Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

[3.179] Quyết định đề bạt chức vụ của Liệt sỹ Bùi Hữu Khơi, chính trị viên phó Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 Tây Nguyên

2019092855273

Quyết định đề bạt chức vụ của đc Bùi Hữu Khơi, do đc Đặng Hùng là Thủ trưởng Phòng Chính trị Mặt trận B3 Tây NGuyên , giữ chức chính trị viên phó Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 Tây Nguyên. Quyết định đề ngày 29/12, nhưng không rõ năm, và được Ban chính trị Trung đoàn 24 sao lục.

Ảnh chụp Quyết định:



Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Bùi Hữu KHơi [Tên bị nhầm ] như sau:


LS Bùi Hữu Khươi 02/02/1968 d4 E24 1935 Ngô Hạ, Ninh Hoà, Gia Khánh, Ninh Bình Đánh thị xã Kom Tum , 04/1953 11/1965 d4 E24 Trung úy D viên phó

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

[7.17] Sơ lược thông tin của phía Mỹ về trận bộ đội đặc công Việt Nam tấn công căn cứ không quân Mỹ đóng tại Ubon - Thái Lan, tháng 6/1972

20190926

Đêm ngày 4/6/1972, phía Mỹ có ghi nhận sự kiện bộ đội đặc công Việt Nam đã xâm nhập để đánh phá các máy bay Mỹ đóng tại sân bay Ubon - Thái Lan. Đây là căn cứ để máy bay của không quân Mỹ xuất phát ném bom Lào và miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Phía Mỹ ghi nhận đây là lần thứ 3 sân bay bị bộ đội đặc công Việt Nam tấn công

Diễn biến sơ lược như sau (Nguồn từ website http://www.vspa.com):

Cuộc tấn công lặp lại vào ngày 4/6/1972. Lực lượng bảo vệ căn cứ tối hôm đó gồm Đội 138 cảnh vệ không quân Mỹ và 207 thành viên của Đại đội D Trung đoàn cảnh vệ Hoàng Gia Thái Lan.

Tin tình báo nhận được ngày 2/6/1972 từ tỉnh Nankorn Phanom cho biết 12 lính Việt Nam được huấn luyện tốt đã vượt qua biên giới Thái Lan xâm nhập vào Thái Lan. Họ đang trên đường đến thành phố Ubon để làm nhiệm vụ đặc công tấn công sân bay Ubon. Hầu hết họ là Việt Kiều hồi hương về Bắc Việt Nam nơi họ được huấn luyện đặc công để tấn công cơ sở hạ tầng Mỹ tại Thái Lan.

Khoảng 0h3 phút đêm 4/6/1972, 2 toán tuần tra đang tiến về phía Tây trên con đường vành đai sân bay Ubon ở ven làng Ban Na Mhang. Họ phát hiện 1 người đang chạy lom khom hướng về vị trí đậu máy bay C130. Toán tuần tra gọi radio cho Trung tâm an ninh báo vị trí của họ và đuổi theo. Trung tâm chỉ huy an ninh lập tức phái toán Charlie, đội giám sát Charlie và Toán phản ứng nhan Charlie.

Hai toán lính tuần tra rời khỏi con đường và triển khai từ xe của họ, đưa ra khẩu lệnh bằng tiếng Thái và tiếng Anh yêu cầu kẻ xâm nhập dừng lại. Kẻ xâm nhập không dừng lại và tiếp tục tiến đến khu đỗ máy bay AC-130. Anh ta xuyên qua hàng rào bảo vệ phía trong có gắn 
vật phát tiếng động ở khoảng 20 yard (20m) phía trước tầm quan sát của lô cốt Charlie 3, do lính Thái Lan gác. Thành viên liên lạc của toán tuần tra bắt đầu bắn về phía người xâm nhập lạ, giống như lính gác trong lô cốt Charlie 3. Lính đặc công bị thương gục xuống phía trước lô cốt, bắn lại về phía toán tuần tra khi đổ gục.

Lính đặc công đã hy sinh do đấu súng. Anh ta là người xâm nhập đơn độc. Căn cứ và tuyến đường băng được lục soát để tìm các lính đặc công khác nhưng không tìm thấy ai. Người lính đặc công bị chết mặc và mang vũ khí trang bị giống với 2 đội đặc công trước đây. Phản ứng mạnh mẽ nhanh nhậy trước mối đe dọa là điểm khác trong đợt tấn công này.

Sau đó báo cáo tình báo từ vài nguồn tin cậy khác cho biết có từ 5 đến 8 lính đặc công bên ngoài hàng rào vành đai căn cứ vào đêm tấn công. Tại sao họ không đi theo người lính đặc công thứ nhất vượt qua hàng rào sẽ là điều 
không bao giờ biết được. Người lính đã hy sinh một mình.

Một điểm lưu ý sau sự kiện này là hầu hết các người lính của Đại đội D tiểu đoàn 1 Trung đoàn cảnh vệ Thái Lan làm nhiệm vụ đêm hôm đó đã bị giết nhiều tháng sau trong trận chiến với lực lượng Việt Nam và Lào dọc biên giới Bắc Thái Lan.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

[5.153] Địa danh (40): Làng Tà Bơi/ Tà Bốc/ Tà Bới/ Tà Bối - huyện H4 tỉnh Gia Lai

20190918

Địa danh (40): Làng Tà Bơi/ Tà Bốc/ Tà Bới/ Tà Bối - huyện H4 tỉnh Gia Lai

Nơi đây đã từng ghi dấu chân hoạt động của các đơn vị thuộc Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 Tây Nguyên.

Bản đồ khu vực



Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

[5.152] Địa danh (39): Khu vực cầu 48 - Căn cứ của Đơn vị H8 Đoàn 70 hậu cần Miền

20190908

Địa danh (39): Khu vực cầu 48 - Căn cứ của Đơn vị H8 Đoàn 70 hậu cần Miền


Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

[6.11] Lưu trữ quốc gia Việt Nam có lưu những tư liệu gì của phía VNCH về Chiến tranh Việt Nam?

20190907
Lưu trữ quốc gia Việt Nam có lưu những tư liệu gì của phía VNCH về Chiến tranh Việt Nam?


http://luutruvn.com/index.php/trung-tam-luu-tru-quoc-gia-ii/


Tài liệu hành chính: Phản ánh đầy đủ các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá… của các thời kỳ phong kiến Pháp thuộc, thời kỳ Mỹ nguỵ ở miền Nam, qua một số phông tiêu biểu như:
– Sưu tập Mộc bản (bản in)
– Thống đốc Nam kỳ
– Toà đại biểu Chính phủ Việt nam
– Phủ Thủ tướng Nguỵ quyền miền Nam
– Phủ Tổng thống đệ nhất Cộng hoà miền Nam
– Phủ Tổng thống đệ nhị Cộng hoà miền Nam



Phông Phủ Thủ tướng VNCH

  • Số lượng tài liệu: 32894 hồ sơ.
  • Thời gian tài liệu :1954-1975.
  • Loại hình tài liệu: Tài liệu hành chính (giấy, bản đồ, ảnh).
  • Tình trạng vật lý: Nhiều tài liệu bị ố, giòn, chữ mờ. Một phần tài liệu đã được tu bổ.
  • Công cụ tra cứu: Mục lục, Cơ sở dữ liệu.
  1. LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG:
Ngày 06/7/1954, Quốc trưởng Bảo Đại ban hành Sắc lệnh số 43-CP ấn định thành phần chính phủ và bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam kiêm Tổng trưởng Bộ Nội vụ[1].
Chính phủ Quốc gia Việt Nam do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng tồn tại đến ngày 23/10/1955 là ngày trưng cầu dân ý để thành lập chính thể Cộng hòa.
Với Hiến ước tạm thời số 1 ngày 26/10/1955, Ngô Đình Diệm tự phong mình là Quốc trưởng đồng thời cũng là Thủ tướng chính phủ lấy danh hiệu là “Tổng Thống Việt Nam Cộng hòa” [2].
Ngày 01/11/1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Với biến cố này đã chấm dứt chế độ gia đình trị của Họ Ngô.
Từ  tháng 11/1963 có các đời Thủ tướng sau:
Chính phủ lâm thời Nguyễn Ngọc Thơ từ ngày 04/11/1963 – 07/02/1964.
Nội các Nguyễn Khánh từ ngày: 08/02/1964 – 31/10/1964.
Nội các Trần Văn Hương từ ngày 04/11/1964 – 28/01/1965.
Nội các Nguyễn Xuân Oánh từ ngày: 28/01/1965 – 16/02/1965.
Nội các Phan Huy Quát từ ngày 16/02/1965 – 11/6/1965.
Nội các Nguyễn Cao Kỳ từ ngày 19/6/1965.
Nội các Nguyễn Văn Lộc từ ngày 09/11/1967.
Nội các Trần Văn Hương thành lập ngày 25/05/1968.
Nội các Trần Thiện Khiêm thành lập ngày 01/09/1969-  04/04/1975.
Nội các Nguyễn Bá Cẩn từ ngày 04/04/1975 – 24/04/1975.
Ngày 28/04/1975, Vũ Văn Mẫu được cử làm Thủ tướng Chính phủ, trong khi nội các chưa thành hình thì ngày 30/04/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Về tổ chức Phủ Thủ tướng, từ thời Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng và khi làm Tổng thống kiêm Thủ tướng đều lấy cơ cấu tổ chức Phủ Thủ tướng thời Nguyễn Văn Tâm làm chính, trên cơ sở đó sửa đổi và bổ sung thêm. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các đời Thủ tướng tiếp tục lên nắm chính quyền nhưng chỉ trong thời gian ngắn, vì vậy tổ chức Phủ Thủ tướng cơ bản vẫn giữ nguyên.
Từ năm 1965 trở về sau do tình hình chính trị ổn định nên cơ cấu tổ chức rõ ràng hơn .
 Sắc lệnh số 155-SL/Th.T/PC1 ngày 06/07/1971 và Nghị định 623-NĐ/Th.T/CP1 ngày 08/08/1974 ấn định lại tổ chức Phủ Thủ tướng gồm : Phụ tá Đặc biệt, Văn phòng Đặc biệt, Võ phòng, Văn phòng Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Nha Tổng Thư ký Phủ Thủ tướng.
Phụ tá Đặc biệt: Các Phụ tá Đặc biệt do Thủ tướng bổ nhiệm và trực tiếp điều động. Mỗi Phụ tá Đặc biệt phụ trách một hay nhiều lãnh vực do Thủ tướng ấn định cụ thể: Phụ trách công tác văn thư và điều hành tổng quát, liên lạc với các cơ quan, đánh máy công văn, tài liệu, lưu trữ hồ sơ. Văn phòng Đặc biệt: do một Chánh Văn phòng điều khiển với sự trợ giúp của một Bí thư, một Công cán Uỷ viên, một số Tham chánh Văn phòng. Ngoài ra Văn Phòng Đặc biệt còn có ba Phòng phụ trách: Công vụ mật và dành riêng, Văn thư và liên lạc tổng quát, mật mã.
Võ phòng:  do một Chánh Võ phòng điều khiển với một Phụ tá, có nhiệm vụ: Thu thập và đệ trình Thủ tướng Chính phủ các vấn đề thuộc phạm vi quân sự trong và ngoài nước. Bảo vệ an ninh cận Phủ Thủ tướng, Phòng Phủ Thủ tướng và tư dinh Thủ tướng theo dõi việc thực hiện các kế hoạch hoặc giải pháp đã được ấn định liên quan tới chiến lược và chiến thuật, tổ chức huấn luyện, tiếp vận, quản trị nhân viên của quân lực VNCH. Nghiên cứu các đề nghị liên quan đến việc áp dụng và thực hiện các kế hoạch giải pháp nói trên. Phụ trách về kế hoạch truyền tin tại Phủ Thủ tướng.
Văn phòng Bộ trưởng Phủ Thủ tướng gồm: các Phụ tá Bộ trưởng, Chánh Văn phòng, Bí thư, một số Công cán Ủy viên, một số Tham chánh Văn phòng. Trực thuộc Văn phòng Bộ trưởng có hai Phòng là: Phòng Huy chương, Phòng Xã hội và Tiếp liệu.
Nha Tổng Thư ký Phủ Thủ tướng: do một Tổng Thư ký điều khiển và hai Phó Tổng Thư ký phụ tá, có nhiệm vụ: Phụ trách các vấn đề liên quan đến Hành chính TW và địa phương kể cả quốc phòng và các ngành, bổ nhiệm các chức vụ từ Phó Tổng Giám đốc trở lên và các Trưởng cơ quan tự trị, các vấn đề liên quan đến ngành ngoại giao, tư pháp, trưng thu, trưng dụng, chỉnh trang lãnh thổ, nhà, phố, đất đai. Các vấn đề liên quan đến kế hoạch phát triển quốc gia, kinh tế – tài chính, ngoại viện, công ốc, công xa, lương bổng, phụ cấp quân nhân, công chức, cán bộ, nhân viên chính quyền. Các vấn đề về văn hóa, giáo dục, thanh niên, y tế, xã hội, lao động cựu chiến binh, dân vận, chiêu hồi, sắc tộc, các vấn đề thuộc Trường Quốc gia Hành chính, Trường Cao đẳng Quốc phòng. Theo dõi, cứu xét và phúc trình các vấn đề có tính cách chính trị, cứu trình các ý kiến, thỉnh nguyện, khiếu nại của Hội đoàn và tư nhân. Nghiên cứu các vấn đề về pháp lý, tổ chức quản trị, cải tổ hành chính. Giải quyết các vấn đề về nghi lễ, lập chương trình hoạt động của Thủ tướng, tổ chức các buổi lễ, tiệc. Theo dõi báo chí để phân tích, phúc trình Thủ tướng các tin tức quốc tế, dư luận báo chí trong và ngoài nước, soạn thảo và phổ biến các tin tức liên quan đến hoạt động của Thủ tướng.
Những văn bản liên quan đến việc thay đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của Phủ Thủ tướng:
– Sắc lệnh số 1-SL- Th.T/VP  ngày 13/11/1967 và bổ túc Sắc lệnh số 39-SL/ Th.T/VP  ngày 21/12/1967 và Nghị định áp dụng số 285-NĐ/ Th.T/VP  cùng ngày.
– Sắc lệnh số 51-SL/Th.T/VP ngày 3/6/1968 và sửa đổi bởi SL số 152-SL/Th.T/CS ngày 5/11/1968 và Nghị định số 1337-NĐ/P.Th.T/CS ngày 24/12/1968.
– Sắc lệnh số 176-SL/Th.T/QTCS ngày 01/12/1972 sửa đổi tổ chức Phủ Thủ tướng.
– Sắc lệnh số 155-SL/Th.T/PC 1 ngày 6/7/1974 ấn định lại tổ chức Phủ Thủ tướng và Nghị định số 623-NĐ/Th.T/PC1 ngày 08/8/1974.
  1. NỘI DUNG KHÁI QUÁT TÀI LIỆU CỦA PHÔNG:
Nội dung tài liệu chủ yếu của phông bao gồm:
II.1. Tài liệu chung:
– Tài liệu về các phiên họp Hội đồng Nội các, Hội đồng Chính phủ, Hội đồng Quân chánh, Hội đồng Dân quân …
– Chương trình, kế hoạch và báo cáo hoạt động của Phủ, Bộ và các tỉnh.
– Tập lưu Quyết định, Nghị định, Biên bản họp Hội đồng Nội các.
– Tập lưu công văn, công điện,  sự vụ lệnh.
– Tài liệu về công tác bình định xây dựng,  phát triển, ấp chiến lược.
– Tài liệu về viện trợ của Hoa Kỳ cho chương trình phát triển.
– Tài liệu về hoạt động của Trung tâm Điện toán.
II.2. Tài liệu về hành chánh -quản trị:
– Tập lưu Dụ của Đức Quốc trưởng.
– Tập lưu các Luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Thông tư.
– Tập lưu công văn, công điện, sự vụ lệnh .
– Sổ ghi công văn.
– Tài liệu v/v di dời công sở
II.3. Tài liệu về hoạt động riêng biệt:
– Hoạt động của Quốc trưởng, Thủ tướng: yết kiến, chiêu đãi, kinh lý.
– Điệp văn, thư của các đoàn thể, cá nhân xin phế truất Bảo Đại.
– Tập lưu diễn văn, công văn, thư từ chúc mừng Thủ tướng.
II.4. Tài liệu về tổ chức:
– Tài liệu về phân ranh địa giới.
– Tài liệu về hoạt động của Quốc hội.
– Tài liệu về bầu cử Thủ tướng, Phó Thủ tướng.
– Tài liệu về cải tổ hành chính và công vụ.
– Tài liệu về tổ chức bộ máy và nhân sự của Phủ Thủ tướng và các cơ quan trực thuộc, các Bộ, các tỉnh.
II.5. Tài liệu về thi đua – khen thưởng:
– Tập Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định v/v ân thưởng Huân, Huy chương…
 II.6. Tài liệu về nội an – quân sự – an ninh – chính trị:
– Chương trình, kế hoạch quân sự, an ninh, tình báo …
– Báo cáo hoạt động của Bộ Quốc phòng, các  quân khu, đơn vị.
– Hồ sơ Hội nghị Genève 1954, Hiệp định Paris.
– Hồ sơ các hiệp ước, thỏa ước quân sự với nước ngoài.
– Tập bản tin, công văn, công điện về tình hình an ninh, quân sự và chính trị trong và ngoài nước.
– Tài liệu v/v tuyển dụng đào tạo sĩ quan, huấn luyện và công tác quân dịch.
– Bản đồ hành chính, quân sự, không ảnh.
– Hồ sơ các cuộc hành quân, chiến dịch.
– Hồ sơ các hoạt động của Việt Minh, Việt Cộng và các lực lượng đảng phái đối lập.
– Tài liệu v/v kiểm soát hoạt động của các hiệp hội, nghiệp đoàn.
– Tài liệu về vấn đề di cư, tị nạn.
– Hồ sơ v/v quản lý, sử dụng và cấp phát quân trang, quân dụng, và khí tài quân sự.
– Hồ sơ v/v kiểm soát, xuất, nhập cảnh.
– Tài liệu v/v bảo đảm an ninh cho Thủ tướng và nguyên thủ quốc gia.
– Hồ sơ về các cuộc đảo chính và biến cố chính trị.
– Hồ sơ v/v ban bố tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật trên toàn quốc.
– Tài liệu v/v kiểm tra tài nguyên quốc gia trong thời kỳ bình định lãnh thổ.
– Hồ sơ về các cuộc công du, thăm viếng các quân khu, tỉnh của các nguyên thủ quốc gia.
– Hồ sơ v/v tham dự các hội nghị ở nước ngoài.
– Tài liệu v/v Hội Hồng Thập tự Việt Nam xin ban hành qui ước về bảo vệ dân thường trong chiến tranh và chế độ tù binh.
– Tài liệu v/v bố trí, sử dụng các hệ thống thông tin liên lạc.
– Các văn bản pháp qui, luật, sắc lệnh, nghị định …
– Hồ sơ v/v tiếp nhận quản lý và phân phối viện trợ quân sự nước ngoài.
– Tài liệu v/v quản lý trại giam, tù nhân.
– Tài liệu về hoạt động của quân đội Hoa Kỳ và các nước tại VNCH.
– Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, tết cho các lực lượng và quân đội đồng minh.
– Tài liệu về vấn đề trợ cấp cho sinh viên thụ huấn quân sự.
– Tài liệu về vấn đề tôn giáo, ngoại kiều.
– Tài liệu v/v triệt thoái quân đội Đồng minh tại miền Nam Việt Nam.
– Hồ sơ các phiên họp của Ủy ban An ninh.
– Tài liệu về hoạt động của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam : Hội đồng Thập tự, Ủy hội Quốc tế, UB Liên hợp Quân sự 4 bên.
– Tài liệu về hoạt động của Cựu Hoàng Bảo Đại.
– Hoạt động báo chí tại Việt Nam.
– Hồ sơ v/v quản lý phạm nhân.
II.7. Tài liệu về tư pháp:
– Chương trình, kế hoạch và báo cáo của Bộ Tư pháp.
– Các bộ luật, soạn thảo, sửa đổi và ban hành sắc lệnh, dụ …
– Tài liệu về hộ tịch: thay đổi quốc tịch, khai sinh, khai tử, kết hôn, cho và nhận con nuôi.
– Tài liệu v/v phóng thích, xét xử, ân xá , giảm án cho phạm nhân.
– Các cuộc hội thảo, đại hội của ngành tư pháp.
II.8. Tài liệu về ngoại vụ:
– Tài liệu về các cuộc thăm viếng của các phái đoàn, chính khách VNCH và các nước, các tổ chức tôn giáo.
– Tài liệu về các cuộc thương thuyết, thỏa ước, giữa VNCH với các nước.
– Hoạt động của Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại các nước.
– Tài liệu về chính sách đối ngoại của Việt Nam Cộng hòa.
– Tài liệu v/v tham dự các hội nghị quốc tế.
– Tài liệu về ngoại giao của Việt Cộng.
– Bản tin hàng tuần của Bộ Ngoại giao.
– Tài liệu về hoạt động của quân đội Bắc Việt.
– Tài liệu về tình hình Việt kiều ở các nước.
– Tài liệu về vấn đề biên giới với Cao Miên.
– Tài liệu v/v chúc  mừng Việt nam và các quốc gia nhân dịp quốc khánh, lễ, tết.
   II.9. Tài  liệu về thanh tra:
– Chương trình, kế hoạch và báo cáo về công tác thanh tra.
– Hồ sơ v/v điều tra xác minh đơn, thư khiếu nại và tố cáo các vụ việc tham nhũng, lợi dụng và có hành vi mờ ám.
– Tài liệu v/v kiểm tra, kiểm soát hành chánh – tài chánh tại các tỉnh, các cơ quan.
– Tập lưu công văn của cơ quan Tổng Thanh tra Trung ương.
II.10. Tài liệu về kinh tế – tài chánh:
– Các văn bản pháp qui về kinh tế – tài chánh: Luật, Sắc lệnh, Nghị định …
– Kế hoạch và báo cáo của các bộ , ngành khối kinh tế – tài chánh.
– Tài liệu về Hội nghị kế hoạch Colombo.
– Tài  liệu về vấn đề viện trợ.
– Dự trù, chuẩn y và ban hành ngân sách của các bộ, ngành và địa phương.
– Tài liệu v/v tham gia, tham dự các Hội nghị đàm phán, ký kết các Hiệp ước kinh tế – tài chánh với nước ngoài.
– Tài liệu về các phiên họp của Ủy ban Kinh tế – Tài chánh.
– Tài liệu về các thể thức chi tiêu ngân sách quốc gia.
– Tài liệu về vấn đề giao dịch ngân hàng: tín dụng, chuyển ngân, hối đoái tiền tệ.
– Tài liệu về quản lý và sử dụng các quỹ.
– Tài liệu về việc ấn định, tu chỉnh và thi thành các sắc thuế.
– Tài liệu về việc ấn định và áp dụng giá biểu trong các lãnh vực kinh tế.
– Tài liệu về việc quản lý và sử dụng công sản.
– Tài liệu về  thanh toán lương, thưởng, bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân chiến tranh.
– Tài liệu về việc kiểm soát tài sản của công chức.
– Tài liệu về việc quản lý và khai thác khách sạn và khuyếch trương du lịch.
– Tài liệu về hoạt động sổ xố kiến thiết.
– Tài liệu v/v đề nghị thành lập thị trường chung châu Á.
– Tài liệu v/v xuất nhập cảng: máy móc, thiết bị, hàng hóa.
– Tài liệu v/v thu mua, kiểm soát tiếp tế lúa gạo, hàng hóa và nhu yếu phẩm.
– Tài liệu v/v tham dự các hội chợ thượng mại ở nước ngoài.
– Tài liệu v/v đàm phán, ký kết các thương ước với nước ngoài.
– Tài liệu v/v khai thác tài nguyên, khoáng sản: than đá, dầu mỏ, thủy điện.
– Tài liệu v/v quản lý, khai thác giao thông công chánh: đường bộ, đường thủy, hàng không, thương cảng.
– Tài liệu v/v thiết lập và phát triển các khu công kỹ nghệ.
– Tài liệu v/v quy hoạch, kiến trúc đô thị, xây dựng nhà cửa đường xá và các công trình khác.
– Tài liệu v/v ấn định các thể lệ quản lý và khai thác các dịch vụ bưu chính viễn thông, khí tượng thủy văn.
– Tài liệu về công tác quản lý ruộng đất, cải cách điền địa: khai khẩn, mua bán, cấp phát.
– Tài liệu v/v xây dựng các hệ thống thủy lợi.
– Tài liệu v/v khai phá, cải hóa các  khu rừng và khai thác lâm sản.
– Tài liệu về hoạt động của các khu dinh điền, đồn điền.
– Tài liệu v/v phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
II.11. Tài liệu về văn hóa – xã hội:
– Báo cáo hoạt động của các Bộ, Nha, sở thuộc khối VHXH.
– Các văn bản pháp qui về  lãnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế.
– Tài liệu v/v tổ chức các ngày lễ, tết, khánh tiết.
– Tài liệu v/v tổ chức lạc quyên, công tác cứu trợ.
– Tài liệu v/v kiểm duyệt báo chí, phim ảnh: đình chỉ, thu hồi, thiêu hủy các ấn phẩm vi phạm luật.
– Tài liệu v/v tham gia hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước.
– Tài liệu v/v xét, cấp học bổng cho các du học sinh.
– Tài liệu v/v họat động của các tổ chức tôn giáo, đoàn thể xã hội, sinh viên …
– Tài liệu v/v giao lưu thể thao, văn hóa với các nước.
– Tài liệu về các buổi lễ trao giải thưởng điện ảnh, văn học.
– Tài liệu v/v bài trừ các tệ nạn xã hội.
– Tài liệu v/v thành lập đoàn thể,  hiệp hội …
– Tài liệu v/v bảo vệ thắng cảnh, di tích văn hóa.

http://luutruvn.com/index.php/2016/08/04/phong-phu-tong-thong-de-nhi-cong-hoa/

Phông Phủ Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa

  •  Số lượng tài liệu: 109.4 mét.
  •  Thời gian tài liệu: 1967 – 30/4/1975.
  •  Loại hình tài liệu: Tài liệu hành chính (giấy).
  •  Tình trạng vật lý: Một số tài liệu bị ố, giòn, mờ.
  •  Công cụ tra cứu: Mục lục, Cơ sở dữ liệu.
  1. LỊCH SỬ ĐƠN VỊ HÌNH THÀNH PHÔNG:
 Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa được bầu ngày 03/9/1967 và chính thức nhậm chức vào ngày 31/10/1967. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm. Theo Luật số 001/1974 ngày 22/01/1974 tu chính Hiến pháp thay đổi nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm. Tổng thống có thể được tái cử 2 lần. Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa do Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo theo Hiến định trải qua 2 nhiệm kỳ:
– Nhiệm kỳ I từ ngày 03/9/1967 đến ngày 03/10/1971.
– Nhiệm kỳ II từ ngày 03/10/1971 đến ngày 31/10/1975.
Trên thực tế, chưa hết nhiệm kỳ II đã phải chấm dứt hoạt động vào ngày 21/4/1975 – ngày Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức.
Sau khi Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức đến ngày 30/4/1975, chế độ VNCH đã trải qua hai thời kỳ Tổng thống là:
– Tổng thống Trần Văn Hương từ ngày 21-27/4/1975.
– Tổng thống Dương Văn Minh từ ngày 27-30/4/1975.
Từ ngày 21/4/1975 cho đến ngày 30/4/1975, trong sự hoảng loạn tận cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, mọi hoạt động hầu như bị tê liệt, Tổng thống chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Chính vì vậy, dù trải qua 3 đời Tổng thống nhưng tài liệu sản sinh ra trong quá trình hoạt động hầu hết nằm trong thời gian Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng thống.
Để điều hành Phủ Tổng thống đi vào hoạt động, cùng ngày nhận chức (31/10/1967), trong khi chờ đợi hoàn thành việc tổ chức Phủ Tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành Sắc lệnh giữ nguyên trạng các cơ quan thuộc Phủ Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và hoạt động dưới danh nghĩa cơ quan thuộc Phủ Tổng thống.
Tháng 11/1967, Nguyễn Văn Thiệu ấn định lại tổ chức Phủ Tổng thống gồm: Cơ quan riêng biệt và Tòa Tổng Thư ký. Tháng 10/1969 cơ cấu tổ chức Phủ Tổng thống được thay đổi hoàn thiện hơn gồm[1]: Thành phần cố vấn, thành phần riêng biệt, thành phần phụ trách các lĩnh vực quốc gia, thành phần quản trị hành chính và các cơ quan trực thuộc như: Phủ Đặc ủy TW tình báo, Tổng nha Ngân sách và Ngoại viện, Tổng nha Kế hoạch.
Các thành phần và cơ quan trên là bộ máy giúp việc cho Tổng thống về các vấn đề liên quan đến việc ấn định các chính sách và kế hoạch quốc gia. Theo dõi, nhật tu các phúc trình và các vấn đề liên quan tới quân lực VNCH như: Kế hoạch phòng thủ lãnh thổ, theo dõi các hoạt động của đồng minh, thu thập các tin tức, tài liệu trong phạm vi trách nhiệm, thu thập các tin tức trên báo chí. Các vấn đề chỉ đạo đường lối, chính sách thuộc các lĩnh vực quốc gia, phối hợp hoạt động khi công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau có nhận định chung và trình lên Tổng thống. Liên lạc với các cơ quan Hành pháp, Lập pháp, Đoàn thể để thu thập tài liệu, nhận định tình hình, làm sáng tỏ đường lối, chính sách do Tổng thống đề ra. Quản trị và yểm trợ tất cã các cơ quan thuộc phủ trên phương diện nhân viên, ngân sách, công ốc, vật liệu, công xa, bảo đảm an ninh cho Tổng  thống và gia đình.
Năm 1974, sau khi lập Chính phủ mới ngày 18/02/1972 và với tinh thần cải cách hành chính, giảm nhẹ nhân số và ngân sách tối đa, nhằm mục đích tránh giẫm chân, trùng lặp giữa Phủ Tổng thống và Nội các, Huấn thị số 02 ngày 20/02/1974 ra đời đã quy định việc sắp xếp các cơ cấu chỉ đạo TW và các Văn phòng phụ tá tại Phủ Thổng thống.
Những văn bản liên quan đến việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của Phủ Tổng thống:
Sắc lệnh số 023/TT/SL ngày 22/11/1967.
Sắc lệnh số 479-A/TT/SL ngày 26/9/1969.
Huấn thị điều hành số 001-TT/TH ngày 01/10/1969.
Huấn thị điều hành số 02/74-TT/TH ngày 20/9/1974.
  1. NỘI DUNG KHÁI QUÁT TÀI LIỆU CỦA PHÔNG:
II.1. Tài liệu chung (1967 – 1975):
– Kế hoạch, Báo cáo, hoạt động 3 năm, 4 năm, 5 năm của Chính phủ trên các lĩnh vực KT-XH.
– Báo cáo tháng, quý, năm của các Bộ, Tòa Đại biểu Chính phủ, các Vùng chiến thuật.
– Tờ trình nguyệt để, báo cáo hoạt động, báo cáo thành tích công tác tháng, năm , 2 năm, 4 năm của các tỉnh.
– Tài liệu về hoạt động của các tỉnh.
– Biên bản các phiên họp Hội đồng Nội các, Hội đồng Tổng trưởng, Hội đồng tỉnh, Hội đồng xã.
– Tài liệu chỉ đạo, kế hoạch, báo cáo, biên bản họp về công tác bình định xây dựng, công tác phát triển nông thôn tại TW và các vùng chiến thuật, các tỉnh.
– Tài liệu, kế hoạch, báo cáo về công tác tái thiết và phát triển.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống về dân cán chánh, phát triển đời sống kinh tế nông thôn và chống cộng ở Đông Nam Á.
– Tài liệu về lịch sử, điều kiện tự nhiên, xã hội của các tỉnh.
– Thư của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về chương trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh.
– Ảnh về hoạt động của VNCH trên các lĩnh vực.
– Tài liệu về kế hoạch tấn công bình định đặc biệt do Thủ tướng ban hành.
– Kế hoạch, báo cáo, biên bản về công tác bình định, xây dựng nông thôn, hội thảo bình định xây dựng tại TW và các vùng chiến thuật, Tổng thống VNCH thăm viếng các tỉnh trong chương trình bình định xây dựng.
– Tài liệu về hội nghị duyệt xét kế hoạch cộng đồng tự vệ và cộng đồng phát triển địa phương, phục hồi,  tái thiết và phát triển quốc gia.
– Huấn thị của Tổng thống VNCH về an ninh và phát triển quốc gia trong 4 năm.
– Tài liệu tổng hợp về tổ chức hành chính, chính trị, dân số các tỉnh.
– Bài trích từ đài BBC liên quan đến tù nhân chính trị , vị trí các tôn giáo, … tuyển cử, tham nhũng.
– Tuyên bố của Chính phủ VNCH tại cuộc họp báo v/v bắt giữ một số cán bộ Cộng sản xâm nhập, thu hồi biên lai 5 nhật báo và giải tán Tổng đoàn Bảo an.
 II.2. Tài liệu chung về nội an – quân sự (1967-1975):
– Tài liệu chỉ đạo, kế hoạch, báo cáo chung vế tình hình quân sự, an ninh, chính trị.
– Bản tổng hợp tin tức hàng tuần của Phủ Tổng thống về quân sự, chính trị trong nước và ngoài nước.
– Phiếu trình, phiếu tin tức của UB phối hợp Tình báo Quốc gia về tình hình quân sự, chính trị.
– Kế hoạch, báo cáo của Bộ Quốc phòng.
– Các bài nói chuyện của Tổng thống với quân dân chính.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống, Cố vấn Hoa Kỳ (MAV) về bảo đảm an ninh quốc lộ 4.
– Bảng tổng hợp tin tức hàng tuần, tháng về chính trị, quân sự trong nước và ngoài nước.
– Tài liệu của Bộ Tổng Tham mưu v/v trích bản tin VN Thông tấn xã Hà Nội và Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam.
– Tài liệu về Hội nghị Quốc phòng Đông Nam Á (SEATO) và Hội nghị 7 Quốc gia Hội viên Thượng đỉnh Manila.
– Thông cáo của Tổng thống Johnson, Đại sứ Bunker, Nghị sĩ Douglas về tình hình chiến sự tại miền Bắc Việt Nam.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống về hoạt động của Việt cộng.
– Tài liệu v/v động viên từng phần nhân lực và trưng dụng tài nguyên quốc gia.
– Tài liệu về huấn luyện sĩ quan trù bị, huấn luyện quân chánh, Tổng thống chủ toạ các lễ mãn khoá huấn luyện.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng về các kế hoạch và chiến dịch.
– Tài liệu về biến cố Tết Mậu Thân, bản chụp và các tài liệu tịch thu củaViệt cộng trong các cuộc hành quân.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng về lực lượng quân sự Bắc Việt.
– Báo cáo đặc biệt của Cục An ninh Quân đội VNCH.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng về tổn thất nhân mạng, vũ khí của quân đồng minh, quân lực VNCH và Việt cộng.
– Tài liệu về hội nghị bảy quốc gia tham chiến tại Việt Nam, hoạt động của quân đồng minh.
– Tài liệu về việc tái lập vùng phi quân sự tại vĩ tuyến 17 và thành lập các cơ quan  giám sát, kiểm soát đình chiến.
– Tài liệu của Tham mưu Biệt bộ về việc quân nhân phải đeo thẻ bài kim khí và phân loại máu.
– Tài liệu v/v quân đội Campuchia bắn vào tàu Hải quân Việt Nam.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng về danh sách các Tùy viên quân lực, tướng lãnh và Tư lệnh nước ngoài tại VNCH.
– Tài liệu về kế hoạch Phụng Hoàng, các cuộc hành quân: Cửu Long 44/1 tại Châu Đốc, Lam Sơn 719, hành quân truy quét Cộng sản trên lãnh thổ Campuchia.
– Tài liệu về việc Thái Lan kêu gọi rút quân đội Thái Lan ra khỏi VNCH, tình trạng quân số, phối trí, thay thế, rút quân ra khỏi VNCH của quân đội đồng minh.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng về trận liệt quân sự Cộng sản Bắc Việt.
– Tài liệu về hoạt động của Toà án Quân sự Mặt trận.
– Tài liệu về chiến dịch công kích của Cộng sản mùa xuân năm 1975, cộng sản tấn công Pleiku, Phú Bổn, giải trình tình hình khẩn trương về quân sự.
– Tài liệu về Trung uý Nguyễn Thành Trung lái phi cơ ném bom Dinh Độc lập, chỉ thị, nhật lệnh của Tổng thống VNCH, kế hoạch Trương Minh Giảng.
– Tài liệu v/v phân phối hàng quân tiếp vụ.
– Tài liệu thống kê của Văn phòng Dân vụ Vùng 1 Chiến thuật về công tác cải huấn, chiêu hồi, nhân dân tự vệ,  tổn thất về quân sự.
– Tài liệu v/v ban hành các Sắc luật quy định tình trạng báo động, tình trạng khẩn trương, tình trạng giới nghiêm, thiết quân luật.
– Tài liệu v/v tàu đánh cá Thái Lan xâm phạm hải phận VNCH.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống về an ninh, quân sự; tình hình an ninh, quân sự tại Sài gòn – Gia Định, các tỉnh.
– Báo cáo tình hình thực tại và chương trình, kế hoạch hoạt động chánh yếu trong 2 năm của Bộ Quốc phòng.
– Tài liệu về hình thức tác chiến của quân lực VNCH và đồng minh.
– Tài liệu thuyết trình của Bộ Quốc phòng về hệ thống thiết kế quốc phòng và kế hoạch quốc phòng 4 năm.
– Tài liệu về tối tân hoá và phát triển quân lực VNCH 8 năm.
– Tài liệu về liên minh quân sự Việt Nam – Campuchia – Lào – Thái Lan.
– Tài liệu v/v mở khóa huấn luyện quân chánh, Tổng thống chủ toạ lễ mãn khoá.
– Huấn thị của Đại tướng Cao Văn Viên v/v quân lực VNCH trưng dụng để giải tán các cuộc biểu tình, bạo động, tài liệu về hoạt động của Việt cộng, biến cố Tết Mậu Thân; bản chụp tài liệu hoạt động của Việt cộng.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng v/v gọi thanh niên, công chức nhập ngũ.
– Tài liệu v/v quân đội Cămpuchia bắn vào tàu hải quân VNCH.
– Tài liệu v/v tham nhũng trong quân đội, cái chết của một số sĩ quan, hoạt động của quân  tiếp vụ và ngành quân vụ.
– Tài liệu của Cục Tâm lý chiến về hoạt động tâm lý chiến.
– Tài liệu của Văn phòng Tổng thống v/v sử dụng khoá ngụy thoại.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống, Bộ Quốc phòng v/v khai thác và trao trả tù binh giữa Việt cộng và VNCH, khai thác tài liệu của Cộng sản về nghị quyết, chỉ thị, thông tư của TW Cục Miền Nam.
– Tài liệu của Bộ Quốc phòng v/v tổng kết các cuộc hành quân sang biên giới Lào – Cămpuchia và ném bom ra miền Bắc.
– Tài liệu về “Chiến dịch thừa thắng xông lên” tái chiếm các vùng Cộng sản chiếm đóng.
– Tài liệu của Nha Địa dư Quốc gia v/v tân tạo bản đồ Việt Nam.
– Tài liệu về hoạt động của Quân đoàn I, Thiết giáp binh; hoạt động của ngành chiến tranh chính trị, Hải quân VNCH, Quân đoàn 4, Không quân.
– Tài liệu về quản lý, cấp phát, sử dụng quân xa, công xa trong quân đội.
– Tài liệu v/v viện trợ quân sự và việc sử dụng quân đội của các nước cho VNCH.
– Hoạt động của Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam, phái đoàn Bộ Quốc phòng thăm viếng VNCH, bản tin báo cắt nói về sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam, hoạt động của Hải quân, Không quân Hoa Kỳ, máy bay Hoa Kỳ xạ kích lầm vào quân lực VNCH đóng tại trường Phước Đức – Chợ Lớn, quân đội Hoa Kỳ tàn sát thường dân tại xã Sơn Mỹ – Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, Hoa Kỳ rút quân khỏi VNCH, lễ tiễn đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước.
II.3. Tài liệu về an ninh (1967-1975):
– Tài liệu của Bộ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia về việc Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ thị Trung ương Cục Miền Nam ám sát Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng.
– Tài liệu v/v Uỷ hội Luật gia Quốc tế xin trả tự do và phỏng vấn việc bắt bà Ngô Bá Thành.
– Hồ sơ về tình hình “nguy hại” tại trại tù binh Phú Quốc.
– Hồ sơ điều tra hành vi thân cộng của Dân biểu Nguyễn Ngọc Nghĩa, Phạm Xuân Huy.
– Tài liệu về hoạt động kinh tài của Việt cộng.
– Báo cáo ngày, tuần, tháng, năm của Tổng nha Cảnh sát Quốc gia.
– Báo cáo đặc biệt, tin tức hàng ngày của Tổng nha Cảnh sát.
– Tài liệu của Hạ Nghị viện, Bộ Nội vụ về hành quân kiểm soát sổ gia  đình.
– Tài liệu của Toà Thị chính Đà Lạt v/v cứu xét, an trí các can phạm bị bắt trong các cuộc hành quân của Cảnh sát.
– Tài liệu v/v sử dụng những biện pháp thích nghi với người chứa chấp những kẻ phạm pháp tàng trữ vũ khí.
– Lời tuyên bố, huấn thị của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Trung tướng Nguyễn Chánh Thi về tình hình chính trị, đất nước.
– Bản nghiên cứu đặc biệt của Phủ Đặc Uỷ TW tình báo về địa bàn tiếp vận của Việt cộng trên đất Cambốt.
– Báo cáo chính trị đặc biệt của Nha Giám đốc Cảnh sát Quốc gia, Cục An ninh Quân đội.
– Tài liệu của Bộ Nội vụ, Việt Tấn xã về Huấn thị điều hành, huấn luyện chính trị cho các khóa nhân dân tự vệ, và việc nữ sinh Huế bị bắt buộc gia nhập nhân dân tự vệ.
– Luật trừng trị tội bắt cóc.
– Biện pháp đối với linh mục Nguyễn Ngọc Lan và Giáo sư Châu Tân Luận.
– Tài liệu của Văn phòng Đặc biệt v/v Lê Văn Viên bị câu lưu về tội hoạt động Đảng phái bất hợp pháp và chống chính phủ VNCH.
– Báo cáo của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia v/v đấu tranh,  đình công của công nhân.
– Tài liệu của Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia về các hoạt động của các đoàn thể chính trị.
– Tài liệu của Bộ Nội vụ v/v di chuyển can phạm nội địa ra Côn Sơn và phân loại, cải huấn, cải tiến lề lối giải quyết tình trạng can phạm.
– Tài liệu về một máy bay của không lực VNCH trốn sang Singapore.
– Tài liệu của Bộ Nội vụ, các tỉnh về tình trạng dân số toàn quốc.
II.4. Tài liệu về chính trị (1967 – 1975):
– Tài liệu của Bộ Chiêu hồi về tình hình chiêu hồi và chính sách đại đoàn kết dân tộc.
– Tài liệu về các phong trào chống VNCH và can thiệp của Mỹ ở Việt Nam.
– Kế hoạch, báo cáo về tình hình an ninh, chính trị.
– Tài liệu về hoạt động chính trị của trí thức, sinh viên và học sinh.
– Tài liệu tịch thu được của Việt cộng về tổ chức Trung ương Cục miền Nam.
– Tài liệu về hoà đàm Ba lê giữa VNCH, Hoa Kỳ, đồng minh.
– Dự thảo thơ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi cụ Hồ Chí Minh bàn về hoà bình tại Việt Nam.
– Tài liệu về các hoạt động của Cộng sản Bắc Việt.
– Tài liệu về tù binh Bắc Việt, VNCH, Mỹ.
– Bảng tổng kết tình trạng phạm nhân liên quan đến biến cố chính trị đã được khoan hồng, chế tài.
– Tài liệu của Toà Đại sứ VNCH tại Anh về các phong trào chống VNCH và can thiệp của Mỹ ở Việt Nam.
– Tuyên cáo của Chính phủ VNCH về các giải pháp hoà bình, phỏng vấn Tổng thống Johnson của Đài truyền tin Networrs về vấn đề hoà bình tại Việt Nam, tài liệu về dư luận Hoa Kỳ đối với cuộc chiến tại  Việt Nam, quan điểm của một số quốc gia trong việc tìm kiếm hoà bình và quan điểm của Bắc Việt trong việc giải quyết chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam, tài liệu v/v tiếp xúc chính trị của Tổng thống VNCH tại Dinh Độc lập, đối phó với các tổ chức chính trị trá hình của Cộng sản.
– Tài liệu của Tổng Thư ký Phủ Tổng thống v/v thống nhất những danh từ dùng để gọi các tổ chức Cộng sản và lập trường của Việt Nam đối với việc vận động hoà bình.
– Tài liệu v/v dược sĩ Nguyễn Thái Nhuận – Chủ tiệm thuốc tây Tân Việt, Chợ Lớn gửi mua thuốc chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Tài liệu v/v tiếp nhận 100 cán bộ Cộng sản bị bắt tại Thái Lan do Chính phủ Thái Lan trao trả.
– Tài liệu của Bộ Chiêu hồi v/v ấn định giá biểu các khoản phụ cấp cho người hồi chánh và tưởng thưởng cho những người có công vận động chiêu hồi.
– Tài liệu về các phiên họp khoáng đại lần thứ 1 – 121 bàn về vấn đề hoà bình Việt Nam tại Paris  năm 1969.
– Bản tường trình của Bộ Ngoại giao về tù binh, báo “Le Monde” (Pháp) xuyên tạc cách đối xử tù binh của VNCH với tù binh Cộng sản Bắc Việt bị bắt tại Ai lao, phái đoàn quốc tế muốn thăm viếng đề lao, trại giam tù binh Cộng sản, phóng thích tù binh Bắc Việt nan y, tàn phế.
– Tài liệu về vụ 3 dân biểu Trần Ngọc Châu, Hoàng Hồ, Phạm Thế Trúc liên lạc với Việt cộng.
– Tài liệu v/v 3 giáo viên Kim Mạnh, Thạch Tết, Sơn Thọ tổ chức sư sãi Việt gốc Miên biểu tình bạo động.
– Phiếu trình của Bộ Ngoại giao về lời kêu gọi hoà bình của cựu Hoàng Bảo Đại.
– Tài liệu về hoạt động của UB Liên hiệp Quân sự hai bên, bốn bên về việc thi hành Hiệp định BaLê.
– Tài liệu nhận định về tình hình chính trị tại Việt Nam, các đề nghị giải pháp chính trị ôn hoà để ngừng tiếng súng giữa hai miền Nam – Bắc.
– Thư của Thủ tướng VNCH gửi Tổng thống và Chủ tịch Thượng Nghị viện Hoa Kỳ về cuộc tấn công của Cộng sản và bày tỏ quan điểm được ký kết thoả hiệp kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình ở VN.
– Bản tin của Việt Tấn xã tại ngoại quốc đưa tin thông điệp của Tổng thống Hoa Kỳ về sự thất bại của VNCH.
– Điểm báo của Bộ Ngoại giao, đài BBC về tình hình chiến cuộc tại Việt Nam.
– Bản tin VTX về vấn đề ngừng bắn tại Việt Nam.
– Tập công điện trao đổi giữa Chính phủ VNCH với Đại sứ VNCH tại các nước về tình hình chính trị tại Việt Nam.
II.5. Tư pháp (1967 – 1975):
– Tài liệu của Phủ Tổng thống, Phái đoàn Giao dịch với Ủy hội Quốc tế về Đại hội Luật gia chế bản gửi tin về thành tích hoạt động một năm của Bộ Tư pháp.
– Phiếu trình, báo cáo của Văn phòng Tổng thống, Bộ Tư pháp về sự thiệt hại của các cơ quan Tư pháp trong vụ biến cố Tết Mậu Thân.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống, Bộ Tư pháp v/v ân xá, ân giảm cho các tù nhân nhân dịp các ngày lễ, tết.
– Tài liệu của Bộ Tư pháp giới thiệu Bộ Luật giá thú, tử hệ thay hệ thay thế bộ Luật Gia đình, luật lệ hiện hành trừng trị các hành vi phản động phá hoại, thông đồng tiếp tay cho Cộng sản.
– Hồ sơ về soạn thảo ban hành Bộ Dân luật, Bộ Hình luật, Luật quy chế ngành chưởng khế.
– Thông báo của Bộ Tư pháp về thể thức bồi thường tai nạn lưu thông do quân nhân đồng minh gây ra.
–  Hồ  sơ về vụ án Thượng toạ Thích Thiện Minh, bác đơn xin ân xá của tử tội Huỳnh Bá Vạn, Mai Văn Thát, Huỳnh Công Cảnh, bác đơn xin ân xá của Luật sư Trương Đình Dzu.
– Tài liệu của Văn phòng Tổng thống về tổng kết ân xá.
– Tài liệu v/v chấp nhận cho người nước ngoài được nhận con nuôi tại Việt Nam.
– Tài liệu về Đại hội Thẩm phán toàn quốc.
II.6. Thanh tra (1967 – 1975):
– Tài liệu về bài trừ tham nhũng, buôn lậu, vận chuyển á phiện.
– Các đơn từ khiếu nại, tố cáo.
– Tài liệu v/v soạn thảo các Sắc luật nhằm hữu hiệu hoá công cuộc bài trừ tham nhũng.
– Tài liệu của Phủ Tổng thống v/v phát động phong trào bài trừ chống tham nhũng.
– Báo cáo của Toà Đại biểu Chính phủ, Văn phòng  Thanh tra liên tỉnh v/v chống tham nhũng.
– Tài liệu về nạn tham nhũng tại Sài Gòn, các tỉnh, điều tra tham nhũng tại Cơ quan Tiếp vận TW, ngành điện lực, Biệt khu 44, quỹ tương trợ và tiết kiệm quân nhân.
– Tài liệu kê khai tài sản của nhân viên Văn phòng Tổng thống.
– Tài liệu v/v các dân biểu tố cáo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có hành vi tham nhũng.
– Đơn, thư tố cáo tham nhũng, buôn lậu, vận chuyển á phiện.
II.7. Ngoại giao (1967-1975):
– Chương trình, kế hoạch và báo cáo công tác tháng, quý, năm của Bộ Ngoại giao.
– Tài liệu về chính sách ngoại giao của VNCH.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao v/v Bộ trưởng Trần Chánh Thành giải đáp các thắc mắc liên quan đến đường lối ngoại giao của VNCH.
– Tài liệu của Thượng nghị viện, Phụ tá Liên lạc Quốc hội v/v tái lập hoà bình tại Việt Nam và một số biến cố.
– Tài liệu, tin tức báo chí Indonesia và các nước đưa tin về chiến cuộc tại Việt Nam.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao về cải cách thủ tục về quy chế Việt kiều.
– Báo cáo của Bộ Ngoại giao về kế hoạch và tổng kết những thực hiện của Chính phủ trong lãnh vực ngoại giao.
– Báo cáo hoạt động của Toà Đại sứ VN tại Hoa Thịnh Đốn, tài liệu v/v các nhiệm sở ngoại giao VNCH thuộc vùng Á châu Thái Bình Dương tổ chức họp báo phổ biến đạo luật “Người cày có ruộng”.
– Tài liệu về hoạt động và thành tích của Toà Đại sứ VNCH tại Phnom – Pênh.
– Tài liệu của Chủ tịch Thượng nghị viện, Toà Đại sứ VN tại Washington về hoạt động của cựu Trung tướng Nguyễn Chánh Thi và việc Giáo sư Nguyễn Thanh Bình xin cho Trung tướng Thi hồi hương.
– Tuyên bố của Bộ Ngoại giao VNCH về cuộc tổng tiến công của Việt cộng, tài liệu về công tác ngoại giao vận và hoạt động của Bắc Việt tại Liên Hiệp quốc.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao v/v các nước công nhận và  tuyên bố quan hệ ngoại giao với Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam.
– Tài liệu v/v Thụy Sĩ, Úc thiết lập quan hệ ngoại  giao với Bắc Việt, Mặt trận Giải phóng Miền Nam và cho phép mở phái bộ thường trực, văn phòng liên lạc tại Thụy Sĩ, Úc.
– Tài liệu hướng dẫn về nghi lễ ngoại giao, tiếp ngoại giao đoàn tại Đà Lạt và Phan Rang.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao, VTX về hoạt động của Việt kiều tại Ai Lao, hoạt động của Phái bộ Quân sự VNCH tại Cămpuchia.
– Tài liệu về cựu Hoàng Bảo Đại khởi tố Toà án khẩn cấp Paris xin trục xuất Đại sứ VNCH tại Pháp ra khỏi căn nhà số 69 Avenue De Villers, Paris 17è.
– Phúc trình của Toà Đại sứ VNCH tại Rome v/v tiếp xúc và liên lạc với Toà Thánh Vatican.
– Tài liệu của Phủ Thủ tướng, Bộ Ngoại giao v/v Chính phủ Gia nã Đại tiếp nhận dân tị nạn và cứu trợ nạn nhân chiến cuộc VN.
– Tài liệu thuyết trình về bang giao và tương tranh quốc tế, Thông cáo chung  giữa VN Cộng hoà với các nước và giữa các nước khác trên thế giới. Tài liệu v/v Mã Lai Á dự định mời VNCH gửi giám sát viên tham dự thao diễn quân sự và thương thuyết thoả hiệp hàng không  giữa VNCH với MãLai Á.
– Tài liệu ký kết hiệp ước cứu trợ và giao hoàn phi hành gia hoặc khí  cụ không quân rơi xuống trái đất, tài liệu về các văn kiện song phương giữa VNCH và đồng minh. Tài liệu nghiên cứu của Phụ tá Đặc biệt về Ngoại vụ về quyền ký hiệp ước quốc tế của Tổng thống VNCH, Hoa Kỳ, Pháp và các vấn đề thoả ước hành pháp. Bản kê các văn kiện ngoại giao do VNCH ký kết hoặc gia nhập.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao v/v VNCH tham dự Hội nghị ngoại giao về tái xác định và phát triển luật nhân đạo quốc tế tại Genève, tài liệu tu chỉnh Thoả ước Việt – Mỹ.
– Tài liệu về tình hình chính trị tại Cămpuchia, Ai Lao, Đại Hàn, Mỹ, Tây Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Tây.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao về các cuộc viếng thăm của Tổng thống VNCH, các phái đoàn tại Hoa Kỳ, Đại Hàn, Trung Hoa Dân quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân…
– Tài liệu v/v Tổng thống các nước và phái đoàn nước ngoài viếng thăm Việt Nam Cộng hòa, tài liệu v/v xin thu hình, phỏng vấn Tổng thống, Tổng thống tiếp khách, họp báo.
 II.8. Tài liệu về kinh tế (1967-1975):
– Chương trình và chính sách phát triển, ổn  định kinh tế VNCH.
– Tài liệu về các phiên họp của Ủy ban Kinh tế Tài chính.
– Tài liệu về ngân sách quốc gia của các Phủ, Bộ, Tỉnh.
– Tài liệu về thành lập ngân hàng tại các tỉnh.
– Tài liệu về tuyên cáo, tuyên bố của Chính phủ VNCH, Bộ Ngoại giao đối với tài nguyên thiên nhiên quốc gia trong vùng biển, dưới đáy biển, tranh chấp biên giới, tìm kiếm, khai thác dầu hỏa thềm lục địa.
– Thiết lập các khu công nghiệp, khuếch trương hệ thống thuỷ điện, viễn thông, giao thông vận tải, các vấn đề khẩn hoang lập ấp.
– Tài liệu về áp dụng thuế giá trị gia tăng, miễn thuế, ấn định giá lúa, gạo.
– Dự luật về chấn chỉnh  kinh tế – tài chính quốc gia.
– Chương trình và chính sách phát triển, ổn định kinh tế VNCH, kế hoạch tài chính trong thời kỳ chuyển tiếp.
– Chính sách kinh tế đoản kỳ của Thủ tướng Chính phủ.
– Báo cáo của Bộ Kinh tế về tình hình hoạt động tháng, quý, năm, 3 năm. Tài liệu của Tổng Nha Kế hoạch về kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế 4 năm.
– Biên bản các phiên họp của Ủy ban Kinh tế – Tài chính.
-Thông điệp của Tổng thống VNCH về các biện pháp kinh tế tài chính và các ý kiến xung quanh Thông điệp này, bài thuyết trình của Tổng trưởng Kinh tế Tài chính về tình hình và các chủ trương, đường lối của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế.
– Tài liệu về Hội nghị Phát triển Kinh tế Vùng 1 Chiến thuật miền Bắc Trung nguyên Trung phần.
– Bản thống kê kinh tế tài chính 10 năm.
– Tài liệu của Giáo sư Nguyễn Văn Hảo nhận định về tình hình kinh tế tài chính Việt Nam trong 15 năm.
– Danh sách các quốc gia, các tổ chức cá nhân đang viện trợ hoặc sẽ viện trợ cho VNCH, tài liệu đề nghị viện trợ ngầm của thế giới tự do cho VNCH.
– Tài liệu v/v Chính phủ Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự cho VNCH, hợp đồng bảo đảm đầu tư của các cơ quan viện trợ Mỹ, tình hình viện trợ của Nhật Bản, tài liệu v/v VNCH xin viện trợ của Ý.
– Tài liệu của Văn phòng Quốc Vụ khanh Đặc trách Tái thiết và Phát triển về chương trình phát triển kinh tế các vùng; chương trình cải cách kinh tế mùa thu.
– Tài liệu v/v ổn định và phát triển kinh tế trong giai đoạn Việt Nam hoá chiến tranh.
– Dự án Luật bài trừ tham nhũng và chống lạm phát của Dân biểu Phan Huỳnh Đức.
– Tài liệu ban hành Luật Ngân sách quốc gia, dự án ngân sách quốc gia của các Bộ;
– Tài liệu của Hội  đồng Bình định và Phát triển TW v/v cấp ngân khoản đặc biệt cho Hội  đồng.
– Tài liệu của Bộ Kinh tế v/v ước lượng tình hình ngân sách và sai ngạch lạm phát.
– Tài liệu của Bộ Kinh tế về tình hình viện trợ thương mại và tín dụng ngoại quốc.
– Tài liệu v/v cấp quỹ đặc biệt cho Tổng Giám đốc CSQG, Tổng Tham mưu Quân lực VNCH.
– Tài liệu của Bộ Ngoại  giao v/v giải tán liên hiệp tiền tệ và thanh toán tiền tệ giữa VNCH – Campuchia và Lào.
– Tài liệu ban hành Luật “khoản đảm tái thiết và tương trợ”, Luật ấn định quan thuế biểu xuất, nhập cảng.
– Tài liệu của Tổng thống VNCH, Liên Bộ Kinh tế Tài chính về biện pháp đối với các vụ vi phạm luật lệ thuế vụ.
– Tài  liệu  của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam về áp lực lạm phát và đề án cải tổ của USAID nhằm chống lạm phát.
– Tài liệu v/v chuyển ngân bồi hoàn cho Toà Lãnh sự Việt Nam tại Hồng Kông.
– Báo cáo của Viện Thống kê về sự tiến triển của giá cả. Tài liệu của Phủ Thủ tướng, Bộ Kinh tế v/v mỗi xã mở tại Ty Ngân khố tỉnh “trương mục không lời” và nới rộng cho vay quỹ tiểu thương cho quân nhân, công chức.
– Tài liệu v/v Phái đoàn VNCH  dự Hội nghị Liên hiệp quốc về Mậu  dịch và Phát triển tại New Delhi.
– Tài liệu về Hội  chợ “kỹ nông công thương”, VNCH  tham  dự các hội chợ quốc tế.
– Tài liệu của Bộ Kinh tế, Nha Mãi mại, tỉnh Ba Xuyên, Bình Định v/v thu mua, chuyên chở, bán lúa gạo, hàng hoá.
– Tài liệu của Văn phòng Tổng thống, Bộ Kinh tế v/v sản xuất nông – ngư – lâm nghiệp liên hệ tới vấn đề xuất cảng.
– Tài liệu v/v VNCH gia nhập Hiệp định Quốc tế về khế ước du lịch.
– Tài liệu của Nhóm Nghiên cứu Kế hoạch Hành chính về kế hoạch phục hồi và phát triển kỹ nghệ Việt Nam.
– Bảng thống kê kỹ nghệ sản xuất và nhập cảng của VNCH.
– Tài liệu của Thượng Nghị viện khuyến cáo Chính phủ sớm ban hành Dự Luật ấn định tổ chức, điều hành, quản trị và kế hoạch phát triển các xí nghiệp công.
– Tài liệu ban hành Luật tìm kiếm, khai thác dầu mỏ, cùng điều kiện thuế khoá, lệ phí và  hối đoái liên hệ. Tài liệu v/v dời khu Mỹ nghệ An Hoà – Nông Sơn về  gần Nhà máy Nhiệt điện Đà Nẵng.
– Tài  liệu của Bộ Phát triển Nông thôn và các tỉnh v/v xin tái thiết, xây cất cầu, đường ở các địa phương, dự án xây dựng cầu Bắc Mỹ Thuận.
– Tài liệu v/v Hoả xa Việt Nam xin tái thiết các thiết lộ.
– Tài liệu của Nha Kiến thiết và Thiết kế Đô thị về bản tổng kết cuộc hội thảo chỉnh trang đô thành và vùng phụ cận, tài liệu của Phủ Thủ tướng v/v cấp ngân sách quốc gia xây cất gia cư cho thương phế binh và chỉnh trang khu Thủ Thiêm, An Khánh, Quận 9. Tài liệu v/v thuê, mua, hoán đổi nhà, đất.
– Hồ sơ ban hành Luật “Người  cày có ruộng”, bài nói chuyện của Tổng thống nhân dịp lễ phát bằng khoán ruộng đất tại các tỉnh.
– Tài liệu của Phái đoàn Kinh tế Mỹ tại Việt Nam v/v nền nông nghiệp Việt Nam bị tàn phá nhưng vẫn phát triển.
– Tài liệu v/v hợp tác kinh tế với tổ chức TCRR của Đài Loan về canh nông.
– Chương trình hoạt động tổng quát của Bộ Cải cách Điền địa và Phát triển Nông Ngư nghiệp.
– Tờ trình của Bộ Cải cách Điền địa và Canh nông về dự án xây đập Ba Tri thuộc tỉnh Kiến Hoà.
– Tài  liệu của Bộ trưởng Cải cách Điền địa và Phát triển Nông Ngư mục về hoạt động phát triển nông nghiệp.
– Ban hành Luật phê chuẩn thoả ước vay tiền của Ngân hàng Phát triển Á Châu để phát triển ngư nghiệp.
II.9. Tài liệu về văn hoá – xã hội – đoàn thể (1967-1975):
– Tài liệu về tổ chức các ngày lễ, tết.
– Kế hoạch, báo cáo về giáo dục, thông tin, y tế, xã hội.
– Tài liệu về hoạt động của các đảng phái, tôn giáo, nghiệp đoàn, các hiệp hội, mặt trận, tổ chức phụ trợ.
– Tài liệu về công tác cứu trợ nạn nhân chiến cuộc, bão lụt.
II.10. Tài liệu về hoạt động riêng biệt (1967 – 1975):
– Tài liệu về các chuyến kinh lý của Tổng thống, các bài nói chuyện, diễn văn.
– Báo chí phục vụ cho Tổng thống.
– Đơn, thư, thiệp trong nước, ngoài nước gửi Tổng thống.
– Hoạt động của phu nhân, lễ đính hôn của con gái Tổng thống.
II.11. Tài liệu về tổ chức (1967-1975):
– Tài  liệu về bầu cử Tổng thống, Phó Tổng thống, Thượng Nghị viện, Hạ Nghị  viện nhiệm kỳ I, II.
– Bầu cử Hội đồng đô, tỉnh, thị, xã.
– Tài liệu tổ chức bộ máy các cơ quan Chính phủ, các bộ, đô, tỉnh, thị.
– Tài liệu về đề bạt, bổ nhiệm, thăng thưởng, hồ sơ nhân sự các nhân vật cao cấp, nhân viên các phủ, bộ.
– Tài liệu về tổ chức hành chính tại TW, địa phương.
– Tài liệu về dự luật “Hải phận Việt Nam”, soạn thảo, ban hành Sắc luật ấn định lãnh hải Việt Nam về phương diện ngư nghiệp, các vi phạm chủ quyền VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thu thập tài liệu chứng minh chủ quyền của VNCH trên đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các tàu  thuyền nước ngoài vi phạm hải phận VN.
– Tài liệu của Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế v/v phổ biến ranh giới thềm lục địa Việt Nam.
– Tài liệu v/v tách, sáp nhập, điều chỉnh ranh giới các tỉnh, quận, huyện, xã.
   II.12. Tài liệu thi đua khen thưởng (1967-1975):
   – Tài liệu v/v thiết lập các loại huân, huy chương.
   – Tài liệu về ân thưởng Bảo quốc Huân chương, Chương mỹ Bội tinh, huy chương… cho các cá nhân trong và ngoài nước.
   – Tài liệu về lễ gắn huân, huy chương.
   II.13. Tài liệu về Hành chính – Quản trị (1967-1975):
   – Chỉ thị của Tổng thống về cách thức làm hồ sơ  trình Tổng thống đọc và ký các văn kiện.
   – Tài liệu về hội nghị, hội thảo hành chính.
   – Tập lưu các Sắc lệnh, Nghị định, Công văn, Phiếu trình.
   – Tài liệu về cách sắp xếp và lưu trữ hồ sơ.
   – Tài liệu về trực hàng ngày, di dời văn phòng, mua xe, xăng nhớt, địa chỉ, điện thoại của các phủ, bộ.