Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

[8.2] Tổ chức - Nhiệm vụ của Phòng Quân báo Mặt trận 479 Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, năm 1981



20170308

 
Rongxanh post bài dịch từ năm 2009, do Cục tình báo trung uơng Mỹ CIA tổng hợp.
 1. Đầu tháng 6/1980, Phòng Quân báo Mặt trận 479 Quân đội nhân dân VN chuyển vị trí đóng quân từ thành phố Siem Reap, nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận 479, đến Phnum Rumduol.
Phòng Quân báo MT 470 gồm có Ban phận kỹ thuật, Ban Địch vận, Ban “K” và tiểu đoàn 47 trinh sát và một số bộ phận khác chưa được xác định.

Tiểu đoàn 47 trinh sát chuyển từ căn cứ cũ cách cầu Siem Reap khỏang 100m trên bờ Tây sông Siem Reap đến đóng tại Phum Rumduol. Các Đại đội 1, 3, 4 trinh sát đóng tại Phum Rumduol, Phum Liep và ngã ba trên Ql6 tại làng Kralanh.

2. Phòng Quân báo MT 479, các đơn vị trực thuộc và tiểu đoàn trinh sát có khoảng 185 quân nhân, trong đó khoảng 50% là tân binh.  Khoảng 70% là người miền Bắc Việt Nam.

Ban Kỹ thuật có khoảng 40 người, bao gồm bộ phận thông tin, bộ phận bản đồ. Bộ phận thông tin nhận và chuyển các bức điện giữa Phòng Quân báo Mặt trận và bộ phận quân báo/ trinh sát hoạt động cùng với các Sư đoàn: 75 (Sư đoàn 5), 72 ( Sư đoàn 302 – RX chú thích) và 59. Bộ phận Bản đồ chịu trách nhiệm vẽ vị trí các đơn vị quân đội Thái Lan, các lực lượng quân Khmer không cộng sản, lực lượng Campuchia dân chủ tại khu vực biên giới.

Ban “Địch vận” với quân số khoảng 20 người, có trách nhiệm tuyển dụng nhân mối chui sâu trong quân đội Thái Lan, lực lượng DK và các lực lượng chống đối khác; cố gắng lôi kéo các thành viên các lực lượng này rời bỏ hàng ngũ về với Quân đội nhân dân VN. Chỉ huy phó Ban Địch vận tên là Tuấn, sinh năm 1942 tại miền Nam VN.

Ban K (Campuchia) có 20 người. Thượng  úy (Senior Captain) Hai Vu, sinh năm 1938 tại miền Nam VN, tập kết 1954, là chỉ huy Ban K. Nhiệm vụ của Ban K là tuyển mộ điệp viên chui sâu vào lực lượng Quân đội nhân dân Campuchia (PRK). Các điệp viên chui sâu này đã điều khiển các hoạt động của các đơn vị và lực lượng của PRK tại khu vực biên giới. Ban này thường thực hiện các nhiệm vụ không xác định bảo vệ an ninh xã hội khu vực hoạt động của MT 479 do thiếu lực lượng và khả năng của lực lượng an ninh PRK gần khu vực biên giới .

3. Tiểu đoàn 47 trinh sát trực thuộc Phòng Quân báo MT 479, có khoảng 30 sỹ quan và 70 lính. Khoảng 80% số người của TIểu đoàn 47 là người miền Bắc VN và khoảng 20% là miền Nam. Chỉ huy của Tiểu đoàn là Thượng úy? Thanh, sinh năm 1944 tại miền Bắc VN. Sỹ quan chỉ huy khác tên là Hoa, sinh năm 1945 tại miền Bắc VN. Tiểu đoàn được trang bị súng máy hạng nặng kiểu 54, súng tiểu liên kiểu 56, súng máy M60, DK 57 và 75mm, AK47 và một số loại lựu đạn Mỹ và TQ.

4. Tiểu đoàn 47 gồm 3 đại đội trực thuộc, mang phiên hiệu 1, 3, 4. Mỗi đại đội có khoảng 90 đến 100 người. Khoảng 20/5/1980, Tiểu đoàn 47 đã tổ chức lại, biên chế người của 3 đại đội 1, 3, 4 thành 24 tổ quân báo/ trinh sát. Các thành viên của tổ chịu sự quản lý về mặt hành chính và hoạt động của các đại đội tương ứng, các tổ này được giao tăng cường về các Sư đoàn 75, 72 và 59.

5. Nhiệm vụ của các Tổ quân báo/ trinh sát biên chế về các Sư đoàn là luồn sâu vào các khu vực do DK và các lực lượng chống đối Khmer không cộng sản kiểm soát dọc biên giới Thái Lan/ Campuchia và dẫn đường cho các hoạt động xuyên biên giới nhằm thu thập thông tin về các đơn vị quân đội Thái Lan.

Phòng Quân báo MT 479 biên chế 1 sỹ quan làm chỉ huy mỗi tổ quân báo/ trinh sát. Các Sỹ quan này được huấn luyện và có kinh nghiệm trinh sát, quân báo, và đặc công. Mỗi tổ được trang bị 1 máy thông tin TQ sản xuất kiểu 81 để thu nhận liên lạc với Tiểu đoàn 47 và phòng Quân báo. Các Sư đoàn 75, 72, 58 cung cấp lương thực và đảm bảo an toàn cho các Tổ quân báo khi hoạt động tại các khu vực tương ứng cũng như các thông tin chung về hiện trạng các lực lượng quân sự trong khu vực hoạt động.

6. Trước khi chuẩn bị hoạt động, các tổ trinh sát/ quân báo thường thiết lập các căn cứ tạm như các điểm khởi đầu để chuẩn bị kế hoạch hoạt động. Các tổ này thường trang bị AK47 báng gấp và  mặc quân phục phục thông dụng của lính tại khu vực mục tiêu. Các tổ chỉ di chuyển vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày. Các tổ đi cắt rừng trong khi làm nhiệm vụ để tránh bị phục kích trong khu vực hoạt động và rút lui nhanh chóng khi đối mặt với kẻ thù. Toàn bộ các thành viên của các tổ này đều được huấn luyện và có khả năng đặc biệt để chống lại kẻ thù, nhưng chỉ tấn công khi nhận được lệnh trực tiếp từ Ban chỉ huy phòng Quân báo MT479.

7. Kết thúc mỗi nhiệm vụ, tổ trưởng sẽ nhanh chóng báo cáo bằng máy thông tin lên chỉ huy phòng Quân báo. Báo cáo hoạt động bao gồm lực lượng và phân bố, các hoạt động và di chuyển của các đơn vị địch.

8. Theo lời binh nhất THONG, thành viên Tổ trinh sát đóng tại khu vực Sisophon, tất cả các thành viên của tổ đều được đào tạo 6 – 12 tháng kỹ thuật trinh sát và hoạt động đặc biệt tại Trường trinh sát đặc công Dong Ban tại huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Các sỹ quan và binh lính của đơn vị này được lựa chọn thông qua lý lịch, kinh nghiệm. (Nguồn tin chú thích: Một số thành viên của Tiểu đoàn 47 trinh sát nói rằng THONG là con của Thiếu tướng BA TRAN, cán bộ cao cấp của Quân báo Quân đội Nhân dân VN).


Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

[5.36] Vài thông tin về Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ 37mm/ Binh trạm 1 - Đoàn 559 Trường Sơn ở khu vực trọng điểm ATP đường 20 Quyết Thắng, tháng 12/1969

2017021264034

Có thân nhân đi tìm thông tin Liệt sỹ như sau:
Hy sinh L 20/12/1969 tại mặt trận phía Tây(Lào). Đơn vị A3, C1, D14, BT 1 đoàn 559. (Pháo cao xạ 37ly) HT 821113 KT. Theo thông tin đồng đội của anh tôi thì nơi hy sinh gần cao điểm Phu na nhích trục đường 20 Quyết Thắng( khu vực đèo Xe Phan-Xong Pén thuộc Lào)

 Thông tin của phía Mỹ ghi nhận trận địa pháo phòng không [Mỹ thường ghi nhận có pháo phòng không 37mm ở khu vực đường đường Sơn] gần khu vực núi/ đèo Phu Lennhik (Khu vực trọng điểm ATP trên đường 20 Quyết Thắng) trên đất Lào, thời điểm liệt sỹ hy sinh 20/12/1969 trên bản đồ như sau (Khu vực khoanh đỏ, có dấu x):





[Cập nhật ngày 10/3/2017:
 Lịch sử Đoàn 559 thì tháng 9/1969 có sự thay đổi sắp xếp tổ chức các đơn vị, theo đó thì d14 cao xạ trực thuộc Binh trạm 31, phụ trách đường 128 và 129 từ Na Tông đến Lùm Bùm, cự ly 100km.Còn Binh trạm 14 thì phụ trách tuyến đường 20 (Đi qua trọng điểm ATP), trong đó tiểu đoàn cao xạ mang phiên hiệu 42]

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017

[5.35] Vài thông tin về hoạt động của Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 24A tháng 5/1969 tại khu vực Dakto - tỉnh Kontum



2017021264034

- Tiểu đoàn 5 hoạt động ở khu vực thành phố Kontum từ tháng 2/1969. Giấy tờ thu được ngày 7/3/1969 tại Kon Honong, ngày 21/3/1969 tại Kon Hơring đã xác nhận sự có mặt của d5/E24.

-  Tháng 4/1969, d5 di chuyển đến khu vực Dak Seang để hỗ trợ lực lượng địa phương và thực hiện các cuộc tấn công. Ngày 25/5/1969, d5/E24 tấn công làng Kon Horing và sau đó di chuyển trở lại Dak Seang để bổ sung quân số và hậu cần. Nhiệm vụ của d5/E24 là tấn công các ấp chiến lược [Ấp tân sinh] xung quanh khu vực Dak To. Các cuộc tấn công này sẽ được thực hiện cùng với các đơn vị bộ đội địa phương từ Huyện H80 của tỉnh Kontum (Có thể là d304 tỉnh đội Kontum). 

- Ngày 4/6/1969, d5/E24 được bổ sung khoảng 150 tân binh. D4 và d5/E24 có nhiệm vụ chặn cắt quốc lộ 14 và uy hiếp các đơn vị của Trung đoàn 42 VNCH trong tỉnh Gia Lai. Phối hợp với d5/E24 có Đại đội 6/Tiểu đoàn K20 đặc công để hoạt động ở tỉnh Kontum.

- Rạng sáng ngày 10/6/1969, tại đồn địa phương quân VNCH tại ấp chiến lược gần Dakto bị Tiểu đoàn 5/Trung đoàn 24 tấn công.

- Website Chinhsachquandoi.gov.vn ghi nhận LS Nguyễn Hồng Định đơn vị C5/d5/E24 hy sinh 11/6/1969 khi chiến đấu tại Kon Đào/ Kontum. An táng ban đầu tại tọa độ (27-07) [Link: http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/13608] [Gần khu vực ấp chiến lược bị tấn công ngày 10/6/1969]

- Chỉ huy của d5 gồm: Tiểu đoàn trưởng Tat, tiểu đoàn phó Tri, Chính trị viên Ton, Chính trị viên phó Le.




Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

[5.34] Thông tin về trận đánh của Trung đoàn 165 - Sư đoàn 7, ngày 22/6/1967 tại Bàu Cà Nhum

2017022779049

 

1. Thông tin về trận đánh ngày 22/6/1967 của Trung đoàn 165 – Sư đoàn 7 tại Bàu Cà Nhum như sau:


Ngày 22/6/1967, địch dùng máy bay lên thẳng đổ xuống Bàu Cà Nhum một đại đội biệt kích (Cách vị trí đóng quân của Trung đoàn khoảng 500m). Lúc này, các đơn vị trong trung đoàn đều đi công tác, chỉ có đại đội 1 tiểu đoàn 4 ở lại bảo vệ căn cứ. Sau khi sóat xét tình hình, đồng chí Lưu Hữu Thiết, trung đoàn phó xuống trực tiếp giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 4, tiêu diệt đại đội biệt kích ngụy. Dưới sự chỉ huy kiên cường của đại đội trưởng, trong 3 ngày chiến đấu đại đội đã tiêu diệt gọn đại đội biệt kích, thu toàn bộ vũ khí trang bị (địch bỏ lại 30 xác tại trận địa). Đến ngày 29/6/1967, địch lại đội 1 đại đội biệt kích xuống Bàu Cà Nhim. Lập tức Trung đoàn lệnh cho Tiểu đoàn 6 bí mật cơ động, bao vây tiêu diệt khi chúng chưa kịp triển khai đội  hình. Bị đánh bất ngờ buộc bọn địch phải rút vội về Tân Hưng..


2. Tổng hợp thông tin của phía Mỹ về trận đánh này

- Toán tuần tra của lực lượng biệt kích VNCH tuần tra ven khu vực Lộc Ninh, trại biệt kích Lộc Ninh, tỉnh Bình Long, giao chiến với lực lượng Bắc Việt gồm 5 người vào ngày 22/6/1967. Sau 5 phút, lực lượng Bắc Việt ngừng giao chiến, có 1 bộ đội Bắc Việt bị chết. Sau đó trong buổi sáng lực lượng biệt kích vấp phải lực lượng Bắc Việt ước tính cỡ tiểu đoàn tấn công từ 3 hướng. Lực lượng biệt kích co cụm phòng thủ và gọi pháo binh cùng máy bay tới oanh tạc làm cho bộ đội Bắc Việt rút lui.

- Ngày 23/6 tiếp tục giao chiến với cỡ đại đội bộ đội Bắc Việt, nhưng sau đó ngừng lại. Lúc 14h00, thêm 1 đại đội biệt kích được đổ đến bằng trực thăng và hội quân cùng với lực lượng cũ. Tất cả các lực lượng đều ở vị trí phòng ngự, và tiến hành pháo kích vào các vị trí nghi ngờ có quân Bắc Việt.


- Lúc 8h37 ngày 24/6, lực lượng biệt kích phát hiện thi thể 10 bộ đội Bắc VIệt hy sinh do không kích và thu 2 vũ khí.


- Ngày 28/6 khoảng 1 trung đội bộ đội Bắc Việt bắt đầu tấn công vào toán biệt kích từ Lộc Ninh. Lực lượng biệt kích lui về phòng ngự với sự yểm trợ của pháo 105mm và 175mm. Lúc 12h20 lực lượng Bắc VIệt được tăng cường lên cỡ trên 1 đại đội. Lúc 16h20 thêm 2 đại đội biệt kích được trực thăng chuyển từ Lộc Ninh đổ xuống tăng cường cho lực lượng biệt kích đang phòng ngự. Sau đó bộ đội Bắc Việt rút lui và đến 19h00 sơ tán hết biệt kích bị thương và tử thương.
3. Thông tin từ web http://chinhsachquandoi.gov.vn

 http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/63661



Họ và tên:
Phạm Văn Thiết
Năm sinh:
1944
Nguyên quán:
Cao Minh, Kim Anh, Vĩnh Phú
Nhập ngũ:
2/1964
Đơn vị khi hi sinh:
, d5/e165/f7
Cấp bậc:
0/ - BT
Ngày hi sinh:
22/6/1967
Trường hợp hi sinh:
Lộc Ninh - Bàu Cà Nhung, Lộc Ninh


4. Bản đồ nơi diễn ra giao chiến:
   Bàu Cà Nhum trên bản đồ có tên là  Hồ Krignou, nằm ở phía Tây Lộc Ninh (xưa), tỉnh Bình Phước, gần giáp biên giới với Campuchia.



Tương quan giữa khu vực Bàu Cà Nhum và ấp Minh Thạnh:

 

Link ảnh vệ tinh Google map khu vực này

http://wikimapia.org/#lang=vi&lat=11.785274&lon=106.456490&z=14&m=b&v=2