Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

[5.1.5] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968 (4)

  1. Diễn biến ngày 25/8/1968
+     Cũng như Tiểu khu Đức Lập và Trại biệt kích, Vị trí tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 phòng ngự cũng trở thành mục tiêu tấn công của lực lượng Bắc Việt vào sáng sớm ngày 25/8/1968.

+     Tiểu khu Đức Lập bị tấn công lúc 4h00 sáng, từ phía Tây Nam và diễn ra trong thời gian ngắn. Lực lượng địa phuơng quân phòng thủ căn cứ vẫn giữ vững căn cứ, mặc dù quân số giảm từ 118 (ban đầu) xuống còn 61 người. Cố vấn Mỹ tại căn cứ đã cảnh báo tới các cấp chỉ huy, căn cứ khó có thể đứng vững trước các đợt tấn công khác của lực lượng Bắc Việt nếu không được tăng viện. Phía Bắc Việt tiếp tục tấn công suốt cả ngày bằng súng cối, hỏa tiễn phản lực và súng bộ binh.


+     Lúc 5h25 rạng sáng 25/8, trại biệt kích tiếp tục bị tấn công bằng bộ binh. Lực lượng Bắc Việt đã chọc thủng tuyến phòng ngự bên trong và chiếm giữ 4 hầm nằm phía ngoài đường hào chiến đấu chạy dọc chu vi căn cứ. Lính Bắc Việt đã lợi dụng phần sườn dốc ở phía Bắc cao điểm, bị che khuất, để leo lên tấn công trại biệt kích. Tuy nhiên viên cố vấn Mỹ của đại đội biệt kích tăng viện cho trại biệt kích (đóng ở phía Tây Bắc trại biệt kích khoảng hơn 1km) phát hiện và pháo binh oanh tạc lực lượng Bắc Việt. Lúc 9h00, áp lực tấn công của lực lượng Bắc Việt giảm dần. Lực lượng biệt kích bắt đầu rút lui từ những đoạn hào chiến đầu cuối cùng trong chu vi căn cứ, mang theo vợ và con nhỏ, di chuyển lên cao điểm trung tâm căn cứ. Viên cố vấn Mỹ đã thành công trong việc thuyết phục lính biệt kích quay lại vị trí, tại các đoạn hào chiến đấu để chống lại cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn.

+     Lúc 9h40, hai đại đội biệt kích tăng viện từ Nha Trang đã đổ bộ xuống phía Tây Nam trại biệt kích. Áp lực tấn công lên trại biệt kích ở thời điểm này gia tăng, như chỉ huy trại nhìn thấy, lực lượng Bắc Việt bắt đầu tìm lối đi xung quanh hệ thống hào chiến đấu phía trong chu vi căn cứ, và cảnh báo lên cấp chỉ huy rằng nếu không có tăng viện, trại biệt kích sẽ nhanh chóng thất thủ.

+     Về phía không quân chiến thuật, các phi vụ oanh kích yểm trợ được thực hiện với mật độ dày đặc. Máy bay C47, trực thăng vũ trang và phản lực đã duy trì và phối hợp với lực lượng phòng thủ trong suốt đêm, không kích và các phi vụ B5 được sử dụng vào ban ngày. Lực lượng không quân được sự hướng dẫn của các phương tiện trinh sát, bằng tiền sát viên pháo binh và hướng dẫn qua vô tuyến điện. Trong một vài trường hợp, các đợt tấn công của lực lượng Bắc Việt đã bị chặn đứng ngay tại ngoài hàng rào bao quanh chu vi căn cứ, hoặc điểm phòng ngự của d2/E45, do kết quả oanh kích của máy bay C47, pháo kích, trực thăng vũ trang… Trong thời gian từ 23 đên 31/8, không lực Mỹ đã thực hiện 314 phi vụ ném bom chiến thuật, và 9 phi vụ ném bom B52 yểm trợ cho các hoạt động tại khu vực Đức Lập.

+     Những tin tức tình báo đầu tiên gửi về tiểu khu Đức Lập cho thấy, 1 số lính Bắc Việt từ Đại đội 3 – Tiểu đoàn 81 – Trung đoàn 156 [Có thể là phiên hiệu đơn vị huấn luyện ở phía Bắc – Rx chú thích thêm], là đoàn chi viện, và hành quân đến chiến đấu tại khu vực Đức Lập với 4 ngày lương thực.

+     Lúc 10h ngày 25/8, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 giao chiến với khoảng 2 đại đội Bắc Việt, ở khu vực khoảng 2km Đông Bắc Đức Lập, trong khi tiểu đoàn này hoạt động xung quanh căn cứ. Trực thăng vũ trang, pháo binh và không quân yểm trợ tối đa cho tiểu đoàn 2 trong thời gian hoạt động xung quanh Tiểu khu. Giao chiến với khoảng 1 tiểu đoàn quân Bắc Việt đã diễn ra tại khu vực cách 1 km Tây Bắc Đức Lập lúc 15h30, và với 1 đại đội Bắc Việt khác tại cùng khu vực trên lúc 16h10.


+     Tại trại biệt kích, 2 đại đội biệt kích từ Nha Trang lên đã tấn công theo huớng Tây Nam của trại, và tiến vào trại lúc 13h00.

+     Cuộc họp lúc 13h30 giữa quyền chỉ huy trại (là cố vấn Mỹ) và chỉ huy lực lượng biệt kích mới tăng viện đã quyết định cách phòng ngự tốt nhất là tiến hành tấn công lên phần phía Bắc của trại, hiện đang nằm trong tay lực lượng Bắc Việt. Theo kế hoạch, đại đội biệt kích Nha trang thứ nhất sẽ chiếm giữ các vị trí bắn trên phần phía Bắc của cao điểm trung tâm trại biệt kích. Hai Trung đội của Đại đội biệt kích Nha Trang thứ 2 sẽ tấn công lên phần phía Bắc trại trong khi 2 trung đội khác của cùng đại đội này sẽ ở phía lưng phía bên kia cao điểm và tấn công từ hướng ngược lại. Trước khi tấn công, phần trại phía Bắc đang bị lực lượng Bắc Việt chiếm giữ sẽ bị pháo kích và ném bom từ lúc 14h00 đến 14h30. Trong thời gian này, 1 Đại đội biệt kích sẽ được không vận đến khu vực, và tiếp tục tấn công về huớng trại biệt kích.

+     Khi 2 đại đội biệt kích Nha Trang bắt đầu triển khai kế hoạch tấn công lúc 14h30, đại đội biệt kích được không vận đến đã băng qua đường băng, đi qua cổng trại và hợp nhóm với 2 trung đội biệt kích của đại đội biệt kích Nha Trang. Cố vấn Mỹ chỉ huy nhóm này tấn công thẳng về phần trại Bắc, hiện đang bị Bắc Việt chiếm giữ. Kết quả của đợt tấn công là đẩy được lực lượng Bắc Việt ra mỏm phía Đông phần phía Bắc căn cứ. Một trung đội Bắc Việt bị phát hiện trên khu trông và đã bị tấn công bằng súng máy và M79. Ở phía bên kia của mỏm, 2 trung đội biệt kích duới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ, tấn công xung quanh hệ thống hào chiến đấu, nơi có lực lượng Bắc Việt đang chiếm giữ.

+     Cuộc tấn công vào phần phía Bắc trại đã thành công, kết thúc lúc 19h00. Lực lượng biệt kích lục soát khu vực, các hầm và hào chiến đấu, và cứu chữa thuơng binh. Các vị trí phòng ngự được khôi phục và tổ chức lại đề phòng lực lượng Bắc Việt tấn công. Trong đêm không có đợt tấn công nào diễn ra. Tuy nhiên 1 quả lựu đạn ném vào hầm lúc 23h00 đã giết chết 1 lính biệt kích và 2 lính khác bị thương.


+     Ngày 25/8, 1 pháo đội Mỹ đã được trực thăng vận đến, thiết lập trận địa yểm trợ hỏa lực tại 6km phía Nam tiểu khu. Ngoài ra, 1 đại đội lính Mỹ được bố trí cùng để bảo vệ trận địa pháo.

+     Trong đêm 25 rạng sáng 26/8, và cả ngày 26/8, các đợt tấn công lẻ tẻ bằng súng cối và hỏa tiễn phản lực tiếp tục diễn ra, nhằm vào tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 và các trại, căn cứ của phía VNCH.


4. Diễn biến ngày 26/8/1968
+     Sáng sớm ngày 26/8, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 di chuyển ra ngoài điểm phòng ngự khoảng 1km trước khi giao chiến với khoảng 1 tiểu đoàn quân Bắc Việt, và tiểu đoàn bắt buộc phải rút lui để gọi pháo kích và máy bay ném bom vào khu vực quân Bắc Việt. Giao chiến tiếp diễn liên tục qua ngày 26/8.

+     Lúc 19 giờ ngày 26/8, Bắc Việt bắn 12 đạn hỏa tiễn 122mm và 120 đạn cối 82mm vào Tiểu khu Đức Lập, tiếp theo là 1 đợt tấn công bằng bộ binh. Các lực lượng phòng thủ, với sự trợ giúp của máy bay C47, đã giữ vững được căn cứ. Trại biệt kích, mặc dù không bị tấn công, nhưng bị bắn bằng cối 82mm và DKZ75mm trong suốt đêm.

+     Tại trại biệt kích, cho đến giờ có tổng cộng 6 đại đội biệt kích đóng tại đây. Năm đại đội đóng trong căn cứ và 1 đại đội đóng ở ngoài căn cứ. Ba đại đội hoạt động bên ngoài trại ngày 26/8. Con số thương vong của phía Bắc Việt trong ngày 26/8 mặc dù chưa có con số chính xác, nhưng ước tính vào khoảng 350 lính Bắc Việt bị chết.

5. Diễn biến ngày 27/8/1968
+     Lúc 6 giờ 15 phút ngày 27/8, thêm một đợt tấn công bằng bộ binh nữa của phía Bắc Việt vào tiểu khu Đức Lập, sau khi bắn hỏa tiễn phản lực và pháo cối vào tiểu khu. Máy bay C47 và các loại trực thăng vũ trang, không quân chiến thuật ném bom yểm trợ các lực lượng địa phương quân, và đợt tấn công này kết thúc lúc 7giờ.

+     Thêm 100 lính địa phương quân tăng viện cho tiểu khu Đức Lập được vận chuyển bằng trực thăng, từ Gia Nghĩa đã đổ quân xuống tiểu khu Đức Lập lúc 13 giờ 15. Phía Bắc Việt chào đón lực lượng tăng viện bằng hàng loạt đạn cối hạng nặng. Trong ngày 27 tiểu khu được tiếp tế hậu cần.

+     Lực lượng không quân phát hiện số lượng lớn lính Bắc Việt di chuyển huớng về tiểu khu Đức Lập lúc 11 giờ 45, từ huớng Tây Bắc và Tây Nam. Pháo binh và trực thăng vũ trang đã bắn phá vào các khu vực, làm cho kế hoạch của Bắc Việt tấn công vào tiểu khu bị gián đoạn trong ngày.

+     Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 hoạt động tại khu vực và báo cáo chỉ giao tranh nhẹ với lực lượng Bắc Việt cho đến 16 giờ 35. Khi đóng tại 1km Bắc tiểu khu, tiểu đoàn bị phía Bắc Việt tấn công dữ dội bằng súng bộ binh, và hỏa tiễn. Tiểu đoàn chống trả và gọi pháo binh Mỹ và không quân yểm trợ. Kết quả trận chiến, cho đến 18 giờ 30 là 6 lính VNCH bị chết, 10 bị thuơng. Phía Bắc Việt có 42 lính bị tử thương.

+     Lúc 15giờ 40 ngày 27/8, trực thăng bắt đầu vận chuyển tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 45 từ Ban Mê Thuột đến tăng viện cho tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45. Ba chuyến máy bay đầu tiên diễn ra suôn sẻ không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, gió tại khu vực đổ bộ đã ngăn cản chuyến bay thứ 4 và 5 tiếp đất để hoàn thành đổ bộ tiểu đoàn 1 xuống khu vực.

+     Từ 19 giờ 05 đến 20 giờ 30 ngày 27/8, với sự hỗ trợ của hỏa tiễn phản lực 122mm và DKZ, lực lượng Bắc Việt lại một lần nữa không thành công khi tấn công bằng bộ binh vào tiểu khu Đức Lập. Máy bay C47 đã trợ giúp hiệu quả trong việc ngăn chặn đợt tấn công. Lúc 20 giờ 30, đồn Bon Sa Pa, bị bắn bằng súng cối và bị tấn công bằng bộ binh, tuy nhiên đợt tấn công này cũng không thành công. Lúc 21 giờ 40, trại của đại đội trinh sát (phía Bắc tiểu khu) bị bắn bằng súng cối và súng bộ binh, máy bay C47 lại được triển khai để yểm trợ lực lượng phòng thủ.


6. Diễn biến ngày 28/8/1968
+     Từ ngày 28 cho đến ngày 31/8, các đợt tấn công giảm dần tuơng đối và chỉ còn các đợt tấn công lẻ tẻ bằng súng cối và hỏa tiễn phản lực vào các căn cứ và trại của phía VNCH. Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 45 càn quét khu vực, và khoảng 9 giờ đến 12 giờ 35 ngày 28/8 giao chiến với khoảng 2 đại đội Bắc Việt, làm 30 lính Bắc Việt tử thương.
+     Lúc 12 giờ 10 ngày 28/8, máy bay trinh sát phát hiện khoảng 2 đại đội Bắc Việt ở cách 5 km phía Tây Bắc Đức Lập, và chỉ điểm cho pháo binh bắn phá khu vực.
+     Lúc 8giờ 30 ngày 28/8, 1 đại đội trinh sát từ Ban Mê Thuột đã thay thế xong đại đội trinh sát đóng tại phía Bắc tiểu khu Đức Lập.
+     Lúc 16 giờ 50 ngày 28/8, đồn Bon Sa Pa lại bị tấn công bằng súng cối và bộ binh làm 4 lính VNCH chết và 15 lính Bắc Việt tử thương.

7. Diễn biến ngày 29 đến 31/8/1968
+     Lúc 10 giờ ngày 29/8, bộ phận thuộc Tiểu đoàn 2/ trung đoàn 45 phát hiện 1 kho vũ khí nhỏ của phía Bắc Việt bao gồm chất nổ, đạn súng AK.
+     Lúc 13 giờ 30, tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 45 giao chiến với khoảng 1 tiểu đoàn Bắc Việt, làm 2 lính VNCH bị chết, 13 bị thương và 8 lính Bắc Việt tử thương. Tiểu đoàn đã rút lui để gọi máy bay và pháo binh bắn phá khu vực lúc 17 giờ 30.
+     Lục soát khu vực xung quanh trại biệt kích và tiểu khu Đức Lập, các lực lượng VNCH tiếp tục giao chiến lẻ tẻ cho đến giao chiến dữ dội với lực lượng Bắc Việt trong 2 ngày 30 và 31/8. Các phi vụ ném bom B52, máy bay ném bom chiến thuật, trực thăng vũ trang và pháo binh bắn phá liên tục vào các khu vực nghi ngờ là vị trí của lực lượng Bắc Việt. Máy bay C47 tiếp tục yểm trợ suốt đêm tại khu vực.
+     Ngày 30/8, lực lượng Bắc Việt tiếp tục bắn súng cối vào tiểu khu Đức Lập. Tổng cộng có 30 đạn cối bắn từ lúc 19giờ 45 đến 20 giờ 30.
+     Ngày 30/8, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 giao chiến với khoảng 1 tiểu đoàn Bắc Việt, làm 2 lính VNCH chết và 3 bị thuơng, phía Bắc Việt có 2 lính tử thương. Tiểu đoàn rút lui và gọi máy bay ném bom vào khu vực.
+     Cả 2 tiểu đoàn tiếp tục hoạt động tại khu vực cho đến 13 giờ 15 ngày 1/9, sau đó tiểu đoàn 1 rút quân về Ban Mê Thuột.
+     Ngày 31/8, chủ yếu các lực lượng Bắc Việt bắn súng cối và hỏa tiễn phản lực vào căn cứ và trại của phía VNCH.

8. Kết quả thương vong của 2 phía từ ngày 23/8 đến 1/9/1968

+     Phía VNCH có 127 người chết và 283 bị thuơng.
+     Phía Bắc Việt có 715 người chết và khoảng 200 bị thương.
Cho đến ngày 9/9/1968, con số thuơng vong của 2 phía như sau: Phía VNCH có 127 người chết, phía Bắc Việt có 839 nguời chết.

[5.1.4] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968 (3)

Với mục đích có thêm nguồn thông tin tham khảo về diễn biến trận chiến Đức Lập giữa Sư đoàn 1 và các lực lượng Mỹ - VNCH, Rx đã dịch các thông tin này từ tài liệu Mỹ  về diễn biến trận chiến từ ngày 23/8/1968 đến 31/8/1968
-------------
  1. I.       Tin tức tình báo
+     21 giờ ngày 11/8/1968, Quân đội Bắc Việt tấn công thôn Đức Minh I. Tiếp đó 12 giờ ngày 17/8/1968, 5 cán bộ VC đã thực hiện hoạt động tuyên truyền trong dân chúng tại khu vực 3km phía Nam Đức Lập.
+     Không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc tấn công sẽ diễn ra vào đêm ngày 23/8/1968. Tin tình báo cho thấy, 30 ngày trước khi diễn ra trận tấn công, có số lượng lớn lính Bắc Việt di chuyển lân cận khu vực căn cứ của Bắc Việt phía bên kia biên giới trên đất Campuchia.

  1. II.    Diễn biến
  1. Diễn biến ngày 23/8/1968
* Trận chiến tại Sở chỉ huy Tiểu khu Đức Lập
+     Trận chiến Đức Lập bắt đầu bằng sự kiện quân Bắc Việt tấn công Sở chỉ huy tiểu khu Đức Lập vào hồi 1giờ 5 phút sáng 23/8/1968, đồng thời với tấn công tiền đồn của Đại đội 411 trinh sát VNCH, ở 1km Tây Bắc Tiểu khu Đức Lập. Quân Bắc Việt sử dụng hàng loạt vũ khí: B40, cối 60mm, 82mm, 120mm đồng thời với việc đặc công tấn công các vị trí trọng yếu trong căn cứ. Ước tính có 2 tiểu đội đặc công Bắc Việt lọt vào căn cứ từ huớng Tây Nam và Đông Nam, sử dụng kéo cắt rào để mở lối xâm nhập vào căn cứ.
+     Sau khi bắn đạn cối cấp tập, đặc công Bắc Việt sử dụng thuốc nổ phá hủy nhà cố vấn, 1 súng cối 60mm, máy phát điện và xe của cố vấn. Bộc phá do đặc công Bắc Việt sử dụng ném vào nhà cố vấn đã làm bị thuơng 5 cố vấn Mỹ. Hai cố vấn khác chạy ra ngoài ngôi nhà để đến hầm của quận trưởng Đức Lập.
+     Một cố vấn Mỹ khác cố gắng liên lạc vô tuyến với trại của lực lượng biệt kích, báo động về cuộc tấn công của lực lượng Bắc Việt, và yêu cầu trợ giúp. Lực lượng biệt kích sử dụng súng cối để bắn pháo sáng hỗ trợ Tiểu khu. Hầu như ngay lập tức, trại biệt kích cũng bị quân Bắc Việt tấn công. Cố vấn Mỹ không liên lạc được với Chi khu Quảng Đức, tuy nhiên đã liên lạc được với Trung tâm tác chiến của Sư đoàn 23 VNCH đóng tại Ban Mê Thuột và yêu cầu không quân yểm trợ.
+     Trực thăng vũ trang của không lực Mỹ đóng tại ban Mê Thuột đến tiểu khu Đức Lập trong vòng 30 phút. Cố vấn Mỹ thông báo với máy bay yểm trợ việc bị tấn công bằng súng cối và đạn pháo phản lực từ xung quanh căn cứ, với khoảng cách trận địa địch ước tính từ 200 đến 2000m. Các máy bay của không quân thả pháo sáng và bắn yểm trợ xung quanh chui vi căn cứ. Súng cối 106,7mm của lực lượng địa phương quân tiếp tục bắn phản pháo vào các vị trí nghi ngờ là trận địa pháo của quân Bắc Việt.
+     Súng cối và pháo phản lực của quân Bắc Việt tiếp tục bắn cho đến lúc rạng sáng. Cho đến sáng, có 11 lính Bắc Việt bị tử thương trong căn cứ. Có 2 lính Bắc Việt vẫn cố thủ trong 1 ngôi nhà ở trong căn cứ, và bị tử thương lúc 8 giờ sáng bởi lực lượng địa phuơng quân.
+     Lúc 7giờ sáng, hầm của cố vấn Mỹ bị cháy và 8 cố vấn Mỹ (trong đó có 6 nguời bị thương) đã di chuyển ra ngoài hầm, về phía Đông Bắc căn cứ. Lúc 8 giờ 30, Sở chỉ huy được triển khai ngay tại lối vào Căn cứ.
+     Lúc 7 giờ 30 sáng 23/8/1968, một trực thăng vũ trang bị bắn rơi phía Tây Bắc, cách căn cứ 75m.
+     Lúc 9 giờ sáng, máy bay chỉ huy của Trung tâm tác chiến Sư đoàn 23 VNCH đã bay đến căn cứ. Cùng với cố vấn Mỹ của Sư đoàn 23 VNCH, tuớng Trương Quang Ân – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 23 VNCH và Sỹ quan liên lạc của không lực Mỹ, đã tổ chức Trung tâm tác chiến tại căn cứ.
+     Không lực bắt đầu oanh tạc vào các mục tiêu xung quanh Đức lập, kể cả các làng xung quanh có lực lượng Bắc Việt chiếm giữ.
+     Trong suốt ngày 23/8/1968, các lực lượng Bắc Việt tiếp tục bắn phá tiểu khu bằng các loại súng cối, đạn pháo phản lực, súng bộ binh. Các cỡ súng tăng cường bắn vào tiểu khu từ lúc 21h00 đến 22h00, tiếp sau đó là đợt tấn công bộ binh từ phía Tây Nam của căn cứ. Với sự yểm trợ của không quân và trực thăng vũ trang, căn cứ tiếp tục đứng vững trước đợt tấn công của phía Bắc Việt.
* Trận chiến tại Trại biệt kích Đức Lập

+     Trại biệt kích Đức Lập bị lực lượng Bắc Việt tấn công sáng sớm ngày 23/8.

+     Lúc 12h00, một đại đội biệt kích tăng viện từ Pleiku đổ bộ xuống đã giao chiến dữ dội với quân Bắc Việt khi tấn công lên 1 cao điểm ở Bắc – Đông Bắc căn cứ, và phải rút lui về điểm đổ bộ.


+     Lúc 15h00, một đại đội biệt kích khác được trực thăng vận đến vị trí đại đội biệt kích đầu tiên. Sau khi hội quân, 2 đại đội di chuyển về huớng Tây và thiết lập vị trí phòng ngự trên 1 cao điểm. Cố vấn Mỹ đi theo đơn vị biệt kích bắt đầu gọi không kích vào các vị trí nghi ngờ có lực lượng Bắc Việt.

+     Bắt đầu lúc 21h00, lực lượng Bắc Việt bắt đầu tấn công Trại biệt kích, bắt đầu bằng súng cối và đạn pháo phản lực, theo sau là tấn công bằng bộ binh. Phần trại đóng ở phía Bắc cao điểm đã bị lực lượng Bắc Việt đánh chiếm. Có khoảng 60 lính biệt kích sống cùng gia đình ở trại. Phần lớn họ rút lui an toàn và gia nhập lực lượng phòng ngự ở phần trung tâm của Trại. Một lính thông tin ẩn nấp trong hầm ở phần phía Bắc trại tiếp tục liên lạc trong suốt đêm 23/8 với chỉ huy trại biệt kích, việc phần phía Bắc trại bị lính Bắc Việt phá hủy.

+     Theo kết quả trinh sát bằng máy bay trên không phận Đức Lập ngày 23/8, Tiểu khu Đức Lập bị tân công từ các hướng và Trại biệt kích bị tấn công dữ dội. Tổn thất của phía Mỹ và VNCH bao gồm: 1 lính và 11 lính VNCH tử thương, 2 lính Mỹ và 35 lính VNCH bị thương.


  1. Diễn biến ngày 24/8/1968
+     Lúc 3h00 sáng ngày 24/8, các lực lượng Bắc Việt lại thất bại trong đợt tấn công vào Tiểu khu Đức lập, hướng cửa chính của Tiểu khu. Trong 30 phút tấn công, các lực lượng Bắc Việt đã bị kẹp giữa 2 làn đạn, 1 từ các lực lượng Tiểu khu Đức Lập, 1 của Đại đội trinh sát bắn qua đường.

+     Tại cuộc họp lúc 10h15 phút ngày 24/8 tại Sở chỉ huy Sư đoàn 23 VNCH tại Ban Mê Thuột, phía Mỹ tăng viện 1 tiểu đoàn lính dù lên Ban Mê Thuột để yểm trợ cho các lực lượng VNCH đang giao chiến tại Đức Lập. Ngoài ra tiếp tục tăng cường các phi vụ ném bom của không quân, đặc biệt là các phi vụ bằng máy bay B52, để yểm trợ cho các lực lượng VNCH và Mỹ tại khu vực. Ngoài ra để yểm trợ trực tiếp cho tiểu khu Đức Lập, sẽ điều động 1 pháo đội Mỹ đến khu vực. Trận địa sẽ được thiết lập trong vòng bán kính 6km với tâm là tiểu khu Đức Lập.


+     Cuộc họp tại Sở chỉ huy Sư đoàn 23 VNCH cũng quyết định điều động 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 45/ Sư đoàn 23 đến tăng viện cho Đức Lập. Lý do chọn 2 tiểu đoàn từ Trung đoàn 45 là do Trung đoàn 45 quen thuộc khu vực Đức Lập. Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 sẽ đổ quân xuống và tấn công huớng Đông Bắc, thiết lập vị trí phòng ngự ban đêm và nhận nhiệm vụ tấn công các lực lượng Bắc Việt xung quanh Tiểu khu Đức Lập vào sáng sớm ngày 25/8/1968. Để bảo vệ các tuyến giao thông phía Nam Ban Mê Thuột, phía Mỹ sẽ điều 1 chi đội thiết giáp thực hiện nhiệm vụ này.

+     Để bảo vệ Ban Mê Thuột, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 47 VNCH sẽ di chuyển từ tỉnh Phú Yên lên Ban Mê Thuột để thay thế cho Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45. Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 41 VNCH sẽ di chuyển đến Phú Yên thay thế cho tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 47.


+     Trong ngày 24/8/1968, đã xác nhận việc phần phía Bắc cao điểm căn cứ trại biệt kích rơi vào tay các lực lượng Bắc Việt. Ngoài ra, liên lạc vô tuyến với nguời lính biệt kích từ lúc đêm – rạng sáng 24/8 cũng bị cắt đứt.

+     Đại đội biệt kích thứ 3, chờ tại Ban Mê Thuột, được trực thăng vận đến vị trí 2 đại đội biệt kích đã đổ bộ xuống Đức Lập. Ba đại đội biệt kích tấn công song song và đồng thời vào khu vực trại biệt kích Đức Lập. Một đại đội biệt kích dẫn đầu đã vào được trại biệt kích. Sau khi giao chiến dữ dội với lực lượng Bắc Việt trong công sự và bị tổn thất nặng, 2 đại đội biệt kích còn lại bị đẩy lùi về vị trí ban đầu. Việc rút lui hoàn tất lúc 17 giờ.

+     Đại đội biệt kích vào được trại biệt kích, lập tức được phân chia về các vị trí và cùng lực lượng biệt kích tại đây tiến hành phòng thủ trại.

+     Trong 2 đại đội biệt kích phải thoái lui, có 1 đại đội bị thiệt hại nặng ngay phía trước cổng trại biệt kích. Chỉ huy lực lượng biệt kích Mỹ quyết định rút đại đội này về hậu cứ vào ngày 25/8/1968, và tăng viện thêm 3 đại đội biệt kích khác, 1 đại đội từ Pleiku và 2 đại đội từ Nha Trang.

+     Trại biệt kích và căn cứ Tiểu khu tiếp tục bị lực lượng Bắc Việt nã súng cối và hỏa tiễn phản lực suốt đêm 24/8.

+     Lực lượng tăng viện đầu tiên, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 đã đến điểm đổ bộ lúc 19giờ 6 phút ngày 24/8/1968. Hai máy bay chở lính bị bắn rơi trong quá trình đổ bộ tiểu đoàn. Tấn công từ huớng Bắc và Tây, tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 45 giao chiến dữ dội với lực lượng Bắc Việt trong công sự, và có 13 lính thuơng vong, sau đó tiểu đoàn rút lui về vị trí phòng ngự ban đêm.

+     Trong ngày 24/8/1968,  máy bay B52 đã thực hiện 5 phi vụ ném bom.

[5.1.3] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968 (2)

2013081674032- Thông tin phía Mỹ ghi nhận

- Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 13/9/1968, tại khu vực Tây bắc Đức Lập, 1 đại đội Mỹ giao chiến với khoảng 1 đại đội quân đội Bắc Việt trong công sự. Phía Mỹ gọi pháo binh và không quân yểm trợ. Tổn thất của phía Mỹ là 3 lính Mỹ chết, 9 bị thương. Tổn thất của phía đơn vị Bắc Việt, khoảng 14 người chết.

- Khoảng 9 giờ 50 phút ngày 13/9/1968, gần khu vực trên, 1 máy bay trực thăng trinh sát của không lực Mỹ bị bắn rơi, làm 2 phi công tử nạn. Lúc 10 giờ 10, 1 đại đội lính Mỹ đến khu vực và giao chiến với lính Bắc Việt trong công sự. Phía Mỹ gọi pháo binh và không quân yểm trợ đơn vị. Tổn thất của phía Mỹ là 3 lính Mỹ chết và 6 bị thương. Tổn thất của phía Bắc VIệt không xác định được.

Khu vực diễn ra sự kiện trên đã được Rx đánh dấu trên bản đồ Mỹ và gửi qua email cho thân nhân LS.

[5.1.2] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968 (1)

Diễn biến sơ bộ của trận chiến Đức Lập:
Vượt qua các con sông lớn giữa mùa mưa lũ, nhưng cánh rừng khôộc sũng nước và những trận bom B52 rải thảm chặn đường, sư đoàn 1 đã hành quân lật cánh vào Đắc Lắc - hướng trọng điểm trong đợt hoạt động mùa thu của chiến trường.

Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận dã thảo luận, cân nhắc rất kỹ giữa mục tiêu thị xã Buôn Ma Thuột và quận lỵ Đức Lập. Qua phân tích, Đảng ủy và Bộ tư lệnh cho rằng thời cơ giải phóng thị xã lúc này không còn thích hợp nữa. Sau hơn nửa năm bị ta đấnh nhiều lần, quân địch ở thị xã Buôn Ma Thuột đã tăng cường lực lượng và mọi biện pháp phòng thủ. Cơ sở cách mạng của ta trong thị xã, phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng đang gặp nhiều khó khăn, yếu tố bí mật bất ngờ không còn nữa. Quận ly Đức Lập và toàn bộ tuyến phòng thủ phía tây nam Đắc Lắc là nơi địch đang thực hiện “phi Mỹ hóa”, lại chưa bị ta đánh lớn bao giờ nên chủ quan, sơ hở. Ở đây, địch đang ráo riết gom dân lập ấp thực hiện kế hoạch “bình định”, nếu tiêu diệt và làm tan rã lực lượng chiếm đóng và hệ thống kìm kẹp ở vùng .này sẽ có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy phong trào nổi dậy của quăn chúng. Trên cơ sở phân tích ấy, đâng ủy và Bộ tư lệnh quyết định tập trung đại bộ phận lực lượng của sư đoàn 1, mở cuộc tiến công vào quận lỵ Đức Lập và toàn bộ các vị trí của dịch nằm trên tuyến phòng thủd tây nam Đắc Lắc, đồng thời dùng pháo binh, đặc công... đánh mạnh vào thị xã Buôn Ma Thuột và các khu vực lân cận.

Cuối tháng 7, địch có phần nào đánh hơi được sự chuyển hướng của ta từ phía bắc xuống phía nam chiến trường. Bộ tư lệnh dã chiến Mỹ ở Tây Nguyên khẩn khoản xin bộ tư lệnh quân Mỹ ở Sài Gòn cho tăng cường máy bay B52 đánh chặn đường tiến quân của ta. Bộ đội vừa hành quân, vừa tổ chức nghi binh để tiến dần vào mục tiêu. Trong khi đó, trên hướng phối hợp, trung đoàn 1 sư đoàn 325C cùng bộ dội địa phương tỉnh Công Tum dã vượt sông Pô Cô đi theo các con đường mới mở, tiến vào vây ép thu hút địch ở Đắc Siêng. Toàn chiến trường rộ lên một đợt đánh giao thông trên các đường 14, 19 và 21 tạo yếu tố bí mật, bất ngờ cho hướng chính. Các lực lượng vũ trang ha tỉnh được huy động lên hết mặt đường tổ chức một đợt tuyên truyền vũ trang vào vừng ven thị, diệt tề điệp, ác ôn, vận động nhân dân rào làng chiến đấu và chặn đánh các toán lính ngụy nống ra lùng sục... gây một không khí đánh lớn vào thị xã.

Ngày 23 tháng 8, trong tiếng súng tiến công đồng loạt nổ ra khắp ba tỉnh, sư đoàn 1 cùng các đơn vị phối thuộc của Mặt trận và lực lượng vũ trang Đắc Lắc đã tiến công quận lỵ Đức Lập và các vị trí đóng quân của địch trên toàn tuyến Đắc Xắc, Sa Pa, Đắc Lao, Đắc Pét... đồng thời chặn đánh quyết liệt các cánh quân của địch đến giải tỏa.

Sau gần 10 ngày chiến đấu liên tục (23 - 31 tháng 8 ) ta đã diệt 1.790 tên địch, loại khỏi vòng chiến đấu 18 đại đội cộng hòa, biệt kích, thám báo và bảo an của địch, phá hủy 32 xe quân sự, 10 đại bác, 6 kho vũ khí, đánh sập nhiều cầu cống, bắn rơi 42 máy bay các loại. Tên tướng ngụy Trương Quang Ân, tên đại tá cố vấn Mỹ cùng nhiều sĩ quan tuỳ tùng đi trên máy bay bị tan xác.

Riêng tại quận Đức Lập, ta diệt hơn 1.300 tên, tiêu diệt và đánh thiệt hại 16 đại đội. Đại bộ phận quân chiếm đóng và hệ thống ngụy quyền cấp quận, xã bị tiêu diệt và tan rã. Hàng nghìn đồng bào nổi dậy giành quyền làm chủ.

Địch phản kích điên cuồng, dùng không quân và pháo binh đánh vào giữa quận lỵ. Bộ đội ta vừa truy quét tàn quân địch không cho chúng tháo chạy, vừa lao mìmh trong lửa đạn cứu nhân dân. Y tá Đường có mặt trong từng căn nhà, ngõ phố, băng bó, cứu chữa cho đồng bào bị thương. Lê Văn Đức hai lần bị thương đã quên hết mọi đau đớn cùng đồng đội dỡ hầm đưa dân lên. Trung đội trưởng Đinh bị trúng đạn vào tay phải dã chuyền xẻng qua tay trái dập lửa và tiếp tục chỉ huy anh em làm nhiệm vụ. Những tấm gương quên mình vì nhân dân của cán bộ, chiến sĩ ta đã để lại trong lòng đồng bào Đức Lập niềm tin yêu vô hạn. Những bình ảnh sáng ngời bản chất và truyền thống cách mạng của quân đội nhân dân đã nhanh chóng xua tan những luận diệu xuyên tạc quân đội cách mạng từ trước của địch. Qua hình ảnh người chiến sĩ, đồng bào vùng mới giải phóng càng biết rõ và tin tưởng cách mạng, tin yêu Anh bộ đội Cụ Hồ.

Chiến thắng Đức Lập khẳng định sự chuyển hướng kịp thời và quyết tâm chính xác của Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận, thể hiện tính chủ động, tích cực và bước trưởng thành mới cửa bộ đội chủ lực cơ động trong cách đánh công sự vững chắc nằm trong tuyến phòng thủ của địch.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

[5.1.1] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968

Có một gia đình liên hệ với bạn Hằng Trung tâm Marin (Nhantimdongdoi.org) đi tìm thông tin về Liệt sỹ thuộc đơn vị Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên, tham gia chiến đấu và hy sinh tại khu vực Đức Lập ngày 13/9/1968.

Hằng có gửi cho Rongxanh thông tin gia đình cung cấp cho Hằng cũng như địa chỉ mail của bác em trai LS, với mong muốn qua tài liệu của phía Mỹ tìm kiếm thêm thông tin về trận đánh LS có tham gia và hy sinh.

Các thông tin về Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên có được nhắc đến qua 1 số sách báo của phía Việt Nam, với mong muốn có thêm ít nhiều thông tin về đơn vị này cho những ai cần tham khảo và tìm kiếm, Rongxanh đã trao đổi với bác em trai LS, và xin được phép đưa một số thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị, Liệt sỹ trong thời kỳ này lên mạng. Các thông tin cá nhân của LS và gia đình LS sẽ được lược bỏ khi đưa lên.


ới đây là nội dung email:

Như chú đã trao đổi với cháu về việc đi tìm anh trai chú hy sinh tại Đức Lập Quảng Đức – Đăk Mil Đăk Nông ngày nay. Chú gửi cháu những thông tin mà suốt nhiều năm qua chú đã thu lượm được để cháu nắm bắt và có cơ sở tìm hiểu thêm giúp chú.
Hồ sơ chú tìm được trong lưu trữ của Quân đoàn Ba hoàn toàn chính xác với thực tế như sau:
Anh trai chú là Liệt sỹ ……
Nguyên quán xã ………, tỉnh Nam Định
Trú quán số nhà …… tỉnh Cao Bằng.
Nhập ngũ tháng 9 năm 1966
Vào Nam tháng 4 năm 1967
Hy sinh ngày 13 tháng 9 năm 1968
Lý do hy sinh: Chiến đấu.
Đơn vị C37 F1
Nơi hy sinh Đức Lập Quảng Đức
Thi hài mai táng tại nghĩa trang của đơn vị gần mặt trận – cách Đức Lập 5km về phía Tây Bắc.
Sau nhiều năm tìm kiếm manh mối, chú đã tìm được một số CCB cùng đơn vị C37 F1 với anh chú và được biết như sau:
Anh trai chú thuộc đại đội trinh sát sư đoàn 1 (C37 F1). Hy sinh trong trường hợp chiến đấu bảo vệ thủ trưởng sư đoàn – Tham mưu trưởng sư đoàn 1 – Lê Hữu Đức tại đồi N4 (đồi N4 là sở chỉ huy của Tham mưu trưởng Lê Hữu Đức) trong mặt trận Đức Lập Quảng Đức năm 1968. Mặt trận Đức Lập diễn ra từ tháng 6 đến hết tháng 9 năm 1968.

Ngoài ra còn có 1 LS nữa D16 cùng hy sinh là ….. (….., Cao Bằng), hy sinh ngày 13/9/1968, Tây Nam Đức Lập

Anh chú hy sinh trong khi chiến đấu đánh lại đơn vị thám báo Mỹ nống từ mặt trận lên do bị quân ta đánh nên đã gặp Sở chỉ huy của Tham mưu sư đoàn.
Cùng hy sinh với anh chú có chú ……. sinh năm 1946, quê ở ………. tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 9 năm 1966, hy sinh ngày 13 tháng 9 năm 1968, đơn vị KT, Cha là ……., mẹ là ……., vợ là ……., chưa có con. (Phòng Tham mưu hy sinh ngày 13.9.1968 tại Đức Lập)
Những đồng đội cùng đơn vị C37 F1 của anh chú hiện còn sống là:

1/ Chú ………...
Quê quán: xóm …………… tỉnh Nam Định .
Hiện đang sống ở quê. Chú …. nói chú Nông Văn ….. là người trực tiếp chỉ huy đơn vị trinh sát đi bảo vệ Tham Mưu Trưởng Lê Hữu Đức (Đức cụt) có nói rằng: Thám báo Mỹ đụng độ với lính trinh sát của ta khi chúng bị đánh và nống lên đồi N4 là nơi đóng sở chỉ huy của sư đoàn ) Tham mưu trưởng Đức đóng tại đồi N4. Chú Nông Văn ….. đã chết năm 2007 tai Cần Thơ.
2/ Chú Nông Văn ….. - đại đội phó C37
Hiện đang sống tại làng …………. tỉnh Cao Bằng. - Người trực tiếp chiến đấu cùng Liệt sỹ ……… và liệt sỹ ……... Chú …… khẳng định chú ….. và chú ….. đã hy sinh.
3/ Chú ……
Hiện sống tại ……… Nam Định. Nhập ngũ năm 1967, lính C37 F1. Người trực tiếp chiến đấu cùng Liệt sỹ ……. và liệt sỹ …….
4/ Chú …….
Hiện ở xã …….. Nam Định - Người trực tiếp chiến đấu cùng Liệt sỹ ……. và liệt sỹ ……...
Chú …… nói đã trực tiếp băng bó cho chú ….. và chú …. khi 2 chú bị thương. Trận đó các chú tiêu diệt 28 thám báo Mỹ được tặng huân chương chiến công hạng Ba. Chú …… và chú ….. hy sinh tại trận sau khi đã tiêu diệt địch. Chú …… đã kéo hai chú vào cuối đường hào rồi rút cây nắp hào để đất vùi xuống thi thể hai chú.
Tất cả các chú ngày ấy đều còn trẻ, chỉ biết đi bảo vệ Tham mưu trưởng Đức. Đồi N4 gần biên giới Căm Pu Chia, nhưng không biết ở tọa độ bao nhiêu và có tên gọi của địa phương là gì.
Thời gian chiến đấu cụ thể là ngày nào các chú đều không rõ, chỉ biết là trong chiến dịch Đức Lập. Ngày hy sinh theo giấy báo tử là ngày 13 tháng 9 năm 1968.
Cháu Hằng thân mến! chú đã gặp trung tướng Lê Hữu Đức nguyên TMT sư đoàn 1. Nhưng chú Đức cũng không nhớ được gì.
Toàn bộ thông tin chú biết được là như vậy. Các chú ….., ….., ….. đều khẳng định là các chú đã đánh nhau với thám báo Mỹ tại đồi N4 thuộc Đức Lập tỉnh Quảng Đức, nay là Đăk Mil Đăk Nông.

Mô tả về đồi N4, qua mail của bác em trai LS
- Thời gian hy sinh ghi trên giấy báo tử của hai liệt sỹ : .......... và ....... đều là ngày 13 tháng 9 năm 1968 - Theo chú thì ngày tháng ghi trong này không chính xác vì: Theo các chú cùng đại đội với hai liệt sỹ cùng chiến đấu ngày hôm đó hiện còn sống có nói rằng: Một số anh em trong đại đội trính sát của sư đoàn Một (C37 F1) được giao nhiệm vụ đi phục vụ Tham mưu trưởng sư đoàn Một là Lê Hữu Đức tức Đức cụt - trong mặt trận Đức Lập tỉnh Quảng Đức tại đồi N4 thì bị thám báo Mỹ nống lên đồi. Lực lượng trinh sát trực tiếp đánh nhau với thám báo Mỹ. Như vậy chứng tỏ không thể hai liệt sỹ này hy sinh sau khi mặt trận Đức Lập kết thúc được. Nghĩa là ngày tháng trong giấy báo tử là không đúng, có thể khi kết thúc mặt trận Đức Lập bộ phận chính sách mới tổng kết và lập hồ sơ thương vong. Chú Đỗ ..... hiện đang sống tại ..... Nam Định là người cùng đánh trận đó có nói: ngày tháng ghi trong giấy báo tử khả năng không chính xác. Chú ....(..... Nam Định) và chú .... đều khẳng định trận đó đánh nhau với thám báo Mỹ. Như vậy việc đụng độ của Thám báo Mỹ với quân ta trong mặt trận Đức Lập là có thật và biết đâu chính là cuộc đụng độ này đã dẫn đến hy sinh của anh chú và chú .....


- Đồi N4 không phải là Sở chỉ huy của Sư đoàn Một (F1) bên kia biên giới mà là nơi trực tiếp tiếp cận mặt trận của Tham Mưu Trưởng Lê Hữu Đức. Theo các chú còn sống nói lại với chú là đi từ biên giớ đến N4 mất chừng vài tiếng đồng hồ do đi vòng vèo và đường rừng, leo đồi núi khó đi. Do các chú khi đó tuổi còn trẻ, chỉ là chiến sỹ nên không có bản đồ khu vực mà chỉ nghe nói đồi N4 mà thôi. Khi đánh nhau quân ta bị thương vong và rút sang bên kia biên giới Căm Pu Chia. Ngọn đồi N4 theo trí nhớ của các chú Nông Văn ... người ...... Cao Bằng. chú Đỗ..... , chú ....đều nói như sau: Đồi N4 có sườn phía Tây (Căm Pu Chia) rất dốc và có nhiều đá khối lớn, bộ đội ta phải đi vòng vèo qua các khối đá để lên đồi. Sườn phía Nam và Đông thì thoải đễ đi không dốc đứng như sườn phía Tây.


- Số Liệt sỹ hy sinh của đại đội trinh sát là 02 người. Thực tế có thể số liệt sỹ sẽ nhiều hơn bởi vì theo các chú còn sống nói lại trên đồi N4 còn có cả lực lượng thông tin, cảnh vệ bảo vệ TMT Lê Hữu Đức, quân y, công binh... do đó con số chốt 02 liệt sỹ này chỉ đúng với số liệt sỹ của đại đội 37 mà thôi.

[5.0] Hỗ trợ tìm kiếm thông tin về Liệt sỹ

Tạm chưa có nội dung

[4.1] Giấy báo tử Liệt sỹ quê Kiến Xương - Thái Bình

2013081523051
Giấy báo tử của bệnh xá G314 Phước Long gửi chỉ huy Đoàn 529 đi về Ông Cụ [Trung ương Cục Miền Nam] biết về trường hợp hy sinh do sốt rét ác tính của đ/c Nguyễn Đình Xuân (Vợ là Lê Thị Liên), quê quán tại xã Quang Bình - huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình, đã mất ngày 4/4/1966.
Thông tin trên GBT cho thấy LS hy sinh trên đường chi viện vào miền Nam.
Phía Mỹ thu được Giấy báo tử ngày 11/3/1967 tại Tây Ninh.

[Đoàn 529 sau này là Tiểu đoàn thuộc Đoàn 69 pháo binh Miền, nay là Lữ đoàn 75 pháo binh Quân khu 7]

alt

[4.0] Giấy tờ của các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chủ đề này, Rongxanh sẽ post các tài liệu do phía Mỹ thu được của các đơn vị Quân đội nhân dân VN trên chiến trường Việt Nam liên quan đến công tác thuơng binh - tử sỹ. Các giấy tờ này bao gồm: Giấy báo tử, Sổ ghi chép Danh sách thuơng binh - tử sỹ của đơn vị...

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

[3.4] Thư cá nhân của chiến sỹ Sư đoàn 5 gửi về Kiến Thụy - Hải Phòng

2013081422049
Thư cá nhân, của bác Phạm Năng Yên, chiến sỹ 1 đơn vị thuộc Sư đoàn 5 QGP miền Nam, gửi về cho bố là Phạm Năng Biên, địa chỉ tại thôn Tú Đôi - xã Kiến Quốc - huyện Kiến Thụy - Hải Phòng.
Lính Mỹ thu được bức thư này vào ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh

alt

alt

alt

[3.3] Thư cá nhân của chiến sỹ Sư đoàn 5 gửi về Phủ Cừ - Hưng Yên

2013081422049004
Các bức thư cá nhân của chiến sỹ Nguyễn Đình Kính, thuộc 1 đơn vị của Sư đoàn 5 Quân Giải phóng miền Nam, gửi về cho nguời chị là Nguyễn Thị Vọng, và gửi cho mẹ tại thôn Đồng Minh - xã Trường Chinh - huyện Phủ Cừ - tỉnh Hưng Yên.
Theo link
http://hungyentv.vn/94/12831/Giao-duc-dao-tao/Phu-Cu-Tre-em-khong-den-lop-khi-xoa-diem-truong-o-thon.htm
thì địa chỉ trên bây giờ có thể là thông Đồng Minh - xã Đoàn Đào - huyện Phủ Cừ
Các bức thư này do lính Mỹ thu được tại Tây Ninh 24/3/1967.

alt


alt

alt

alt

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

[3.2] Thư cá nhân của chiến sỹ thuộc Sư đoàn 5 gửi về Cẩm Giàng - Hải Dương

2013081321047012
Thư cá nhân, của chiến sỹ Vũ Đình Khắc, thuộc 1 đơn vị của Sư đoàn 5 Quân Giải phóng miền Nam VN, gửi về cho ông Vũ Đình Khích, xóm Nam, thôn Phú Lộc - xã Cẩm Vũ - huyện Cẩm Giàng - tỉnh Hải Dương. Lá thư đề ngày 1/1/1967, gửi kèm theo là thiệp chúc mừng năm mới của đơn vị do Chỉnh ủy Đoàn 54 Nguyễn Văn Các ký. Phía cuối lá thư gửi về gia đình, tác giả bức thư có huớng dẫn cách làm phong bì để gửi thư từ miền Bắc vào miền nam.
Bức thư này bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

alt
alt


alt

[3.1] Giấy khen của Tiểu đoàn 445 cấp cho chiến sỹ Ngô Văn Viên quê Quảng Ngãi, năm 1966

2013081321046
Giấy khen, đề ngày 19/5/1966, do đ/c Bùi Quang Chánh, chỉ huy Tiểu đoàn 445 [Tiểu đoàn bộ đội địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu] ký, cấp cho đ/c Ngô Văn Viên, Khẩu đội trưởng súng cối 60mm thuộc đơn vị D445/C2, quê quán xã Phổ Trung - huyện Đức Phổ - tỉnh Quảng Ngãi, vì những thành tích trong chiến đấu [tại] Đất Đỏ ngày 26/4/1966.

alt

[3.0] Kỷ vật của các chiến sỹ Quân đội Nhân dân VN trong kháng chiến chống Mỹ

Tại chủ đề này, Rongxanh post các kỷ vật của chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam (gồm có thư từ, giấy tờ tùy thân, giấy khen, sổ ghi chép cá nhân hoặc của đơn vị ....) trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nuớc giai đoạn 1954 - 1975 do phía Mỹ thu được trên chiến trường. Nguồn chủ yếu từ http://www.texas.ttu.edu

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

[2.1.4] Mật danh các đơn vị Quân đội Nhân dân VN trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (5) - Địa bàn QK5 - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 (Tổng hợp của phía Mỹ năm 1967)

-2013080867017042-

A.III.1 Trung đoàn 95 - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5 Mật danh: Sông Lô, Công trường 10, Tỉnh 10, Ngô Quyền, Sông Mã, Hà Nội 93, Cơ quan Ia, Đơn vị 335, Đoàn chi viện 801, Đoàn chi viện 802, Đoàn chi viện 803, Quyết Chiến, Huyện 1, Sao Hỏa, Sông Lam, Trung đoàn 49
A.III.1.a Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn 95 - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5 Mật danh: H4, Co Dich, Huyện 11, Xã 11, X11, Tiểu đoàn 63, Tiểu đoàn 337, Huyện 8, Đơn vị 227, Tiểu đoàn 101
A.III.1.b Tiểu đoàn 5/ Trung đoàn 95 - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5 Mật danh: Tiểu đoàn 64, H5, Huyện 12, Xã 12, X12, Đơn vị 339, Khu vực 2, I4, D12
A.III.1.c Tiểu đoàn 6/ Trung đoàn 95 - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5 Mật danh: H6, Cô Châu, Huyện 13, Xã 13, X13, Huyện đội 13, K3, Tiểu đoàn 65, Đơn vị 441, Khu 3, Tiểu đoàn 242, ĐƠn vị 341, Sông Hồng

Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

[0]- Tự giới thiệu

Với mong muốn góp phần hỗ trợ những gia đình Liệt sỹ cần tìm kiếm thông tin về các đơn vị QDND VN trong Kháng chiến chống Mỹ, Rongxanh tập hợp và post một số thông tin liên quan lên blog cá nhân với mong muốn đóng góp được chút thông tin hữu ích giúp đỡ tìm nguời/ Liệt sỹ. Ngoài ra Rongxanh cũng post một số bài khác liên quan đến Chiến tranh Việt Nam mà Rongxanh sưu tầm được.

Các bài của Rongxanh được đăng đồng thời trên http://kyvatkhangchien.blogspot.comhttp://kyvatkhangchien.wordpress.com

Email: Rongxanhvdf@yahoo.com hoặc Kyvatkhangchien@gmail.com

2024/03/27:   690.000
2024/02/26:   680.000
2024/01/05:   670.000
2023/11/10:   660.000
2023/09/20:   650.000
2023/08/09:   642.178  [9/8/2013 - 9/8/2023: 10 năm web]
2023/08/02:   640.000
2023/06/11:   630.000
2023/04/26:   620.000
2023/02/22:   610.000
01/12/2022:   600.000
29/09/2022:   590.000
08/08/2022:   580.000
31/07/2022:   575.414
30/07/2022:   574.700  [30/7: 10.964__VTV1]
23/07/2022:   560.000
02/06/2022:   550.000
20/04/2022:   540.000
11/03/2022:   530.000
04/01/2022:   520.000
31/10/2021:   510.000
17/09/2021:   500.000
02/08/2021:   490.000
26/06/2021:   480.000
05/06/2021:   470.000
17/05/2021:   460.000
17/04/2021:   450.000
09/02/2021:   440.000
07/12/2020:   430.000
08/11/2020:   420.000
24/08/2020:   400.000
24/07/2020:   390.000
31/05/2020:   380.000
14/03/2020:   370.000
15/03/2020:   360.000
25/02/2020:   350.000
31/01/2020:   340.000
11/12/2019:   330.000
07/11/2019:   320.000
10/09/2019:   310.000
02/08/2019:   300.000
11/05/2019:   290.000
27/02/2019:   280.000
03/01/2019:   270.000
22/11/2018:   260.000
17/10/2018:   250.000
01/09/2018:   240.000
25/07/2018:   230.000
17/05/2018:   220.000
14/03/2018:   210.000
06/01/2018:   200.000
16/11/2017:   190.000
10/10/2017:   180.000
24/09/2017:   170.000
07/09/2017:   160.000
29/08/2017:   150.000
02/08/2017:   140.000
04/07/2017:   130.000
27/05/2017:   120.000
12/04/2017:   110.000
12/03/2017:   100.000
24/02/2017:     90.000
16/02/2017:     80.000
25/11/2016:     70.000
07/09/2016:     60.000
01/07/2016:     50.000
01/04/2016:     40.000
13/02/2016:     33.749
11/08/2013:              0

11/08/2013
13/2/2016 edit
Rongxanh

[2.1.3] Mật danh các đơn vị Quân đội Nhân dân VN trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (4) - Địa bàn QK5 - Sư đoàn 5/ Nông trường 5 (Tổng hợp của phía Mỹ năm 1967)

-2013080867017042-
Trên địa bàn Quân khu 5, ngoài các Sư đoàn chủ lực là Sư đoàn 2 và Sư đoàn 3, tại địa bàn phía Nam Quân khu 5 còn có một đơn vị khác hoạt động, đó là Nông trường 5/ hay Sư đoàn 5 (thiếu). Địa bàn hoạt động của Sư đoàn 5/ Qk5 nằm trên địa bàn 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Sơ lược về Sư đoàn 5/ Nông trường 5 cùng các trung đoàn trực thuộc như sau:
- Tiền phuơng 2/Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (Phụ trách các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa).
- Sư đoàn 5 (Nông trường 5) biên chế trung đoàn 95 vào tháng 6/1965, và sau đó biên chế thêm 1 trung đoàn nữa vào tháng 8/1966, đó là Trung đoàn 18B. Địa bàn hoạt động ở phía Nam Quân khu 5, trên địa bàn tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
+ Trung đoàn 95
* Tiểu đoàn 4
* Tiểu đoàn 5
* Tiểu đoàn 6
+ Trung đoàn 18B
* Tiểu đoàn 7
* Tiểu đoàn 8
* Tiểu đoàn 9
+ Thông tin thêm về Sư đoàn 5/ Nông trường 5: Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc
(Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Có thông tin Trung đoàn 10 hoạt động thay thế cho
Sư đoàn 5 trên địa bàn Phú Yên.
- Trung đoàn 95A
  1. Trung đoàn 95 trực thuộc Sư đoàn 325, đóng quân tại Đồng Hới gồm các tiểu đoàn 4 – 5 – 6 và các đơn vị trực thuộc: Đại đội DKZ75mm – SMPK 12.7mm – Vận tải – Hóa học – Công binh – Thông tin... Đầu tháng 4/1964 Trung đoàn bắt đầu huấn luyện để lên đường vào Nam chi viện. Bộ phận đầu tiên của Trung đoàn xuất phát tháng 10/1964, và bộ phận cuối cùng xuất phát vào tháng 12/1964.
  2. Trung đoàn 95A mang mật danh sông Lô, đi vào miền Nam qua Lào, Quảng Nam, Kontum, Bình Định và Pleiku. Ngày 28/1/1965 Trung đoàn đến miền Nam Việt Nam.
  3. Đến đầu năm 1966, Trung đoàn 95A hoạt động trải qua địa bàn các tỉnh Bình Định và Phú Yên.
  4. Ngoài mật danh sông Lô, Trung đoàn 95A còn có các mật danh khác: Anh Cả, Công trường 10, Liên tỉnh 10.
  5. Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc
    (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, cuối năm 1968 Trung đoàn 95A lại tiếp tục di chuyển vào Chiến khu D của Chiến trường B2 và giữa tháng 2/1968, Trung đoàn 95A được biên chế vào Sư đoàn 5.
-          Trung đoàn 18B:
Xuất phát vào Nam tháng 12/1965. Tháng 7/1966 Trung đoàn 18B được biên chế về Nông trường 5 và hoạt động cùng Trung đoàn 95A tại Phú Yên. Khoảng giữa năm 1968, Sư đoàn 5 và các đơn vị trực thuộc (Thông tin, vận tải) di chuyển từ Phú Yên lên Tây Nguyên. Sau một thời gian huấn luyện và củng cố tại Tây Nguyên, Trung đoàn 18B lại tiếp tục di chuyển vào chiến trường B2 trong đội hình Sư đoàn 1 (Sư đoàn 325C).

A.III Sư đoàn 5/ Nông trường 5 - Quân khu 5 Mật danh: Quang Trung, Đơn vị 500, Anh Nam, Khu 1, Sao Mai

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

[1.1] - Về hệ thống số hiệu hòm thư các đơn vị QĐND VN trong Kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường miền Nam

Với mục đích tạo thêm nguồn thông tin tham khảo hỗ trợ cho các gia đình Liệt sỹ trong việc tìm kiếm thông tin về đơn vị và khu vực hoạt động, Rongxanh dịch và post một số thông tin liên quan đến hệ thống số hiệu hòm thư của các đơn vị Quân đội nhân dân VN trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên chiến trường miền Nam.

Nguồn thông tin chủ yếu từ các tài liệu tổng hợp của phía Mỹ, t
ại website:
http://www.texas.ttu.edu, được post lên với mục đích phi lợi nhuận.
========================================

Link phần tiếp

Sơ lược về hệ thống số hiệu hòm thư, được sử dụng trước năm 1970, tuy nhiên không có thông tin rõ ràng về thời điểm áp dụng hệ thống số hiệu hòm thư này.

=================

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


  1. Ban Giao bưu thuộc Trung ương Cục miền Nam chịu trách nhiệm triển khai và quản lý hệ thống số hiệu hòm thư của các đơn vị, gồm:
  • Các cơ quan dân – chính – đảng của Trung ương Cục miền Nam
  • Các Tỉnh và các Khu
  • Các Ban Giao bưu của Tỉnh và Khu



  1. Ban Giao bưu của Khu có trách nhiệm triển khai và quản lý hệ thống số hiệu hòm thư từ Khu đến các quận/ huyện trực thuộc.
  2. Hệ thống số hiệu hòm thư của các cơ quan Tỉnh và huyện, cũng như các cơ quan trực thuộc được quản lý bởi Ban Giao bưu Tỉnh, và được phê chuẩn bởi Ban Giao bưu của Khu.
  3. Việc triển khai và quản lý liên quan đến hệ thống số hiệu hòm thư phải được Ban Giao bưu của Khu và Tỉnh thực hiện theo quy định của Trung ương Cục miền Nam.
  4. Ban Giao bưu tất cả các cấp có trách nhiệm thay đổi và quản lý hệ thống số hiệu hòm thư mới trong phạm vi trách nhiệm của mình.


II. QUY ĐỊNH SỐ HIỆU HÒM THƯ


  1. Hệ thống số hiệu hòm thư của các Khu và Tỉnh bao gồm 4 số, từ 2000 đến 7999, cụ thể như sau:
    • T1 (Quân khu 1 cũ): Từ … đến …
    • T2 (Quân khu 2) [Có thể là Quân khu 8]: Từ … đến …
    • T3 (Quân khu 3) [Có thể là Quân khu 9]: Từ … đến …
    • T4 (Quân khu 4 cũ) [Có thể là Quân khu Sài Gòn – Gia Định]: Từ … đến …
    • T6 (Quân khu 6): Từ … đến …
    • T10 (Quân khu 10) [Khu vực Phước Long]: Từ … đến …
    • T5 (Quân khu 5): Sẽ tự quy định
  2. Số hiệu hòm thư của các cơ quan trực thuộc Quân khu giống với số hiệu của Quân khu, nhưng sẽ có thêm 2 số phía trước.
  3. Số hiệu hòm thư của các cơ quan trực thuộc Tỉnh giống với số hiệu của Tỉnh, nhưng sẽ có thêm 3 số phía trước.
  4. Số hiệu hòm thư của các cơ quan cấp quận/ huyện giống với số hiệu của Tỉnh, nhưng sẽ có thêm 1 chữ cái phía trước từ chữ […] đến chữ […].
  5. Số hiệu hòm thư của các cơ quan trực thuộc quận/ huyện giống với số hiệu của quận/ huyện, nhưng sẽ có thêm 2 số phía trước.
  6. Làng và xã không có số hiệu hòm thư. Để đảm bảo giữ bí mật trong các hoạt động, mật danh sẽ được sử dụng. Các chữ số có thể được sử dụng làm mật danh, nhưng không nên vượt quá 3 chữ số hoặc 2 chữ cái. Một từ có 2 chữ cái có thể được sử dụng.
  7. Một chữ cái in hoa từ chữ […] đến chữ […] có thể ở phía sau chữ số trong số hiệu hòm thư để dễ nhận dạng hơn [Nhận dạng Quân khu]. Các chữ cái in hoa được sử dụng trong hệ thống số hiệu hòm thư gồm:
    • T1 (Quân khu 1 cũ): Chữ […]
    • T2 (Quân khu 2) [Có thể là Quân khu 8]: Chữ […]
    • T3 (Quân khu 3) [Có thể là Quân khu 9]: Chữ […]
    • T4 (Quân khu 4 cũ) [Có thể là Quân khu Sài Gòn – Gia Định]: Chữ […]
    • T6 (Quân khu 6): Chữ […]
    • T10 (Quân khu 10) [Khu vực Phước Long]: Chữ […]
  8. Các cơ quan quân sự sẽ sử dụng hệ thống 5 chữ số và 2 chữ cái cho hệ thống số hiệu hòm thư:
    • Quân khu 5: Từ … đến …/[…]
    • Phân khu Bắc [của QK5?]: Từ … đến …/[…]
    • Phân khu Nam [của QK5]: từ … đến …/[…]
    • Tây Nguyên [của QK5]: Từ … đến …/[…]
    • Trung ương Cục miền Nam: Từ … đến …/[…]
    • Quân khu 6 (T6): Từ … đến …/ […]
    • Quân khu 7 (T7): Từ … đến …/ […]
    • Quân khu 8 (T2): Từ … đến …./ […]
    • Quân khu 9 (T3): Từ … đến …/ […]
    • Quân khu 4 (T4): Từ … đến …/ […]
    • Số hiệu hòm thư chung, nhận thư từ miền Bắc gửi vào: 43910 KP

[2.1.2] Mật danh các đơn vị Quân đội Nhân dân VN trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (3) - Địa bàn QK5 - Sư đoàn 3 Sao Vàng (Tổng hợp của phía Mỹ năm 1967)


-2013080867017042-

A.II
Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Sao Vàng, Hàm Tử 3, Nam Hải, Thôn An 610, Nông trường 3, 490, Mặt trận A-1, Liên tỉnh 10, Mặt trận W3, 630, 500, Sư đoàn 325, Phi trường 10
A.II.1 Trung đoàn 18/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Trung đoàn 12, Quyết Thắng, Tỉnh 3, 803, 803E, Sông Đà, trung đoàn Chiến Thắng, Liên gia 4, Song Hồng, Sao Mai, Liên Gia 6, Công trường 3, Song Dany, Sông Gianh
A.II.1.a Tiểu đoàn 7/ Trung đoàn 18/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Liên đội 1, H7, Đoàn chi viện 803, Đoàn 4, Liên đội 4, Tiểu đoàn 263, H31, Xóm 4, 521, Huyện 31, Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 4, Xóm Bốn
A.II.1.b Tiểu đoàn 8/ Trung đoàn 18/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Đoàn chi viện 803, Xóm 5, 523, Đơn vị 522, Liên đội 5, Huyện 12, H8, Huyện 32, Tiểu đoàn 5, Xóm 5
A.II.1.c Tiểu đoàn 9/ Trung đoàn 18/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Đoàn 63, Huyện 63, Liên đội 6, H9, Tiểu đoàn 16, Huyện 33, Tiểu đoàn 6, Xóm 6, ĐƠn vị 525
A.II.2 Trung đoàn 22/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Công trường 22, Trà KHúc, Quyết Tâm, Trung đoàn 3, E22, Trung đoàn 556, Trung đoàn 209, Trung đoàn 1, 527, Sông Hồng, Sông Ba (?), Phan Đình Giót, Liên Gia 6, Đơn vị 527
A.II.2.a Tiểu đoàn 7/ Trung đoàn 22/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Tiểu đoàn 1, Liên đội 7, Đoàn 7, LĐơn vị 529, Tiểu đàon 4, Xóm 7, Phan Đình Giót
A.II.2.b Tiểu đoàn 8/ Trung đoàn 22/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Liên đội 8, Tiểu đoàn 5, 531, Tiểu đoàn 516, Xóm 8, Tiểu đoàn 61, Tiểu đoàn 32
A.II.2.c Tiểu đoàn 9/ Trung đoàn 22/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Liên đội 9, Tiểu đoàn 3, 514, Liên đội 9, Xóm 9, Đơn vị 533, Tiểu đoàn 6, Đoàn chi viện 513, Đoàn chi viện 265, 533/Quyết Tâm
A.II.3 Trung đoàn 2/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Thôn Phuớc 600, Quyết Chiến, Lê Lợi, Anh Hai, Đoàn 100, Sông Ba, Hồng Hải, Công trường 2, Liên gia 2
A.II.3.a Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 2/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: E102, Huyện 21, Đòan 707, Chi Re (?), H21, Xưởng 93, Chị Ba
A.II.3.b Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 2/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Xưởng 95, Thôn Rang 260, H58, Chị Năm
A.II.3.c Tiểu đoàn 3/ Trung đoàn 2/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: 240, 703, Chị Bảy, Huyện 23, Chị Ba, Hồng Hải, Xưởng 97, H25, K21, Chị Bảy, Xóm 3, Liên đội 3, X97
A.II.4 Các đơn vị trợ chiến của Sư đoàn 3 Sao Vàng
A.II.4.a Tiểu đoàn 90 công binh/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Phân đoàn 90, Bí số 40
A.II.4.b Tiểu đoàn 200 pháo binh/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: K518, K200, Tiểu đoàn 14 phòng không, Đoàn chi viện 303, Đơn vị 497, Xóm 20, Liên đội 200
A.II.4.c Tiểu đoàn 300 pháo binh/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Than Thanh, Đoàn 30, Liên đội 300, Ha Van Tri, Đoàn chi viện 513, Đơn vị 499, Ba Gia, Trường Sơn, Phân đoàn 30, X30
A.II.4.d Tiểu đoàn 500 vận tải/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Đoàn 50, Liên đội 500, Phân đoàn 500, Xóm 50, Tiểu đoàn 5 vận tải, Đơn vị 553, Đoàn chi viện H20
A.II.4.e Tiểu đoàn 551 thông tin/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: D16, Đơn vị 551, Đoàn 80, Tiểu đoàn 16 thông tin, Tiểu đoàn 80, Phân đoàn 80, D16 Phi trường 10
A.II.4.f Tiểu đoàn 600 quân y/ Sư đoàn 3/ Quân khu 5 Mật danh: Đoàn 60, Liên đội 600

[2.1.1] Mật danh các đơn vị Quân đội Nhân dân VN trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2) - Địa bàn QK5 - Sư đoàn 2 (Tổng hợp của phía Mỹ năm 1967)

-2013080867017042-

A.I Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Hàm Tử 2, Thôn An 620, Chi Lăng 4, Hải Cảng 20, TA310, Nam Hải, Thôn An 520, Tân An
A.I.1 Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Công trường 1, Trung đoàn 108, Trung đoàn Cửu Long, Trường Giang, H800, P2/40, Trung đoàn thép, An Giang, Nam Phương
A.I.1.a Tiểu đoàn 60 - Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Than Ha?, Tiểu đoàn 1, T112, Tiểu đoàn Bình Giã?, Ấp Bài, 2006 Phong Hải, Tiểu đoàn Phong Hải, Bong Trang, Sông Hồng, Ấp bắc, Sông Danuyp?
A.I.1.b Tiểu đoàn 70 - Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: C-70, Phi đội 2009, Cửu Long, Tiểu đoàn 103, Trường Sơn 70, Tiểu đoàn 35, Tiểu đoàn 35, Tiểu đoàn Bình Giã. Dong Trung, Tiểu đoàn núi Bạch Hổ, F107, V101, 400, Hai Kuau? 400
A.I.1.c Tiểu đoàn 40 - Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Thanh Mai, Tiểu đoàn 80, Nam Hải, Bạch Đằng, Tiểu đoàn 3, Tiểu đoàn Bàu Bàng, Phi đội 2009, Sông Mai? Phong Mai
A.I.1.d Tiểu đoàn 90 - Trung đoàn 1 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Trung Sơn 210, Phi đội 2008, Tiểu đoàn 51, Sông Hồng, Thanh trúc, Xuyên Sơn, Tiểu đoàn 33, Thuận Minh, Thoan Binh?, Sông Gianh, Tiểu đoàn Sông Hồng, Phong Biên
A.I.2 Trung đoàn 3 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Trung đoàn 31, An Bình, Trung đoàn 64, Công trường 3, Bác Hà, Quyết Thắng, CT31, Nhà máy 10, Nam Ha
A.I.2.a Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 3 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Bình Minh, Công trường 1, Y1, Việt SƠn, K1, Xưởng Bình Minh, X1, Tiểu đoàn Bình Minh 107
A.I.2.b Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 3 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Bình Hà, Bình Đà, Tiểu đoàn 709, Tiểu đoàn T70, X20, X2, K2, 74, Xưởng Bình Đà, K8
A.I.2.c Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 3 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Mật danh: Bình Thiện?, Mao Chu, K3, 84, Xưởng Bình Thiện?, X3, Nguyễn Trãi, Q56
A.I.3 Trung đoàn 21 Công trường 21, An Long, Tiểu đoàn A21, Bạch Mã, Công trường 7, Sông Mã, H213 Nam Đông, Bạch Đằng, Đông Hải, M100, Ấp Nam Hải, V116 Nam Đông
A.I.3.a Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn 21 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Tiểu đoàn 11, Xưởng 11, ĐƠn vị 760, Đông Hải, Doi Mai, Long Châu, Long Tranh, Tiểu đoàn 60
A.I.3.b Tiểu đoàn 2 - Trung đoàn 21 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Tiểu đoàn 22, Tiểu đoàn 135, Long Thành (?), Dong Mai, Sân bay Long Châu, X22 Đông Hải, Tiểu đoàn 70
A.I.3.c Tiểu đoàn 3 - Trung đoàn 21 - Sư đoàn 2 - Quân khu 5 Tiểu đoàn 33, Tiểu đoàn X33, Long Tuang, Dong Bien, Tiểu đoàn 80
A.I.3.4 Các đơn vị trợ chiến của Sư đoàn 2
A.I.3.4.a Tiểu đoàn pháo cối GK33/ Sư đoàn 2/ QK5 Mật danh: RQ23, RQ33, RQ330, Tiểu đoàn 512
A.I.3.4.b Tiểu đoàn thông tin GK30/ Sư đoàn 2/ QK5 Mật danh: Tiểu đoàn RQ20, Hàm Tử 2/c
A.I.3.4.c Tiểu đoàn súng máy phòng không GK31/ Sư đoàn 2/ QK5 Mật danh: Tiểu đoàn 195, Tiểu đoàn 519, Tiểu đoàn RQ21, Tiểu đoàn 38 phòng không
A.I.3.4.d Tiểu đoàn súng DKZ GK32/ Sư đoàn 2/ QK5 Mật danh: RQ22, Hai Cong Zo (?)
A.I.3.4.e Tiểu đoàn công binh GK40/ Sư đoàn 2/ QK5 Mật danh: RQ24, GK34

[2.0] Mật danh các đơn vị Quân đội Nhân dân VN trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1)


-2013080867017042-
Trong Kháng chiến chống Mỹ, trên chiến trường miền Nam, bên cạnh số hiệu hòm thư, các đơn vị phía Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn luôn thay đổi mật danh nhằm giữ bí mật đơn vị. Các mật danh này được sử dụng nhiều trong các giấy tờ của đơn vị, thư từ của cán bộ chiến sỹ gửi về gia đình,...

Phía Mỹ rất chú trọng nắm thông tin các đơn vị của phía Quân đội Nhân dân VN, ngoài số hiệu hòm thư, họ còn tổng hợp mật danh các đơn vị.

Dưới đây Rongxanh dịch và đưa lên  thông tin tổng hợp về mật danh các đơn vị QDND VN của phía Mỹ nắm được, với mong muốn góp phần hỗ trợ thân nhân các gia đình LS có nguồn thông tin tham khảo khi tìm kiếm. Thông tin này được Rongxanh dịch từ tài liệu tiếng Anh, có nguồn từ http://www.texas.ttu.edu. Những thông tin này được đưa lên với mục đích phi lợi nhuận. 

Các bài của Rongxanh được đăng đồng thời trên http://kyvatkhangchien.blogspot.com và http://kyvatkhangchien.vnweblogs.com/.

Email: Rongxanhvdf@yahoo.com hoặc Kyvatkhangchien@gmail.com