Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

[7.36] Không ảnh (32): Khoảnh khắc 1 xe ô tô vận tải của Quân đội nhân dân Việt Nam trên đường mòn Hồ Chí Minh bị ném bom

2021090644017

Khoảnh khắc 1 xe ô tô vận tải của Quân đội nhân dân Việt Nam (Mũi tên đỏ) trên đường mòn Hồ Chí Minh bị ném bom. Quả bom có lẽ nổ phía trước chiếc xe, tung bụi mù mịt và gây đám cháy phía trước mũi xe. Chỗ đốm lửa cháy sáng có lẽ là 1 ô tô tải bị cháy do trúng bom.




Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

[6.35] Không ảnh (31): Hình ảnh khu vực thành cổ Quảng Trị - Quốc lộ 1A - đường sắt bắc nam, năm 1953

20210904


Hình ảnh khu vực thành cổ Quảng Trị - Quốc lộ 1A - đường sắt bắc nam, năm 1953





Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

[7.32] Hình ảnh nhà cửa, khu làm việc của 1 đơn vị tuyên huấn tại Chiến khu C - Tây Ninh, 3/1967

 2021022152024


Một số hình ảnh cảu đơn vị tuyên huấn tại căn cứ bộ đội Việt Nam trong Chiến khu C (Tây Ninh), tháng 3/1967, bị quân Mỹ phát hiện:

- Nhiều xe đạp bị bỏ lại bên cạnh 1 ngôi nhà lá cỡ lớn dưới tán lá cây rừng dày đặc.

- Một chảo gang nấu thực phẩm bị bỏ lại ở khu bếp, lúc này vẫn còn ấm nóng.

- Dãy lán trại làm việc của bộ phận làm khẩu hiệu tuyên truyền.

- Một ngôi nhà lá có lẽ là nơi làm việc của Ban chỉ huy, vì có cửa xuống hầm ngầm ở góc phải dưới tấm ảnh.

Nguồn ảnh: Quân đội Mỹ








Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

[7.31] Không ảnh (26): Không ảnh cầu tàu của bến tàu không số K15 tại khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) của Lữ đoàn 125 vận tải - Hải quân Nhân dân Việt Nam, năm 1966

 20201111


Không ảnh cầu tàu của bến tàu không số K15 tại khu vực Đồ Sơn (Hải Phòng) của Lữ đoàn 125 vận tải - Hải quân Nhân dân Việt Nam, năm 1966




Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

[7.30] Chiến dịch Lam Sơn 719 (Chiến dịch phản công đường 9 nam Lào 2/1971): Mệnh lệnh hành quân của Sư đoàn dù quân đội Việt nam cộng hòa

20200325

Mệnh lệnh hành quân của Sư đoàn dù quân đội Việt nam cộng hòa, do Rongxanh đánh máy năm 2007.

-----------------------------------------------



Lệnh hành quân
Lam Sơn 917-Đại Bàng 2-1971
Bản số 23/27 Sư đoàn nhảy dù/HQ
Đông Hà YD. 240590, ngày 030300H/02/71

Tham chiếu:
-Lệnh hành quân Lam Sơn 719 ngày 30/01/1971 của BTL/QĐ1/QK1
-Bản đồ loại… Từ số… tỷ lệ 1/100.000.

Tổ chức lực lượng:
-Bộ tư lệnh/sư đoàn nhảy dù
-Chiến đoàn đặc nhiệm:
+Lữ đoàn 1 kỵ binh (2 thiết đoàn)
+Lữ đoàn 1 nhảy dù
+Tiểu đoàn 101 công binh
-Lữ đoàn 2 nhảy dù
-Lữ đoàn 3 nhảy dù
-Tiểu đoàn 44/PB/155 ly
-Trung đội khai quang (khi có lệnh QĐ1)
-Các đơn vị yểm trợ tác chiến cơ hữu/SĐND

I.Tình hình
A-Địch: Phụ bản A, tình báo (kèm theo).

B-Bạn:
1.Sư đoàn 1 bộ binh (-): Hành quân song song phía Nam theo trục xanh.


2.Liên đoàn 1 biệt động quân hành quân song song phía Bắc theo trục nâu.


3.Lữ đoàn 1/5 cơ giới Hoa Kỳ hoạt động phía Tây Tây Bắc căn cứ Hàm Nghi. 2 tiểu đoàn pháo binh nặng Hoa Kỳ tại Tà Bạt.


4.Lữ đoàn 147/TQLC hoạt động Đông Nam căn cứ Hàm Nghi.

C-Tăng phái và xuất phát:
1.Xem tổ chức lực lượng 2.Các lữ đoàn sẽ được tăng phái các toán huỷ TĐ1 01, CB khi có lệnh.

II.Nhiệm vụ
1.Sư…


2.Sư đoàn nhảy dù là nỗ lực chính trong cuộc hành quân hỗn hợp không lực theo trục DO, nhằm cắt đứt hệ thống tiếp vận của Cộng sản Bắc Việt, tìm diệt địch và phá huỷ tối đa các quân dụng kho tàng của chúng trong căn cứ 604.

III.Thi hành

A.Quan niệm hành quân: (Phụ lục B phóng đồ đính kèm)
Xuất phát từ căn cứ Hàm Nghi, hành quân bộ theo dọc đường 548 và trực thăng vận xuất nhập các khu vực mục tiêu A-lưới và A-sầu, thiết lập các căn cứ hành quân và căn cứ hoả lực, tổ chức hành quân tuần thám, lùng diệt địch, phá hủy kho tàng trong khu vực trách nhiệm.


Cuộc hành quân sẽ được thực hiện bằng 4 giai đoạn:
+Giai đoạn 1 (từ N đến N+8)[30/1 đến 7/2]:
Di chuyển toàn bộ sư đoàn nhảy dù và các đơn vị tăng phái đến phối trí xung quanh khu vực căn cứ Hàm Nghi.


-Ngày N+5: BTL/SĐND+LĐ3ND
-Ngày N+6: Chiến đoàn đặc nhiệm
-Ngày N+6: Lữ đoàn 1 nhảy dù
-Ngày N+7: Lữ đoàn 2 nhảy dù

+Giai đoạn 2 (từ ngày N+9 đến N+15)2 [8/2 đến 14/2]:


a.Sử dụng chiến đoàn đặc nhiệm (-TĐND) làm nỗ lực chính, xuất phát từ Tà Bạt, tiến quân dọc theo đường 548 (Đường 9), về phía Tây, giao tiếp và hỗ trợ cho 1 TĐND trực thăng vận chiếm mục tiêu A-lưới (Bản Đông) và thiết lập căn cứ hoả lực tại đây. Đồng thời lữ đoàn 3 nhảy dù được trực thăng vận cấp tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30-31 (Điểm cao 450-543) phía Bắc đường 548 và thiết lập các căn cứ hoả lực để hỗ trợ mặt Bắc cho cánh quân cơ giới/chiến đoàn đặc nhiệm (giai đoạn tuyến ALFA).

b.Theo lệnh


-Chiến đoàn đặc nhiệm (-) tiếp tục tiến công chiếm mục tiêu 11, đồng thời tiểu đoàn 3 nhảy dù trực thăng vận cả tiểu đoàn chiếm khu vực cao điểm 32, thiết lập căn cứ hoả lực. Sau đó chiến đoàn đặc nhiệm (-) chia làm 2 cánh quân, một cánh tiến chiếm mục tiêu 13, 14, thiết lập căn cứ hoả lực tại mục tiêu 12 giao tiếp với lữ đoàn 2 nhảy dù tại cầu ASHAU1 (Sê-pôn) (giai đoạn tuyến BCAVO).


-Lữ đoàn 2 nhảy dù trực thăng vận xâm nhập mục tiêu ASHAU giao tiếp với chiến đoàn đặc nhiệm. Sau đó trực thăng vận chiếm các mục tiêu 21-22 và thiết lập các căn cứ hoả lực.

+Giai đoạn 3:
Củng cố các căn cứ hành quân và căn cứ hoả lực tổ chức hành quân lục soát, tiêu diệt lực lượng địch, khám phá và tiêu huỷ tới mức tối đa các quân dụng cũng như kho tàng của địch trong phạm vi trách nhiệm.

+Giai đoạn 4:
Đoạn lệnh hành quân sẽ ban hành sau.

B-Chiến đoàn đặc nhiệm:

1.Giai đoạn 1


-Ngày N+6 di chuyển toàn bộ vào khu vực tập trung phía Tây Nam Hàm Nghi, sau đó di chuyển đến khu vực tuyến xuất phát. Tiếp nhận lữ đoàn 1 nhảy dù đặt dưới quyền điều động hành quân kể từ N+9.

2.Giai đoạn 2


-Ngày N+9, chiến đoàn (-) xuất phát từ Tà Bạt tiến theo đường 548 về phía Tây, giao chiến với một tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận chiếm A-lưới và thiết lập căn cứ hoả lực tại đây-theo lệnh tiến chiếm mục tiêu 11, sau đó chia làm 2 cánh quân: 1 cánh chiếm mục tiêu 13, 14 và thiết lập căn cứ hoả lực tại mục tiêu 14. Trù liệu khi cần thiết, sử dụng một tiểu đoàn nhảy dù trực thăng vận hỗ trợ cho việc chiếm mục tiêu 14. Một cánh tiến chiếm mục tiêu 12 giao tiếp với lữ đoàn 2 nhảy dù.


Sẵn sàng tiếp ứng cho lữ đoàn 2 nhảy dù ở phía Tây hoặc tăng cường một thiết đoàn cho lữ đoàn 2 nhảy dù khi có lệnh.


Bảo vệ công binh thiết lập cầu ASHAU.


3.Giai đoạn 3:

-Duy trì và bảo vệ an ninh đường 548 từ cầu ASHAU đến Tà Bạt.


-Mở rộng hành quân lục soát và tiêu diệt địch, phát hiện và tiêu huỷ tối đa quân dụng cũng như kho tàng của địch trong khu vực trách nhiệm.

4.Tiểu đoàn 1 PB sẽ do BCH/PB/SĐND phối trí tạm thời, được đưa vào vùng theo nhu cầu của chiến đoàn.

C.Lữ đoàn 1 nhảy dù:


1.Giai đoạn 1: Di chuyển đến vùng tập trung
2.Giai đoạn 2: Đặt dưới quyền điều động hành quân của chiến đoàn đặc nhiệm kể từ N+9.
3.Giai đoạn 3: Theo lệnh.

D.Lữ đoàn 3 nhảy dù:


1.Giai đoạn 1: Ngày N+5 di chuyển chiến thuật đến căn cứ Hàm Nghi cùng với BTL/SĐND.


2.Giai đoạn 2:
-Ngày N+9, trực thăng vận 2 tiểu đoàn chiếm các khu vực cao điểm 30, 31 và thiết lập căn cứ hoả lực. Theo lệnh sẽ trực thăng vận 1 tiểu đoàn chiếm khu vực 32 thiết lập căn cứ hoả lực (dự trù vào ngày N+10).


-Lục soát khu vực trách nhiệm, ngăn chặn địch xâm nhập từ phía Bắc xuống theo đường 14 để hỗ trợ sườn Bắc cho nỗ lực chính. Theo lệnh sẽ lãnh trách nhiệm một phần khu vực chiến đoàn đặc nhiệm dọc theo đường 548.


-Làm lực lượng trù bị, sẵn sàng được điều động tiếp ứng lữ đoàn 2 nhảy dù và chiến đoàn đặc nhiệm khi có lệnh.

3.Giai đoạn 3:


-Mở rộng hành quân lục soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt hạ các kho tàng.


-Sử dụng đơn vị cấp nhỏ để phá hoại trục lộ 14 nhằm cô lập hoá khu vực A-lưới.


-Tiếp tục nhiệm vụ trù bị.

E.Lữ đoàn 2 nhảy dù


1.Giai đoạn 1: Di chuyển đến Hàm Nghi


2.Giai đoạn 2:


-Theo lệnh sẽ trực thăng vận vào chiếm mục tiêu ASHAU, giao tiếp với chiến đoàn đặc nhiệm tại ASHAU, lập căn cứ hoả lực.


-Trực thăng vận chiếm các mục tiêu 21-22, lập căn cứ hoả lực.


-Sẵn sàng tiếp nhận 1 tiểu đoàn do chiến đoàn đặc nhiệm tăng phái khi có lệnh.

3.Giai đoạn 3:


-Tiếp nhận công binh tăng phái để sửa chữa phi đạo tại ASHAU hầu có thể tiếp tế không vận (C.123 hoặc C.130).


-Mở rộng hành quân lục soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt hạ tối đa các kho tàng của địch. Tổ chức các đợt hoạt động ngăn chặn địch bằng cách sử dụng đơn vị cấp nhỏ lưu động và triệt để phá hoại các trục lộ 21 và 548 nhằm cô lập hoá khu vực ASHAU.

F.Tiểu đoàn 101 công binh:


1.Tăng phái cho lữ đoàn nhảy dù kể từ N+7.


2.Nhiệm vụ yểm trợ thiết lập các căn cứ hoả lực, sửa chữa đường sá, cầu cống, thiết lập cầu ASHAU.


3.Sẵn sàng tăng phái các toán phá huỷ cho các lữ đoàn khi có lệnh.


4.Sửa chưa phi đạo ASHAU.

G.Tiểu đoàn 44 PB/155 ly


Trong giai đoạn 1 (N+6) di chuyển đến Hàm Nghi nhận lệnh trực tiếp của BCH/PB/SĐND.

H.BCH/PB/SĐND


-Sắp xếp việc phối trí tiểu đoàn 1 PB/ND trong thời gian chờ chiến đoàn đặc nhiệm điều động vào vùng hành quân.


-Tiếp nhận tiểu đoàn 44PB/155 ly và phối trí sơ khởi tại Tà Bạt.

I.Phương tiện và yểm trợ


1.Pháo binh: Phụ bản C đính kèm


2.Không quân:


-Quân đoàn 1 cung cấp L.19 và khu trục theo nhu cầu.


-Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 1 phi cơ thám sát OV10 bao vùng, 24 phi tuần khu trục.


3.Không binh


-Quân đoàn 1 cung cấp trực thăng chỉ huy + tiếp tế + tải thương + chuyển quân và võ trang theo nhu cầu.
-Hoa Kỳ cung cấp mỗi ngày 2 trực thăng chỉ huy + 8 trực thăng đa dụng.
-Trực thăng chỉ huy + tiếp tế + tải thương chuyển quân và võ trang theo nhu cầu.

J.Trù bị


1.Ưu tiên 1: Bằng lực lượng cơ hữu theo quan niệm không chạm địch là trù bị.


2.Ưu tiên 2: Lữ đoàn 9 nhảy dù


3.Ưu tiên 3: Do quân đoàn 1 cung cấp

K.Huấn thị phối hợp


1.Ngày N ngày 30/1/1971


2.Các đơn vị phải lưu ý chiếm giữ các cao điểm trọng yếu.


3.Trang bị phải nhẹ nhàng và gọn. Mỗi binh sĩ phải có đủ bao cát, xẻng, dao rừng, súng M.72. Lưu ý mang theo các trang bị đặc biệt như áo giáp, mặt nạ, lựu đạn cay, E8 và tối đa mìn Claymor.


4.Để tránh ứ đọng, phải tranh thủ thời gian chuyển vận và tránh tập trung binh sỹ quá đông một chỗ, nên sử dụng phân tán với nhiều bãi đáp và bãi bốc.


5.Hạn chế liên lạc vô tuyến trong khi chuyển quân, triệt để áp dụng vô tuyến, bảng ám danh đàm thoại/SĐND.


6.Các đoàn xe hoặc xe cộ di chuyển lẻ tẻ trong khu vực hành quân phải được đánh dấu bằng biểu tín hiệu để dễ phân biệt địch, bạn.


7.Tuyệt đối không di tản dân chúng địa phương, tị nạn chiến tranh về hậu phương.


8.Tù binh phải được di chuyển cấp tốc về BTL/SĐND để khai thác và chuyển giao quân đoàn 1.


9.Cần tiết kiệm và hạn chế việc tiêu thụ đạn dược vô ích vì vấn đề tiếp vận có thể khó khăn


10.Loại trừ các loại đạn AK47 và đạn súng cối 82, các loại quân trang quân dụng tịch thu được sẽ phá huỷ tại chỗ (nếu không có chỉ thị nào khác) để tiết giảm nhu cầu không vận.


11.Các đơn vị công binh phải mang theo chất nổ… để sử dụng cấp thời phá huỷ các quân dụng, kho tàng cũng như các trục lộ cầu cống của địch.


12.Liên lạc…


13.Báo cáo…


14.Nhu cầu trực thăng chuyển quân phải gửi về BTL/SĐND trước 0900H ngày hôm trước để kịp chuyển xin quân đoàn. Riêng oanh kích tiên liệu phải xin trước 36 tiếng.


15.Tuyệt đối cấm phổ biến tin tức hành quân cho báo chí trong bất cứ trường hợp nào.

II.Hành chính tiếp vận
Phụ lục D đính kèm

III.Chỉ huy và truyền tin


A.Truyền tin: Phụ bản E đính kèm


B.Chỉ huy


-BTL/SĐND/HQ đóng tại Hàm Nghi kể từ ngày N+5


-Chỉ huy trưởng chiến đoàn đặc nhiệm là Đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 1 kỵ binh, chỉ huy phó là Đại tá Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 1 nhảy dù.

Trung tướng Dư Quốc Đống
Tư lệnh sư đoàn nhảy dù

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

[7.29] Không ảnh (17): Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Thà Khống trên QL9 (Lào), sân bay Xê Pôn (Lào), trong kháng chiến chống Mỹ

20200212

Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Thà Khống trên QL9 (Lào) vượt qua sông Sê Bang Hiêng. Phía trên - trái là sân bay Xê Pôn.

Ngầm Thà Khống là 1 trọng điểm trên tuyến vận tải đường 559/ đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ.


Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

[7.28] Không ảnh (16): Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Xê Sụ (Lào) trên tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ

20200210

Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Xê Sụ (Lào) trên tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ.

Nơi đây tuyến đường vận tải vượt qua con sông Xê Sụ - nam Lào, để đi đến chiến trường Tây Nguyên (hướng đông) và qua Đông bắc Campuchia (hướng tây).

Các vết trắng là dấu vết hố bom. Vệt trắng như sợi chỉ dài là con đường vận tải.



Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

[7.27] Không ảnh (15): Khu vực bản Pa kha (Lào) trên tuyến đường vận tải Trường Sơn/ đường 559/ đường mòn Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20200209

Khu vực bản Pa kha (Lào) trên tuyến đường vận tải Trường Sơn/ đường 559/ đường mòn Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu vực này trên đất Lào, gần với vùng ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Đây cũng là khu vực tập hợp lực lượng các đoàn quân chi viện vào chiến trường, phân chia quân số và hậu cần về các chiến trường.

Các điểm trắng/ vệt trắng là dấu tích hố bom.


Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

[7.27] Không ảnh (14): Khu vực đóng quân của Bệnh viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ

20200208

Ẩn dưới những tán rừng này là khu vực đóng quân của Bệnh viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Bệnh viện 211 là bệnh viện trung tâm/ bệnh viện tuyến cuối trong hệ thống quân y của Mặt trận B3 Tây Nguyên.


[7.26] Không ảnh (13): Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), năm 1967

20200208

Không ảnh thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), năm 1967. Sân bay Pleiku ở trung tâm bức ảnh.


Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

[7.25] Không ảnh (12) - Địa danh (42): Không ảnh khu vực hồ Le (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt của Trung đoàn 88 Mặt trận B3 Tây Nguyên, tháng 11/1966.

20200207

Không ảnh khu vực hồ Le (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt của Trung đoàn 88 Mặt trận B3 Tây Nguyên, tháng 11/1966.

Ghi chú: Các vết trắng là dấu vết hố bom/ đạn pháo.


[7.24] Không ảnh (11): Khu vực cầu Lệch (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra các trận đánh ác liêt của Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 Mặt trận Tây Nguyên, tháng 11/1966

20200207

Khu vực cầu Lệch (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra các trận đánh ác liêt của Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 Mặt trận Tây Nguyên, tháng 11/1966.

Chú thích: Các điểm trắng là dấu vết hố bom.



Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

[7.23] Không ảnh (10): Trọng điểm ném bom Thamo (Lào) trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968

20200128

Trọng điểm ném bom Thamo (Lào), trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968.

Các chấm trắng/ vệt trắng là dấu tích hố bom.



[7.22] Không ảnh (9): Trọng điểm ném bom Nahi (Lào) trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968

20200128

Trọng điểm ném bom Nahi (Lào), chạy ven sông, trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968.

Các chấm trắng/ vệt trắng là dấu tích hố bom.


Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

[7.21] Không ảnh (3): Sân bay Khâm Đức (Quảng Nam), năm 1967

20200126

Không ảnh sân bay Khâm Đức (Quảng Nam), năm 1967


Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

[7.20] Không ảnh (2): Khu vực trọng điểm phía ngầm Bạc (Lào) trên tuyến đường Trường Sơn - đường 559 trong kháng chiến chống Mỹ

20200121

KHông ảnh trọng điểm ngầm Bạc (Trên đất Lào), 1 trọng điểm không quân Mỹ ném bom trên tuyến đường 559/ đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh


[7.19] Không ảnh (1): Khu vực trọng điểm phía nam ngầm Bạc (Lào) trên tuyến đường Trường Sơn - đường 559 trong kháng chiến chống Mỹ

20200121

Không ảnh khu vực trọng điểm phía nam ngầm Bạc (Lào) trên tuyến đường Trường Sơn - đường 559 trong kháng chiến chống Mỹ, nơi không quân Mỹ thường xuyên ném bom ngăn chặn sự chi viện của bộ đội Việt Nam vào chiến trường miền Nam



Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

[7.18.6] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Hình ảnh con tàu sau trận chiến (6)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Hình ảnh con tàu sau trận chiến (6):

(Nguồn: www.pcf45.com)


Đường di chuyển của tàu PCF79. Điểm đánh dấu X có thể là doi cát nơi tàu không số bị mắc cạn


Hình ảnh con tàu được đưa về cảng Sa Kỳ:









Con tàu bị mắc cạn ở doi cát cửa sông









[7.18.5] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Số lượng vũ khí thu giữ theo báo cáo quân Mỹ (5)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Số lượng vũ khí thu giữ theo báo cáo quân Mỹ (5):

Hàng tấn vũ khí và đạn dược trên con tàu đã được phát hiện. Con tàu chở theo khoảng trên 700.000 viên đạn, trên 1200 súng, bao gồm súng máy – súng phóng lựu chống tăng – súng trường.


Con tàu bị bắt giữ có động cơ được chỉnh sửa với tiếng ồn thấp khi chạy, và hệ thống bơm nước mạnh. Một thủy thủ nguời Bắc Việt, bị chết trên phòng thủy thủ.
Chi tiết số lượng vũ khí mang trên tàu:
  1. 706.080 đạn 7.62mm
  2. 5.750 đạn 12.7mm
  3. 996 đạn cối 82mm
  4. 213 đạn B40
  5. 6 đạn DKZ 57mm
  6. 1.960 mìn chống bộ binh
  7. 1.734 lựu đạn
  8. 3.4 tấn thuốc nổ C4
  9. 1.5 tấn thuốc nổ TNT, và kíp nổ, pin…
  10. 3 súng 12.7mm
  11. 975 súng trường
  12. 189 súng AK
  13. 25 súng B40
  14. 9 súng máy K53

Đây là lần thứ 8 bắt giữ được tàu vận chuyển tiếp tế của phía Bắc Việt kể từ tháng 2/1965, khi bắt đầu ngăn chặn việc Bắc Việt sử dụng tàu đánh cá vỏ thép để vận chuyển. Bảy lần bắt giữ trước thì có 3 tàu bị phá hủy, 1 tàu bị hư hỏng, 1 tàu bị bắt và 2 tàu quay trở lại Bắc Việt.

[7.18.4] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ (4)

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ (4):

Lúc 20 giờ, khi trời vừa tối, tàu Wilhoite được lệnh di chuyển cách mạn tàu đánh cá 5 dặm, và tàu Gallup được lệnh di chuyển sang phía bên kia của tàu đánh cá.
Lúc này, ba tàu cách phía Đông – Đông Nam đảo Cù Lao Ré khoảng 22 dặm. Ánh sáng hải đăng (?) trên đảo, từ khoảng cách 12 dặm đã có thể nhìn thấy rõ. Trong lúc này, tàu Wilhoite bám sát tàu đánh cá, tàu Gallup và tàu quét mìn Plêdg MSO 492 di chuyển tạo thành rào chặn phía Nam.

 
Từ lúc 21 giờ 30 đến 22 giờ 30, tàu đánh cá thực hiện một hoặc 2 lần thay đổi hành trình nhẹ, làm cho chiếc tàu chuyển dịch về phía Nam Cù Lao Ré, nhưng sau đó tiếp tục ổn định hướng đi thằng về phía Tây đến bờ biển Nam mũi Ba Làng An. Một bức điện nhận được từ Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm cho biết, lực lượng đón tiếp trên bờ của Quân đội Bắc Việt đã chờ sẵn ở sông Sa Kỳ để bốc dỡ hàng trên tàu.

Dựa trên thông tin trên, có thể lựa chọn tàu tuần tra để theo sát con tàu đánh cá. Tàu PCF 79 được giao nhiệm vụ này.
Chiếc tàu đánh cá bây giờ cách bờ biển 25 dặm. Kể từ đây, tàu đánh cá nâng tốc độ di chuyển lên 15 hải lý. Vì vậy, tàu Gallup và Wilhoite được lệnh bám sát tàu cá, và rút ngắn khoảng cách xuống còn 3 dặm.

Lúc 23 giờ 30, tất cả các đơn vị được lệnh vào vị trí. Tàu Wilhoite chiếm lĩnh vị trí 20 độ ở phía mạn phải tàu cá, với khoảng cách là hơn 4km, tàu Gallup chiếm lĩnh vị trí tương tực phía sau tàu cá. Tàu Orient và PCF79 tiến tới vị trí mạn phải với khoảng cách hơn 2km.

PCF79 tiếp cận tàu cá với tốc độ cao, từ phía Tây tàu, với khoảng cách 100m, duy trì tốc độ cao khi tàu cá đi qua điểm cách bờ biển 5 dặm. Lúc này là 0giờ 11 phút ngày 15/7/1967, tàu cá vượt qua điểm ngăn chặn – 5 dặm cách bờ biển. Thời điểm này trăng lưỡi liềm đã xuống thấp và lặn vào sau đám mây. Tàu Point Orient bắt đầu bắn pháo sáng và sỹ quan hải quân VNCH trên boong tàu phát loa kêu gọi thủy thủ đoàn tàu cá đầu hàng. Chiếc tàu cá phớt lờ lời kêu gọi và bắt đầu bắn vào tàu Mỹ, tiếp tục di chuyển huớng vào bờ.

Lúc 0 giờ 20 phút, tàu cá còn cách bờ 3 dặm, các đơn vị thuộc lực lượng đặc nhiệm bắt đầu khai hỏa. Khoảng 5 phút sau, tàu cá bắn tàu PCF79 bằng vũ khí tự động và 1 hoặc 2 súng cỡ lớn (Sau này xác định tài cá được gắn 3 súng 12,7mm và ít nhất 1 súng DKZ 57mm).

Lúc 0 giờ 40, dưới làn mưa đạn, tàu cá chạy quanh doi cát, cách mép biển 60m, ở cửa sông Sa Kỳ.

Lúc 1 giờ một số tiếng nổ phát ra từ tàu cá. Lúc này lực lượng pháo binh của quân đội Nam Triều Tiên đóng gần mũi Ba Làng An bắt đầu bắn phá khu vực xung quanh tàu cá, và tiếp tục bắn cho đến lúc 6giờ.

Từ lúc 6 giờ đến 7 giờ, tàu Walker, trực thăng vũ trang và máy bay phản lực bắn phá liên tục khu vực để yểm trợ cho các lực lượng thủy quân lục chiến Nam Triều Tiên trên đường tiếp cận bằng trực thăng lúc 7 giờ 15. Tham gia còn có một số tàu tuần tra của phía VNCH.

Lúc 12 giờ 30, các chuyên gia chất nổ Mỹ đã lên tàu cá, vô hiệu hóa được hệ thống tự hủy của con tàu, bao gồm cả hệ thống kích hoạt khối thuốc nổ 1 tấn TNT.

Lúc 16 giờ 10, tàu cá được 2 tàu LCM kéo ra khỏi doi cát và kéo về cập cảng Chu Lai lúc 20 giờ. Trong quá trình kéo về cảng, sự chuyển động của khối không khí trên con tàu đã làm bùng lên ngọn lửa duới boong tàu, với sự trợ giúp từ 2 tàu PCF, ngọn lửa đã bị dập tắt.