Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2019

[7.18.2] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (1): Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 (2) - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ

2019122991075

Sự kiện hải quân Mỹ tấn công tàu không số (số 198) tại mũi Ba Làng An - Sa Kỳ - Quảng Ngãi ngày 15/7/1967 (2) - Diễn biến theo báo cáo quân Mỹ:


Lúc 19h25 ngày 11/7/1967, phi công máy bay tuần tra số 10 – Phi đội tuần tra số 1 báo cáo về Trung tâm giám sát hàng hải tại Đà Nẵng về việc anh ta phát hiện 1 tàu đánh cá vỏ sắt nhỏ có hướng đi 220 độ, với tốc độ 10 hải lý, và vị trí ở phía Đông Chu Lai 55 dặm.

Một máy bay trinh sát tuần tra biển bay rất thấp tới khu vực và đọc được số hiệu 459 trên sườn tàu. Phi công báo cáo sườn bên kia không có số hiệu và con tàu không xác định này chứa 1 thùng lớn trên boong, và di chuyển mà không có ánh sáng đèn.

Một giờ sau, máy bay trinh sát bay vòng lại để kiểm tra chiếc tàu trên và phát hiện chiếc tàu này đã quay đầu và bật đèn sáng, đồng thời chuyển huớng 120 độ, một dấu hiệu khả nghi. Một tàu chiến Mỹ được lệnh di chuyển để tiếp cận và quan sát bí mật chiếc tàu trên. Tàu chiến Mỹ đã phát hiện chiếc tàu đánh cá trên qua ra đa, và nhận bàn giao mục tiêu từ máy bay trinh sát, bắt đầu nhiệm vụ bí mật theo dõi chiếc tàu trên.

Bốn tháng trước, ngày 14/3/1967, một tàu đánh cá khác cũng cố gắng xâm nhập vào khu vực này. Chiếc tàu đánh cá này bị phát hiện bởi máy bay tuần tra của Trung tâm giám sát hàng hải. Những giờ sau đó, các đơn vị của Trung tâm giám sát hàng hải được điều đến để khống chế chiếc tàu này cập bờ. Chiếc tàu đã cập bờ lúc 6giờ sáng. Nhưng lúc 6giờ 30, chiếc tàu đã phát nổ với những mảnh tàu văng ra xa tới cả nghìn mét. Chiếc tàu gần như bị phá hủy hoàn toàn, không còn nhận ra được. Không một loại vũ khí nào trên chiếc tàu này còn có thể sử dụng được, do vụ nổ gây ra. Vì vậy, với chiếc tàu đánh cá mà các lực lượng Mỹ và VNCH đang theo dõi, chiếc tàu có thể tự phá hủy nếu như không bắt giữ được tàu trước khi thủy thủ đoàn phá hủy nó.

Các nhân viên của Hải đoàn giám sát hàng hải phía Bắc tập hợp vào tối 13/7 khi họ chắc chắn rằng chiếc tàu đánh cá này đã quay trở lại khu vực mũi Ba Làng An và bắt đầu lập kế hoạch hành động cho đêm tiếp theo. Với tốc độ của chiếc tàu đánh cá, thời gian nó có thể cập bờ vào lúc 20 giờ ngày 14/4, nhưng thời điểm này có thể không khả thi do lúc đó trăng vẫn còn sáng. Do vậy phán đoán chiếc tàu sẽ đi chậm trong buổi chiều và cố gắng tiếp cận bờ biển vào nửa đêm.

Trong suốt đêm 14/7, mệnh lệnh từ Sở chỉ huy lực lượng đặc nhiệm là bắt đầu thực hiện kế hoạch khi chiếc tàu đánh cá còn cách bờ 5 dặm. Một lúc sau Sở chỉ huy gửi điện xác nhận rằng chiếc tàu đánh cá được xác định là tàu chở hàng chi viện của Bắc Việt Nam.

Sở chỉ huy ra lệnh cho 2 tàu chiến Mỹ (USCGC Point Orient WPB 82319 và USS Gallup PG-85) đang đóng tại Đà Nẵng gia nhập lực lượng đặc nhiệm chặn bắt chiếc tàu đánh cá này, và tham gia vào kế hoạch hành động khi tàu đánh cá Bắc Việt tiếp cận bờ biển. Hai chiếc tàu rời Đà Nẵng vào chiều muộn ngày 14/7, để đến điểm hẹn với lực lượng đặc nhiệm. Cả ba tàu của lực lượng đặc nhiệm (tàu Wilhoite, Gallup và Point Orient) đến đảo Cù Lao Ré, cách mũi Ba Làng An một vài dặm vào buổi tối ngày 14/7.

Kế hoạch của lực lượng đặc nhiệm là tiếp cận tàu đánh cá ở khoảng cách vừa đủ để tàu không thể rẽ trái hoặc rẽ phải để trốn thoát, nhưng chỉ có thể tiếp tục đi về huớng bờ biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét