Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

[5.93] Địa danh (25): Rừng cao su Măng Cải Lộc Ninh- Giấy tờ thu từ thi thể chiến sỹ Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 209 hy sinh trong trận đánh 13/8/1969 - Danh sách 23 Liệt sỹ Tiểu đoàn 8 hy sinh trong trận đánh này

2018102149173

Rừng cao su Măng Cải - Giấy tờ thu từ thi thể chiến sỹ Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 209 hy sinh trong trận đánh 13/8/1969 - Danh sách 23 Liệt sỹ Tiểu đoàn 8 hy sinh 13/8/1969


Bài liên quan: 
[5.89] Địa danh (23): Sóc Giếng - Hớn Quản, giấy tờ cá nhân thu từ thi thể bộ đội Trung đoàn 209, danh sách 47 Liệt sỹ Trung đoàn 209 hy sinh trong trận đánh tại khu vực Sóc Giếng ngày 6/6/1969

* Ngày 13/8/1969 đã diễn ra trận phục kích tại khu vực rừng cao su Măng Cải - Lộc Ninh. Đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công quân Mỹ là Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 209 Sư đoàn 7.

Sau trận đánh, quân Mỹ có thu giữ được từ thi thể bộ đội Việt Nam một số giấy tờ, gồm:

o    Giấy ra viện, đề tháng 5/1969, do Bệnh viện K52 Đoàn 50 hậu cần Miền, cấp cho đ/c Phạm Văn Dự, đơn vị C24 F42 (Có thể là Đại đội 24 Trung đoàn 209 Sư đoàn7). Đ/c Dự nhập ngũ năm 1968.
o    Giấy chứng nhận, đề tháng 9/1968, do đ/c Nguyễn Huy Mẫn ký, là chỉ huy tiểu đoàn 18, cấp cho đ/c Phạm Văn Dư, 36 tuổi, đạt danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ. Đ/c Dư sinh tại thôn Đại Khánh xã Thiệu KHánh huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa.
o    Sổ ghi chép, do Liên chi đoàn K8 tặng đ/c Phạm Đình Duyệt.
o    Giấy chứng nhận khen thưởng, gồm:
§  Các Giấy chứng nhận khen thưởng, cấp cho đ/c Phạm Văn Hang về thành tích trong các năm 1967-1968-1969. Đ/c Phạm Văn Hang quê ở xã Minh Hòa huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
§  Chứng nhận khen thưởng, cấp cho đ/c Võ Văn Hà, là Trung đội phó do đ/c Võ Văn Nhân là Phó chính ủy ký.
o    Quyết định đề bạt cấp bậc Trung đội bậc phó cho đ/c Võ Văn Hà. QĐ ký ngày 1/1/1969.
o    Quyết định chuẩn y Đảng viên chính thức cho đ/c Võ Văn Hà, kể từ ngày 8/12/1968.


Ảnh chụp các giấy tờ:





* Trong web Chính sách quân đội có thông tin về LS Phạm Đình Duyệt, Phạm Văn Hang, Phạm Văn Dự, là những người mà quân Mỹ thu giữ được giấy tờ. Không có thông tin về đ/c Võ Văn Hà

Họ và tên:
Phạm Đình Duyệt
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
1944
Nguyên quán:
Nam Dương, Nam Đàn, Nghệ An
Trú quán:
, ,
Nhập ngũ:
2/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:
, d9/e209/f7
Cấp bậc:
H3 - BP
Chức vụ:
Ngày hi sinh:
13/8/1969
Trường hợp hi sinh:
Rừng su măng cẩi
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:
,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:
Phạm Đình Hanh
Họ và tên:
Phạm Văn Hang
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
1934
Nguyên quán:
Minh Hòa, Kinh Môn, Hải Hưng
Trú quán:
, ,
Nhập ngũ:
5/1958
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:
, c6/d8/e209/f7
Cấp bậc:
B1 - CS
Chức vụ:
Ngày hi sinh:
13/8/1969
Trường hợp hi sinh:
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:
,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:
Phạm Văn Hồ
Họ và tên:
Phạm Văn Dự
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
1933
Nguyên quán:
Thiệu Khánh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Trú quán:
, ,
Nhập ngũ:
6/1968
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:
, c6/d8/e209/f7
Cấp bậc:
B1 - AP
Chức vụ:
Ngày hi sinh:
13/8/1969
Trường hợp hi sinh:
Măng Cải - rừng su nam Măng Cải
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:
,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:
Nguyễn Thị Minh

* Ngày này, trong web Chính sách quân đội có thông tin về 23 Liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 209 hy sinh ở rừng cao su Măng Cải, danh sách gồm:

STT Họ tên Năm sinh Quê quán Ngày hi sinh Nơi hi sinh Nơi an táng
1 Chu Văn Bình   34 Trại khách Khâm Thiên, , Hà Nội 13/08/1969   ,
2 Phạm Quang Chiến 1950 Minh Khai, Thư Trì, Thái Bình 13/08/1969   ,
3 Phạm Văn Dự 1933 Thiệu Khánh, Thiệu Hóa, Thanh Hóa 13/08/1969   ,
4 Phạm Đình Duyệt 1944 Nam Dương, Nam Đàn, Nghệ An 13/08/1969   ,
5 Phan Thanh Hải   Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ Tĩnh 13/08/1969   ,
6 Phạm Văn Hang 1934 Minh Hòa, Kinh Môn, Hải Hưng 13/08/1969   ,
7 Lê Trọng Hinh 1933 Yên Thọ, Yên Định, Thanh Hóa 13/08/1969   ,
8 Nguyễn Văn Hoa 1950 Định Hải, Yên Định, Thanh Hóa 13/08/1969   ,
9 Phan Thanh Hủi 1948 Châu Quang, Quỳ Hợp, Nghệ An 13/08/1969   ,
10 Lê Văn Hữu 1950 Xuân Nghĩa, Xuân Trường, Hà Nam Ninh 13/08/1969   ,
11 Trần Minh Lệ 1949 Thụy Phong, Thụy Anh, Thái Bình 13/08/1969   ,
12 Trần Văn Liệu 1944 Yên Giang, Yên Định, Thanh Hóa 13/08/1969   ,
13 Ngô Triệu Long 1940 Châu Sơn, Kim Bảng, Hà Nam Ninh 13/08/1969   ,
14 Phạm Văn Lý 1949 Thống Nhất, Thường Tín, Hà Tây 13/08/1969   ,
15 Ngô Minh Ngọc 1944 Hưng Phú, Hưng Nguyên, Nghệ Tĩnh 13/08/1969   ,
16 Vũ Quang Ngọc 1938 Vũ Lệ, Vũ Tiên, Thái Bình 13/08/1969   ,
17 Nguyễn Đình Phượng 1939 Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Tây 13/08/1969   ,
18 Trần Văn Sửu 1950 Yên Cường, Ý Yên, Hà Nam Ninh 13/08/1969   ,
19 Nguyễn Văn Thái 1947 Yên Phương, Ý Yên, Hà Nam Ninh 13/08/1969   ,
20 Mai Văn Thảng 1942 Hiệp Đức, Thanh Hà, Hải Hưng 13/08/1969   ,
21 Phạm Văn Thoảng 1933 Nam Thắng, Nam Ninh, Hà Nam Ninh 13/08/1969   ,
22 Lê Khắc Thuấn 1946 Thiệu Giao, Thiệu Hóa, Thanh Hóa 13/08/1969   ,
23 Nguyễn Ngọc Tuấn   Việt Hưng, Đông Anh, Hà Nội 13/08/1969   ,

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

[5.92] Sổ trực ban của Tiểu đoàn 406 đặc công QK5 do quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam

2018102048171


Sổ trực ban của Tiểu đoàn 406 đặc công QK5 do quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam.

Trang đầu tiên của cuốn sổ đề ngày 2/7/1969, ghi chép nội dung trực ban đến ngày 6/1/1971. Trang cuối cùng cuốn sổ có lẽ ghi chép hoạt động của đơn vị trong dịp Tết Âm lịch 1971.

Không có thông tin về tên, quê quán người giữ cuốn sổ.

Ảnh chụp một số trang của cuốn sổ:



[5.91] Giấy chứng minh quân nhân của đ/c Phạm Quốc Hảo quê xã Ninh Hòa huyện Gia Khánh/ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình và Giấy chứng minh của 6 đồng chí thuộc Đại đội 11 Trung đoàn 101 Sư đoàn 325 tại Quảng Trị - Danh sách 10 Liệt sỹ của đơn vị thuộc E101 hy sinh trong trận đánh tại Quảng Trị

2018102040170

Năm 1967, Đơn vị bộ đội Việt Nam thuộc Trung đoàn 101D sư đoàn 325 C có tấn công 1 đơn vị quân Mỹ trên chiến trường Quảng Trị. Sau trận chiến quân Mỹ có thu giữ được một số giấy tờ của các chiến sỹ bộ đội Việt Nam. Rongxanh nhận định đây có thể chính là giấy tờ của các Liệt sỹ hy sinh sau trận đánh mà quân Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam. 

Rongxanh hiện chưa đưa thời gian diễn ra trận đánh, tọa độ thu giữ các giấy tờ này, tuy nhiên sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan chức năng và thân nhân Liệt sỹ.

Các giấy tờ gồm:

1. Giấy chứng minh quân nhân của đ/c Phạm Quốc Hảo  quê xã Ninh Hòa huyện Gia Khánh/ Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Trên Giấy chứng minh có ghi rõ đơn vị đ/c Hảo là C11 d3 E1 F325 [C11 d3 E101D F325C]

2. 6 Giấy chứng minh cấp cho chiến sỹ trên đường chi viện vào Nam, gồm:
- Đ/c Hoàng Văn Sức
- Đ/c Trần Văn Thư
- Đ/c Đinh Xuân Trường
- Đ/c Phạm Quốc... [bị mất tên - Có thể là Phạm Quốc Hảo?]
- Đ/c Trần Quang Nhã
- Đ/c Nguyễn Trung Tính

3. Đặc biệt quân Mỹ còn xác định được tên của một số chiến sỹ qua chữ thêu chỉ trên nắp túi áo quân phục, mảnh kim loại có khắc tên, gồm:

- Nắp túi áo quân phục có thêu chữ: Lộc C11 [Đại đội 11]
- Nắp túi áo quân phục có thêu chữ và mảnh kim loại khắc tên: Nhã C11 [Đại đội 11 - Có thể chính là đ/c Trần Quang Nhã có tên ở trên]
- Nắp túi áo quân phục có thêu tên: Hoàng Văn Toạt A1 ĐL B4 C12 K3 [Tiểu đội 1 Đại liên thuộc Trung đội 4 Đại đội 12 Tiểu đoàn 3]
- Nắp túi áo có thêu tên: Nguyễn Văn Thiêu C12 K3 [Đại đội 12 Tiểu đoàn 3]
Mảnh kim loại có khắc tên: Sức C11 K3 [Đại đội 11 Tiểu đoàn 3]
- Nắp úi áo quân phục có thêu chữ: H. Sức  C11 K3 [Đại đội 1 1Tiểu đoàn 3]
- Nắp túi áo quân phục có thêu chữ: Liên T8 K2 H68 [Đại đội 8 Tiểu đoàn 2]


Như vậy Danh sách các Liệt sỹ có thể là:

1. Phạm Quốc Hảo - C11 - d3
2. Hoàng Văn Sức - C11 - d3
3. Trần Văn Thư - C11 - d3
4. Đinh Xuân Trường - C11 - d3
5. Trần Quang Nhã - C11 - d3
6. Nguyễn Trung Tính - C11 - d3
7. ... Lộc - C11 - d3
8. Hoàng Văn Toạt - A1 đại liên - B4 - C12 - d3
9. Nguyễn Văn Thiệu - C12 - d3
10. ... Liên - C8 - d2


Ảnh chụp các giấy tờ:






[5.90] Địa danh (24): Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử

20181020

Nguồn: http://kontum.gov.vn

Tên gọi Kon Tum
Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana. Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR. Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông. Bấy giờ, giữa các làng luôn gây chiến với nhau để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ. Hai con trai của Ja Xi - một trong số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla. Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum. Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng. Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước,...).
Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ. Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về đây ngày một đông. Người Kinh khi đến Tây Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư. Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc.
Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với sự cần cù lao động của con người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn. Vùng đất này khi thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum. Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh. Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên.
Địa giới Kon Tum qua các thời kỳ lịch sử
Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng. Các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm. Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau. Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội duy nhất chỉ có làng. Làng được xem như đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, do một chủ làng là người có uy tín nhất trong làng đứng đầu.
Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này.
Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam - một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán, trao đổi. Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa.
Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo. Trong giai đoạn 1841 - 1850, thực dân Pháp đã đặt được cơ sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum.
Năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum - Tây Nguyên. Bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc trong vùng, thực dân Pháp đã thôn tính Kon Tum và Tây Nguyên.
Năm 1892, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên do một cố đạo người Pháp là Vialleton, còn gọi là cha Truyền cai quản.
Ngày 4-7-1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính: một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc tỉnh Phú Yên).
Ngày 25-4-1907, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ tỉnh Plei Ku Der. Toàn bộ đất đai của tỉnh Plei Ku Der gồm hai tòa đại lý hành chính Kon Tum và Cheo Reo được sáp nhập trở lại hai tỉnh Bình Định và Phú Yên như trước đó.
Ngày 9-2-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách ra từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, nhưng đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum).
Năm 1917, thực dân Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum.
Ngày 2-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 3-12-1929, thành lập thành phố Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận).
Ngày 25-5-1932, tách đại lý Pleiku ra khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Pleiku (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Đến ngày 9-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện nay. Tổng Tân Hương là nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum. Theo thứ tự, các làng của tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi như sau: Tân Hương (năm 1874); Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung Lương (năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925); Phước Cần (năm 1927); Lương Khế (năm1927).
Ngày 3-2-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. Theo thời gian, mảnh đất nơi đây không ngừng được mở rộng và phát triển. Ngoài các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu số vùng ven như các làng Kon Rbàng, KonM'nai, ChưHreng, cũng nằm trong phạm vi quản lý hành chính của thị trấn Kon Tum.
Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền. Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành 4 đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum. Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
Ngày 26-6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị vùng này. So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng không mấy thay đổi. Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là một công sứ người Pháp, bên dưới có các huyện thường do tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi đến làng. Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở cơ sở.
Về phía cách mạng, sau khi thực dân Pháp tái chiếm Kon Tum, chính quyền cách mạng lâm thời tan rã, tổ chức Đảng bị phân tán, thất lạc. Trong thời gian này, tỉnh Kon Tum chịu sự quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ.
Tháng 1-1947, thành lập Phân khu 15, trong đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum vẫn giữ nguyên, nhưng chịu sự quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân sự. Tháng 8-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một trong những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15. Tháng 3-1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon. Ban cán sự Gia - Kon ra quyết định thành lập 7 khu (huyện). Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành 3 khu: khu 1 (Đăk Glei); khu 2 (Đăk Tô); khu 3 (Konplong).
Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây.
Tháng 2-1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và duy nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng. Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể. Theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ ký ngày 20-7-1954, tỉnh Kon Tum bước vào thời kỳ lịch sử mới.
Về phía địch, sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ - ngụy tiếp quản Kon Tum. Năm 1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút.
Năm 1958, nguỵ quyền thành lập quận Toumơrông. Năm 1959, nguỵ quyền thành lập thêm quận Chương Nghĩa. Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ. Như vậy, thực tế quận Toumơrông và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Konplong trước đó. Một phần đất còn lại của quận Konplong không thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum.
Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh Kon Tum còn lại 4 đơn vị hành chính cấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông.
Sau năm 1965, phân cấp hành chính của Nguỵ quyền Sài Gòn tại Kon Tum có sự thay đổi. Đối với khu vực thị xã, thị trấn đông dân, chúng vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn, chúng giảm quận đặt thành phái viên hành chính.
Năm 1970, bộ máy hành chính của địch ngoài tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh, bên dưới có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tô, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viên hành chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển về Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum).
Năm 1972, nguỵ quyền cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức năng về hành chính.
Sau chiến dịch xuân - hè năm 1972, quân cách mạng giải phóng Đăk Tô - Tân Cảnh và đại bộ phận các vùng nông thôn, vùng kiểm soát của địch bị thu hẹp đáng kể; quận lỵ Đăk Tô của địch phải lưu vong về đèo Sao Mai (đông nam thành phố Kon Tum); các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng giải phóng của ta. Địch chỉ còn co cụm phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum.
Năm 1974, quân ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk. Tận dụng thời cơ thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 17-3-1975, quân và dân trong tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Kon Tum.
Về phía ta, đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành 6 khu nông thôn (tương đương huyện) và một thành phố.
Khu 1: lúc đầu là vùng đông và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sông Pô Kô (phía tây) đến bờ sông Đăk Nghé (phía đông).
Khu 2: bao gồm toàn huyện Konplong ngày nay.
Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tô (nay thuộc huyện Đăk Hà) giáp với khu 6 và giáp với huyện Konplong ngày nay.
Khu 4: vùng tây huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nây Pui, phía tây giáp biên giới Lào.
Khu 5: được hình thành và giải thể trước khi có hiệp định Giơnevơ nên không còn. Một phần khu 5 nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu 6.
Khu 6: từ Vơmơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong.
Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày nay.
Cuối năm 1956, đầu năm 1957, các khu vực được sắp xếp lại và chuyển đổi thành huyện: cắt một phần khu 3 giáp khu 6 thành khu 8; cắt một phần nam khu 2 thành khu 9; giải thể khu 6. Hình thành nên các huyện: 

- Huyện H16: Khu 1 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H16;
- Huyện H29: Khu 2 và khu 9 sáp nhập thành huyện H29;
- Huyện H30: Khu 3 chuyển thành huyện H30;
- Huyện H80: Khu 8 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H80; 
- Huyện H40: Khu 4 thành huyện H40;
- Huyện H67: Khu 7 và một phần khu 6 sáp nhập thành huyện H67.
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các huyện trong tỉnh Kon Tum đều được gọi theo tên mật danh như: H16, H29, H30, H40, H67, H80. Riêng thành phố Kon Tum lúc đó mang mật danh là H5. Vùng KonHring (nay thuộc huyện Đăk Hà) mang mật danh H9.
ứng với mỗi mật danh có tên gọi cụ thể là: H16 (Konpraih); H29 (Konplong); H80 (Đăk Tô); H5 (thành phố Kon Tum); H30 (phía đông Đăk Glei); H40 (phía tây Đăk Glei); H67 (Sa Thầy); H9 (Kon Hring).
Sau khi tỉnh Kon Tum được giải phóng (17-3-1975), toàn tỉnh có thành phố Kon Tum và 6 huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67.
Tháng 10-1975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum, trên địa bàn tỉnh có các huyện: huyện Konplong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40), thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện Đăk Tô (H80). Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy trên cơ sở phần đất của H67 cũ.
Tháng 10-1991, tỉnh Kon Tum được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Theo đó, một số huyện mới được thành lập như Ngọc Hồi (năm 1992); Đăk Hà (năm 1994), huyện Kon Rẫy (năm 2002), huyện Tu Mơ Rông (năm 2005).
Đến năm 2005, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và 8 huyện. Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh.

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

[4.25] Biên bản bàn giao Đại đội 19 DKZ của Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Sao vàng về Tỉnh đội Bình Định, tháng 7/1970

2018101442163

Biên bản bàn giao Đại đội 19 DKZ của Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Sao vàng về Tỉnh đội Bình Định, tháng 7/1970.


Nội dung là bàn giao tài chính và tài sản của đơn vị về cho đơn vị mới quản lý, gồm có vũ khí trang bị, tài chính, quân trang quân dụng...

Phần trang 2 của Biên bản, ý kiến bổ sung có đ/c Đặng Hà Thụy, thay mặt bộ phận Hậu cần Tỉnh đội Bình Định ký tên.

Ảnh chụp Biên bản bàn giao