:



Web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Phạm Hồng Viện như sau:

Họ và tên:Phạm Hồng Viện
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1940
Nguyên quán:Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa
Trú quán:Nga Thanh, Nga Sơn, Thanh Hóa
Nhập ngũ:4/1959
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:D720B, Đoàn 75
Cấp bậc:
Chức vụ:Trung đội phó
Ngày hi sinh:25/8/1969
Trường hợp hi sinh:Bị bom nổ chậm
Nơi hi sinh:Cứ 7, Lộc Ninh, Bình Long
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:Phạm Hồng Đạo
Địa chỉ:Cùng quê


Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

[4.44] Bản đánh máy quyết định của Chủ tịch Hội đồng Chánh phủ LTCM miền Nam VN ngày 20/9/1971 tuyên dương đơn vị anh hùng cho 21 đơn vị và danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang nhân dân giải phóng cho 16 cá nhân

2021091441403


Bản đánh máy 4 trang Quyết định số 37/QĐTP/Đ ngày 20/9/1971 của Chủ tịch Hội đồng Chánh phủ Lâm thời Cách mạng miền Nam VN Huỳnh Tấn Phát tuyên dương đơn vị anh hùng cho 21 đơn vị và danh hiệu anh hùng lực lượng võ trang nhân dân giải phóng cho 16 cá nhân, cụ thể:

I. 21 đơn vị gồm:

1. Đoàn 126 đường số 9

2. Tiểu đoàn 9 bộ binh thuộc Đoàn C đường số 9

3. Đại đội 2 bộ binh thuộc đoàn A đường số 9

4. Đại đội 7 bộ binh thuộc đoàn B đường số 9

5. Đại đội 9 thuộc đoàn T đường số 9

6. Đại đội 12 pháo binh đường số 9

7. Đại đội 4 bộ đội vận tải Trị Thiên

8. Tiểu đoàn 14 bộ đội phòng không thuộc Đoàn N Trung trung bộ

9. Đại đội 202 bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên

10. Đại đội 7 bộ binh Trung Trung bộ

11. Đại đội 2 bộ đội địa phương tỉnh Gia Lai

12. Đại đội 42 bộ đội phòng không Trung Trung bộ

13. Đại đội 2 bộ đội vận tải

14. Đại đội 5 Nam Trung bộ

15. Đại đội 36 miền Đông Nam Bộ

16. Đại đội 2 bộ binh bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho

17. Đại đội 3 thuộc Đoàn B miền Tây nam Bộ

18. Bệnh xá C2 Sài Gòn – Gia Định

19. Phong trào chiến tranh du kích xã Y tỉnh Quảng Trị

20. Phong trào chiến tranh du kích xã V tỉnh Quảng Trị

21. Phong trào chiến tranh du kích xã N thuộc huyện 5 tỉnh Công Tum.


II. 16 cá nhân gồm:

1. Liệt sỹ Nguyễn Hùng Lễ (?) đội trưởng đội 1 đơn vị anh hùng bộ đội chủ lực đường số 9

2. Liệt sỹ Nguyễn Văn Thái đại đội trưởng bộ đội địa phương thành phố Huế

3. Liệt sỹ Lê Thị Hồng Gấm Trung đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho

4. Đồng chí Lê Mã Lương chánh trị viên phó đại đội 7 bộ binh thuộc đoàn … bộ đội chủ lực đường số 9

5. Đồng chí Phùng Quang Thanh trung đội trưởng bộ binh thuộc đoàn C bộ đội chủ lực đường số 9 [Sau này là Đại tướng Bộ trưởng Bộ quốc phòng]

6. Đồng chí Lê Văn Úc phân đội trưởng thuộc đội 2 bộ đội chủ lực đường số 9

7. Đồng chí Triệu Tiến Xuân dân tộc Giao pháo thủ số 1 đơn vị pháo binh bộ đội chủ lực đường số 9

8. Đồng chí Trịnh Tố Tâm đại đội trưởng công binh bộ đội chủ lực Trị - Thiên Huế [Sau này là Thứ trưởng bộ Lao động TBXH]

9. Đồng chí Dương Tấn Thịnh Đại đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Phú Yên

10. Đồng chí Bùi Khắc SƠn đại đội trưởng bộ đội chủ lực Trung Trung bộ

11. Đồng chí Trần Kim Cầu đại đội trưởng bộ binh thuộc Đoàn X bộ đội chủ lực miền Đông Nam bộ

12. Đồng chí Nguyễn Hữu Trị Trung đoàn phó bộ đội miền Đông Nam Bộ

13. Đồng chí Bùi Văn Thuyên xã đội phó tỉnh Tây Ninh

14. Đồng chí Mai Vinh đại đội phó bộ đội Gia Định

15. Đồng chí Võ Thị Huynh y tá bộ đội địa phương Gia Định

16. Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên cán bộ huyện đội Gia Định


Bản giấy tờ này quân Mỹ thu giữ 6/11/1971 tại tỉnh Đồng Nai.

Ảnh chụp 4 trang đánh máy Quyết định:







[3.221] Các giấy tờ của đc Nguyễn Văn Hoạt, đơn vị thuộc Trung đoàn 246, quê thôn Thế Trưng - xã Tứ TRưng (Thị trấn Tứ Trưng) - huyện VĨnh Tường - VĨnh Phúc

2021091441402

Các giấy tờ của đc Nguyễn Văn Hoạt, đơn vị thuộc Trung đoàn 246, quê thôn Thế Trưng - xã Tứ TRưng (Thị trấn Tứ Trưng) - huyện VĨnh Tường - VĨnh Phúc, gồm:

1. Giấy chứng nhận học lực do Ban Chính Trị Trung đoàn 919 - Cục Không quân ký ngày 12/4/1962, xác nhận đc Nguyễn Văn Hoạt đã học hết lớp 4.

2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu xe đạp do Ty công an Vĩnh Phúc cấp 6/11/1967, xác nhận đã nhận bản kê khai xe đạp của ô Nguyễn Văn Hoạt địa chỉ ở Ty Kiến trúc Vĩnh Phúc, loại xe Phượng Hoàng.

3. Học bạ của học viên Nguyễn Văn Hoạt, đề 1/5/1963, có dấu xác nhận của Trường bổ túc văn hóa Đội Cấn huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc.


Ảnh chụp các giấy tờ:






[3.220] Hai bản xác nhận được tặng Giấy khen của các chiến sỹ Đại đội 17 thuộc 1 đơn vị Mặt trận B5 Trị Thiên, quê Phù NInh - Phú Thọ

2021091441401


Hai bản xác nhận được tặngGiấy khen của các chiến sỹ Đại đội 17 thuộc 1 đơn vị Mặt trận B5 Trị Thiên, quê Phù NInh - Phú Thọ, gồm:

1. Giấy đề ngày 28/6/1968 do đc Chính ủy Hậu cần Mặt trận B5 Phạm ĐỨc Tuệ ký, tặng đc Bùi Minh Thư đại đội 17 quê Minh Phú - Phù Ninh - Vĩnh Phú, xác nhận được tặng Giấy khen về thành tích phục vụ chiến đấu tại Mặt trận B5.

2. Giấy đề ngày 28/6/1968 do đc Chính ủy Hậu cần Mặt trận B5 Phạm ĐỨc Tuệ ký, tặng đc Nguyễn Văn Viên đại đội 17 quê Hồng Lô - Phù Ninh - Vĩnh Phú, xác nhận được tặng Giấy khen về thành tích phục vụ chiến đấu tại Mặt trận B5.


Ảnh chụp 2 giấy xác nhận:





Thứ Hai, 13 tháng 9, 2021

[5.274] Giấy tờ thu từ thi thể bộ đội Việt Nam (52): Giấy khen của Liệt sỹ Cao Văn Đờn, đơn vị Tiểu đoàn 46 trinh sát Cục Tham mưu Miền, quê Bến Sỏi - CHâu Thành - Tây Ninh, hy sinh 26/2/1970

2021091340399

Giấy khen ký ngày 15/2/1969 của Liệt sỹ Cao Văn Đờn, đơn vị Tiểu đoàn 46 trinh sát Cục Tham mưu Miền, quê Bến Sỏi - CHâu Thành - Tây Ninh.

Ngoài ra còn có 1 số Giấy khen khác, 1 cuốn sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Cao Văn Đờn.

Ảnh chụp 1 Giấy khen




Web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Cao Văn Đờn như sau:


Họ và tên:Cao Văn Đờn
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1943
Nguyên quán:Bến Sỏi, Châu Thành,
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:8/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:, 46, Bộ TM
Cấp bậc:H2 - AP
Chức vụ:
Ngày hi sinh:26/2/1970
Trường hợp hi sinh:Phước Bình, Phước Long

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

[3.219] Giấy chứng nhận học qua lớp y tá của đc Phạm Đức Giao, đơn vị Trung đoàn 174 sư đoàn 5, quê Cẩm Vân - Cẩm Thủy - Thanh Hóa

2021091239397

Giấy chứng nhận cấp cho đc Phạm Đức Giao quê Cẩm Vân - Cẩm Thủy - Thanh Hóa, đã tốt nghiệp lớp y tá ngày 25/12/1969 tại Trường y tá Z32 Công trường 5 mở.


Ảnh chụp Giấy chứng nhận



[7.37] Hình ảnh chế tạo vũ khí từ lấy bom đạn địch tại công binh xưởng Quân giải phóng Miền

2021091250027


Hình ảnh bộ đội Việt Nam chế tạo vũ khí từ lấy bom đạn địch tại công binh xưởng Quân giải phóng Miền.

Không có thời gian chụp ảnh. Các ảnh này do Quân giải phóng Miền chụp.








[7.36] Không ảnh (35): Không ảnh 1 đoạn đường kín (bằng giàn che) trên tuyến đường Hồ Chí Minh (Do máy bay trinh sát không quân Mỹ chụp), phía đông cao nguyên Bô lô ven (Lào)

2021091250026

Làm giàn che trên 1 đoạn đường mòn Hồ Chí Minh, ở phía Đông cao nguyên Boloven (Lào).
Không rõ thời gian chụp ảnh này.



Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

[7.35] Không ảnh (34): Ảnh màu của máy bay trinh sát không quân Mỹ chụp các xe ô tô vận tải chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào, năm 1966

2021091048025


Ảnh màu của không quân Mỹ chụp từ máy bay trinh sát Mỹ về đánh phá tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào, năm 1966. Một số ảnh có xuất hiện xe ô tô vận tải của bộ đội Việt Nam.















Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

[7.34] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (3): Hải trình của tàu không số 187, từ 15/6/1966 đến 20/6/1966 (Ngày bị chặn đánh ở Trà Vinh)

2021090936393


Hải trình của tàu không số 187, từ ngày 15/6/1966 đến 20/6/1966 (Ngày bị chặn đánh ở Trà Vinh)




[7.33.1] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (2) - Phần 2: Sự kiện hải quân Mỹ chặn đánh tàu không số 100 của Lữ đoàn 125 hải quân nhân dân Việt Nam ngày 10/5/1966 tại cửa sông Rạch Già (Cà Mau) ngày 9 và 10/5/1966

2021090968054 - Phần 2


2. Tóm tắt thông tin của phía Mỹ

Đêm 9/5/1966, tàu Point Grey bắt đầu các chuyến tuần tra như thường lệ ở khu vực biển phía Đông bán đảo Cà Mau. Khoảng 22 giờ, khi tuần tra ở khu vực cách bờ biển khoảng 4 hải lý, tàu Point Grey quan sát thấy có đống lửa lớn trên bãi biển. Sau khi tiếp cận bờ biển, tàu phát hiện có 2 đống lửa lớn ở khu vực Bắc lối vào cửa sông Rạch Già. Nhận thấy sự bất thường từ sự xuất hiện của 2 đống lửa, tàu Point Grey quyết định duy trì giám sát khu vực này suốt đêm.

Lúc 0 giờ 10 phút ngày 10/5/1966, radar của tàu Point Grey phát hiện một tàu vỏ sắt, đang tiến vào ở góc 260 độ với tốc độ khoảng 10 hải lý/ giờ. Tàu Point Grey tiếp cận tàu lạ và đến 1 giờ 20 tàu Point Grey đánh tín hiệu liên lạc, tuy nhiên không có tín hiệu trả lời. Tàu Point Grey tiếp tục tiến gần đến khoảng cách 400 mét và sử dụng đèn pha để tìm kiếm, phát hiện ra tàu lạ là 1 tàu đánh cá. Tàu Point Grey lập tức liên lạc về Trung tâm giám sát hàng hải tại An Thới, báo cáo có 1 tàu cá vỏ sắt thay đổi tốc độ và hành trình di chuyển hướng Tây Bắc. Tàu Point Grey tiếp tục đi theo sát tàu cá.

Lúc 2 giờ, tàu cá vỏ sắt đi đến khu vực xuất hiện các đống lửa trên bờ biển. Lúc 3 giờ 15, phát hiện tàu cá đang trôi dạt trên biển. Tàu Point Grey bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực, tiếp cận sát tàu cá, cách tàu cá 100 mét và gọi sang tàu cá. Không có trả lời từ phía tàu cá. Nhìn thấy thoáng qua có ba hoặc bốn người trên tàu cá, tuy nhiên những người này cố gắng tránh lộ diện.

Lúc 5 giờ, tàu cá ở vị trí cách bờ biển khoảng 1km, và bắt đầu trôi vào khu vực nước nông (?).

Khi trời sáng, phát hiện tàu cá bị mắc cạn cách bờ khoảng 400 mét. Lúc 7 giờ, tàu Point Grey tiếp cận và cố gắng lên bong tàu cá. Sự nghi ngờ về tàu cá càng gia tăng, khi tàu Point Grey bị bắn dữ dội từ bờ biển. Tàu Point Grey bắn trả lại và quay ra vị trí cách bờ biển khoảng 1,5 km để chờ tiếp viện.

Các tàu Brister và Vireo đang trên đường đến khu vực. Sở chỉ huy cũng ra lệnh cho tàu Point Cypress đến khu vực và đề nghị lực lượng hải quân VNCH cử lực lượng đến khu vực. Hải quân VNCH cử đến khu vực 5 tàu tuần tra và 1 tàu chỉ huy LSIL 328 và tàu PGM 614. Tàu Brisyter đến khu vực lúc 11 giờ 45, nhưng do mực nước thấp nên tàu chỉ đến được vị trí cách bờ biển khoảng 7,5 km.

Thủy triều và điều kiện sóng biển đã tiếp tục cản trở việc tiếp cận lên boong tàu cá, đồng thời làm tàu cá trôi dạt thêm khoảng 100m vào gần bờ, gần khu vực bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc.


Lúc 13 giờ 50, không quân yểm trợ đã đến khu vực. Được không quân yểm trợ, tàu Point Grey lại tiến về phía tàu cá. Khi tiến đến cách bờ khoảng 200 m, tàu Point Grey bị hỏa lực súng bộ binh bắn chính xác từ khu vực rừng ngập mặn ra, làm ba thủy thủ tàu Point Grey trên mũi tàu bị thương [Tàu Point Grey biên chế 8 thủy thủ và sỹ quan]. Tàu Point Grey ngay lập tức lùii về vị trí cách bờ khoảng 400m, sau đó quay ra khu vực nước sâu hơn. Ba thủ thủ bị thương được chuyển sang tàu Brister để cứu chữa.

Các đơn vị tiếp tục bắn phá khu vực trong suốt buổi chiều để ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt tiếp cận con tàu. Một số phát đạn đã bắn trúng tàu cá và gây nên một vài đám cháy và nổ nhỏ.

Lúc 17 giờ, sóng và thủy triều đã đẩy dịch con tàu vào gần bờ hơn, lúc này chỉ còn cách bờ gần 50 mét, và có khả năng tàu sẽ chìm trước khi trời tối. Khi đó, các lực lượng Bắc Việt sẽ cố gắng tiếp cận con tàu và vận chuyển hàng hóa từ con tàu vào bờ trong màn đêm dày đặc. Quyết định được đưa ra là phá hủy con tàu. Mệnh lệnh phá hủy con tàu được thông qua lúc 17 giờ 26, và bắt đầu lúc 17 giờ 50. Các đơn vị bắn pháo và máy bay ném bom oanh tạc con tàu, gây nên những đám cháy và nổ đến tận 20 giờ 30, khi một tiếng nổ lớn bẻ con tàu thành 2 phần và chìm trong lửa. Quá trình bắn phá ngừng lại, và thay vào đó là bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực cho đến hết đêm.

Đầu giờ sáng 10/5/1966, 3 tàu Hải quân VNCH, và 5 tàu/ thuyền nhỏ cùng đến khu vực. Con tàu vận tải bị gãy đôi và khó vận chuyển về cảng. Khu vực lúc này yên tĩnh, và các lực lượng VNCH tiến hành thiết lập các điểm phòng thủ bảo vệ hiện trường. Với sự trợ giúp của các đơn vị Mỹ và VNCH, tàu LSIL 328 [Giang Pháo Hạm 328 Thần Tiễn (LSIL - Landing Ship Infantry Light)] bắt đầu tiến hành chiến dịch trục vớt tàu vận tải Bắc Việt. Chỉ huy tàu LSIL 328 được giao làm chỉ huy trưởng chiến dịch trục vớt. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ và thợ lặn hải quân VNCH cũng đến hiện trường tham gia trục vớt. Công việc trục vớt được tiến hành thuận lợi vào ban ngày, ban đêm tàu và máy bay liên tục thả pháo sáng suốt đêm để bảo vệ khu vực.

Lúc 15 giờ ngày 12/5/1966, chiến dịch trục vớt bị dừng lại do lực lượng Bắc Việt tấn công, làm cho lực lượng bảo vệ trên bờ phải rút lui ra biển. Máy bay được gọi đến và tiếng súng tạm im. Lúc 16 giờ 10, chỉ huy hải quân VNCH đến hiện trường và chỉ huy trực tiếp chiến dịch trục vớt, được tiếp tục lúc 18 giờ.


Chiến dịch trục vớt kết thúc lúc 10 giờ 15 ngày 13/5/1966 và các đơn vị bảo vệ rút khỏi hiện trường. Tất cả vũ khí đạn dược trục vớt được đưa lên tàu LSIL 328 chở về Sài Gòn. Tàu Brister sử dụng pháo bắn vào xác tàu vận tải Bắc Việt để phá hủy hoàn toàn xác tàu, sau đó tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra vào lúc 19 giờ.

Tấm bảng hiệu do thợ lặn gỡ ra từ máy tàu cho thấy được sản xuất tại Đông Đức năm 1964. Một số bảng hiệu khác cho thấy xuất xứ từ Pháp và Trung Quốc. Đặc biệt, phát hiện đạn cối 120mm được sản xuất tại Trung Quốc năm 1965. Đây là lần thứ 2 đạn dược kiểu này được phát hiện ở Nam Việt Nam, và lần đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng sông Cửu Long.

Các loại vũ khí, đạn dược, trang bị trục vớt được từ con tàu vận tải Bắc Việt

Vũ khí

  • 1 súng 12,7mm
  • 3 súng máy Sô viết loại SG 43
  • 1 súng DKZ 57mm
  • 1 súng máy kiểu MG34



Đạn dược: Thu được khoảng 15 tấn

  • Đạn súng cối 120mm
  • Đạn súng 12,7mm
  • Đạn cối 82mm
  • Đạn cối 81mm (Sản xuất tại Mỹ trong thế chiến II)
  • Đạn DKZ 75mm
  • Đạn cối 60mm
  • Đạn DKZ 57mm
  • Thuốc nổ TNT
  • Ngòi nổ


Các trang bị khác

  • Máy chiếu phim
  • Âm ly
  • Loa
  • Máy ghi nhạc
  • Phim truyện
  • Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền

3. Không ảnh chụp tàu không số 100 bị phá hủy thành 2 phần, sát bờ biển ngày 10/5/1966 (gần cửa sông Rạch Già - Cà Mau). Tàu nhỏ hơn bên trái hình là tàu của quân Sài Gòn trục vớt vũ khí từ tàu số 100



Hình ảnh tàu lúc mắc cạn và chưa bị phá hủy



[7.33] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (2): Sự kiện hải quân Mỹ chặn đánh tàu không số 100 của Lữ đoàn 125 hải quân nhân dân Việt Nam ngày 10/5/1966 tại cửa sông Rạch Già (Cà Mau) ngày 9 và 10/5/1966

2021090968054


1. Thông tin phía Việt Nam

Sau khi tàu 69 vào bến, một ngày sau, đêm 23 rạng 24 tháng 4 năm 1966, tàu 100 được lệnh rời bến Bính Đông. Tàu 100 do thuyền trưởng Lê Minh Sơn và chính trị viên Nguyễn Hữu Tương chỉ huy. Thuyền phó là Ngô Văn Sở và Phạm Ngọc Điển; các thủy thủ gồm: Nguyễn Thành Thưởng, Lê Văn Cớt, Đàm Văn Chung, Phùng Văn Quý, Trần Văn Đua, Đặng Thanh Bàn, Lê Xuân Giản, Đoàn Văn Minh, Lê Văn Thi, Lê Văn Tưởng, Cao Văn Thiện, Lê Công Khanh.

Đi được một ngày, theo lệnh của Sở chỉ huy, tàu dửng lại ở A3. Ngày 5 tháng 5, tàu tiếp tục lên đường. Sáu ngày đầu, tàu đi trong sự yên tĩnh. Ngày thứ 7, khi tàu ở vào toạ độ 09o55 vĩ bắc, 109o30 kinh đông thì gặp một tàu khu trục Mỹ. Vừa phát hiện tàu lạ, chiếc khu trục tăng tốc độ, bám sát. Cuộc "hộ tống” kéo dài nhiều giờ. Tàu 100 mấy lần định “cắt đuôi” nhưng không được. Đêm 9 rạng 10 tháng 5, tàu quyết định chuyển hướng vào bờ. Máy bay trinh sát của địch phát hiện được, lập tức chúng báo động và điều tàu chiến đấu. Sau đó một thời gian, chiếc tàu chiến của hải quân Mỹ mang tên Uscg Cuher Poiut Grey đã có mặt. Chúng đánh tín hiệu xin cập mạn. Tàu ta vẫn không đáp. Tàu Mỹ chạy nhanh về phía trước, có ý chặn đường, nhưng tàu 100 vẫn tiến thẳng, sẵn sàng đâm vào tàu địch. Thấy vậy, tàu Mỹ phải tránh sang một bên. Song tàu Cuher Poiut Grey vẫn bám sát tàu ta, với ý định đe doạ, buộc tàu 100 phải đầu hàng. Tàu 100 không nổ súng trước, mà tranh thủ đi nhanh về phía bờ. Lúc này, thấy ám hiệu: hai đống lửa ở cửa Bồ Đề, nên tàu đã đi vào cửa Rạch Già. Đêm đó nước ròng, tàu vào tới Rạch Già thì bị mắc cạn

Ngoài khơi, địch điều thêm 3 tàu chiến nữa với ý định cướp tàu ta. Trước tình hình đó, chi ủy, cán bộ tàu 100 quyết định cho anh em lên bờ, bắt liên lạc với bến. Trước khi rời tàu, đồng chí Phạm Ngọc Điển thuyền phó và đồng chí Lê Văn Cớt thợ máy ở lại điểm hoả để phá tàu và phá vũ khí. Song không rõ nguyên cớ gì, tàu 100 không nổ. Tàu của địch không dám vào gần tàu ta, nó ở xa 200 mét đánh tín hiệu xin cập mạn. Nó tưởng trên tàu 100 vẫn còn người.

Tàu địch kéo còi mấy lần, không thấy tàu ta đáp lại chúng cho hai tên liều mạng bơi về phía tàu 100 thăm dò. Nhưng lúc đó, lực lượng ở bến do đồng chí Tư Mao chỉ huy đã ra kịp thời, bắn xả vào mấy tên địch, buộc chúng quay lại.

Lúc ấy trời đã gần sáng. Khả năng giữ được tàu, không cho địch kéo đi rất khó. Đồng chí Tư Mao cùng với thợ máy Cớt và Hải, một du kích của bến, bơi ra tàu thu thập tài liệu liên quan đến chuyến đi và bí mật của đơn vị.

Suốt ngày hôm đó, các thủy thủ tàu 100 phối hợp với lực lượng ở bến chiến đấu kiên cường, quyết không cho địch vào gần cướp tàu.

Khoảng gần trưa, thêm hai tàu nữa của địch đến. Chúng dàn đội hình quây lấy tàu 100, đồng thời xả đạn vào bờ. Song vẫn bị chống trả quyết liệt nên ý định cướp tàu không thành. Máy bay trực thăng, máy bay phản lực đến dội bom, bắn phá khu vực, với mục đích không cho ta bám tàu. Sau mỗi đợt bắn phá, tàu địch lại vào, anh em ta đánh rát, chúng lại dạt ra. Mãi đến 10 giờ sáng ngày hôm sau, biết không bắt sống được tàu ta, bọn địch ném bom xuống tàu. Thuốc nổ của bom, thuốc nổ trên tàu và vũ khí chứa trong nó, khiến con tàu bùng lên dữ dội và mất dạng. Như vậy là ý định bắt sống cán bộ chiến sĩ và cướp tàu ta của kẻ địch không thực hiện được. Đã vậy, địch bị nhiều tổn thất. "Trời vừa mờ sáng, tàu Poăng-gơ-rây đã đến cách mục tiêu 500 mét, dự định đổ bộ lên tàu địch (tức tàu 100), nhưng đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của hoả lực tử các bụi rậm trên bờ bắn xuống. Tàu Poăng-gơ-rây đã cố giữ vững vị trí và anh dũng chống trả với tất cả hoả lực... Cuộc chống trả dai dẳng và gay go này đã làm cho tàu Poăng-gơ-rây bị nhiều thiệt hại, ba pháo thủ tiền vệ bị thương, vỏ tàu bị nhiều vết đạn xuyên phá...". Đó là lời thú nhận của kẻ địch trong một tài liệu sau này Đoàn 125 thu được.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

[7.37] Không ảnh (33): Ảnh đoàn xe ô tô vận tải trên 1 đoạn ngã ba đường mòn Hồ Chí Minh

2021090644018


Ảnh đoàn xe ô tô vận tải trên 1 đoạn ngã ba đường mòn Hồ Chí Minh. Các xe vận tải không chở hàng. Đáng chú ý là trong ảnh có 1 người lái xe đứng bên cạnh xe ô tô.

Ảnh do máy bay trinh sát phản lực chuyên dụng Mỹ chụp, có lẽ ở thời điểm ngừng bắn?




[7.36] Không ảnh (32): Khoảnh khắc 1 xe ô tô vận tải của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh bị ném bom

2021090644017

Khoảnh khắc 1 xe ô tô vận tải của Quân đội nhân dân Việt Nam (Mũi tên đỏ) trên đường mòn Hồ Chí Minh bị ném bom. Quả bom có lẽ nổ phía trước chiếc xe, tung bụi mù mịt và gây đám cháy phía trước mũi xe. Chỗ đốm lửa cháy sáng có lẽ là 1 ô tô tải bị cháy do trúng bom.




Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

[6.35] Không ảnh (31): Hình ảnh khu vực thành cổ Quảng Trị - Quốc lộ 1A - đường sắt bắc nam, năm 1953

20210904


Hình ảnh khu vực thành cổ Quảng Trị - Quốc lộ 1A - đường sắt bắc nam, năm 1953





Thứ Tư, 1 tháng 9, 2021

[4.43] Thư đề ngày 20/5/1971, do đồng chí Hoàng Tín, thay mặt Đảng ủy và Thủ trưởng Trung đoàn pháo binh 74 (Trung đoàn 724), gửi toàn thể cán bộ chiến sỹ về việc giải thể Trung đoàn 724 pháo binh Miền

2021090128384


Thư đề ngày 20/5/1971, do đồng chí Hoàng Tín, thay mặt Đảng ủy và Thủ trưởng Trung đoàn pháo binh 74 (Trung đoàn 724), gửi toàn thể cán bộ chiến sỹ về việc giải thể Trung đoàn 724 pháo binh Miền.


Theo đó, Trung đoàn 724 pháo binh giải thể, biên chế thành 2 đơn vị là tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 2, lần lươt trực thuộc Phân khu Thủ Biên và Phân khu Bà Rịa - Quân khu 7. Tiểu đoàn 3 giải thể, điều Đại đội 7 về thuộc Tiểu đoàn 1, Đại đội 8 và 9 về thuộc Tiểu đoàn 2.


Ảnh chụp bức thư