Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

[5.1.1] Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên B3 và trận chiến Đức Lập tháng 8/1968

Có một gia đình liên hệ với bạn Hằng Trung tâm Marin (Nhantimdongdoi.org) đi tìm thông tin về Liệt sỹ thuộc đơn vị Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên, tham gia chiến đấu và hy sinh tại khu vực Đức Lập ngày 13/9/1968.

Hằng có gửi cho Rongxanh thông tin gia đình cung cấp cho Hằng cũng như địa chỉ mail của bác em trai LS, với mong muốn qua tài liệu của phía Mỹ tìm kiếm thêm thông tin về trận đánh LS có tham gia và hy sinh.

Các thông tin về Sư đoàn 1/ Mặt trận Tây Nguyên có được nhắc đến qua 1 số sách báo của phía Việt Nam, với mong muốn có thêm ít nhiều thông tin về đơn vị này cho những ai cần tham khảo và tìm kiếm, Rongxanh đã trao đổi với bác em trai LS, và xin được phép đưa một số thông tin liên quan đến hoạt động của đơn vị, Liệt sỹ trong thời kỳ này lên mạng. Các thông tin cá nhân của LS và gia đình LS sẽ được lược bỏ khi đưa lên.


ới đây là nội dung email:

Như chú đã trao đổi với cháu về việc đi tìm anh trai chú hy sinh tại Đức Lập Quảng Đức – Đăk Mil Đăk Nông ngày nay. Chú gửi cháu những thông tin mà suốt nhiều năm qua chú đã thu lượm được để cháu nắm bắt và có cơ sở tìm hiểu thêm giúp chú.
Hồ sơ chú tìm được trong lưu trữ của Quân đoàn Ba hoàn toàn chính xác với thực tế như sau:
Anh trai chú là Liệt sỹ ……
Nguyên quán xã ………, tỉnh Nam Định
Trú quán số nhà …… tỉnh Cao Bằng.
Nhập ngũ tháng 9 năm 1966
Vào Nam tháng 4 năm 1967
Hy sinh ngày 13 tháng 9 năm 1968
Lý do hy sinh: Chiến đấu.
Đơn vị C37 F1
Nơi hy sinh Đức Lập Quảng Đức
Thi hài mai táng tại nghĩa trang của đơn vị gần mặt trận – cách Đức Lập 5km về phía Tây Bắc.
Sau nhiều năm tìm kiếm manh mối, chú đã tìm được một số CCB cùng đơn vị C37 F1 với anh chú và được biết như sau:
Anh trai chú thuộc đại đội trinh sát sư đoàn 1 (C37 F1). Hy sinh trong trường hợp chiến đấu bảo vệ thủ trưởng sư đoàn – Tham mưu trưởng sư đoàn 1 – Lê Hữu Đức tại đồi N4 (đồi N4 là sở chỉ huy của Tham mưu trưởng Lê Hữu Đức) trong mặt trận Đức Lập Quảng Đức năm 1968. Mặt trận Đức Lập diễn ra từ tháng 6 đến hết tháng 9 năm 1968.

Ngoài ra còn có 1 LS nữa D16 cùng hy sinh là ….. (….., Cao Bằng), hy sinh ngày 13/9/1968, Tây Nam Đức Lập

Anh chú hy sinh trong khi chiến đấu đánh lại đơn vị thám báo Mỹ nống từ mặt trận lên do bị quân ta đánh nên đã gặp Sở chỉ huy của Tham mưu sư đoàn.
Cùng hy sinh với anh chú có chú ……. sinh năm 1946, quê ở ………. tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 9 năm 1966, hy sinh ngày 13 tháng 9 năm 1968, đơn vị KT, Cha là ……., mẹ là ……., vợ là ……., chưa có con. (Phòng Tham mưu hy sinh ngày 13.9.1968 tại Đức Lập)
Những đồng đội cùng đơn vị C37 F1 của anh chú hiện còn sống là:

1/ Chú ………...
Quê quán: xóm …………… tỉnh Nam Định .
Hiện đang sống ở quê. Chú …. nói chú Nông Văn ….. là người trực tiếp chỉ huy đơn vị trinh sát đi bảo vệ Tham Mưu Trưởng Lê Hữu Đức (Đức cụt) có nói rằng: Thám báo Mỹ đụng độ với lính trinh sát của ta khi chúng bị đánh và nống lên đồi N4 là nơi đóng sở chỉ huy của sư đoàn ) Tham mưu trưởng Đức đóng tại đồi N4. Chú Nông Văn ….. đã chết năm 2007 tai Cần Thơ.
2/ Chú Nông Văn ….. - đại đội phó C37
Hiện đang sống tại làng …………. tỉnh Cao Bằng. - Người trực tiếp chiến đấu cùng Liệt sỹ ……… và liệt sỹ ……... Chú …… khẳng định chú ….. và chú ….. đã hy sinh.
3/ Chú ……
Hiện sống tại ……… Nam Định. Nhập ngũ năm 1967, lính C37 F1. Người trực tiếp chiến đấu cùng Liệt sỹ ……. và liệt sỹ …….
4/ Chú …….
Hiện ở xã …….. Nam Định - Người trực tiếp chiến đấu cùng Liệt sỹ ……. và liệt sỹ ……...
Chú …… nói đã trực tiếp băng bó cho chú ….. và chú …. khi 2 chú bị thương. Trận đó các chú tiêu diệt 28 thám báo Mỹ được tặng huân chương chiến công hạng Ba. Chú …… và chú ….. hy sinh tại trận sau khi đã tiêu diệt địch. Chú …… đã kéo hai chú vào cuối đường hào rồi rút cây nắp hào để đất vùi xuống thi thể hai chú.
Tất cả các chú ngày ấy đều còn trẻ, chỉ biết đi bảo vệ Tham mưu trưởng Đức. Đồi N4 gần biên giới Căm Pu Chia, nhưng không biết ở tọa độ bao nhiêu và có tên gọi của địa phương là gì.
Thời gian chiến đấu cụ thể là ngày nào các chú đều không rõ, chỉ biết là trong chiến dịch Đức Lập. Ngày hy sinh theo giấy báo tử là ngày 13 tháng 9 năm 1968.
Cháu Hằng thân mến! chú đã gặp trung tướng Lê Hữu Đức nguyên TMT sư đoàn 1. Nhưng chú Đức cũng không nhớ được gì.
Toàn bộ thông tin chú biết được là như vậy. Các chú ….., ….., ….. đều khẳng định là các chú đã đánh nhau với thám báo Mỹ tại đồi N4 thuộc Đức Lập tỉnh Quảng Đức, nay là Đăk Mil Đăk Nông.

Mô tả về đồi N4, qua mail của bác em trai LS
- Thời gian hy sinh ghi trên giấy báo tử của hai liệt sỹ : .......... và ....... đều là ngày 13 tháng 9 năm 1968 - Theo chú thì ngày tháng ghi trong này không chính xác vì: Theo các chú cùng đại đội với hai liệt sỹ cùng chiến đấu ngày hôm đó hiện còn sống có nói rằng: Một số anh em trong đại đội trính sát của sư đoàn Một (C37 F1) được giao nhiệm vụ đi phục vụ Tham mưu trưởng sư đoàn Một là Lê Hữu Đức tức Đức cụt - trong mặt trận Đức Lập tỉnh Quảng Đức tại đồi N4 thì bị thám báo Mỹ nống lên đồi. Lực lượng trinh sát trực tiếp đánh nhau với thám báo Mỹ. Như vậy chứng tỏ không thể hai liệt sỹ này hy sinh sau khi mặt trận Đức Lập kết thúc được. Nghĩa là ngày tháng trong giấy báo tử là không đúng, có thể khi kết thúc mặt trận Đức Lập bộ phận chính sách mới tổng kết và lập hồ sơ thương vong. Chú Đỗ ..... hiện đang sống tại ..... Nam Định là người cùng đánh trận đó có nói: ngày tháng ghi trong giấy báo tử khả năng không chính xác. Chú ....(..... Nam Định) và chú .... đều khẳng định trận đó đánh nhau với thám báo Mỹ. Như vậy việc đụng độ của Thám báo Mỹ với quân ta trong mặt trận Đức Lập là có thật và biết đâu chính là cuộc đụng độ này đã dẫn đến hy sinh của anh chú và chú .....


- Đồi N4 không phải là Sở chỉ huy của Sư đoàn Một (F1) bên kia biên giới mà là nơi trực tiếp tiếp cận mặt trận của Tham Mưu Trưởng Lê Hữu Đức. Theo các chú còn sống nói lại với chú là đi từ biên giớ đến N4 mất chừng vài tiếng đồng hồ do đi vòng vèo và đường rừng, leo đồi núi khó đi. Do các chú khi đó tuổi còn trẻ, chỉ là chiến sỹ nên không có bản đồ khu vực mà chỉ nghe nói đồi N4 mà thôi. Khi đánh nhau quân ta bị thương vong và rút sang bên kia biên giới Căm Pu Chia. Ngọn đồi N4 theo trí nhớ của các chú Nông Văn ... người ...... Cao Bằng. chú Đỗ..... , chú ....đều nói như sau: Đồi N4 có sườn phía Tây (Căm Pu Chia) rất dốc và có nhiều đá khối lớn, bộ đội ta phải đi vòng vèo qua các khối đá để lên đồi. Sườn phía Nam và Đông thì thoải đễ đi không dốc đứng như sườn phía Tây.


- Số Liệt sỹ hy sinh của đại đội trinh sát là 02 người. Thực tế có thể số liệt sỹ sẽ nhiều hơn bởi vì theo các chú còn sống nói lại trên đồi N4 còn có cả lực lượng thông tin, cảnh vệ bảo vệ TMT Lê Hữu Đức, quân y, công binh... do đó con số chốt 02 liệt sỹ này chỉ đúng với số liệt sỹ của đại đội 37 mà thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét