Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

[2.32] Thông tin sơ lược về cơ cấu tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường Campuchia trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1970

2017071944027

Dưới đây là tổng hợp của phía Mỹ thông tin sơ lược về cơ cấu tổ chức trên chiến trường Campuchia, thời điểm tổng hợp là tháng 11/1971


A. Quân khu C304 hay Quân khu C40

I. Cuối tháng 11/1970 đã có thông tin về việc đổi tên Đoàn Bình Long thành Quân khu 304/ QK C40, hoạt động ở địa bàn Campuchia. Đoàn Bình Long là đơn vị chiến đấu cấp Sư đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm có 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn đặc công (?). Khi chuyển thành Quân khu, thì có thêm trách nhiệm phụ trách địa bàn lãnh thổ ở Campuchia. Các Trung đòan gồm: Trung đoàn 174, Trung đoàn 203, Trung đoàn 205.

II. Địa bàn hoạt động của Quân khu 304/QK C40 gồm có 6 tỉnh ở Campuchia, gồm: Kompong Cham, Kompong Thom, Stungtreng, Kratie, Moldukiri, Siem Reap.

III. Cán bộ chỉ huy
- Tư lệnh: Đồng Văn Cống tức Chín Hồng  (Hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ lâm thời miền nam Việt Nam). Phó Tư lệnh Tư Đức, Chính ủy Hai Lê, Phó chính ủy Phan Khéo (nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn 5).

IV. Các đơn vị trực thuộc
1. Trung đoàn 174 (Mật danh E2)
- Trước đây gồm có 3 tiểu đoàn 4-5-6.
- Ngày 3/10/1970, tiểu đoàn 6 tách khỏi Trung đoàn 174 để tăng cường cho Trung đoàn 207. Trung đoàn 174 tổ chức tiếp tiểu đoàn 11, với cán bộ lấy từ Tiểu đoàn 5. Tiểu đoàn này gồm có 2 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến.
- Cán bộ: Trung đoàn trưởng Hoàng Cao Hỷ, Trung đoàn phó Nguyễn Đức Quân, Chính ủy Mai Sơn, Tham mưu trưởng Ngô Phú.
- Gồm có các đơn vị: Tiểu đoàn 4-5-11, đại đội 16 súng cối (quân số 46 người), đại đội 18 SMPK (quân số 55 người) , đại đội 20 thông tin (quân số 48 người), đại đội 23 quân y (quân số 10 người).

2. Trung đoàn 203
- Trung đòan được thành lập tháng 7/1970 tại Pea Dak – Siem Reap Campuchia. Cán bộ chủ chốt của Trung đoàn được lấy từ Trung đoàn F21 – Sư đoàn 5. Các đơn vị thuộc Trung đoàn 203 gồm Tiểu đoàn đặc công Z28 (Sư đoàn 5), Đại đội đặc công K24 (Trung đoàn F21 sư đoàn 5).
- Cho đến 2/1971, Trung đoàn 203 gồm có các tiểu đoàn: Tiểu đoàn 31, 32, 34, 36 bộ binh, tiểu đoàn 33 đặc công, tiểu đoàn 35 huấn luyện. Các cơ quan, đại đội khác gồm: Ban Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, đại đội K16 súng cối 82mm, đại đội K17 DKZ75mm, đại đội K18 SMPK, đại đội K19 công binh, đại đội K20 công binh, đại đội K21 trinh sát, đại đội K22 vận tải, đại đội K23 quân y.
- Đầu tháng 3/1971 tiểu đoàn 36 và đại đội 1 tiểu đoàn 33 đặc công tách khỏi trung đoàn 203 để bổ sung cho Đoàn 48.
- Cán bộ chỉ huy: Trung đoàn trưởng Ba Liễu, trung đoàn phó Tám Bảo, Chính ủy Tư Giảng, Phó chính ủy Hai Giảng.
- Quân số khoảng 1300 người.
- Tiểu đoàn 31 nguyên là tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7, được bổ sung cho Trung đoàn 203 từ 9/1970. Tiểu đoàn 33 đặc công nguyên là tiểu đòan Z28 đặc công sư đoàn 5. Tiểu đoàn 34 được thành lập tháng 5/1970 ở khu vực sông Măng, Bình Long, đặt tên là tiểu đoàn 50 của Sư đoàn 5 chuyên nhiệm vụ huấn luyện, sau đó được đổi tên thành tiểu đoàn 6. Tháng 11/1970 được tổ chức lại và đổi tên thành tiểu đoàn 34. Tiểu đoàn 35 huấn luyện thành lập tháng 3/1971 tại Rolous – Siem Reap – Campuchia. Đại đội K18 SMPK nguyên là Đại đội 18B SMPK của Trung đoàn F21 sư đoàn 5, được biên chế về Trung đoàn 203 tháng 7/1970. Đại đội K21 trinh sát, nguyên là Đại đội K21 trinh sát của Trung đoàn F21 sư đoàn 5, biên chế về Trung đoàn 203 tháng 5/1971.

3. Trung đoàn 205 (Hay F21)
- Trung đoàn 205 nguyên là Trung đoàn 275 (F21) sư đoàn 5 thay đổi phiên hiệu và biên chế về Quân khu C40.
- Tháng 5/1970, Trung đoàn 205 tấn công và đánh chiếm Kratie (tiểu đoàn J1, đại đội C24 đặc công trung đoàn F21 và tiểu đoàn Z28 đặc công sư đoàn 5, tiểu đoàn J2 chặn viện trên đường Kratie đến Stungtreng, tiểu đoàn J3 chặn viện trên đường từ Kratie đi Kompong Cham), Stungtreng (tiểu đoàn J2 cùng đại đội 2 đặc công của tiểu đoàn đặc công Z28 tấn công Stungtreng, tiểu đoàn J1 và J3 chặn viện). Tháng 6/1970 trung đoàn tấn công thành phố Siem Reap.
- Cán bộ: Trung đoàn trưởng Mười Trí.
- Trung đoàn có 5 tiểu đoàn, phiên hiệu từ J1 đến J5, 9 đại đội trực thuộc phiên hiệu từ C16 đến C24.

B. Quân khu Tây Nam
- Quân khu Tây Nam, Campuchia, hay còn gọi là Quân khu B, được thành lập tháng 6/1970, hoạt động trên địa bàn 8 tỉnh: Battambang, Pursat, Kompong Chnang, Kompong Speu, Kohkong, Kampot, Takeo, Kandal.
- Theo các tài liệu thu giữ ở rừng U Minh tháng 1/1971 thì Đoàn Phước Long có nhiệm vụ tác chiến trên địa bàn Quân khu Tây Nam.
- Cán bộ của Quân khu Tây Nam gồm:
+ Chính ủy: Bảy Lúa, nguyên là Chính ủy Đoàn 195.
+ Nguyễn Tấn Sĩ – Nguyên tham mưu trưởng Quân khu 3 (Quân khu 9)
+ Trần Minh Đức hay Tư Đức, nguyên Phó tư lệnh tiền phương Quân khu 3.

I. Đoàn Phước Long (Mật danh Đoàn 5), quân khu Tây Nam
1. Đoàn Phước Long (Đoàn 5) được thành lập tháng 4/1970, ở Campuchia và trực thuộc Quân khu Tây Nam. Địa bàn hoạt động trên 8 tỉnh Tây và Tây Nam Campuchia.

2. Lúc đầu, Đoàn Phước Long gồm có Tiểu đoàn D410 (Đơn vị bảo vệ hành lang của Quân khu 3/B2), Tiểu đoàn Z9 (Nguyên là bộ phận thuộc E3 Công trường 9), tiểu đoàn D-12 (Gồm chủ yếu là tiểu đoàn T40 và T50, trước đây thuộc 1 đơn vị trong khu vực phía Đông và duới QK3).

3. Tháng 6/1970, sau khi được bổ sung quân số, Đoàn đã được thay đổi lên cấp Sư đoàn và gồm có 3 trung đoàn là E1, E2, E3. Bộ phận của E3 gồm có các tiểu đoàn d4 (d410), d9 (Z9) và d5 (T50).

4. Tháng 11/1970, Đoàn Phước Long thành lập Trung đoàn mới phiên hiệu E4.

5. Cán bộ chỉ huy của Đoàn:
+ Đoàn trưởng: Nguyễn Tấn Sỹ, tức Hai Sỹ, nguyên là Phó tham mưu trưởng Quân khu 3
+ Phó Đoàn trưởng: Tư Cường, được chuyển về Ban đặc công Miền tháng 10/1970. Chưa rõ người thay thế.
+ Chính ủy: Trần Văn Mậm (?), tức Bảy Sơn, nguyên là Tham Mưu trưởng QK3

6. Thành phần của Đoàn gồm: Cho đến tháng 1/1971, 4 trung đoàn bộ binh của Đoàn Phước Long mang phiên hiệu E1, E2, E3, E4, Trường chính trị K30 và một số đơn vị trực thuộc.
a. Trung đoàn 3
* Thành lập tháng 6/1970 ở Kampot, gồm có tiểu đoàn 4 (tức d410), d5 (tức T50 đặc công), d9 (Nguyên là đơn vị thuộc E3 Công trường 9). Địa bàn hoạt động là tỉnh Kompong Speu và Kampot.
* Cán bộ trung đoàn (Cho đến 1/1971): Trung đoàn trưởng Phong, Chính ủy Doãn Tập, Tham mưu trưởng Út Dũng (Nguyên là d trưởng d410), tham mưu phó Phách, Ban chính trị Lê Xuân Miên, Tuyên huấn: Long, Trợ lý cán bộ: Bình.
* Quân số: Không có thông tin
* Vũ khí: DKZ 75, cối 82mm, SMPK 12,8mm.
* Các đơn vị trực thuộc: 3 tiểu đoàn bộ binh d4-d5-d9, Đại đội SMPK 12,8mm, Trung đội thông tin, Trung đội trinh sát, Trung đội công binh, Trung đội vận tải, Trung đội quân y.
* Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn 3
- Nguyên là Tiểu đoàn 410 bảo vệ hành lang, khi về Đoàn Phước Long được mang phiên hiệu d4, từ 6/1970.
- Khoảng 80% quân số là người Khmer.
- Cán bộ (đến 1/1971) gồm: Tiểu đoàn trưởng Hồng, Tiểu đoàn phó Vệ, CHính trị viên Ba Nhỏ, Chính trị viên phó Nguyễn Ngữ, Chính trị viên phó Bảy Sương, Tham mưu trưởng Mười Nhỏ, Tham mưu phóTrung, Trợ lý chính trị Hùng, TRợ lý an ninh Năm Thanh, Tài chính Cúc, Y sỹ Nghị.
- Quân số khoảng 250 người.
- Gồm có 3 đại đội bộ binh C1 - C2 - C3, đại đội hỏa lực C4, trung đội tuyên truyền và thông tin, trung đội trinh sát, trung đội vận tải.
- Đại đội 1/d4
+ Cán bộ: Đại đội trưởng Tư Vinh, CHính trị viên Hai Kiêm, quản lý Ba Huỳnh, y tá Phong.
+ Quân số 40 người, có 2 trung đội.
- Đại đội 2/d4
+ Cán bộ: Đại đội trưởng Thái Trung Nhơn tức Hoàng Nam, Đại đội phó Tiếp, Chính trị viên Năm Tròn (Hy sinh 11/1970), y tá Đức.
+ Quân số 40 người, có 2 trung đội.
- Đại đội 3/d4
+ Cán bộ: Đại đội trưởng Lê Hòang VIệt tức Ba Việt, Đại đội phó Tạ Hoàng Nam tức Bảy Sơn, Chính trị viên Bảy Sương (Hiện là chính trị viên phó tiểu đoàn 4), y tá Lâm.
+ Quân số 35 người, chia thành 1 trung đội bộ binh, 1 trung đội hỏa lực.
- Đại đội 4/d4
+ Cán bộ Ba Hòa, Chính trị vien Ba PHa, quản lý Tư Cao, y tá Bảy Sang.
+ Quân số 70 người, trang bị 1 DKZ75mm, 2 cối 82mm, 2 SMPK 12,8mm, 1 súng đại lien Goryunov, chia thành 3 trung đội.
* Địa bàn hoạt động của các tiểu đoàn như sau:
- Tiểu đoàn 4 phụ trách khu vực Tani đến Kep, tỉnh Kampot. Nhiệm vụ của d4 là tấn công các cứ điểm Tuk Meas và Kompong Trach, tỉnh Kampot và cắt đứt đường nối từ Tuk Meas, Tani và Kompong Trach.
- Tiểu đoàn 5 hoạt động dọc QL4 từ thủ đô Nam Vang đến cảng biển Kompong Xom
- Tiểu đoàn 9 hoạt động ở khu vực từ Kampot đến Takeo.

b. Trường Quân chính K30 – Đoàn Phước Long
- Số hòm thư 810010 T11.
- Đây là đơn vị cỡ tiểu đoàn, theo thông tin thu nhận đến 26/10/1970 thì trong tương lai Trường có khả năng nhận và huấn luyện cho 5 đại đội. NGoài ra trường còn dạy tiếng Khme cho cán bộ.

c. Hoạt động của Trung đoàn 3
- Từ tháng 6/1970, Trung đoàn hoạt động chủ yếu ở địa bàn tỉnh Kampot, có phối hợp với Trung đoàn 1 ở tỉnh Kompong Speu. Nhiệm vụ của Trung đoàn 3 là tấn công và phá hủy các đường giao thông chính để ngăn chặn tăng viện từ Kompong Xom đến Nam Vang (Phnom Penh) hoặc ngược lại. Đơn vị có nhiệm vụ tấn công và phá hủy các cứ điểm của quân VNCH và quân đội Campuchia và hỗ trợ phong trào nổi dậy của nhân dân trong vùng.
- Từ tháng 4/1970, Đoàn Phước Long đã thực hiện các đợt tấn công sau:
+ Tháng 4/1970 đánh chiếm đồn Ton Hon gần biên giới Việt Nam – Campuchia do 1 đại đội quân đội Campuchia đóng giữ. Các đơn vị tham gia gồm có d4, 1 trung đội của d9 (Lúc này E3 chưa thành lập). Kết quả là 13 lính Campuchia bị bắt giữ, thương vong về phía VIệt Nam có 2 hy sinh và 3 bị thương.
+ Tháng 5/1970, tiểu đoàn T40, d9 tấn công đồn Kem Bani nhưng không thành công.
+ Tháng 6/1970, Đoàn tấn công và chiếm giữ thành phố Kompong Speu trong 2 ngày. Các đơn vị tham chiến là d5, d9 của E3, d T40 của E1. Thương vong phía bộ đội Việt Nam là 40 hy sinh, 120 bị thương.
+ Tháng 8/1970d5/E3 tấn công đơn vị quân chính phủ Campuchia ở Nhà máy xi măng ở ngoại vi thành phố Kampot. Sau đó d5 tấn công Takeo và thu giữ được một số vũ khí.
+ 20/11/1970, d4/E3 tấn công Tuk Meas. Thương vong về phía bộ đội Việt Nam: Có 40 hy sinh (Gồm 2 chính trị viên đại đội, 4 cán bộ trung đội). Tiểu đoàn mất 1 DKZ 75mm, 1 sung B40, 1 súng máy, 1 RPD, 1 AK47, 1 điện thoại và dây thông tin.

C. Quân khu C20
1. Phía Mỹ ghi nhận thông tin Quân khu C20 có thể thành lập cùng thời điểm với Quân khu C40, tháng 7/1970.

2. Quân khu C20 là tổ chức đơn vị mới có nhiệm vụ cung cấp hậu cần cho các hoạt động trên đất Campuchia, thiết lập các hệ thống nhà kho và hành lang hậu cần kết nối với Cục Hậu cần Miền.

3. Cán bộ chỉ huy: Tư lệnh Lương Văn Nho tức Hai Nhã (Nguyên cán bộ Cục Hậu cần Miền), Phó tư lệnh thứ nhất là Nguyễn Văn Sĩ (tức Sĩ Kiểng), Phó tư lệnh Lê Văn Ngọc tức Sáu Ngà (Nguyên Cục phó Cục hậu cần Miền), Trưởng ban hậu cần Xứng (bác sỹ).

4. Địa bàn: Địa bàn của QK C20 là khu vực dọc biên giới Việt Nam – Campuchia thuộc tỉnh Tây Ninh và Bình Long. Hậu cứ của Đoàn ở Đầm Be Campuchia.

D. Quân khu C30
1. Quân khu C30 được thành lập sau khi quân đội Mỹ và VNCH tấn công qua Campuchia tháng 5/1970. Địa bàn của Quân khu gồm có tỉnh Prey Veng và Svay Rieng. Chưa rõ thông tin về cơ cấu tổ chức của Quân khu C30.

2. Quân khu C30 có các trung đoàn 88 (Tức Đoàn Z10) và 320 (Tức Đoàn 1 phân khu Long An) [Có thể chưa đầy đủ các đơn vị - Rx chú thích thêm].

3. Trung đoàn 88 chia thành 2 bộ phận, 1 bộ phận ở lại đông Quân khu 2 (Địa bàn quân khu 8) để phá chương trình bình định nông thôn của VNCH. Bộ phận khác di chuyển về QK C30 nhưng sau đó lại quay về địa bàn QK2 (QK8) sau đợt hoạt động của Mỹ và VNCH.
- Cán bộ của Trung đoàn: Chính ủy Nguyễn Văn Thành, Phó chính ủy Nguyễn Văn Phán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét