Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

[7.18] Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ: Sân bay nào bị tấn công? Diễn biến sơ lược trận tấn công sân bay

2018010758034 - Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ


Thành phố Cần Thơ, thủ phủ về kinh tế - văn hóa - chính trị của khu vực miền Tây Nam Bộ, là nơi tập trung nhiều mục tiêu quân sự lớn của VNCH, bao gồm Bộ Tư lệnh QK4 - Quân đoàn 4 VNCH, trụ sở một số cơ quan, đơn vị lớn của phía Mỹ. Do tính chất quan trọng của thành phố Cần Thơ, nên nơi đây cũng là mục tiêu lớn của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đợt Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Sân bay Cần Thơ cũng là một trong những mục tiêu tấn công dịp Tết Mậu Thân 1968 tại Cần Thơ. Tại thành phố Cần Thơ, năm 1968 có 3 vị trí sân bay. Lần lượt là (1) - Sân bay Cần Thơ, vị trí ngay sát thành phố Cần Thơ; (2) - Sân bay Bình Thủy Navy, vị trí ở khu vực cảng Cần Thơ; (3) - Sân bay Bình Thủy, vị trí ở khu vực sân bay quốc tế Cần Thơ hiện nay.

Sân bay Cần THơ là mục tiêu của đợt tấn công này.

Tài liệu phía Mỹ thu nhận được thì đơn vị chủ lực tấn công sân bay Cần Thơ là Tiểu đoàn 303 bộ đội địa phương Quân khu 9.

1. Bản đồ vị trí sân bay Cần Thơ





2. Diễn biến sơ lược, từ phía Việt Nam







3. Diễn biến sơ lược trận tấn công, Rongxanh dịch từ tài liệu của phía Mỹ






Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

[3.69] Giấy chứng minh quân nhân của bác Trần Xuân Trường, sinh 1943, quê quán ở thôn Đồng Phúc xã Độc Lập huyện Duyên Hà tỉnh Thái Bình, thuộc đơn vị: Đại đội 24 - Tiểu đoàn 14 - Sư đoàn 320

2018010322067 - Giấy chưng minh quân nhân

Giấy chứng minh quân nhân của bác Trần Xuân Trường, sinh 1943, quê quán ở thôn Đồng Phúc xã Độc Lập huyện Duyên Hà (nay là huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình. 

Bác Trường biên chế thuộc đơn vị: Đại đội 24 - Tiểu đoàn 14 - Sư đoàn 320. Giấy chứng minh này do Sư đoàn 320 cấp năm 1963.

Ảnh chụp Giấy chứng minh


Thứ Ba, 2 tháng 1, 2018

[5.69] Địa danh (13): Các phum Soay Mô, Tà Sơ, Tà Kốc, Si kun - Trung đoàn 207 trên chiến trường Campuchia tháng 11-12/1970

20180102 - Địa danh

Thông tin của thân nhân LS và trong web Chinhsachquandoi.gov.vn có thông tin về 1 số liệt sỹ như sau:

LS: Trần Nhật Chiêu. Sinh năm: 1947. Quê quán: Xã Tây tiến-Tiền hải-Thái bình. Ngày nhập ngũ:06/1968. HS ngày:29/11/1970. Đvhs: D3-207,C40,B2. Nơi AN táng ban đầu: Phum Soay Mô


http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/92664 Đơn vị khi hi sinh: K8 D71 E207
Cấp bậc: Trung sỹ
Chức vụ: A trưởng
Ngày hi sinh: 08/11/1970
Trường hợp hi sinh: Chiến đấu
Nơi hi sinh: Bắc Si Cun
Nơi an táng ban đầu: Bắc Si Cun 


http://chinhsachquandoi.gov.vn/LietSi/133013Đơn vị khi hi sinh: K5 D71 E207 C40Cấp bậc: A bậc phóChức vụ: A trưởngNgày hi sinh: 04/12/1970
Trường hợp hi sinh: Chiến đấu
Nơi hi sinh: Tà SoNơi an táng ban đầu: cách nam Tà So 1km 

Rà soát các thông tin liên quan, Rongxanh thấy các điểm có thông tin phù hợp nhất, được khoanh đỏ và đánh tên trên 2 mảnh bản đồ, cụ thể như sau:

Srâmâr = Soay mô
Si kun = Skon
Ta Koch = Tà Kốc
Ta Sâr = Tà Sơ

Các phum này nằm dọc theo QL7 từ Kompong Cham về Skon, thuộc Campuchia.




Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

[5.68] Địa danh (12): C131 V1 Đoàn 86 Hậu cần Miền, năm 1969

2018010120064 - Địa danh

Có Liệt sỹ hy sinh 15/9/1969, thông tin về đơn vị và nơi an táng như sau:

Đơn vị khi hi sinh:Phòng bảo vệ cục chính trị Miền
Cấp bậc:Trung sỹ
Chức vụ:B trưởng
Ngày hi sinh:15/9/1964
Trường hợp hi sinh:Công tác bị tai nạn
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:Nghĩa trang C131 V1, Đoàn 86


Rà soát các thông tin liên quan, Rongxanh nhận thấy 1 khu vực có các thông tin phù hợp nhất, được khoanh trên bản đồ dưới đây. Khu vực này hiện nay nằm trên đất Campuchia, gần biên giới với huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước.



Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

[3.68] Các giấy khen của bác Vũ Quang Hào, chiến sỹ thuộc đơn vị Cửa khẩu V1 - Đoàn 86 hậu cần Miền, quê quán tại xã Hương Sơn - Phú Bình - tỉnh Bắc Thái

2017123161104

Các giấy tờ khen thưởng của Đoàn 86 Hậu cần Miền, tặng bác Vũ Quang Hào, gồm:

- Tặng thưởng về thành tích được công nhận chiến sỹ thi đua cơ sở năm 1968 tại đơn vị , đơn vị Cửa khẩu V1 (Thuộc Đoàn 86 hậu cần Miền), do Thủ trưởng Đoàn Nguyễn Phương Tùng ký 1/1/1969.

- Tặng thưởng về thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 1969, Giấy Biểu dương ký ngày 26/6/1969 Thủ trưởng C61 là Trần Văn Bảy ký.

- Bằng khen ký ngày 10/1/1970 về thành tích là Chiến sỹ thi đua cơ sở năm 1969, đơn vị của bác Hào lúc này là Bệnh xá K66, Thủ trưởng Đoàn 86 là Nguyễn Phương Tùng ký.

Ảnh chụp các Giấy khen thưởng



Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

[5.67] Sổ ghi chép cá nhân của bác Nguyễn Dương Thành, tiểu đội trưởng 1 đơn vị thuộc Đoàn 559 Trường Sơn, quê quán tại xóm Tân Mỹ xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, do phía Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam

2017123060102

Sổ ghi chép cá nhân năm 1968 của bác Nguyễn Dương Thành, tiểu đội trưởng 1 đơn vị thuộc Đoàn 559 Trường Sơn, quê quán tại xóm Tân Mỹ xã Mỹ Sơn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, do phía Mỹ thu giữ từ thi thể bộ đội Việt Nam. 

Rongxanh cho rằng đây chính là sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Nguyễn Dương Thành.

Thông tin trong cuốn sổ ghi chép cá nhân cho thấy bác Thành xuất phát từ Hà Nội ngày 24/1/1968 và đến chiến trường Làng Vây ngày 8/2/1968 sau khi đi qua Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Ảnh chụp 2 trang của cuốn sổ


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

[5.66] GIấy tờ báo tử của Liệt sỹ Bùi Thế Nhưng, quê quán tại thôn Hương Thắng xx Giao Hương huyện Giao Thủy tỉnh Nam Hà

2017122858099

GIấy tờ báo tử của Liệt sỹ Bùi Thế Nhưng, quê quán tại thôn Hương Thắng xã Giao Hương huyện Giao Thủy tỉnh Nam Hà (Nay là tỉnh Nam Định). Liệt sỹ Nhưng là lái xe thuộc Đại đội 7 Tiểu đoàn 55 ô tô vận tải thuộc Đoàn 559 Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.

Liệt sỹ Nhưng hy sinh 24/12/1967 tại xã Ba du - huyện Tà Ôi tỉnh Xavanakhet - Lào, do sốt rét. Nơi chôn cất như trên.

Ảnh chụp Giấy báo tử và Biên bản tử vong Liệt sỹ Nhưng:







[5.65] Giấy tờ báo tử của Liệt sỹ Nguyễn Duy Xuyên, quê thôn Tam Tảo -xã Phú Lâm - huyện Tiên Sơn (nay là Tiên Du) - tỉnh Hà Bắc (nay la tỉnh Bắc Ninh)

2017122858099

Giấy tờ báo tử của Liệt sỹ Nguyễn Duy Xuyên, quê thôn Tam Tảo - xã Phú Lâm - huyện Tiên Sơn (nay là Tiên Du) - tỉnh Hà Bắc (nay la tỉnh Bắc Ninh), là chiến sỹ lái xe thuộc Đại đội 7 Tiểu đoàn 55 ô tô vận tải thuộc Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh, gồm:

- Biên bản tử vong, đề ngày 27/110/1967, do các đồng chí Chính trị viên phó Phạm Ngọc Thắng, Đại đội phó Vũ Hữu Hùng, Chính trị viên trưởng Trịnh Ngọc Sáng ký. Đ/c Xuyên hy sinh tại Km 49+700 xã Thượng Trạch - huyện Bố Trạch - tỉnh Quảng Bình. Nơi mai táng tại nghĩa trang xã Thượng Trạch huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình.

- Biên bản kiểm kê quân tư trang của Liệt sỹ

- Phiếu cá nhân, trong đó có ghi tên vợ, địa chỉ cùng ở Phú Lâm - Tiên Sơn - Hà Bắc, có 2 con.

Ảnh chụp các giấy tờ:







Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

[3.67] Tờ báo Trường Sơn gang thép, số 3 tháng 12/1967, là tờ báo của Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh xuất bản

2017122555085

Tờ báo Trường Sơn gang thép, số 3 tháng 12/1967, là tờ báo của Đoàn 559 bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh xuất bản, phát hành tới các cán bộ chiến sỹ thuộc Đoàn 559.

Tờ báo này do phía Mỹ thu giữ.

Ảnh chụp tờ báo:



















Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

[7.17] Tổng hợp sơ lược các trận bộ đội Việt Nam tấn công căn cứ quân Thái Lan đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, năm 1969

20171224

Trong cuộc chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam, quân đội Thái Lan có tham gia cuộc chiến cùng với quân Mỹ và đồng minh. Địa bàn tác chiến của quân đội Thái Lan chủ yếu giới hạn ở tỉnh Đồng Nai.

Cám ơn anh Ernie về các tài liệu!

Trong năm 1969 ghi nhận một số trận bị quân đội Nhân dân Việt Nam tấn công vào các căn cứ do quân đội Thái Lan đóng giữ, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:


1.   Thời điểm tháng 3/1969, phía Mỹ ghi nhận Sư đoàn 5 bộ đội Việt Nam gồm có các Trung đoàn 174, 275, 33.

2.   Trận đánh ngày 23/2/1969 ở đông nam Long Bình (Biên Hòa, Đồng Nai), ven QL15
Ngày 23/2/1969, vào lúc 02h20, ở khu vực đông nam Long Bình khoảng 4km , đại đội C tiểu đoàn 3 Lữ đoàn 2 quân đội Thái Lan giao tranh với cỡ khoảng 1 tiểu đoàn bộ đội Việt Nam tấn công quân Thái Lan bằng súng cối và súng phóng lựu. Giao tranh kéo dài cho đến tận 16h00.

3.   Trận đánh của Trung đoàn 274 bộ đội Việt nam vào cứ điểm Lộc An (ở phía Đông Long Thành độ 3km, tỉnh Đồng Nai) ngày 16/3/1969


Ngày 16/3/1969, khoảng 7h00 ở khu vực cách 3km đông Long Thành, vị trí đóng quân của tiểu đoàn 3 (quân Thái Lan) bị tấn công bởi khoảng 1 tiểu đoàn bộ đội VN. Quân Thái Lan bắn trả, được pháo binh, thiết giáp và không quân yểm trợ.

Các thông tin thu thập sau trận đánh cho biết đơn vị bộ đội Việt Nam tấn công quân Thái Lan là Trung đoàn 274.


4.   Trận đánh của Trung đoàn 274 bộ đội Việt Nam vào cứ điểm Lộc An ngày 16/6/1969 và trận phục kích lực lượng vận tải thương binh của Trung đoàn 274 về căn cứ Mây Tào

a.   Thông tin liên quan đến diễn biến trận đánh đã được post tại link http://www.kyvatkhangchien.com/2017/07/714-thong-tin-tu-phia-quan-oi-uc-ve.html,



Khoảng 1h sáng ngày 16/6/1969, chỉ huy bộ đội Việt Nam phát lệnh tấn công vào vị trí quân đội Thái Lan bằng 2 tiểu đoàn bộ binh và công thêm lực lượng đặc công, với 1 tiẻu đoàn dự bị. Sau khi bắn pháo cối và súng phóng lựu chống tăng, có 3 đợt tấn công bộ binh vào vị trí quân Thái Lan. Tuy nhiên các cuộc tấn công đã bị đẩy lùi sau những đợt tấn công yểm trợ của pháo binh, trực thăng vũ trang, máy bay ném bom. Trận chiến diễn ra trong vài giờ và chỉ huy bộ đội Việt Nam đã quyết định rút quân.

Các giấy tờ thu được sau trận đánh cho thấy lực lượng tham gia trận đánh gồm 3 tiểu đoàn của Trung đoàn 274, đại đội K21 đặc công trinh sát và bộ phận phía sau của Trung đoàn 274.

b.  Vị trí phục kích đoàn vận tải thương binh E274 ngày 20/6/1969 sau trận Lộc An ngày 16/6/1969

Ngày 20/6/1969, lúc 7h00 tại khu vực cách 11,5km Bắc Ngãi Giao (Phước Tuy), nay là xã Cam Mỹ huyện Xuân Lộc, bộ phận thuộc tiểu đoàn 6 quân đội Úc đã tấn công 1 đoàn khoảng 60 bộ đội Việt Nam, kết quả có 22 bộ đội hy sinh. Thu giữ 6AK, 2 súng chống tăng (B40 hoặc B41). Thông tin thu thập sau trận đánh cho biết đây là Trung đoàn 274.

5.   Trận Trung đoàn 274 bộ đội Việt Nam đánh vào quân Thái Lan ngày 12/5/ và 13/5/1969 ở khu vực đồn điền cao su Bình Sơn (phía Đông Long Thành khoảng 10km)

Hồi 0h43 ngày 12/5/1969, tiểu đoàn 3 Trung đoàn 31 quân Thái Lan đóng ở khu vực đồn điền cao su Bình Sơn (phía Đông Long Thành khoảng 10km) bị khoảng tiểu đoàn bộ đội Việt Nam tấn công.

Lúc 0h20 ngày 13/5/1969, cũng tại vị trí này, tiểu đoàn 3 Trung đoàn 31 quân Thái Lan lại bị cỡ tiểu đoàn bộ đội Việt Nam tấn công.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

[3.66] Giấy chứng nhận Danh hiệu vẻ vang của đ/c Hoàng Văn Đáp, đơn vị Đại đội 6 - Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 101D, cấp ngày 3/6/1969

2017122050089 Kỷ vật kháng chiến

Giấy chứng nhận tặng danh hiệu vẻ vang, do đ/c Vũ Quốc Trí, ký ngày 3/6/1969, tặng đ/c Hoàng Văn Đáp, được tặng danh hiệu Chiến sỹ Quyết Thắng cấp III, trong hành quân.

Giấy khen không có thông tin về quê quán đ/c Hoàng Văn Đáp, tuy nhiên thông tin phía Mỹ chú thích là giấy khen này thu giữ ngày 12/8/1969 tại khu vực QL13, từ thi thể bộ đội Việt Nam và tù binh, thuộc Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 101D - Sư đoàn 1 Quân đội nhân dân Việt Nam (Đại đội 6 - Tiểu đoàn Z8 - Trung đoàn F12).

Ảnh chụp Giấy chứng nhận



Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

[3.65] Giấy tờ cá nhân của bác Nguyễn Văn Nhật, quê Liễu Nội - Ái Quốc (Nay là xã Khánh Hà) - Thường Tín - Hà Tây, phía Mỹ thu giữ 1969

2017121747085

Các giấy tờ cá nhân, sổ công tác của bác Nguyễn Văn Nhật, quê quán xóm Liễu Nội - xã Ái Quốc (Nay là xã Khánh Hà) - huyện Thường Tín - Hà Tây, do phía Mỹ thu được từ thi thể 1 chiến sỹ Quân đội nhân dân VIệt Nam sau trận tấn công vào 1 căn cứ Mỹ, gồm:
- Sổ ghi chép cá nhân, khi còn ở miền Bắc thuộc Đội Công trình cầu 1 - Công ty Xây dựng cầu 2 Bộ GTVT.
- Giấy chuyển sinh hoạt Đoàn 12/10/1968
- Giấy nghỉ phép đề ngày 2/12/1967 của Cục Công trình cấp
- Giấy giới thiệu cảm tình Đoàn
- Thẻ học sinh của Trường cấp II Hòa Bình
- Giấy giới thiệu của Đội công trình 1

Đơn vị tấn công căn cứ Mỹ ở Tây Ninh là Trung đoàn 101D - Sư đoàn 1









Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

[3.64] Giấy chứng nhận của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cấp cho bác Phạm Văn Dong, chiến sỹ thuộc Trung đoàn 209, do phía Mỹ thu giữ tại Chư tân Kra 25/3/1968

2017121545082

Giấy chứng nhận của Phân hiệu Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cấp cho bác Phạm Văn Dong, sinh 10/8/1946, là nhân viên kỹ thuật xí nghiệp Cảng sông Hà Nội đang theo học năm thứ nhất ngành xây dựng của trường. Bác Dong học ở khoa tại chức khai giảng niên học thứ nhất XD67 ngày 27/2/1967.

Giấy chứng nhận được Hiệu phó Phạm Quang Chung ký ngày 20/3/1967.

Phía Mỹ thu giữ giấy chứng nhận này cùng các giấy tờ khác của Trung đoàn 209, tại Chư tân Kra ngày 25/3/1968

Ảnh chụp Giấy chứng nhận


Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

[3.63] Danh sách có tên, quê quán của 10 nữ y tá được nhận về Phân đoàn 70 - Bệnh viện của Sư đoàn 3 Sao vàng QK5, năm 1966

2017121040076

Danh sách có họ tên và quê quán của 10 nữ y tá, chủ yếu quê ở thôn Bình An, Bình Thuận huyện Bình Khê  tỉnh Bình Định, được nhận về Phân đoàn 70, là mật danh của Bệnh viện Sư đoàn 3 Sao vàng QK5, tại Trạm giao liên 20, tháng 5/1966.


Ảnh chụp Bản danh sách:


Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

[3.62] Giấy khen của cán bộ C23/d2 Đơn vị J555 năm 1968 và 50 năm quay lại với chủ nhân

20171209

Trong số 13 Giấy khen của cán bộ chiến sỹ C23 đặc công Phân khu 4 (Phía Mỹ chú thích), do quân đội Úc thu giữ cuối năm 1968, có 1 Giấy khen mang tên bác Phạm Đức Để, tiểu đội trưởng thuộc C23.

Thông tin từ các CCB đặc công thiết giáp thuộc J16 cho biết: Đơn vị C23 là một đại đội của liên đôi 2 (tiểu đoàn 2) đặc công cơ giới thuộc J16 (Ban Cơ giới Miền), toàn lính đặc công và thiết giáp (C23 là đại đội thiết giáp từ đoàn 202 binh chủng thiết giáp vào), thời điểm bấy giờ hoạt động tỉnh Phước Tuy (nay là Bà rịa - Vũng Tàu) thuộc phân khu Đông Nam. Tiểu đoàn này gồm có C4, C5, C6 và C23. Các đơn vị này tham gia Tổng tấn công Tết Mậu thân ở hướng phân khu đông nam (gồm các tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy (Bà Rịa Vũng Tàu) và Bình Tuy). 
Do liên đội 2 hoạt động sát ven đô và xa Miền nên Miền thành lập cơ quan tiền phương với mật danh T7 để chỉ huy. Bác Trần Quang Bôn (người ký giấy khen) nguyên là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 711 thiêt giáp dẫn quân vào nam, lúc này là Tham mưu phó cơ quan tiền phương T7 của J16.
Các giấy khen bác Bôn ký 27/2/68 chứng tỏ ký sau đợt 1 tết Mậu Thân 68, có thể thời điểm ký các đ/c này vẫn còn vì đây là khen thành tích năm 1967.

Một chi tiết thú vị nữa là bác Phạm Đức Để, một trong 13 người được tặng Giấy khen, năm nay đã 75 tuổi, bất ngờ khi nhận được bản in ảnh chụp Giấy khen, do 1 CCB chuyển đến, lần đầu tiên bác nhìn thấy sau 50 năm kể từ ngày ký.





Link liên quan: 
[3.61] Mười ba Giấy khen cấp cho cán bộ chiến sỹ C23 - Tiểu đoàn 5 - Phân khu 4, năm 1968

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

[3.61] Mười ba Giấy khen cấp cho cán bộ chiến sỹ C23 - Tiểu đoàn 5 - Phân khu 4, năm 1968

2017120636071 - Kỷ vật kháng chiến


Mười ba giấy khen, ký các ngày 27/2/1968 và 26/1/1968 do đ/c Trần Quang Bốn là thủ trưởng đơn vị J555 (Phía Mỹ chú thích là Tiểu đoàn 5 đặc công – Phân khu 4/ Quân khu 7), cấp cho các cán bộ chiến sỹ đơn vị C23 về thành tích đạt trong năm 1967.

Các giấy khen này do quân Úc thu giữ cuối năm 1968 tại tỉnh Bà Rịa - Phước Tuy.

Tên tuổi các cán bộ, chiến sỹ và quê quán như sau:

1. Đ/c Phạm Hữu Hạnh, Trung đội phó – quê quán Hưng Giang – Ninh Thái – Hải Dương.
2. Đ/c Trần Văn Tuất, Tiểu đội trưởng, quê quán Thống NHê – Bình Giang – Hải Dương
3. Đ/c Lê Xuân Hán, tiểu đội trưởng, quê quán Thái Học – Bình Giang – Hải Dương
4. Đ/c Nguyễn Đức Đua, tiểu đội phó, quê quán Đông Hà – Đông Quan – Thái Bình
5. Đ/c Trần Bình An, tiểu đội phó, quê quán Hải Thượng – Tĩnh Gia – Thanh Hóa

6. Đ/c Vũ Đức Lâu, tiểu đội phó, quê quán Liên Hồng – Gia Lộc – Hải Dương
7. Đ/c Nguyễn Văn Vấn, chiến sỹ, quê quán Nam Đồng – Nam Sách – Hải Dương
8. Đ/c Nguyễn Đình Mới , chiến sỹ, quê quán Thái Tân – Thái Ninh – Thái Bình
9. Đ/c Nguyễn Văn Bái, Đại đội trưởng, quê quán Chiến THắng – Hiệp Hòa – Hà Bắc
10. Đ/c Mai Thanh Bình, Đại đội phó, quê quán Hồng Vân – Thường Tín – Hà Đông

11. Đ/c Vũ Đình Ty, Trung đội phó, quê quán Long Xuyên – Bình Giang – Hải Dương
12. Đ/c Phùng Văn Chá, tiểu đội trưởng, quê quán Cộng Hòa – Tam Dương – Vĩnh Phúc

13. Đ/c Phạm Đức Đễ, tiểu đội trưởng, quê quán Đoàn Tùng – Thanh Miện – Hải Dương























Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

[3.60] Quyết định trao quân hàm Chuẩn úy và Chứng nhận khen thưởng cấp cho bác Dương Văn Tuyển, đơn vị C33/d4/Ban J16 đặc công cơ giới Miền

2017120333067

Các giấy tờ của bác Dương Văn Tuyển, Trung đội trưởng Trung đội thuộc C33/d4/ Ban J16 đặc công cơ giới Miền, do phía Mỹ thu được tháng 2/1969. Các giấy tờ gồm:

- Bản sao Quyết định trao quân hàm Chuẩn úy, do Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị - Thiếu tướng Phạm Ngọc Mậu ký ngày 7/1/1967, cấp cho bác Dương Văn Tuyển, cán bộ Trường sỹ quan Lục quân.

- Chứng nhận khen thưởng, của đơn vị Đội 16 Đoàn 129 (Ban J16 đặc công cơ giới Miền), đề ngày 2/9/1968, do thủ trưởng Phan Tấn Miêng ký, cấp cho bác Dương Văn Tuyển, Trung đội trưởng thuộc C33/d4, về thành tích trong trận đánh Dầu Tiếng đêm 4/7/1968.

Ảnh chụp Quyết định trao quân hàm và Giấy chứng nhận khen thưởng:


Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

[2.38] Vài nét sơ lược về Đoàn 340 hậu cần Miền trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20171125


Đoàn hậu cần 340 là đơn vị hoạt động trên đất Campuchia trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Ngày 30/12/1970, Đoàn Hậu cần 340 hình thành trên cơ sở sát nhập hai cánh hậu cần C300 và C400.


Là một đoàn hậu cần khu vực, tuyến sau của Cục hậu cần Miền hoạt động trên đất Campuchia. Đoàn vừa làm nhiệm vụ hậu cần chiến lược vừa làm nhiệm vụ hậu cần chiến dịch và chiến thuật. 

Đoàn trực tiếp bảo đảm hậu cần cho căn cứ của Miền nối liền với hậu cần các quân khu địa phương C10, C20 và 2 đoàn hậu cần 500 và 700.



Địa bàn hoạt động cua Đoàn 340 là dọc sông Mekong từ Kratie về tới Bưng Dồn, nằm ở bên kia sông Mekong tiếp giáp với Đoàn 500, lên đến Đoàn 770 ở Stung Treng.

Sau khi đoàn hậu cần 770 rút sang Mondokiri, đầu cầu tiếp nhận được chuyển cho Đoàn hậu cần 340. Như vậy địa bàn hoạt động của Đoàn hậu cần 340 dọc theo sông Mekong từ StungTreng xuống tới cây số 0 biên giới Lộc Ninh sang lộ 7, sang lộ 22 lên tới Sa Mát qua Kong Pom Cham.


Lực lượng của Đoàn 340 khá lớn, bao gồm: 


Bốn cánh quân nhu (Cánh 1 ở Kratie, cánh 2 ở Tà Bao, cánh 3 ở Xuông Chúp, cánh 4 ở nam sông Tê trên đường 13 về đến Snoul sau chuyển về Mimot). 
- Ba tiểu đoàn vận tải (1 tiểu đoàn vận chuyển đường sông, 1 tiểu đoàn ô tô tăng cường, 1 tiểu đoàn xe thồ). 
- Năm liên trạm đường dây nối liền từ Stungtreng với đầu cầu tuyến 559. Đường dây này xuống đến Bắc Kratie thì chia làm 2 ngả, 1 ngả về Lộc Ninh, 1 ngả về Sa Mát (Các liên trạm gồm 5, 6, 7, 11 và 12), bốn bệnh viện lớn là K21, K53, K54, K50), một tiểu đoàn công binh và 1 số đơn vị khác.

Khi thành lập, quân số của Đoàn 340 có 1717 người, đến năm 1971 tăng lên 3036 người. Năm 1972 quân số tăng đến 4189 người (20 tiểu đoàn).

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

[4.23] Danh sách có tên và quê quán của 121 cán bộ chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 724 pháo binh DKB, Bộ Tư lệnh Miền, do phía Mỹ thu giữ

2017112453086

Danh sách có tên và quê quán của 121 cán bộ chiến sỹ thuộc Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 724 pháo binh DKB, Bô Tư lệnh Miền (đã dịch qua tiếng Anh), do phía Mỹ thu giữ.

Tiểu đoàn 2 có 125 cán bộ chiến sỹ, được chia thành 7 Tiểu đội.

Trung đoàn 724 nguyên là Trung đoàn 84A pháo binh mang vác DKB, xuất phát vào Nam khoảng giữa năm 1966.

Theo danh sách này thì quê quán theo từng tỉnh có số lượng người như sau:

- Hà Tây có số lượng người đông nhất là 65 người,
- Hà Bắc có 13 người,
- Hải Dương có 6 người,
- Nam Hà có 9 người,
- Phú Thọ có 2 người,
- Vĩnh Phúc có 5 người,
- Hà Nội có 4 người,
- Hòa Bình có 1 người,
- Hưng Yên có 7 người,
- Thanh Hóa có 2 người,
- Bắc Cạn có 1 người,
- Ninh Bình có 1 người,
- Nghệ An có 1 người,
- Hải Phòng có 1 người,
- Thái Nguyên có 1 người,
- Quảng Ngãi có 1 người.


Ảnh chụp bản danh sách (Đã dịch qua tiếng Anh):


















Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

[3.59] Bản tin Truyền thống - tờ báo của Trung đoàn 272/ TRung đoàn 2 Đồng Xoài - Sư đoàn 9 Quân đội nhân dân Việt Nam, do phía Mỹ thu được dịp Tết Mậu thân 1968 tại khu vực Thủ Đức

2017112352084

Bản tin Truyền thống - tờ báo của Trung đoàn 272/ TRung đoàn 2 Đồng Xoài - Sư đoàn 9 Quân đội nhân dân Việt Nam, do phía Mỹ thu được dịp Tết Mậu thân 1968 tại khu vực Thủ Đức. 

Số báo này in ngày 7/12/1967, gồm có 4 trang, trong đó 2 trang cuối hơi mờ.

Dưới đây là ảnh chụp 2 trang đầu của tờ báo:




Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

[7.16] Tết Mậu Thân 1968 ở Cần Thơ: Diễn biến sơ lược trận tấn công vào sân bay Cần Thơ rạng sáng 31/1/1968

20171119

Diễn biến sơ lược trận tấn công vào sân bay Cần Thơ dịp Tết Mậu thân 1968 như sau:

0. Tình hình Cần Thơ trước khi diễn ra trận tấn công: Ngày 30/1/1968 tin tức tình báo cho thấy dấu hiệu của các tiểu đoàn bộ đội địa phương: Tiểu đoàn 303, 309 và tiểu đoàn Tây Đô ở lân cận thành phố Cần Thơ và sân bay Cần Thơ. Mục tiêu của các tiểu đoàn này là thành phố Cần Thơ và sân bay Cần Thơ.

1. Sáng ngày 30/1/1968, Bộ Tư lệnh MACV đã ra lệnh báo động vàng tới các lực lượng đóng tại sân bay Cần Thơ. Chỉ huy sân bay đã ra lệnh trang bị vũ khí tới tất cả các vị trí và lực lượng trong sân bay, trước khi trời tối. Lực lượng dự bị được lệnh sẵn sàng chờ đợi mệnh lệnh.

2. 1h sáng 31/1/1968 tiểu đoàn công binh canh gác sân bay tiến hành đổi ca gác trên khu vực trách nhiệm ở phía tây bắc sân bay, gồm có 3 tháp canh và 1 lô cốt.

3. Trước lúc 3h sáng, đoàn xấp xỉ 130 người của Tiểu đoàn 303 bộ đội Việt Nam bí mật tiến quân qua khu rừng ở phía trước khu đỗ trực thăng. Họ bí mật cắt hàng rào thép gai và di chuyển vào bằng hệ thống cống thoát nước đến mép con đường giữa lô cốt số 4 và tháp canh số 4. Lúc này chỉ huy đơn vị trực thăng đang kiểm tra khu vực của đơn vị công binh, từ E1 đến E5. Vào khoảng 3h sáng, viên chỉ huy bước trên con đường giữa vị trí E3 và E4 trong khi lực lượng bộ đội Việt Nam bắt đầu tấn công. Hai quả lựu đạn ném đến đã đốn gục viên chỉ huy và làm bị thương một số lính công binh ở vị trí E2. Viên chỉ huy bật dậy và chạy về vị trí E3. Ông ta thấy các lính công binh đều bị thương và chạy về tháp canh số 5 để gọi điện thoại trợ giúp. Cùng lúc toàn bộ binh lính ở vị trí E3, E4 và lực lượng an ninh trong lô cốt số 4, tháp canh số 5 bắt đầu bắn trả về phía bộ đội Việt Nam. Khẩu độ súng cối ở phía Đông sân bay bắt đầu bắn pháo sáng chiếu sáng khu vực.

4. Khu vực phía Đông của vị trí đơn vị trực thăng bị tấn công dữ dội. Hai lính công binh ở vị trí E4 đã bị thương. Lính ở vị trí E5 đã được báo động từ đầu, bị bộ đội Việt Nam tấn công liên tục. Có vẻ mục tiêu của phía bộ đội Việt Nam là khu kho xăng dầu.

5. Cho đến khoảng 3h10 sáng 31/1/1968, có khoảng 15 bộ đội Việt Nam ở trong hàng rào. Nhóm này tiến sâu vào các đụn cát, còn nhóm khác thì ẩn nấp quanh tháp canh số 4 để cố gắng loại bỏ khẩu súng máy trong tháp canh số 4. Thêm nhiều bộ đội Việt Nam ở 2 bên của con đường bao quanh sân bay, cách phía tây lô cốt số 4 khoảng 300m. Các lực lượng quân Mỹ và đồng minh tập trung hỏa lực bắn vào khu vực có bộ đội Việt Nam dọc theo khu vực phía Tây sân bay.

6. Phản ứng với các đợt tấn công của bộ đội Việt Nam rất khẩn trương. Xe jeep có trang bị súng phóng lựu tiến đến con đường của Pháp cũ từ khu máy bay, sau đó rẽ phải vào con đường bao ngoài, và gặp viên chỉ huy đơn vị trực thăng. Viên chỉ huy cùng với người lái xe đã dung súng phóng lựu bắn về phía bộ đội Việt Nam, sau đó chỉ điểm mục tiêu để trực thăng vũ trang tấn công bộ đội Việt Nam. Đồng thời bằng ném bom và hỏa lực mặt đất đã chặn đứng nỗ lực của lực lượng bộ đột Việt nam nhằm mở rộng mũi tấn công khu phía Tây sân bay.

7. Lúc này lực lượng dự bị đã tiến đến gần khu vực kho xăng dầu, tiến vào các lô cốt gần khu kho. Hỏa lực của bộ đội Việt Nam bắn đến khu vực này từ nhóm các ngôi nhà lá ở phía Bắc tháp canh số 4. Lực lượng dự bị đi trên các đụn cát, bất ngờ một số bộ đội Việt Nam nhô đầu lên lên từ phía bên kia, lực lượng Mỹ đã ném lựu đạn đáp trả. Sau đó kiểm tra phát hiện có 3 bộ đội Việt Nam chết. Lúc này lực lượng bộ đội Việt Nam bắt đầu rút lui.

8. Chiến sự tiếp diễn không giảm xuống trong khoảng 1 giờ. Có thể thấy bộ đội Việt Nam băng qua con đường bao sân bay, trong hệ thống rãnh, trong khu rừng. Sau đó họ bắn rocket vào khu vực kho xăng dầu. Cho đến khoảng 4h sáng thì bộ đội Việt Nam bắt đầu rút ra theo từng nhóm nhỏ.

9. Chiến sự diễn ra cho đến rạng sáng.Lực lượng công binh VNCH tiến đến hỗ trợ cho quân Mỹ, chốt chặn lên phía Bắc. Doanh trại của lực lượng này năm fở phía Đông, được phòng thủ chắc chắn.

10. Tổn thất phía Mỹ có 5 chết, 8 bị thương. PHía bộ đội Việt nam thiệt hại như sau:  

- Phía Mỹ lục soát xác định có 64 thi thể bộ đội Việt Nam quanh hàng rào sân bay, trong đó 27 thi thể bộ đội Việt Nam được phát hiện ở trong của hàng rào sân bay. 30 bộ đội bị thương. Phát hiện dấu hiệu có nhiều bộ đội bị thương.


- Thu giữ tại trận địa các loại gồm: 3 súng AK50?, 7 súng AK47, 2 súng CKC, 1 súng M79, 1 súng M1, 1 súng B41, 85 thủ pháo loại 1kg, 1 súng RPD, 20 lựu đạn, 21 đạn B40, 12 đạn cối 81mm và khoảng 2500 viên đạn.

[Còn tiếp]