Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 7. Kháng chiến chống Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2023

[7.55] Tấm bản đồ Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn do Quân Giải phóng xuất bản Xuân Mậu Thân [1968]

2023020525663


Tấm bản đồ Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn do Quân Giải phóng xuất bản Xuân Mậu Thân [1968]. Phía góc dưới phải có in dòng chữ "TIẾN LÊN, TOÀN THẮNG ẮT VỀ TA"

- Tấm bản đồ thể hiện khu vực nội thành thành phố Sài Gòn, không có sân bay Tân Sơn Nhất.

- Trên bản đồ có thể hiện 1 số vị trí khu quân sự/ cơ sở quân sự chính nằm trong nội thành thành phố Sài Gòn.

- Thể hiện các địa danh hành chính xã, đường phố.


Ảnh chụp tấm bản đồ:




Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

[7.54] Về chiếc xe tăng M41 của quân Sài Gòn bị Quân Giải phóng miền Nam thu giữ sau trận đánh vào căn cứ gò Đậu (Phú Cường - Bình Dương) ngày 22/3/1966 và bảo quản tại căn cứ Long Nguyên (Bến Cát - Bình Dương)

2023020120004

1. Sơ lược thông tin về việc Quân Giải phóng miền Nam thu giữ, bảo quản chiếc xe tăng M41 chiến lợi phẩm từ năm 1966 sau trận đánh gò Đậu

- Trận đánh Gò Đậu ngày 22/3/1966 (Phú Cường – Bình Dương), lần đầu tiên bộ đội Tăng thiết giáp Quân Giải phóng phối hợp với bộ đội địa phương tập kích vào trung đoàn thiết giáp địch ngay trong thị xã, chỉ cách Sài Gòn 30km đường bộ.
- Sau trận đánh, ta thu và đưa được 1 chiếc xe tăng M41 về căn cứ Long Nguyên (Bến Cát – Bình Dương).
- Bộ Chỉ huy Miền giao cho Đoàn đặc công cơ giới J16 vừa bảo vệ, vừa luân phiên tập huấn cho bộ đội về thực hành sử dụng xe tăng M41 cho thành thạo.
- Từ năm 1966 đến năm 1968, tại vùng căn cứ Long Nguyên, bộ đội đã giữ được tình trạng kỹ thuật xe tăng M41 tốt.
- Năm 1969 do điều kiện chiến trường không cho phép, Đoàn J16 đã buộc phải đào hầm chôn giấu chiếc xe tăng M41 ở chiến khu Long Nguyên.

2. Đến câu chuyện quân Mỹ phát hiện và thu hồi chiếc xe tăng vào tháng 8/1969

- Báo cáo quân Mỹ, có một mẩu tin ngắn gọn: Ngày 28/8/1969, 1 trung đội biệt kích thiểu số của Trại biệt kích Minh Thanh (Bình Long) đã phát hiện 1 chiếc xe tăng M41 ở trong trạng thái tốt. Chiếc xe tăng đã được ngụy trang và bố trí bẫy mìn dày đặc quanh nơi chôn ngầm.

- Tình cờ, cuối tháng 1/2023, 1 chuyên gia sử học của Mỹ (Erik B Villarrd) đã đăng ảnh chụp 2 trang trong Tờ tin của Sư đoàn 1 bộ binh Anh cả đỏ Mỹ số ra ngày 15/9/1969, có bài viết và hình ảnh về hiện trường nơi phát hiện ra chiếc xe tăng M41 do bộ đội Việt Nam cất giấu. Thông tin chính trong bài báo như sau:

o Xe M88 cứu kéo xe tăng của Mỹ đến căn cứ Lai Khê để thực hiện 1 trong những nhiệm vụ kỳ lạ nhất trong chiến tranh Việt nam: Kéo chiếc xe tăng M41 bị thu giữ mới được tìm thấy trong căn cứ của Quân Giải phóng cách 8 dặm tây bắc căn cứ Lai Khê.

o Lực lượng biệt kích thiểu số hoạt động cùng lính Mỹ thuộc Tiểu đoàn 2/16 bộ binh đã phát hiện chiếc xe tăng ở trong trạng thái tốt nằm ở giữa rừng.

o Viên cố vấn Mỹ của lực lượng biệt kích thiểu số dẫn đầu đơn vị vượt qua khu vực dày đặc bẫy mìn khoảng 4 dặm tây bắc Căn cứ yểm trợ hỏa lực Lorraine khi phát hiện một khu vực rộng có cây và các bụi cây chết khô.

o Lục soát khu vực nghi ngờ phát hiện 1 hố lớn giấu xe tăng được lợp mái tôn kẽm và dày đặc bẫy mìn xung quanh chiếc xe tăng M41.

o Ngoài chiếc xe tăng M41, còn phát hiện thêm 51 viên đạn pháo chính 76mm 200 viên đạn 12.7mm và 734 viên đạn 7.62mm.

3. Ảnh chụp tại hiện trường khu vực chôn giấu chiếc xe tăng M41 được đăng trong Tờ tin của Sư đoàn 1 bộ binh Mỹ:



Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

[7.53] Vị trí trại Cổ Loa (Căn cứ Bộ tư lệnh Pháo binh), trại Phù Đổng (Căn cứ Bộ Tư lệnh thiết giáp), kho đạn và các kho quân cụ... tại khu vực Gò Vấp - thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

2023013150687


Đánh dấu trên ảnh vệ tinh Google các trại Cổ Loa (Căn cứ Bộ Tư lệnh pháo binh), trại Phù Đổng (Căn cứ Bộ tư lệnh thiết giáp), kho đạn và các kho quân cụ... tại khu vực Gò Vấp - thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Đây là các mục tiêu đánh chiếm của các đơn vị: Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Tiểu đoàn 2 Quyết Thắng (Là các tiểu đoàn đặc công cơ giới được Phòng đặc công Miền J16 điều về trực thuộc Phân khu 1 vào cuối năm 1967, trong thành phần có rất nhiều cán bộ chiến sỹ đặc công được huấn luyện sử dụng xe tăng từ miền Bắc tại Trung đoàn 202 tăng thiết giáp trước khi lên đường vào Nam chiến đấu), Tiểu đoàn đặc công Gia Định 4, bộ phận thuộc Trung đoàn 16 (Tức Q16 hay Trung đoàn 101A).

Nơi đây, thời gian từ 31/1/1968 cho đến khoảng giữa tháng 2/1968  (Tết Mậu thân 1968) đã diễn ra những trận đánh ác liệt giữa bộ đội Việt Nam với quân Mỹ và quân ngụy.

Rất nhiều liệt sỹ bộ đội Việt Nam đã hy sinh trong các trận chiến đấu tại đây ở khoảng thời gian trên. Số lượng bộ đội hy sinh có thể đến cả trăm người.


Bài liên quan:


[3.274] Giấy khen và Quyết định đề bạt cấp Đại đội bậc phó của liệt sỹ Trương Văn Rép, đơn vị thuộc Tiểu đoàn 1 Đội 16 Đoàn 129 [Tức Ban Đặc công cơ giới J16 Miền], năm 1967

[4.100] Quyết định tặng thưởng các đơn vị của Phân khu 1 - Quân Giải phóng miền Nam về thành tích chiến đấu trong đợt tổng tấn công từ 31/1 đến 29/2/1968 (Tết Mậu Thân 1968)
[3.273] Bản thành tích cá nhân của đc Nguyễn Văn Lợ, Đại đội trưởng đại đội 2 tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định về thành tích tham gia tấn công mục tiêu Bộ Tổng tham mưu ngụy trong đợt Tổng tấn công Tết Mậu thân 1968
[5.464] Danh sách các đơn vị, cá nhân, liệt sỹ thuộc Tiểu đoàn 4 đặc công Gia Định được Bộ chỉ huy Phân khu 1 Quân Giải phóng miền Nam tặng thưởng và truy tặng Huân chương Chiến công - Giấy khen trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 vào khu vực thành Cổ Loa và thành Phù Đổng, Sài Gòn - Gia ĐỊnh





Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

[7.52] Tuyến đường hành quân của các đơn vị thuộc Trung đoàn 273, Trung đoàn 18B (Tức Trung đoàn 10), Trung đoàn 101D từ miền Đông Nam bộ về chiến đấu tại vùng Bảy núi Tịnh Biên - An Giang (Tây Nam bộ) năm 1969

2022112655093 Tuyến đường hành quân của các đơn vị thuộc Trung đoàn 273, Trung đoàn 18B (Tức Trung đoàn 10), Trung đoàn 101D từ miền Đông Nam bộ về chiến đấu tại vùng Bảy núi Tịnh Biên - An Giang (Tây Nam bộ) năm 1969.
Các đơn vị chủ yếu hành quân bộ trên đất Campuchia dọc biên giới Việt Nam - Campuchia. Đoạn cuối thì vào đất Việt Nam.



Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

[7.51] Hình ảnh nhân dân viếng Nghĩa trang liệt sỹ, địa điểm có thể ở tỉnh Long An những năm trước 1964.

2022112581043


Hình ảnh nhân dân viếng Nghĩa trang liệt sỹ, địa điểm có thể ở tỉnh Long An thời gian trước năm 1964. Không có chú thích địa điểm và thời gian chụp ảnh.

Dòng chữ viết ở Đài liệt sỹ là "Vị quốc vong thân"

Hai người lính đội mũ theo kiểu của bộ đội Việt Minh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Những hình ảnh này có thể ở tỉnh Long An.








Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

[7.50] Ghi nhận các điểm có giao chiến trong những ngày cuối cùng trước khi ngừng bắn ở miền nam Việt Nam theo Hiệp định Pari 1973

20221109


Những ngày cuối cùng trước khi ngừng bắn ở miền nam Việt Nam theo Hiệp định Pari 1973:
Ghi nhận các điểm có giao tranh từ 00h00 ngày 28/1/1973 cho đến 24h00 ngày 31/1/1973.
Chiến sự diễn ra ác liệt chủ yếu ở Quảng Trị. Các khu vực khác thì diễn ra lẻ tẻ.




Thứ Ba, 8 tháng 11, 2022

[7.49] Không ảnh (37): Không ảnh khu vực Căn cứ Phượng Hoàng (Quảng Trị), tức Căn cứ Pedro/ FSB Pedro, năm 1973

20221108


Không ảnh chụp tháng 3 năm 1973 khu vực Căn cứ Phượng Hoàng (Quảng TRị), nơi ngày 9/4/1972 đã diễn ra trận đánh ác liệt của bộ đội thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9 Sư đoàn 304, được sự yểm trợ của xe tăng thuộc Tiểu đoàn 397 Trung đoàn 203 Tăng thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam với tiểu đoàn thủy quân lục chiến quân Sài Gòn.




Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

[7.48] Cách thức hoạt động một số loại mìn chống trực thăng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

2022092148586

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng công binh/ xưởng quân giới đã sáng tạo một số cách thức sử dụng mìn để chống lại chiến thuật trực thăng vận của quân đội Mỹ và đồng minh.

Bên cạnh cách thức sử dụng mìn định hướng để chống trực thăng, Quân Giải phóng còn sử dụng mìn  phóng mảnh có cách thức gây nổ khác nhau để sử dụng chống lại trực thăng đổ bộ.

* Cách gây nổ khác nhau: 

(1) Dùng pin điện gây kích nổ đầu nổ thường; 

(2) Đầu nổ công trường (sử dụng lá hứng gió để làm khởi động cơ cấu dẫn đến chuyển động lò xo kim hỏa gây nổ mìn); 

(3) Bàn công tắc đánh trực thăng (sử dụng bàn hứng gió gắn liền với cơ cấu gây bật công tắc điện nối với pin điện để gây nổ mìn);

* Cấu tạo mìn: Sử dụng mìn phóng mảnh, hình vuông, kích thước 20x20cm cao 10cm, vỏ bằng tôn mỏng, có nhiều bi thép hoặc thép 12x12mm (khoảng 400 viên), đúc thuốc nổ TNT. Khi mìn nổ các viên bi bay xa khoảng 250m, cự ly tản ngang khoảng 150-200m.

* Bố trí (1) theo cụm 3 mìn đánh từng chiếc, với 1 cơ cấu gây nổ chung; (2) bố trí đánh 2 hướng theo địa hình bãi đổ bộ; (3) bố trí đánh nhiều hướng khi bãi rộng, trong bằng nhiều cụm mìn.


Sơ họa minh họa cách thức chôn mìn với các loại cơ cấu gây nổ khác nhau:



Thứ Năm, 1 tháng 9, 2022

[7.47] Các điểm ghi nhận có xe tăng của bộ đội Việt Nam tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam theo thông tin phía Mỹ, năm 1972

20220901


79 điểm ghi nhận có xuất hiện xe tăng của bộ đội Việt Nam tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam theo thông tin phía Mỹ, năm 1972.

Các điểm này phân bố ở vùng Quảng Trị, Kontum, Bình Long và Tây Ninh.

Sự xuất hiện của xe tăng của bộ đội Việt Nam ở các dạng: Tham gia tấn công quân Sài Gòn, bị không quân Mỹ/ Sài Gòn tấn công, bị bắn cháy, bị quân Sài Gòn thu giữ, bị phát hiện khi hành quân/ nơi trú ẩn...




Thứ Năm, 11 tháng 8, 2022

[7.46] Vị trí tuyến đường ống dẫn xăng dầu của Quân đội Nhân dân Việt Nam chạy dọc đường mòn Hồ Chí Minh đoạn qua đất Lào, được thể hiện trên bản đồ quân sự Mỹ in năm 1970

20220811


Trên một tấm bản đồ quân sự phần đất Lào tỷ lệ 1:50.000 do quân đội Mỹ xuất bản 1970 có thể hiện vị trí tuyến đường ống dẫn xăng dầu của Quân đội nhân dân Việt Nam chạy dọc đường mòn Hồ Chí Minh.




Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

[7.45] Dấu vết thông tin về vị trí các bệnh xá/ bệnh viện/ Trường huấn luyện quân y của Quân Giải phóng miền Nam trên địa bàn một số tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 8

2022052277068


Dấu vết thông tin về vị trí các bệnh xá/ bệnh viện/ Trường huấn luyện quân y của Quân Giải phóng miền Nam trên địa bàn một số tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 8 khoảng năm 1965 - 1966.




Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

[7.44] Thông tin về tọa độ phát hiện mộ Liệt sỹ hy sinh trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20220416


Các lá cờ đánh dấu gần 700 điểm tọa độ phát hiện mộ chôn cất bộ đội Việt Nam hy sinh trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Do các đơn vị bộ đội Việt Nam chôn cất), trên đất Việt Nam, Lào, Campuchia.


Các điểm này chứa đựng thông tin từ 1 ngôi mộ cho đến các khu nghĩa trang có đến 200 mộ liệt sỹ, và được chuyển tới cơ quan chính sách của Nhà nước.

Một số điểm trong đó đã được các cơ quan chính sách quy tập sau khi kết thúc chiến tranh.

Công cuộc tìm kiếm các điểm tọa độ có mộ Liệt sỹ hy sinh trong KCCM hiện vẫn đang được tiếp tục.







Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

[7.43] Hình ảnh mìn/ bộc phá có cấu tạo vỏ bằng xi măng của Quân giải phóng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do quân Mỹ thu giữ

2022022168029


Quân Mỹ thu giữ một loại mìn/ bộc phá có cấu tạo vỏ bằng xi măng của Quân giải phóng miền Nam với các thông số như sau:

- Kích thước 23cmx13cm.

- Nặng gần 6kg.

- Có 2 tấm ốp gỗ ở trên và dưới.

Mìn có vỏ đúc bằng vỏ xi măng, dùng để gắn vào sào và đặt phá các tòa nhà hoặc công sự.

Mìn có ngòi nổ bằng điện hoặc cơ khí (dùng ngòi nổ lựu đạn làm ngòi nổ).




Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2022

[7.42] Thống kê tỷ lệ lính đào ngũ năm 1968 của quân Sài Gòn

2022020552010


Thống kê tỷ lệ lính đào ngũ (đơn vị tính theo tỷ lệ phần nghìn) năm 1968 của quân Sài Gòn, theo từng sư đoàn, quân binh chủng, địa phương quân, biệt kích...

Con số tuyệt đối lính Sài Gòn đào ngũ năm 1968 là gần 140.000 lính.



Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

[7.41] Không ảnh (36): Không ảnh khu vực cảng Cửa Việt đầu năm 1973

20220204


Không ảnh khu vực cảng Cửa Việt đầu năm 1973. Các chấm đen lớn/ nhỏ là dấu vết hố bom.










Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2021

[7.40] So sánh quân số theo cấp đơn vị lục quân giữa quân Mỹ và đồng minh với Quân đội nhân dân Việt Nam, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

 2021121830107


So sánh quân số theo cấp đơn vị lục quân giữa quân Mỹ và đồng minh với Quân đội nhân dân Việt Nam, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bảng so sánh này do phía quân đội Mỹ thực hiện, từ cấp Tiểu đội cho đến cấp Sư đoàn. Nhận xét thấy đối với quân số các cấp đơn vị của Quân đội nhân dân VN có xu hướng thấp hơn con số này, do hao hụt hoặc chưa được bổ sung kịp; ngược lại với quân Mỹ thì quân số thực tế có xu hướng cao hơn con số này, đặc biệt tại các đơn vị thủy quân lục chiến.




Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

[7.39] Số liệu chi phí cho 3 sư đoàn quân đội Mỹ chiến đấu tại Việt Nam năm 1968 và 1969: Sư đoàn 1 kỵ binh bay, Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn 4 bộ binh.

20211215.45

Chi phí cho chiến tranh.

Quân đội Mỹ tính toán chi phí cho 3 sư đoàn chiến đấu tại Việt Nam năm 1968 và 1969: Sư đoàn 1 kỵ binh bay, Sư đoàn 25 bộ binh, Sư đoàn 4 bộ binh.
- Chi phí cho Sư đoàn 1 kỵ binh bay năm 1968 là 1,578 tỷ $, năm 1969 là 1,253 tỷ $.
- Chi phí cho Sư đoàn 4 bộ binh (hoạt động ở Tây Nguyên) năm 1968 là 1,538 tỷ $
- Chi phí cho Sư đoàn 25 bộ binh (hoạt động ở Tây Ninh - Hậu Nghĩa) năm 1969 là 942 triệu $
Chi phí này được tính toán từ tổng toàn bộ các khoản chi phí trực tiếp của các đơn vị thuộc sư đoàn, chi phí cho các đơn vị yểm trợ không thuộc sư đoàn (pháo binh, công binh, trực thăng, thông tin, radar, vận tải, quân y...), chi phí máy bay ném bom chiến lược B52 và máy bay ném bom chiến thuật yểm trợ cho hoạt động chiến đấu của sư đoàn trong năm, chi phí sửa chữa quân cụ...

Quân số tính toán chi phí của Sư đoàn 1 Kỵ binh bay như sau: Quân số sư đoàn là 21.400 người (trung bình theo quý) + quân số các đơn vị yểm trợ là 12.500 = tổng cộng 33.900 người.
Tương ứng thì Sư đoàn 25 là 18.800 + 11.500 = 30.300 người.



Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

[7.38] Không ảnh chụp trận địa rocket 140mm của Quân giải phóng miền Nam sau khi bắn phá vào sân bay Đà Nẵng ngày 27/2/1967.

20211104


Không ảnh chụp trận địa rocket 140mm của Quân giải phóng miền Nam sau khi bắn phá vào sân bay Đà Nẵng ngày 27/2/1967.


Bộ đội Việt Nam đã sử dụng 140 đạn rocket loại 140mm, bố trí thành 2 hàng, mỗi hàng có nhiều cụm, mỗi cụm từ 10 đến 12 đạn, có bố trí hầm cho người điểm hỏa.


Thông tin phía Mỹ cho biết, đây là lần đầu tiên bộ đội Việt Nam sử dụng rocket ở miền Nam Việt Nam để tấn công quân Mỹ.

Có thể nhìn thấy các vệt lửa đạn thiêu đốt mặt đất sau khi phóng.




Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

[7.37] Đánh dấu trên bản đồ các điểm đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện đánh phá tuyến ống dẫn dầu hoặc phục kích phương tiện vận tải/ đoàn xe Mỹ trên trên QL19 địa bàn Bình Định và Gia Lai, năm 1968.

2021101373060


Đánh dấu trên bản đồ các điểm đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam thực hiện đánh phá tuyến ống dẫn dầu hoặc phục kích phương tiện vận tải/ đoàn xe Mỹ trên trên QL19 địa bàn Bình Định và Gia Lai, năm 1968.




Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2021

[7.36] Không ảnh (35): Không ảnh 1 đoạn đường kín (bằng giàn che) trên tuyến đường Hồ Chí Minh (Do máy bay trinh sát không quân Mỹ chụp), phía đông cao nguyên Bô lô ven (Lào)

2021091250026

Làm giàn che trên 1 đoạn đường mòn Hồ Chí Minh, ở phía Đông cao nguyên Boloven (Lào).
Không rõ thời gian chụp ảnh này.