Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

[5.37.2] Diễn biến trận chiến đấu của bộ đội Việt Nam tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất Tết Mậu Thân, 31/1/1968

20170311 - Phần 2

Các bài liên quan

[5.37.1] Sơ đồ phân chia khu vực sân bay Tân Sơn Nhất của phía Mỹ, dịp Tết Mậu Thân 1968

[5.37] Diễn biến trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam dịp Tết Mậu Thân, 31/1/1968 - Phần 1

[5.31.1] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968

[5.31] Thông tin về ngôi mộ tập thể chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh khi tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, Tết Mậu Thân 1968




IX. Diễn biến trận đánh:


1.  Tối 30-31/1/1968, tất cả các lực lượng an ninh được đặt trong trạng thái báo động Vàng, ngoại trừ Đơn vị 377 cảnh vệ sân bay được đặt ở trạng thái báo động Đỏ.


2.  Khoảng 21h00, ngày 30/1/1968, Tiểu đoàn 53 VNCH bảo vệ sân bay (Lực lượng địa phương quân) nhận được tin tình báo từ Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp - JDOC báo có khoảng 80 bộ đội Việt Nam đang di chuyển hướng từ Tây sang Đông hần khu xóm Gò Mây (?). Tiểu đoàn lập tức tổ chức toán tuần tra 20 người và thực hiện lục soát quanh khu vực trên. Sau đó toán tuần tra lập điểm phục kích, lúc 23h45. Đến 01h45 ngày 31/1/1968, toán tuần tra không phát hiện được gì, liền di chuyển tiếp và sau đó quay về Sở chỉ huy tiểu đoàn, cách 2km phía Tây sân bay Tân Sơn Nhất.


3.  Khoảng 3h00, đã được thông báo về việc Đại sứ quán Mỹ và Đài phát thanh Sài Gòn đã bị tấn công. Lúc 03h05, JDOC đã báo động về việc Doanh trại Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH bị tấn công. Trạng thái báo động Đỏ đã được ban hành và tất cả các Chỉ huy đã liên lạc với JDOC. Khoảng 03h20, lính canh trên tháp canh số 16 (Đông – Đông Nam căn cứ) báo cáo quan sát thấy súng bộ binh bắn về hướng khu vực kho xăng dầu từ bên ngoài căn cứ. Các lực lượng đã được báo động và tiến ra vị trí.


4.  Khoảng 03h20, cổng số 2 (Đông – Đông Nam căn cứ, gần  doanh trại Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH) thông báo đã bị tấn công bằng súng bộ binh, hỏa lực. Lính Mỹ được triển khai đến khu vực này.


5. Khoảng 03h27, Toán anh ninh thông báo bị tấn công dữ dội bằng súng bộ binh và hỏa lực từ ngoài hàng rào phía Đông căn cứ và bắn về phía khu vực kho xăng dầu (Báo cáo này JDOC nhận được cả từ phía vị trí gác của lính Mỹ và lính VNCH).


6. Khoảng 03h30, lính gác ở lô cốt phía Bắc của doanh trại Tiểu đoàn 53 VNCH báo động phát hiện vài trăm người đang di chuyển từ phía Tây sang hướng Đông, cách doanh tại khoảng 400 mét. Khoảng 5 phút sau, lính gác báo cáo nghe thấy tiếng súng bộ binh bắn về phía sân bay. Khoảng 3h30, khu vực trọng yếu sân bay Tân Sơn Nhất đã tăng cường cho Tiểu đoàn 53 Toán trực thăng hỏa lực – LFT. Toán LFT được lệnh tấn công vào khu vực có lực lượng bộ đội Việt Nam đang tấn công.
7.  Khoảng 03h33, lô cốt số 51 (E6 – Tây Nam hàng rào căn cứ) báo cáo thấy đạn phóng lựu và súng cối bắn về hướng Đông nhưng bị hụt tầm. Các lực lượng SAT, CSC, dự bị được điều đến khu vực này (Thông tin này được lính gác Mỹ lẫn VNCH báo cáo).


8. Khoảng 03h34, E6 báo cáo quan sát thất khoảng 25 người ở phía Đông hàng cây thứ nhất, các xấp xỉ 100m hàng rào phía Tây căn cứ, đang bắn súng bộ binh và hỏa lực về phía khu Tây căn cứ. Các đơn vị phòng thủ căn cứ lập tức bắn trả.
9.  Khoảng 03h40, lô cốt 051 báo cáo bị trúng đạn súng cối hoặc đạn phóng lựu. Trung tâm điều hành an ninh - CSC điều xe cwusu thương đến lô cốt 051 để sơ tán thương binh. Nhưng xe cứu thương đã không thể tiếp cận được khu vực này do hỏa lực của phía bộ đội Việt Nam.


10. Khoảng 03h44, lô cốt 051 báo cáo hầng rào phía Tây đã bị phá thủng gần cổng 051 (75m bắc của lô cốt 051) và bộ đội Việt Nam đã vượt qua vào căn cứ. Toán phản ứng nhanh Echo và 2 trung đội của Toán đặc nhiệm 35 được điều đến khu vực là lực lượng chốt chặn.
11. Khoảng 03h45, thêm 2 Toán phản ứng nhanh được điều dến và triển khai dọc cufngv ới Toán phản ứng nhanh Echo và 2 trung đội của Toán đặc nhiệm 35. Các đơn vị này được bố trí song song và cách khoảng 100m phía Bắc đường Taxi W6 để ngăn chặn đường xâm nhập của bộ đội Việt Nam về phía Đông.
12.  Khoảng 03h47, Toán phản ứng nhanh Echo báo cáo tuyến phòng thủ đã bị tấn công bằng súng cối hoặc đạn phóng lựu (B40 hoặc B41).

13. Khoảng 03h55, có lẽ là đạn phóng lựu 40mm, nổ bênh cạnh tòa nhà của Tiểu đoàn 2 công vụ gần cổng số 10, xấp xỉ 300m nam của khu vực kho xăng dầu. Trong vòng 2 đến 3 phút, bộ đội Việt Nam tấn công dữ dỗi bằng súng bộ binh và hỏa lực B40 vào các vị trí dọc theo khu vực cổng số 10.


14. Khoảng 03h59, tháp canh A (phía hàng rào Tây Nam, 50m Đông của cổng 051) báo cáo rằng  lực lượng bộ đội Việt Nam đang tấn công vào phía Nam của tháp canh và Toán hỏa lực nhẹ LFT đang giao chiến với bộ đội Việt Nam ở khu vực trống trải phía Tây căn cứ.


15.  Khoảng 04h10, ở khu vực lân cận trại Phi Long (?), vị trí của Đại đội 13/Tiểu đoàn 53 VNCH, toán tuần tra đã giao tranh với khoảng 1 Trung đội bộ đội VIệt Nam. Toán tuần tra đã bắn nhau với phía bộ đội Việt Nam khoảng 5 phút và phát hiện ra phía bộ đội Việt Nam cố gắng bao vây nên toán tuần tra đã rút lui khoảng 200m về phía Nam, rồi gọi Toán hỏa lựa nhẹ LFT đến yểm trợ. LFT đã tấn công khu vực bằng súng máy và rocket. Lục soát khu vực phát hiện có 5 bộ đội Việt Nam chết và có 65 bộ đội VIệt Nam khác chết ở khu vực trống xung quanh. Phán đoán đơn vị này là lực lượng tăng cường để tấn công vào sân bay. Sau trận chiến không có thương vong, đơn vị quay về lại Sở chỉ huy Tiểu đoàn để bổ sung đạn dược.


16.  Khoảng 04h12, CSC liên lạc với JDOC yêu cầu toán LFT trợ giúp, nhưng bị từ chối do không phân định được ranh giới ta – địch nên trực thăng vũ trang không thể bắn yểm trợ được.


17.  Khoảng 04h15, Chỉ huy tiểu đoàn 2 công vụ cử 1 Trung đội cùng với 2 cố vấn Mỹ tăng cường cho khu vực cổng 051. Khi Trung đội tiến đến cách lô cốt 051 khoảng 100m thì bắt đầu bị bộ đội Việt Nam bắn từ phía lô cốt này. Thành viên của Trung đội cố gắng xác định hỏa lực bắn là của phía Mỹ hay bộ đội Việt Nam. Người lính này bị bắn bị thương do hỏa lực từ lô cốt và lập tức Trung đội bắn trả. Bộ đội VIệt Nam sử dụng sung DKZ 57mm thu được của VNCH bắn vào vị trí của quân đồng minh, làm 1 cố vấn Mỹ bị thương.


18. Khoảng 04h22, nhóm SAT (E1) báo cáo bị bắn dữ dội khi cách 20m phía Tây Nam lô cốt 051.

19. Bộ đội Việt Nam tiếp tục bắn vào xung quanh chu vi căn cứ bằng súng cối hoặc súng phóng lựu, súng bộ binh và vũ khí tự động. Một toán phản ứng nhanh QRT và 1 toán SAT được triển khai đến cổng 055 (Ở ngoài đầu phía Bắc căn cứ) để hỗ trợ lực lượng Việt Nam cộng hòa trong khu vực. Một toán QRT và 1 toán SAT được triển khai ở khu vực Đông Bắc kho xăng dầu để chống lại đông đảo bộ đội VIệt Nam. Một toán QRT được btrieenr khai ở cổng 1 và cổng 2 (Nam vành đai căn cứ và khu cổng chính) để chống lại bộ đội Việt Nam bắn vào từ bên ngoài căn cứ. Trung đội thứ 3 của Toán đặc nhiệm 35 là lực lượng dự trữ tại JDOC. Một toán QRT được tổ chức thêm làm lực lượng dự trữ ở khu vực phía Đông căn cứ để yểm trợ các đơn vị bị tấn công. Một toán QRT triển khai để yểm trợ lực lượng VNCH phòng thủ cổng 056 (Lô cốt 058, phía Đông Bắc căn cứ), nơi đang bị đông đảo hỏa lực của bộ đội VIệt Nam bên ngoài bắn vào. Một đại đội bộ binh (Toán đặc nhiệm Peter) từ Tổ hợp MACV được triển khai ở cánh phía Nam của cổng 10 có trách nhiệm trong khu vực tổ hợp MACV và cổng #10.


20.  Khoảng 05h00, lực lượng VNCH tăng viện 3 xe tăng nhẹ đến Tango3 và bắn vào khu vực bộ đội Việt Nam gần cổng 051. Trong vòng 15 phút, 2 trong số 3 xe tăng đã bị phá hủy bởi súng B40 hoặc B41, và chiếc thứ 3 bắt buộc phải rút về phía Đông gần khu trại Nam Hàn.


21. Lúc này, ước tính có khoảng 1 tiểu đoàn tăng cường bộ đội Việt Nam đã xuyên thủng vành đai phía Tây và đang tấn công vào cánh lực lượng Mỹ chốt chặn.


22. Khoảng 05h15, một số đơn vị chốt chặn đã bị hết đạn dược và kêu gọi tiếp tế. Tiếp tế đã được lực lượng Cảnh vệ và Toán cố vấn thực hiện. Các đơn vị Mỹ tiếp tục chiến đấu, gây cho bộ đội Việt Nam thiệt hại nặng.


23. Khoảng 05h23, pháo binh Tân Sơn Nhất đã có điều kiện nhìn rõ để bắn đạn nổ vào các vị trí bộ đội Việt Nam ở phía Tây vành đai. Lúc này, súng cối 81mm của Tiểu đoàn 2 quân vụ đã nhìn rõ để bắn vào các lực lượng bộ đội Việt Nam bên ngoài hàng rào. Hỏa lực của cả 2 đơn vị được bắn để nhằm chặn đường tiến quân của bộ đội VIệt Nam từ phía Tây của QL1.


24. Khoảng 05h29, tháp canh số #1 đã nhìn thấy bộ đội Việt Nam gần tuyến Nhóm Alpha/Echo. CSC bố trí Nhóm SAT và 2 Toán QRT phản ứng nhanh đến tuyến Đông và Tây, Bắc của đường lăn 25L, để ngăn chặn bất kỳ sự di chuyển nào của bộ đội Việt Nam lên phía Bắc. Lúc này,   bộ đội Việt Nam đã tiến sâu khoảng 600m và rộng khoảng 300m vào căn cứ.


25. Khoảng 05h45, cố vấn Biệt khu Thủ đô thông báo tới cố vấn của Khu trọng yếu Tân Sơn Nhất là Tướng Ware đã là Chỉ huy toàn bộ lực lượng Mỹ ở Biệt khu Thủ đô. Tướng Ware lập tức điều động Chi đội C/Chi đoàn 3-4 thiết kỵ, dưới sự chỉ huy của Khu trọng yếu Tân Sơn Nhất. Ông ta thông báo đơn vị này đang trên đường tới yểm trợ và có thể chỉ huy trên tần số radio của Toán cố vấn Tân Sơn Nhất.


26. Khoảng 05h51, Tháp canh số #1 báo cáo là các đơn vị đồng minh đang giao chiến với bộ đội Việt Nam ở phía Tây căn cứ.


27. Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH quay trở lại doanh trại, đã được thông báo là có hàng trăm bộ đội Việt Nam đang di chuyển từ Tây sang Đông cách từ 600 đến 800m phía Bắc doanh trại tiểu đoàn. Lệnh nổ súng từ cả lô cốt chỉ huy phía Bắc được ban hành.


28. Khoảng 05h58, 2 đại đội của Tiểu đoàn 8 dù VNCH đến khu vực và lực lượng chốt chặn và chuẩn bị phản kích.


29. Khoảng 06h03, Tháp canh số #1 báo cáo một số bộ đội Việt Nam đang rút lui qua điểm mở hàng rào ngoại vi ở phía Nam cổng 051.


30. Khoảng 06h24, lực lượng chốt chặn đã bị bắn dữ dội bằng rocket và súng cối.


31. Khoảng 06h30, Chi đội C/Chi đoàn 3-4 thiết kỵ (Thiếu 1 Trung đội) đã đến khu vực sau khi phải chiến đấu trên đường Ql1 từ căn cứ của mình tại Củ Chi, 20 dặm Bắc – Tây Bắc của Tân Sơn Nhất. Chi đội đã triển khai di chuyển theo cánh từ phía Bắc và tấn công vào lực lượng bộ đội Việt Nam ngay bên ngoài hàng rào ngoại vi sân bay. Cuộc tấn công này đã tạo điều kiện cho các đơn vị phòng thủ chiến đấu chống lại mũi tấn công bên trong thực hiện các đợt phản kích.


32. Khoảng 06h35, cuôc phản kích bắt đầu, với 2 đại đội của Tiểu đoàn 8 dù liên kết với các đơn vị Mỹ ở phía Nam, Bắc và Đông vị trí có bộ đội Việt Nam. Cuộc phản kích gặp phải kháng cự dữ dội sau khi tiến được 100m, và buộc phải dừng lại để gọi yểm trợ hơn nữa từ pháo binh và Toán hỏa lực nhẹ (Trực thăng vũ trang).


33. Khoảng 06h35 đến 07h30, đồn của nhóm Alpha (Tây Bắc đến Đông Bắc), Bravo (Đông) và Foxtrot (Nam) báo cáo bị bắn bằng súng bộ binh và hỏa lực vào vị trí của mình. Lực lượng phản kích tiến chậm chạp về khu ngoại vi phía Tây và bị bộ đội Việt Nam bắn trả dữ dội.


34. Khoảng 06h45, Đại đội địa phương quân VNCH 53/1 báo cáo là Tiểu đoàn bộ đội Việt Nam đã chiếm được làng Tân Phú, và bao vây Ban chỉ huy đại đội. Chỉ huy đại đội 53/1 đi tuần bên ngoài đã bị bộ đội Việt Nam tiêu diệt. Khoảng 06h45, bộ phận của Tiểu đoàn 53 địa phương quân di chuyển ra ngoài căn cứ về hướng Tây Bắc của làng Bà Quẹo, 500m Nam – Tây Nam lô cốt 051, và tiến đến khu vực được cho là có khoảng 2 đại đội tăng cường tấn công toán tuần tra. (Lục soát khu vực này sau đó cho thấy có 169 bộ đội Việt Nam chết).


35. Khoảng 07h15, Đại đội 53/3 địa phương quân VNCH báo cáo đã bị bao vây, yêu cầu Toán hỏa lực nhẹ LFT [trực thăng] yểm trợ. Sau 3 phi vụ của LFT, bộ đội Việt Nam rút lui về hướng Đông Bắc. Lục soát khu vực sau đó phát hiện 7 bộ đội Việt Nam chết. Phát hiện 40 bộ đội Việt Nam chết ở khu vực phía Bắc cách vị trí này 200m. Tất cả được chôn giấu và không có vũ khí [All had been hidden and stripped of all equipment].


36. Khoảng 07h30, bộ phận còn lại của Chi đội C/ Chi đoàn 3-4 thiết kỵ đã đến khu vực và tiến vào căn cứ theo cổng 055 và tiến đến cổng 051 để hỗ trợ cho Chi đội C, lúc này đang giao chiến.


37.  Khoảng 07h25, phòng tuyến của lực lượng phòng thủ Mỹ bị bắn phá dữ dội và bộ đội Việt Nam bắt đầu đợt tấn công vào phòng tuyến của lực lượng phản kích, nhưng không thành công. Hỏa lực dữ dội của bộ đội Việt Nam và theo sau là đợt tấn công lại, bây giờ được tin rằng để giúp sơ tán thương binh và rút lui bộ phận chủ lực còn lại.


38. Khoảng 07h59, Tháp canh #1 báo cáo đạn cối bắn vào phần phía Nam của khu vực lính dù VNCH. Hành động này có lẽ liên quan trực tiếp đến mục tiêu ở trên [Hỏa lực dữ dội để rút lui].


39. Chi đội B/Chi đoàn 3-4 thiết kỵ, cộng với pháo binh từ Sư đoàn 25 Mỹ bắt đầu tham chiến. Các lực lượng tấn công vào sườn bộ đội Việt Nam từ phía Bắc với tất cả các đơn vị trên phòng tuyến bên ngoài căn cứ. Hoạt động này làm giảm áp lực của các mũi tấn công của bộ đội Việt Nam.

40. Trong lúc này, với sự trợ giúp từ các đơn vị thiết kỵ và pháo binh, hỏa lực yểm trợ từ Toán LFT, tốc độ tiến quân của lực lượng phản kích [Mỹ] được tăng dần. Tháp canh #1 báo cáo thêm nhiều bộ đội Việt Nam cố gắng rút lui qua điểm thủng của hàng rào ngoại vi nằm giữa lô cốt 051 và cổng 051.


41. Khoảng 09h30, các đơn vị Mỹ trên cánh Bắc của phòng tuyến phản kích thành công khi chiếm giữ được khu vực phía nam cổng 051, phía Bắc dọc theo ngoại vi phía Tây căn cứ. Các đơn vị tiếp tục bị bắn bằng súng bộ binh, súng tự động, rocket từ vị trí bộ đội Việt Nam từ bên ngoài hàng rào phía Tây trong vài giờ đồng hồ.


42. Đơn vị dù VNCH ở cánh nam của lực lượng phản kích tiếp tục bị thương vong nặng và bắt đầu rút lui. Lô cốt 051, nằm trong hướng tiến của bộ đội Việt Nam từ sáng sớm, đã bị bắn dữ dội bằng súng bộ binh và súng tự động vào sườn phía Nam.


43. Khoảng 10h00, đơn vị dù rút lui về phía Bắc của tháp canh #3 và thiết lập vkhu vực phòng ngự trong khi xe tăng từ Chi đoàn 3-4 và Toán LFT cố gắng đánh bật khu vực lô cốt 051.


44. Khoảng 10h15, 1 LFT (trực thăng vũ trang) đã bị bắn rơi ở khu vực giữa lô cốt 052 và 052A. Có 3 LFT đã bị bắn rơi ở khu vực ngoại vi căn cứ trong các trận chiến buổi sáng.


45. Khoảng 12h10, lô cốt 051 đã được lực lượng Đoàn cảnh vệ 377 tái chiếm thành công, sau vài lần thất bại. Đây là lần cuối cùng khu vực này bị bộ đội Việt Nam chiếm giữ. Trong thời gian này, một số lần lục soát đã được thực hiện lên phía Bắc để đảm bảo không còn có bộ đội Việt Nam còn trong căn cứ.


46. Khoảng 12h17, điểm thủng hàng rào ngoại vi căn cứ được sửa lại. Hỏa lực của bộ đội Việt Nam tiếp tục bắn vào căn cứ từ hướng Tây trong vài giờ nữa.


47. Qua 8 giờ chiến đấu ở ngoại vi căn cứ, giao chiến dữ dội tiếp tục diễn ra ở cổng số #10 và Tổ hợp MACV. Khoảng 13h00, các khu vực khác được khôi phục an ninh và số bộ đội Việt Nam chết được ghi nhận là trên 82 người.


48. Khoảng 14h00, tiểu đoàn 8 dù VNCH, tiểu đoàn 1 và 4 thủy quân lục chiến VNCH nhận được lệnh từ JDOC tấn công vào khu kho Hong Tong Tay (Gần khu hàng rào Bắc – Đông Bắc), nơi vẫn còn có lực lượng bộ đội Việt Nam chiếm giữ. Tiểu đoàn 8 dù VNCH bị chặn lại ở phía Đông Nam cổng #10 do hỏa lực dữ dội từ phía bộ đội Việt Nam, cách 500m từ căn cứ.  Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến tiếp tục tấn công và bảo vệ Doanh trại Bộ Tư lệnh thiết giáp VNCH và Doanh trại pháo binh Cổ Loa đóng trong khu vực Hong Tang Tay. Sự kháng cự mãnh liệt của bộ đội Việt Nam đã khiến cho cả 3 tiểu đoàn VNCH phải thiết lập phòng ngự trước khi trời tối.


49. Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 18/ Sư đoàn 1 được tăng viện và đặt dưới sự chỉ huy của Khu trọng yếu Tân Sơn Nhất. Kế hoạch tấn công do JDOC ban hành đã bố trí Chi đoàn 3-4 thiết kỵ, Tiểu đoàn 53 ĐPQ VNCH, lực lượng tăng cường cho căn cứ trong vai trò chốt chặn, với Tiểu đoàn 1-18 tấn công bộ đội Việt Nam ở phía Tây Bắc. Các hoạt động này nhằm đẩy lực lượng chính bộ đội Việt Nam phân tán về hướng có các đơn vị chốt chặn. Bộ đội Việt Nam ngừng giao chiến trước lúc trời tối và rút lui về hướng Tây Nam vào làng Bà Quẹo và Phú Thọ Hòa. Chi đoàn 3-4  thiết kỵ báo cáo bị bắn dữ dội bằng súng bộ binh từ phía Nhà máy Vinatexco. Bầu trời quang đãng thuận lợi cho máy bay hoạt động và phi vụ oanh tạc đầu tiên đã được thực hiện bởi Phi đoàn 33 không quân VNCH. Máy bay F100 liên tục oanh tạc và kết uqar là 95% nhà máy bị phá hủy. Các vụ nổ dây chuyền liên tiếp xảy ra. Trên 170 bộ đội Việt Nam chết đã được ghi nhận và kho vũ khí lớn đã được phát hiện ở trong và xung quanh nhà máy.


50. Chi đội A/ Chi đoàn 1-4 thiết kỵ và Tiểu đoàn 2-27 bộ binh, Tiểu đoàn 2-327/ Sư đoàn 101 dù đã được triển khai dưới sự chỉ huy của Khu trọng yếu Tân Sơn Nhất và sau đó các điểm phòng ngự đã được triển khai chống lại nguy cơ từ các đợt tấn công khác của bộ đội Việt Nam. Cụ thể như sau:



a. Tiểu đoàn 3-27 (Thiếu 1 đại đội): Phòng thủ ohias sau cổng 051.


b. Tiểu đoàn 1-18 (Thiếu 1 đại đội): Dự bị cho khu vực Tây Nam căn cứ, gần đường băng 25L.


c. Tiểu đoàn 2-27 (Thiếu 1 đại đội): Là lực lượng cơ động phản ứng nhanh của Đoàn cảnh vệ 377, đóng tại khu đỗ trực thăng Mỹ (Tây Nam căn cứ).


d. Chi đoàn 3-4 thiết kỵ, với 1 đại đội của Tiểu đoàn 2-27 đóng ngay ở phía Nam cổng 056 (Lô cốt 058), là lực lượng phản ứng nhanh chống tại nguy cơ từ hướng Tây Bắc.


e. Một đại đội của Tiểu đoàn 2-327 và 1 đại đội của Tiểu đoàn 1-18 đóng tại khu vực Sở chỉ huy MACV. Các vị trí đóng quân ở trên đã hoàn tất lúc 21h00.



Căn cứ Tân Sơn Nhất được ổn định từ lúc này. Từ 22h15, lực lượng VNCH và Mỹ trong căn cứ quay trở lại sự chỉ huy của mỗi bên và chịu sự chỉ huy chung của tướng Ware, chỉ huy tiền phương dã chiến quân II Mỹ.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

[5.37] Diễn biến trận tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam dịp Tết Mậu Thân, 31/1/1968 - Phần 1

20170310


Link liên quan:
http://www.kyvatkhangchien.com/2016/10/531-thong-tin-ve-ngoi-mo-tap-chon-cat.html
http://www.kyvatkhangchien.com/2016/11/5311-thong-tin-ve-ngoi-mo-tap-chon-cat.html






II. Thời gian diễn ra: Từ 03h20 ngày 31/1/1968 cho đến 21h00 ngày 31/1/1968. Các vụ bắn súng bộ binh và tấn công tiếp tục diễn ra lẻ tẻ cho đến tận ngày 9/2/1968.



III. Địa điểm: Căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, và lân cận khu vực trọng yếu sân bay Tân Sơn Nhất. Các mũi tấn công bộ binh chính đã tiến qua khu vực lô cốt số 049 đến cửa 051 ở vành đai phía Tây sân bay. Bộ đội Việt Nam cố gắng vượt qua cửa số 10 (Vành đai phía Đông Nam) và tổ hợp MACV – Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam(Gần cửa số 10).



IV. Sở chỉ huy: Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất JDOC.



V. Chỉ huy đơn vị: Gồm có chỉ huy Phi đoàn 33 không quân VNCH (Chỉ huy khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất), Chỉ huy Đoàn trợ chiến số 377, Chi đoàn cảnh vệ sân bay số 377, Chỉ huy tổ hợp MACV, Chỉ huy Trung đội trực thăng vũ trang – Đại đội không quân số 120.



VI. Các đơn vị quân Mỹ và VNCH tham chiến:

- Tiểu đoàn 2 phục vụ VNCH

- Tiểu đoàn 8 dù số VNCH

- Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH

- Tiểu đoàn 1 thủy quân lục chiến VNCH

- Tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến VNCH

- Chi đoàn cảnh vệ sân bay số 377 (Mỹ)

- Lực lượng đặc nhiệm 35 (Lính Mỹ tăng cường từ tổ hợp MACV cho Đoàn cảnh vệ 377)

- Lực lượng đặc nhiệm Peter (Lính Mỹ tăng cường từ Tổ hợp MACV cho Doanh  trại MACV)

- Chi đội A, Chi đoàn 1, Trung đoàn 11 thiết kỵ Mỹ

- Chi đoàn ¾ thiết kỵ, Sư đoàn 25 Mỹ

- Tiểu đoàn 1/18 bộ binh – Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ

- Tiểu đoàn 2/27, Sư đoàn 25 Mỹ

- Tiểu đoàn 2/327, Sư đoàn 101 dù Mỹ

- Tiểu đoàn 1/27, Sư đoàn 25 Mỹ

- Trung đội 1 trực thăng vũ trang, Đại đội 120 không quân

- 3 vị trí radar phản pháo

- Nhóm chiến đấu lâm thời (Khu vực kho Hong Tong Tay)

- 1 Trung đội pháo 105mm VNCH Tân Sơn Nhất

- 1 Trung đội pháo 105mm VNCH Cổ Loa

- 1 đại đội hỗn hợp bộ binh và 1 Trung đội xe tăng – Nhóm phòng thủ của Phi đoàn 33 không quân VNCH

- Các lực lượng địa phương quân và dân vệ khác

- 150 lính không quân Mỹ tăng cường cho Đoàn cảnh vệ sân bay 377

- Không quân VNCH và Trung tâm điều phối không quân chiến thuật của Tập đoàn 7 không quân Mỹ

- 1 pháo đội 105mm thuộc Sư đoàn 25 Mỹ

- Chi đội A, Chi đoàn ¼ thiết kỵ

- Đội cố vấn của Khu vực trọng yếu sân bay Tân Sơn Nhất



VII. Tin tình báo

a. Tình báo trước khi xảy ra tấn công

(1) Báo cáo tình báo cộng với nguồn tin Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp (JDOC) nhận được 30 ngày trước khi diễn ra tấn công đã cho thấy một số hoạt động của địch quân có thể xuất hiện trong kỳ nghỉ Tết. Tình báo phán đoán địch quân có khả năng tập kích quy mô lớn bằng súng cối và đạn pháo phản lực cộng với tấn công bộ binh với lực lượng không quá tiểu đoàn tăng cường. Các bài diễn tập được viết ngày 24/1/1968 và chuyển tới các Chỉ huy có liên quan để thẩm định và thực thi vào tối ngày 26 – 27/1/1968. Các bài diễn tập thử khả năng của tất cả các lực lượng bảo vệ trong biên chế khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất. Cổng 051, điểm yếu nhất trong vành đai và là điểm dự đoán đường xâm nhập từ hướng biên giới Campuchia về đã được chọn làm điểm mô phỏng địch quân xâm nhập. Tình trạng thực hành Vàng đã được bắt đầu từ lúc 02h25 ngày 27/1/1968. Diễn tập Tết bắt đầu, bao gồm các điểm lưu ý của Chỉ huy, bắt  đầu lúc 05h00 tại Sở chỉ huy Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp (JDOC).


(2) Trạng thái tình báo trong ngày ngay trước khi diễn ra tấn công vẫn không có thay đổi so với bình thường. Không có dấu hiệu nào cho thấy địch quân tấn công sân bay Tân Sơn Nhất sắp xảy ra. Các điệp viên tình báo không thấy dấu hiệu thay đổi của vị trí, trạng thái, hoặc số lượng của lực lượng địch quân trong khu vực.



(3) Lúc 10h20 ngày 30/1/1968, Chỉ huy Đoàn cảnh vệ sân bay 377, ban bố tình trạng báo động an ninh màu Xám có hiệu lực cho đơn vị mình trong trạng thái gia tăng các hoạt động của địch quân dịp Tết và giảm các hoạt động của lực lượng VNCH do nghỉ lễ.


(4) Lúc 17h32 ngày 30/1/1968, Đoàn cảnh vệ sân bay 377 đã được đặt trong báo động tình trạng an ninh Đỏ bởi mệnh lệnh của Chỉ huy Tập đoàn không quân 7 Mỹ. Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp (JDOC) đã cố gắng xác nhận báo động tình trạng an ninh Đỏ với phía quân đội Mỹ nhưng không thành. Tất cả các lực lượng trong khu vực trọng yếu Tân Sơn Nhất vẫn còn ở trạng thái báo động Trắng, ngoại trừ Đoàn cảnh vệ sân bay 377 và Lực lượng đặc nhiệm 35, và tất cả các lực lượng phòng thủ Tân Sơn Nhất còn lại đều ở trạng thái báo động Vàng.



b. Thông tin tình báo sau tấn công: Các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn tình báo, bao gồm từ Tập đoàn không quân 7 Mỹ, MACV, các cơ quan trực tiếp yểm trợ Khu trọng yếu Tân Sơn Nhất.

(1) Tấn công sân bay Tân Sơn Nhất là một phần của đợt tấn công diễn ra ở tỉnh Gia Định và miền nam Việt Nam.



(2) Được cho rằng kế hoạch tấn công Tân Sơn Nhất đã được xây dựng và thống nhất bởi chỉ huy bộ đội Việt Nam vào sớm ngày 22/12/1967. Và cuộ tấn công được lên kế hoạch trước dịp nghỉ Tết.



(3) Các nguồn tình báo ước lượng có 9 tiểu đoàn bộ đội Việt Nam ở khu vực Sài Gòn, và ít nhất 7 tiểu đoàn đã tham gia tấn công vào căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Các tiểu đoàn bộ đội Việt Nam ở khu vực Sài Gòn còn được tăng cường và yểm trợ từ 12 đại đội hoặc cỡ lớn hơn của Sư đoàn 5 Quân Giải phóng.



(4) Đã không được nhận biết rõ về danh tính, phiên hiệu, hoạt động cụ thể của hầu hết các đơn vị tham gia tấn công căn cứ Tân Sơn Nhất. Vai trò của các đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công và danh tính được bình luận như sau:



(a) Các đơn vị không xác định bắn phá trực tiếp vào các công trình ở hướng khu vực kho xăng dầu và khu đỗ máy bay C130. Hướng bắn đến từ ngoài căn cứ phía đầu Đông đường băng, gần đường tiếp cận đường băng.



(b) Áp lực lớn từ bộ phận của Tiểu đoàn đặc công C10 và Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương lên trụ sở Bộ Tổng tham mưu VNCH, đóng bên cạnh phía Tây Nam vành đai sân bay, và các đơn vị này đã xâm nhập vào Bộ Tổng Tham mưu VNCH qua hàng rào phía Đông nam.



(c) Hỏa lực súng bộ binh địch quân bắn dữ dội về cổng số 2, có thể là lực lượng Tiểu đoàn 2 bộ đội địa phương và Tiểu đoàn C10 đặc công.



(d) Các lực lượng bộ đội Việt Nam, có thể là Tiểu đoàn 6 bộ đội địa phương và Tiểu đoàn C10 đặc công, tấn công lối vào phía Nam của Căn cứ MACV, xấp xỉ 250m đông nam hàng rào ngoại vi căn cứ. Lực lượng bộ đội Việt Nam này ước tính khoảng 1 đại đội tăng cường (Trên 200 người).



(e) Lực lượng bộ đội Việt Nam ước tính khoảng 4 tiểu đoàn tăng cường tham gia tấn công khu ngoại vi phía Tây căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Lực lượng tham gia và chiến thuật thực hiện được chỉ ra dưới đây. Có 3 đơn vị chính cỡ tiểu đoàn ở vị trí hàng dọc ở thời điểm tấn công.



[1] Bộ phận của Tiểu đoàn C10 đặc công tiếp cận dãy hàng rào bằng xe Lambretta trên QL1A. Bộ đội đặc công xuống xe và điểm hỏa, được cho là bộc phá ống phá rào, để phá hàng rào. Lượng nổ đã mở tung phần hàng rào bên ngoài, và bộ đội Việt Nam tiến vào bên trong. Khu vực tập hợp của lực lượng đặc công là lân cận làng Phú Cường, khoảng 15km phía Bắc sân bay Tân Sơn Nhất.



[2] Tiểu đoàn 267 bộ đội chủ lực là tiểu đoàn dẫn đầu (Có khoảng 25% là người miền Bắc), và là lực lượng chính tấn công vành đai phía Tây sân bay. Tiểu đoàn này, cũng như các tiểu đoàn khác tấn công sân bay, có quân số từ 450 đến 500 người. Đơn vị này đã tiến sâu nhất vào sân bay Tân Sơn Nhất. Khu vực tập hợp của họ xấp xỉ 6km nam làng Đức Hòa (?), cách khoảng 18km phía Tây sân bay.



[3] Tiểu đoàn 16 (D16) bộ đội chủ lực, là đơn vị thứ 2 trong đội hình lực lượng tấn công. Một số bộ đội hy sinh thuộc đơn vị này đã được tìm thấy bên trong và thâm chí ngay ngoài hàng rào ngoại vi. Có thể tiểu đoàn này đã đóng cùng với hoặc rất gần với Tiểu đoàn 267 ở trên, nên khó phân biệt được những người lính đã hy sinh là của đơn vị nào. Phần lớn bộ đội của đơn vị này là người miền Bắc.



[4] Tiểu đoàn 269 chủ lực là đơn vị ở phía sau của đội hình tấn công. Khu vực trú quân trước khi tấn công là ở gần Đức Hòa. Đơn vị này đã bị Tiểu đoàn 53 địa phương quân VNCH tấn công vào sườn phía Đông và Nam trước khi đến được hàng rào ngoại vi sân bay.



[5] Tiểu đoàn 90 của Trung đoàn 1 (Mật danh KB 604) ở vị trí Nhà máy dệt Vinatexco Tây Bắc lối tiếp cận khu hàng rào ngoại vi phía Tây sân bay. Tiểu đoàn này có 12 vị trí súng cối ở phía Bắc, Tây và Nam của Nhà máy và có thể bắn yểm trợ thường xuyên cho lực lượng tấn công. ĐƠn vị này có quân số khoảng trên 170 người chết do các cuộc ném bom vào Nhà máy trong suốt ngày 31/1/1968. Các nguồn tin tình báo Việt Nam cho biết trong số các thương vong ở Nhà máy dệt, có 7 phi công Bắc Việt và 15 thợ kỹ thuật hàng không Bắc Việt. [Có lẽ phía Mỹ cho rằng phía Quân Giải phóng có kế hoạch lấy máy bay Mỹ chiếm được ở sân bay Tân Sơn Nhất để sử dụng nên có lực lượng này – Rongxanh chú thích thêm]



[6] Các lực lượng hỗ trợ cho các Tiểu đoàn này hoặc bộ phận của các Tiểu đoàn khác chưa xác định được phiên hiệu, đã yểm trợ bằng pháo binh cho các đơn vị tấn công sân bay.



VIII. Tình trạng của lực lượng cảnh vệ sân bay



a. Tổng quân số cảnh vệ sân bay tại thời điểm bị tấn công là 890 người. Trong đó, 75 người, bằng 8% quân số, bị ốm, hoặc đang chờ hoàn thành khóa huấn luyện. Quân số thực tế hiện diện là 815 người, 56% (là 457) đã có mặt ở thời điểm diễn ra tấn công. Khi chuyển trạng thái báo động Đỏ lúc 17h30 ngày 30/1/1968, tám Tổ phản ứng nhanh (mỗi Tổ có 13 người, chiếm 13%) đã được thành lập, trang bị, sẵn sàng đối phó với các đợt tấn công. 262 người còn lại (32%) được vũ trang và chờ ở doanh trại cho đến khi có lệnh gọi.



b. Khi chuyển trạng thái báo động Đỏ, 3 trung đội lính Mỹ (Toán đặc nhiệm 35) đã được báo động và lệnh có mặt sau 5 phút, là lực lượng dự bị cho Đoàn cảnh vệ sân bay 377. Các Trung đội này, mỗi trung đội biên chế 30 người, ngay lập tức có mặt dưới sự chỉ huy của Chỉ huy Đoàn cảnh vệ 377, theo kế hoạch phòng thủ căn cứ.



c. Theo các thủ tục hiện hành, Đoàn cảnh vệ được chia thành 2 toán. Toán ban đêm, có trách nhiệm hoạt động ở thời điểm bị tấn công, gồm có 2 sỹ quan và 446 binh lính. Cụ thể như sau:

(1) Bảo vệ hoạt động bay

(a) Nhóm giám sát: 15 người

* Chỉ huy bay: 1

* Trợ lý chỉ huy bay: 1

* Trung tâm hành quân phòng thủ hỗn hợp: 3

* Liên lạc/Vẽ, Kế toán: 4

* Trung tâm điều hành an ninh CSC và Tổ báo động an ninh SAT: 6

(b) Nhóm Alpha:  60 người

* Nhóm NCOIC: 1

* Lô cốt M16: 23

* Tháp canh: 12

* Các vị trí đồn kiểm soát lối vào: 14

* Nhóm báo động an ninh: 6

* Lô cốt M60: 4

(c) Nhóm Bravo:  55 người

* Nhóm NCOIC: 1

* Lô cốt M16: 7

* Tháp canh: 6

* Canh gác khu vực và kiểm soát lối vào: 24

* Nhóm báo động an ninh: 9

* Lô cốt M60: 8

(d) Nhóm Charlie:  35 người

* Nhóm NCOIC: 1

* Lô cốt M16: 9

* Các đồn đặc biệt và kiểm soát lối vào: 17

* Nhóm báo động an ninh: 6

* Lô cốt M60: 2


(e) Nhóm Delta:  57 người

* Nhóm NCOIC: 1

* Lô cốt M16: 15

* Kiểm soát lối vào và canh gác khu đỗ: 27

* Nhóm báo động an ninh: 6

* Lô cốt M60: 8

(f) Nhóm Echo: 47 người

* Nhóm NCOIC: 1

* Lô cốt 051: 5

* Tháp canh: 5

* Lô cốt M16: 12

* Các đồn đặc biệt và kiểm soát lối vào: 14

* Nhóm báo động an ninh: 7

* Lô cốt M60: 3


(g) Nhóm Foxtrt: 12 người

* Nhóm NCOIC: 1

* Tháp canh: 2

* Lô cốt M16 và Lô cốt M60: 4

* Nhóm báo động an ninh: 5

(h) Dự bị Nhóm báo động an ninh: 12

Tổng cộng nhóm an ninh bay: 293

(2) Nhóm K9

(a) NCOIC: 1

(b) Giám sát: 2

(c) Tuần tra vũ trang SAT: 6

(d) Yểm trợ: 2

(e) Nhóm quân khuyển: 47

Tổng cộng Nhóm K9: 58 người

(3) Nhóm Điều hành bay

(a) Chỉ huy bay và Trợ lý: 2

(b) Nhóm trưởng, thư ký, liên lạc: 4

(c) Tuần tra : 12

(d) Kiểm soát lối vào và cổng: 15

(e) Kiểm soát lối vào, các đồn đặc biệt: 29

(f) Cảnh vệ bảo vệ doanh trại Tập đoàn không quân 7: 12

(g) Toán phản ứng nhanh: 13

(h) Bảo vệ khu hải quan và sảnh chờ: 8

(4) Nhóm khác

(a) Sỹ quan vận hành bảo vệ hệ thống vũ khí: 1

(b) Kho vũ khí: 4

Tổng cộng: 5

Tổng cộng làm nhiệm vụ: 457

(5) 8 Toán phản ứng nhanh (Mỗi toán 13 người): 104

(6) Lực lượng dự bị: 254

(7) 3 Trung đội lính Mỹ dự bị (Toán đặc nhiệm 35, mỗi toán 30 người); 2 trung đội của Tiểu đoàn 69 thông tin, 1 trung đội của Tiểu đoàn 53 vận tải: 90



TỔNG CỘNG LỰC LƯỢNG MỸ: 905