Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

[7.50] Ghi nhận các điểm có giao chiến trong những ngày cuối cùng trước khi ngừng bắn ở miền nam Việt Nam theo Hiệp định Pari 1973

20221109


Những ngày cuối cùng trước khi ngừng bắn ở miền nam Việt Nam theo Hiệp định Pari 1973:
Ghi nhận các điểm có giao tranh từ 00h00 ngày 28/1/1973 cho đến 24h00 ngày 31/1/1973.
Chiến sự diễn ra ác liệt chủ yếu ở Quảng Trị. Các khu vực khác thì diễn ra lẻ tẻ.




Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

[7.49] Không ảnh (37): Không ảnh khu vực Căn cứ Phượng Hoàng (Quảng Trị), tức Căn cứ Pedro/ FSB Pedro, năm 1973

20221108


Không ảnh chụp tháng 3 năm 1973 khu vực Căn cứ Phượng Hoàng (Quảng TRị), nơi ngày 9/4/1972 đã diễn ra trận đánh ác liệt của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9 Sư đoàn 304, được sự yểm trợ của xe tăng thuộc Tiểu đoàn 397 Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam với tiểu đoàn thủy quân lục chiến quân Sài Gòn.




Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

[7.48] Cách thức hoạt động một số loại mìn chống trực thăng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

2022092148586

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng công binh/ xưởng quân giới đã sáng tạo một số cách thức sử dụng mìn để chống lại chiến thuật trực thăng vận của quân đội Mỹ và đồng minh.

Bên cạnh cách thức sử dụng mìn định hướng để chống trực thăng, Quân Giải phóng còn sử dụng mìn  phóng mảnh có cách thức gây nổ khác nhau để sử dụng chống lại trực thăng đổ bộ.

* Cách gây nổ khác nhau: 

(1) Dùng pin điện gây kích nổ đầu nổ thường; 

(2) Đầu nổ công trường (sử dụng lá hứng gió để làm khởi động cơ cấu dẫn đến chuyển động lò xo kim hỏa gây nổ mìn); 

(3) Bàn công tắc đánh trực thăng (sử dụng bàn hứng gió gắn liền với cơ cấu gây bật công tắc điện nối với pin điện để gây nổ mìn);

* Cấu tạo mìn: Sử dụng mìn phóng mảnh, hình vuông, kích thước 20x20cm cao 10cm, vỏ bằng tôn mỏng, có nhiều bi thép hoặc thép 12x12mm (khoảng 400 viên), đúc thuốc nổ TNT. Khi mìn nổ các viên bi bay xa khoảng 250m, cự ly tản ngang khoảng 150-200m.

* Bố trí (1) theo cụm 3 mìn đánh từng chiếc, với 1 cơ cấu gây nổ chung; (2) bố trí đánh 2 hướng theo địa hình bãi đổ bộ; (3) bố trí đánh nhiều hướng khi bãi rộng, trong bằng nhiều cụm mìn.


Sơ họa minh họa cách thức chôn mìn với các loại cơ cấu gây nổ khác nhau:



Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

[7.47] Các điểm ghi nhận có xe tăng của bộ đội Việt Nam tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam theo thông tin phía Mỹ, năm 1972

20220901


79 điểm ghi nhận có xuất hiện xe tăng của bộ đội Việt Nam tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam theo thông tin phía Mỹ, năm 1972.

Các điểm này phân bố ở vùng Quảng Trị, Kontum, Bình Long và Tây Ninh.

Sự xuất hiện của xe tăng của bộ đội Việt Nam ở các dạng: Tham gia tấn công quân Sài Gòn, bị không quân Mỹ/ Sài Gòn tấn công, bị bắn cháy, bị quân Sài Gòn thu giữ, bị phát hiện khi hành quân/ nơi trú ẩn...




Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

[7.46] Vị trí tuyến đường ống dẫn xăng dầu của Quân đội Nhân dân Việt Nam chạy dọc đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua đất Lào, được thể hiện trên bản đồ quân sự Mỹ in năm 1970

20220811


Trên một tấm bản đồ quân sự phần đất Lào tỷ lệ 1:50.000 do quân đội Mỹ xuất bản 1970 có thể hiện vị trí tuyến đường ống dẫn xăng dầu của Quân đội nhân dân Việt Nam chạy dọc đường mòn Hồ Chí Minh.




Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

[7.45] Dấu vết thông tin về vị trí các bệnh xá/ bệnh viện/ Trường huấn luyện quân y của Quân Giải phóng miền Nam trên địa bàn một số tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 8

2022052277068


Dấu vết thông tin về vị trí các bệnh xá/ bệnh viện/ Trường huấn luyện quân y của Quân Giải phóng miền Nam trên địa bàn một số tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 8 khoảng năm 1965 - 1966.




Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

[7.44] Thông tin về tọa độ phát hiện mộ Liệt sỹ hy sinh trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20220416


Các lá cờ đánh dấu gần 700 điểm tọa độ phát hiện mộ chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Do các đơn vị bộ đội Việt Nam chôn cất), trên đất Việt Nam, Lào, Campuchia.


Các điểm này chứa đựng thông tin từ 1 ngôi mộ cho đến các khu nghĩa trang có đến 200 mộ liệt sỹ, và được chuyển tới cơ quan chính sách của Nhà nước.

Một số điểm trong đó đã được các cơ quan chính sách quy tập sau khi kết thúc chiến tranh.

Công cuộc tìm kiếm các điểm tọa độ có mộ Liệt sỹ hy sinh trong KCCM hiện vẫn đang được tiếp tục.







Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

[7.43] Hình ảnh mìn/ bộc phá có cấu tạo vỏ bằng xi măng của Quân giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do quân Mỹ thu giữ

2022022168029


Quân Mỹ thu giữ một loại mìn/ bộc phá có cấu tạo vỏ bằng xi măng của Quân giải phóng miền Nam với các thông số như sau:

- Kích thước 23cmx13cm.

- Nặng gần 6kg.

- Có 2 tấm ốp gỗ ở trên và dưới.

Mìn có vỏ đúc bằng vỏ xi măng, dùng để gắn vào sào và đặt phá các tòa nhà hoặc công sự.

Mìn có ngòi nổ bằng điện hoặc cơ khí (dùng ngòi nổ lựu đạn làm ngòi nổ).




Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

[7.42] Thống kê tỷ lệ lính đào ngũ năm 1968 của quân Sài Gòn

2022020552010


Thống kê tỷ lệ lính đào ngũ (đơn vị tính theo tỷ lệ phần nghìn) năm 1968 của quân Sài Gòn, theo từng sư đoàn, quân binh chủng, địa phương quân, biệt kích...

Con số tuyệt đối lính Sài Gòn đào ngũ năm 1968 là gần 140.000 lính.



Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

[7.41] Không ảnh (36): Không ảnh khu vực cảng Cửa Việt đầu năm 1973

20220204


Không ảnh khu vực cảng Cửa Việt đầu năm 1973. Các chấm đen lớn/ nhỏ là dấu vết hố bom.










Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

[7.40] So sánh quân số theo cấp đơn vị lục quân giữa quân Mỹ và đồng minh với Quân đội nhân dân Việt Nam, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

 2021121830107


So sánh quân số theo cấp đơn vị lục quân giữa quân Mỹ và đồng minh với Quân đội nhân dân Việt Nam, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bảng so sánh này do phía quân đội Mỹ thực hiện, từ cấp Tiểu đội cho đến cấp Sư đoàn. Nhận xét thấy đối với quân số các cấp đơn vị của Quân đội nhân dân VN có xu hướng thấp hơn con số này, do hao hụt hoặc chưa được bổ sung kịp; ngược lại với quân Mỹ thì quân số thực tế có xu hướng cao hơn con số này, đặc biệt tại các đơn vị thủy quân lục chiến.




Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

[7.39] Số liệu chi phí cho 3 sư đoàn quân đội Mỹ chiến đấu tại Việt Nam năm 1968 và 1969: Sư đoàn 1 kỵ binh bay, Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn 4 bộ binh.

20211215.45

Chi phí cho chiến tranh.

Quân đội Mỹ tính toán chi phí cho 3 sư đoàn chiến đấu tại Việt Nam năm 1968 và 1969: Sư đoàn 1 kỵ binh bay, Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn 4 bộ binh.
- Chi phí cho Sư đoàn 1 kỵ binh bay năm 1968 là 1,578 tỷ $, năm 1969 là 1,253 tỷ $.
- Chi phí cho Sư đoàn 4 bộ binh (hoạt động ở Tây Nguyên) năm 1968 là 1,538 tỷ $
- Chi phí cho Sư đoàn 25 bộ binh (hoạt động ở Tây Ninh - Hậu Nghĩa) năm 1969 là 942 triệu $
Chi phí này được tính toán từ tổng toàn bộ các khoản chi phí trực tiếp của các đơn vị thuộc sư đoàn, chi phí cho các đơn vị yểm trợ không thuộc sư đoàn (pháo binh, công binh, trực thăng, thông tin, radar, vận tải, quân y...), chi phí máy bay ném bom chiến lược B52 và máy bay ném bom chiến thuật yểm trợ cho hoạt động chiến đấu của sư đoàn trong năm, chi phí sửa chữa quân cụ...

Quân số tính toán chi phí của Sư đoàn 1 Kỵ binh bay như sau: Quân số sư đoàn là 21.400 người (trung bình theo quý) + quân số các đơn vị yểm trợ là 12.500 = tổng cộng 33.900 người.
Tương ứng thì Sư đoàn 25 là 18.800 + 11.500 = 30.300 người.



Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

[7.38] Không ảnh chụp trận địa rocket 140mm của Quân giải phóng miền Nam sau khi bắn phá vào sân bay Đà Nẵng ngày 27/2/1967.

20211104


Không ảnh chụp trận địa rocket 140mm của Quân giải phóng miền Nam sau khi bắn phá vào sân bay Đà Nẵng ngày 27/2/1967.


Bộ đội Việt Nam đã sử dụng 140 đạn rocket loại 140mm, bố trí thành 2 hàng, mỗi hàng có nhiều cụm, mỗi cụm từ 10 đến 12 đạn, có bố trí hầm cho người điểm hỏa.


Thông tin phía Mỹ cho biết, đây là lần đầu tiên bộ đội Việt Nam sử dụng rocket ở miền Nam Việt Nam để tấn công quân Mỹ.

Có thể nhìn thấy các vệt lửa đạn thiêu đốt mặt đất sau khi phóng.




Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

[7.37] Đánh dấu trên bản đồ các điểm đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện đánh phá tuyến ống dẫn dầu hoặc phục kích phương tiện vận tải/ đoàn xe Mỹ trên trên QL19 địa bàn Bình Định và Gia Lai, năm 1968.

2021101373060


Đánh dấu trên bản đồ các điểm đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện đánh phá tuyến ống dẫn dầu hoặc phục kích phương tiện vận tải/ đoàn xe Mỹ trên trên QL19 địa bàn Bình Định và Gia Lai, năm 1968.




Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

[7.36] Không ảnh (35): Không ảnh 1 đoạn đường kín (bằng giàn che) trên tuyến đường Hồ Chí Minh (Do máy bay trinh sát không quân Mỹ chụp), phía đông cao nguyên Bô lô ven (Lào)

2021091250026

Làm giàn che trên 1 đoạn đường mòn Hồ Chí Minh, ở phía Đông cao nguyên Boloven (Lào).
Không rõ thời gian chụp ảnh này.



Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

[7.35] Không ảnh (34): Ảnh màu của máy bay trinh sát không quân Mỹ chụp các xe ô tô vận tải chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào, năm 1966

2021091048025


Ảnh màu của không quân Mỹ chụp từ máy bay trinh sát Mỹ về đánh phá tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào, năm 1966. Một số ảnh có xuất hiện xe ô tô vận tải của bộ đội Việt Nam.















Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021

[7.34] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (3): Hải trình của tàu không số 187, từ 15/6/1966 đến 20/6/1966 (Ngày bị chặn đánh ở Trà Vinh)

2021090936393


Hải trình của tàu không số 187, từ ngày 15/6/1966 đến 20/6/1966 (Ngày bị chặn đánh ở Trà Vinh)




[7.33.1] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (2) - Phần 2: Sự kiện hải quân Mỹ chặn đánh tàu không số 100 của Lữ đoàn 125 hải quân nhân dân Việt Nam ngày 10/5/1966 tại cửa sông Rạch Già (Cà Mau) ngày 9 và 10/5/1966

2021090968054 - Phần 2


2. Tóm tắt thông tin của phía Mỹ

Đêm 9/5/1966, tàu Point Grey bắt đầu các chuyến tuần tra như thường lệ ở khu vực biển phía Đông bán đảo Cà Mau. Khoảng 22 giờ, khi tuần tra ở khu vực cách bờ biển khoảng 4 hải lý, tàu Point Grey quan sát thấy có đống lửa lớn trên bãi biển. Sau khi tiếp cận bờ biển, tàu phát hiện có 2 đống lửa lớn ở khu vực Bắc lối vào cửa sông Rạch Già. Nhận thấy sự bất thường từ sự xuất hiện của 2 đống lửa, tàu Point Grey quyết định duy trì giám sát khu vực này suốt đêm.

Lúc 0 giờ 10 phút ngày 10/5/1966, radar của tàu Point Grey phát hiện một tàu vỏ sắt, đang tiến vào ở góc 260 độ với tốc độ khoảng 10 hải lý/ giờ. Tàu Point Grey tiếp cận tàu lạ và đến 1 giờ 20 tàu Point Grey đánh tín hiệu liên lạc, tuy nhiên không có tín hiệu trả lời. Tàu Point Grey tiếp tục tiến gần đến khoảng cách 400 mét và sử dụng đèn pha để tìm kiếm, phát hiện ra tàu lạ là 1 tàu đánh cá. Tàu Point Grey lập tức liên lạc về Trung tâm giám sát hàng hải tại An Thới, báo cáo có 1 tàu cá vỏ sắt thay đổi tốc độ và hành trình di chuyển hướng Tây Bắc. Tàu Point Grey tiếp tục đi theo sát tàu cá.

Lúc 2 giờ, tàu cá vỏ sắt đi đến khu vực xuất hiện các đống lửa trên bờ biển. Lúc 3 giờ 15, phát hiện tàu cá đang trôi dạt trên biển. Tàu Point Grey bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực, tiếp cận sát tàu cá, cách tàu cá 100 mét và gọi sang tàu cá. Không có trả lời từ phía tàu cá. Nhìn thấy thoáng qua có ba hoặc bốn người trên tàu cá, tuy nhiên những người này cố gắng tránh lộ diện.

Lúc 5 giờ, tàu cá ở vị trí cách bờ biển khoảng 1km, và bắt đầu trôi vào khu vực nước nông (?).

Khi trời sáng, phát hiện tàu cá bị mắc cạn cách bờ khoảng 400 mét. Lúc 7 giờ, tàu Point Grey tiếp cận và cố gắng lên bong tàu cá. Sự nghi ngờ về tàu cá càng gia tăng, khi tàu Point Grey bị bắn dữ dội từ bờ biển. Tàu Point Grey bắn trả lại và quay ra vị trí cách bờ biển khoảng 1,5 km để chờ tiếp viện.

Các tàu Brister và Vireo đang trên đường đến khu vực. Sở chỉ huy cũng ra lệnh cho tàu Point Cypress đến khu vực và đề nghị lực lượng hải quân VNCH cử lực lượng đến khu vực. Hải quân VNCH cử đến khu vực 5 tàu tuần tra và 1 tàu chỉ huy LSIL 328 và tàu PGM 614. Tàu Brisyter đến khu vực lúc 11 giờ 45, nhưng do mực nước thấp nên tàu chỉ đến được vị trí cách bờ biển khoảng 7,5 km.

Thủy triều và điều kiện sóng biển đã tiếp tục cản trở việc tiếp cận lên boong tàu cá, đồng thời làm tàu cá trôi dạt thêm khoảng 100m vào gần bờ, gần khu vực bao phủ bởi rừng ngập mặn dày đặc.


Lúc 13 giờ 50, không quân yểm trợ đã đến khu vực. Được không quân yểm trợ, tàu Point Grey lại tiến về phía tàu cá. Khi tiến đến cách bờ khoảng 200 m, tàu Point Grey bị hỏa lực súng bộ binh bắn chính xác từ khu vực rừng ngập mặn ra, làm ba thủy thủ tàu Point Grey trên mũi tàu bị thương [Tàu Point Grey biên chế 8 thủy thủ và sỹ quan]. Tàu Point Grey ngay lập tức lùii về vị trí cách bờ khoảng 400m, sau đó quay ra khu vực nước sâu hơn. Ba thủ thủ bị thương được chuyển sang tàu Brister để cứu chữa.

Các đơn vị tiếp tục bắn phá khu vực trong suốt buổi chiều để ngăn chặn các lực lượng Bắc Việt tiếp cận con tàu. Một số phát đạn đã bắn trúng tàu cá và gây nên một vài đám cháy và nổ nhỏ.

Lúc 17 giờ, sóng và thủy triều đã đẩy dịch con tàu vào gần bờ hơn, lúc này chỉ còn cách bờ gần 50 mét, và có khả năng tàu sẽ chìm trước khi trời tối. Khi đó, các lực lượng Bắc Việt sẽ cố gắng tiếp cận con tàu và vận chuyển hàng hóa từ con tàu vào bờ trong màn đêm dày đặc. Quyết định được đưa ra là phá hủy con tàu. Mệnh lệnh phá hủy con tàu được thông qua lúc 17 giờ 26, và bắt đầu lúc 17 giờ 50. Các đơn vị bắn pháo và máy bay ném bom oanh tạc con tàu, gây nên những đám cháy và nổ đến tận 20 giờ 30, khi một tiếng nổ lớn bẻ con tàu thành 2 phần và chìm trong lửa. Quá trình bắn phá ngừng lại, và thay vào đó là bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực cho đến hết đêm.

Đầu giờ sáng 10/5/1966, 3 tàu Hải quân VNCH, và 5 tàu/ thuyền nhỏ cùng đến khu vực. Con tàu vận tải bị gãy đôi và khó vận chuyển về cảng. Khu vực lúc này yên tĩnh, và các lực lượng VNCH tiến hành thiết lập các điểm phòng thủ bảo vệ hiện trường. Với sự trợ giúp của các đơn vị Mỹ và VNCH, tàu LSIL 328 [Giang Pháo Hạm 328 Thần Tiễn (LSIL - Landing Ship Infantry Light)] bắt đầu tiến hành chiến dịch trục vớt tàu vận tải Bắc Việt. Chỉ huy tàu LSIL 328 được giao làm chỉ huy trưởng chiến dịch trục vớt. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm hải quân Mỹ và thợ lặn hải quân VNCH cũng đến hiện trường tham gia trục vớt. Công việc trục vớt được tiến hành thuận lợi vào ban ngày, ban đêm tàu và máy bay liên tục thả pháo sáng suốt đêm để bảo vệ khu vực.

Lúc 15 giờ ngày 12/5/1966, chiến dịch trục vớt bị dừng lại do lực lượng Bắc Việt tấn công, làm cho lực lượng bảo vệ trên bờ phải rút lui ra biển. Máy bay được gọi đến và tiếng súng tạm im. Lúc 16 giờ 10, chỉ huy hải quân VNCH đến hiện trường và chỉ huy trực tiếp chiến dịch trục vớt, được tiếp tục lúc 18 giờ.


Chiến dịch trục vớt kết thúc lúc 10 giờ 15 ngày 13/5/1966 và các đơn vị bảo vệ rút khỏi hiện trường. Tất cả vũ khí đạn dược trục vớt được đưa lên tàu LSIL 328 chở về Sài Gòn. Tàu Brister sử dụng pháo bắn vào xác tàu vận tải Bắc Việt để phá hủy hoàn toàn xác tàu, sau đó tiếp tục thực hiện các chuyến tuần tra vào lúc 19 giờ.

Tấm bảng hiệu do thợ lặn gỡ ra từ máy tàu cho thấy được sản xuất tại Đông Đức năm 1964. Một số bảng hiệu khác cho thấy xuất xứ từ Pháp và Trung Quốc. Đặc biệt, phát hiện đạn cối 120mm được sản xuất tại Trung Quốc năm 1965. Đây là lần thứ 2 đạn dược kiểu này được phát hiện ở Nam Việt Nam, và lần đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng sông Cửu Long.

Các loại vũ khí, đạn dược, trang bị trục vớt được từ con tàu vận tải Bắc Việt

Vũ khí

  • 1 súng 12,7mm
  • 3 súng máy Sô viết loại SG 43
  • 1 súng DKZ 57mm
  • 1 súng máy kiểu MG34



Đạn dược: Thu được khoảng 15 tấn

  • Đạn súng cối 120mm
  • Đạn súng 12,7mm
  • Đạn cối 82mm
  • Đạn cối 81mm (Sản xuất tại Mỹ trong thế chiến II)
  • Đạn DKZ 75mm
  • Đạn cối 60mm
  • Đạn DKZ 57mm
  • Thuốc nổ TNT
  • Ngòi nổ


Các trang bị khác

  • Máy chiếu phim
  • Âm ly
  • Loa
  • Máy ghi nhạc
  • Phim truyện
  • Vật tư để phục vụ công tác tuyên truyền

3. Không ảnh chụp tàu không số 100 bị phá hủy thành 2 phần, sát bờ biển ngày 10/5/1966 (gần cửa sông Rạch Già - Cà Mau). Tàu nhỏ hơn bên trái hình là tàu của quân Sài Gòn trục vớt vũ khí từ tàu số 100



Hình ảnh tàu lúc mắc cạn và chưa bị phá hủy



[7.33] Tàu không số/ Đường Hồ Chí Minh trên biển Đông - Những con tàu huyền thoại (2): Sự kiện hải quân Mỹ chặn đánh tàu không số 100 của Lữ đoàn 125 hải quân nhân dân Việt Nam ngày 10/5/1966 tại cửa sông Rạch Già (Cà Mau) ngày 9 và 10/5/1966

2021090968054


1. Thông tin phía Việt Nam

Sau khi tàu 69 vào bến, một ngày sau, đêm 23 rạng 24 tháng 4 năm 1966, tàu 100 được lệnh rời bến Bính Đông. Tàu 100 do thuyền trưởng Lê Minh Sơn và chính trị viên Nguyễn Hữu Tương chỉ huy. Thuyền phó là Ngô Văn Sở và Phạm Ngọc Điển; các thủy thủ gồm: Nguyễn Thành Thưởng, Lê Văn Cớt, Đàm Văn Chung, Phùng Văn Quý, Trần Văn Đua, Đặng Thanh Bàn, Lê Xuân Giản, Đoàn Văn Minh, Lê Văn Thi, Lê Văn Tưởng, Cao Văn Thiện, Lê Công Khanh.

Đi được một ngày, theo lệnh của Sở chỉ huy, tàu dửng lại ở A3. Ngày 5 tháng 5, tàu tiếp tục lên đường. Sáu ngày đầu, tàu đi trong sự yên tĩnh. Ngày thứ 7, khi tàu ở vào toạ độ 09o55 vĩ bắc, 109o30 kinh đông thì gặp một tàu khu trục Mỹ. Vừa phát hiện tàu lạ, chiếc khu trục tăng tốc độ, bám sát. Cuộc "hộ tống” kéo dài nhiều giờ. Tàu 100 mấy lần định “cắt đuôi” nhưng không được. Đêm 9 rạng 10 tháng 5, tàu quyết định chuyển hướng vào bờ. Máy bay trinh sát của địch phát hiện được, lập tức chúng báo động và điều tàu chiến đấu. Sau đó một thời gian, chiếc tàu chiến của hải quân Mỹ mang tên Uscg Cuher Poiut Grey đã có mặt. Chúng đánh tín hiệu xin cập mạn. Tàu ta vẫn không đáp. Tàu Mỹ chạy nhanh về phía trước, có ý chặn đường, nhưng tàu 100 vẫn tiến thẳng, sẵn sàng đâm vào tàu địch. Thấy vậy, tàu Mỹ phải tránh sang một bên. Song tàu Cuher Poiut Grey vẫn bám sát tàu ta, với ý định đe doạ, buộc tàu 100 phải đầu hàng. Tàu 100 không nổ súng trước, mà tranh thủ đi nhanh về phía bờ. Lúc này, thấy ám hiệu: hai đống lửa ở cửa Bồ Đề, nên tàu đã đi vào cửa Rạch Già. Đêm đó nước ròng, tàu vào tới Rạch Già thì bị mắc cạn

Ngoài khơi, địch điều thêm 3 tàu chiến nữa với ý định cướp tàu ta. Trước tình hình đó, chi ủy, cán bộ tàu 100 quyết định cho anh em lên bờ, bắt liên lạc với bến. Trước khi rời tàu, đồng chí Phạm Ngọc Điển thuyền phó và đồng chí Lê Văn Cớt thợ máy ở lại điểm hoả để phá tàu và phá vũ khí. Song không rõ nguyên cớ gì, tàu 100 không nổ. Tàu của địch không dám vào gần tàu ta, nó ở xa 200 mét đánh tín hiệu xin cập mạn. Nó tưởng trên tàu 100 vẫn còn người.

Tàu địch kéo còi mấy lần, không thấy tàu ta đáp lại chúng cho hai tên liều mạng bơi về phía tàu 100 thăm dò. Nhưng lúc đó, lực lượng ở bến do đồng chí Tư Mao chỉ huy đã ra kịp thời, bắn xả vào mấy tên địch, buộc chúng quay lại.

Lúc ấy trời đã gần sáng. Khả năng giữ được tàu, không cho địch kéo đi rất khó. Đồng chí Tư Mao cùng với thợ máy Cớt và Hải, một du kích của bến, bơi ra tàu thu thập tài liệu liên quan đến chuyến đi và bí mật của đơn vị.

Suốt ngày hôm đó, các thủy thủ tàu 100 phối hợp với lực lượng ở bến chiến đấu kiên cường, quyết không cho địch vào gần cướp tàu.

Khoảng gần trưa, thêm hai tàu nữa của địch đến. Chúng dàn đội hình quây lấy tàu 100, đồng thời xả đạn vào bờ. Song vẫn bị chống trả quyết liệt nên ý định cướp tàu không thành. Máy bay trực thăng, máy bay phản lực đến dội bom, bắn phá khu vực, với mục đích không cho ta bám tàu. Sau mỗi đợt bắn phá, tàu địch lại vào, anh em ta đánh rát, chúng lại dạt ra. Mãi đến 10 giờ sáng ngày hôm sau, biết không bắt sống được tàu ta, bọn địch ném bom xuống tàu. Thuốc nổ của bom, thuốc nổ trên tàu và vũ khí chứa trong nó, khiến con tàu bùng lên dữ dội và mất dạng. Như vậy là ý định bắt sống cán bộ chiến sĩ và cướp tàu ta của kẻ địch không thực hiện được. Đã vậy, địch bị nhiều tổn thất. "Trời vừa mờ sáng, tàu Poăng-gơ-rây đã đến cách mục tiêu 500 mét, dự định đổ bộ lên tàu địch (tức tàu 100), nhưng đã gặp sự kháng cự mãnh liệt của hoả lực tử các bụi rậm trên bờ bắn xuống. Tàu Poăng-gơ-rây đã cố giữ vững vị trí và anh dũng chống trả với tất cả hoả lực... Cuộc chống trả dai dẳng và gay go này đã làm cho tàu Poăng-gơ-rây bị nhiều thiệt hại, ba pháo thủ tiền vệ bị thương, vỏ tàu bị nhiều vết đạn xuyên phá...". Đó là lời thú nhận của kẻ địch trong một tài liệu sau này Đoàn 125 thu được.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021

[7.37] Không ảnh (33): Ảnh đoàn xe ô tô vận tải trên 1 đoạn ngã ba đường mòn Hồ Chí Minh

2021090644018


Ảnh đoàn xe ô tô vận tải trên 1 đoạn ngã ba đường mòn Hồ Chí Minh. Các xe vận tải không chở hàng. Đáng chú ý là trong ảnh có 1 người lái xe đứng bên cạnh xe ô tô.

Ảnh do máy bay trinh sát phản lực chuyên dụng Mỹ chụp, có lẽ ở thời điểm ngừng bắn?