Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 2. Thông tin đơn vị. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

[2.21.3] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 4 - Năm 1969)

Link phần trước:

[2.21.2] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 3 - Năm 1968)

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2 - Năm 1967)

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1 - Năm 1960 > 1966)



10.         Năm 1969
-              Tháng 12/1969, sát nhập Trung đoàn 16A và 16B thành Trung đoàn 16 pháo binh, sang Lào hoạt động mở chiến dịch phản công Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng.
-              Trung đoàn 84B được chuyển cho Quân khu 4, sau đó giao tiếp vào Mặt trận B5.
-              Trung đoàn 368 (Tức 675B) sau khi củng cố ở miền Bắc lại tiếp tục bổ sung cho mặt trận Trị - Thiên (B4)
-              Ngày 2/1/1969, Bộ Tư lệnh Miền quyết định đổi tên Đoàn 69 pháo binh thành Đoàn 75 pháo binh Miền (Đoàn pháo binh Biên Hòa), tổ chức biên chế vẫn như năm 1968, nhưng lực lượng phân tán cấp tiểu đoàn – đại đội.
-              Tại Quân khu 5 (B1), thu gọn 2 trung đoàn pháo binh 575 và 577 thành 3 tiểu đoàn pháo binh là 575, 577, 573.
-              Mặt trận Tây Nguyên B3 giải thể 5 tiểu đoàn pháo binh. Trung đoàn 40 pháo binh có 8 tiểu đoàn pháo binh (Cả pháo xe kéo và pháo mang vác).
-              Mặt trận Trị - Thiên được tăng cường 4 tiểu đoàn pháo DKB cho 4 huyện: Phú Lộc, Phú Vang - Hương Trà, Hương Thủy - Hương ĐIền, Quảng Điền – Hải Lăng.
-              Trung đoàn pháo binh 16B bổ sung cho B2, vào tới Tà Xẻng (lào) thì dừng lại giao 1 tiểu đoàn cho Quân khu 5, 1 tiểu đoàn cho Mặt trận B3, 1 tiểu đoàn còn lại thì giao pháo cho Mặt trận B3, giao xe cho Đoàn 559, một số cán bộ chiến sỹ bổ sung cho Trung đoàn pháo binh 178 Quân khu 3, số cán bộ chiến sỹ còn lại thì hành quân trở về miền Bắc, sau đó sát nhập vào Trung đoàn 16A.
-              Trung đoàn 178 Quân khu 3 bổ sung cho Quân khu 5, sau khi nhận thêm cán bộ chiến sỹ từ Trung đoàn 16B, cũng giao lại vũ khí trang bị cho Mặt trận B4 Trị Thiên, còn lại hành quân ra Bắc.
-              2 tiểu đoàn của Trung đoàn pháo binh 38 bổ sung cho Quân khu 5 thì đến Thừa Thiên dừng lại.
-              Trung đoàn 675A ở Tây Quảng Trị rút ra miền Bắc.
-              Trung đoàn 675B ở tây Thừa Thiên rút ra miền Bắc. Tháng 10/1969 đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 368.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

[2.23] Sơ lược lịch sử Trung đoàn 29 [Trung đoàn 18C - Sư đoàn 325C], tổng hợp thông tin của phía Mỹ

2015122891049

1.            Năm 1959, tiểu đoàn 929 được thành lập tại tỉnh Quảng Bình, sau đó sang chiến đấu tại chiến trường Lào. Tháng 7/1965, tiểu đoàn quay trở lại Quảng Bình. Tiểu đoàn được bổ sung thêm quân số, cán bộ để lập nên Trung đoàn bộ binh trực thuộc Sư đoàn 325C, với phiên hiệu là Trung đoàn 29. Trung đoàn 29 có một số đơn vị trợ chiến và có 3 tiểu đoàn bộ binh mang phiên hiệu là 7, 8, 9. Mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội bộ binh và 1 đại đội trợ chiến. Sau khi thành lập, Trung đoàn 29 lại quay sang Lào chiến đấu, và quay trở về Việt Nam vào tháng 6/1966, và nhận được lệnh di chuyển đến Hương Khê – Quảng Bình, để huấn luyện chính trị và quân sự cũng như bổ sung quân số.
2.            Tháng 8/1966, Trung đoàn 29 bắt đầu 8 tháng huấn luyện, bao gồm huấn luyện chính trị, chiến thuật và các huấn luyện quân sự cơ bản. Ngày 12/3/1967, Trung đoàn bắt đầu lên đường chi viện vào Nam từ tỉnh Quảng Bình. Trung đoàn vượt qua sông Bến Hải khoảng ngày 22/4/1967. Khoảng ngày 23/4, Trung đoàn bị B52 ném bom, làm 2 người chết.
3.            Sau khi đến miền Nam (Quảng Trị) tháng 4/1967, Trung đoàn 29 có nhiệm vụ tăng cường cho các lực lượng Bắc Việt trong khu vực biên giới [DMZ – Khu phi quân sự] 2 miền chống lại các lực lượng Mỹ và đồng minh, tấn công các căn cứ tại Cam Lộ - Cồn Thiên – Gio Linh. Trung đoàn 29 tiếp tục họat động ở đông bắc Quảng Trị cho đến tận tháng 6/1967, trong khi tiểu đoàn 8 di chuyển đến Tây Quảng Trị, còn tiểu đoàn 7 và 9 vượt sông Bến Hải về bờ bắc để củng cố.
4.            Trong khoảng giữa tháng 8 và tháng 10/1967, tiểu đoàn 7 và 9 quay trở lịa miền Nam VN hoạt động. Khoảng thời gian này, có thể các đơn vị này chỉ làm nhiệm vụ vận tải hậu cần hỗ trợ các đơn vị khác hoạt động trong khu vực.
5.            Mùa thu năm 1967, Quân khu Trị Thiên – Huế có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức.
6.            Sau khi trở lại Nam Việt Nam, tiểu đoàn 7 và 9 nhập với tiểu đoàn 8 đang hoạt động ở khu vực Khe Sanh, trở thành Trung đoàn đủ, hoạt động dưới sự chỉ huy của Quân khu Trị Thiên. Trung đoàn được đổi tên thành Đoàn 8 và trực thuộc Quân khu Trị Thiên, tuy nhiên có thể tin rằng trung đoàn vẫn còn hoạt động dưới sự chỉ huy của Sư đoàn 325C tại khu vực Khe Sanh, cho đến khi tiểu đoàn 7 và 9 được lệnh đến Huế để tăng cường cho các đơn vị Bắc Việt trong đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968.
7.            Bộ phận của Trung đoàn 29 được ghi nhận là có mặt tại Khe Sanh vào tháng 6/1967. Cho đến tháng 1/1968, vẫn còn dấu hiệu hiện diện của tiểu đoàn 7 tại khu vực Khe Sanh.
8.            Ngày 6/2/1968, tiểu đoàn 7 và 9 của Trung đoàn 29 nhận được lệnh di chuyển đến thành phố Huế, trong khi tiểu đoàn 8 vẫn ở lại khu vực Khe Sanh. Ngày 21 và 22/2/1968, phát hiện sự có mặt của tiểu đoàn 9 và bộ phận của Trung đoàn 6 Bắc Việt ở ngoại vi thành phố Huế. Khoảng 22/2/1968 tiểu đoàn di chuyển về Tây Nam thành Huế, và ở lại đây đến ngày 24/2/1968.
9.            Nhiệm vụ của tiểu đoàn 9 khi ở Huế là yểm trợ để các đơn vị khác rút quân ra khỏi thành phố Huế.
10.         Trong khi đó không có dấu hiệu giao chiến với tiểu đoàn 7 trong đợt tấn công Mậu Thân 1968 tại Huế, có thể tiểu đoàn này thực hiện việc yểm trợ hậu cần và bảo vệ tuyến đường cho các đơn vị Bắc Việt ra và vào thành phố Huế.
11.         Sau chiến dịch Mậu Thân 68 tại Huế, tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 29 di chuyển về phía Tây Huế trong tình trạng thiếu lương thực và bị tổn thất nặng. Thời gian này thì tiểu đoàn 8 vẫn hoạt động ở khu vực Khe Sanh, như là đơn vị vận tải. Nhiệm vụ của tiểu đoàn 7 và 9 vào tháng 4 và 5/1968 ở Tây Huế là bảo vệ tuyến đường 547 (Chạy dọc thung lũng A Lưới), là tuyến đường hậu cần chính của phía Bắc Việt. Có thể tin được rằng tiểu đoàn 7 và 9 tiếp tục hoạt động ở khu vực Tây Huế [Thung lũng A Shau – A Lưới] và tiểu đoàn 8 hoạt động ở khu vực Khe Sanh, cho đến cuối tháng 9/1968.
12.         Do tổn thất nặng và  thiếu lương thực và y tế, Trung đoàn 29 rút về phía Bắc giới tuyến (DMZ) vào tháng 9/1968 để củng cố. Khi ở miền Bắc, trung đoàn nhận được tân binh từ tiểu đoàn 98(?) tỉnh đội Nghệ An, từ 1 trung đoàn của sư đoàn 304 .
13.         Trung đoàn 29 lại quay lại miền Nam VN vào tháng 2/1969, tại chiến trường Trị Thiên. Giữa tháng 4/1969, trung đoàn di chuyển đến Bắc thung lũng A shau, thay thế cho trung đoàn 9, và có thể đổi phiên hiệu, tham gia tấn công vào Dong Ap Bia (Humbeger hill)

Trung đoàn 29 được biên chế vào Sư đoàn 324B, với phiên hiệu là Trung đoàn 8

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

[2.22] Vài nét sơ lược về Bệnh viện K76A – thuộc Đoàn Hậu cần 84 – Quân khu 7, năm 1969

2015122770044

1.            Bệnh viện K76A – QK7 được hình thành từ lâu (Tin tình báo cho biết thành lập từ năm 1965), có quy mô nhỏ hơn Bệnh viện K76B và K76C. Bên cạnh nhiệm vụ cứu chữa thương bệnh binh, Bệnh viện K76A còn là nơi cung cấp đồ dùng y tế cho các đơn vị điều trị khác, như Bệnh viện K10 thuộc Phân khu 4 [Quân khu Sài gòn – Gia ĐỊnh] và C24[Đại đội 24 quân y]/ Trung đoàn 274/ Sư đoàn 5 Quân Giải phóng.
2.            Tổ chức của Bệnh viện K76A gồm có: 110 người
-              Ban Chỉ huy: 3 Chỉ huy bệnh viện (1 trưởng và 2 phó), Chính trị viên bệnh viện và Chính trị viên phó, tất cả là 5 người.  Bộ phận quản trị (Hậu cần, quản trị, tài chính…)
-              Bộ phận 1: Là khu vực cho bệnh nhân ngoại, cứu chữa thương binh nhẹ và bị ốm, có 18 bác sỹ và nhân viên.
-              Bộ phận 3: Là khu vực điều trị, phẫu thuật. Có 21 bác sỹ và nhân viên
-              Đơn vị bảo vệ: Có 15 người
-              Bộ phận dược phẩm: Có 3 người
-              Bộ phận nha khoa: Có 3 người
-              Bộ phận vận tải: Vận chuyển thương bệnh binh, bao gồm cả cứu chữa trên đường vận chuyển, có 22 người.
3.            Bệnh viện K76A được chia thành 3 khu vực là Khu vực 1 (Cứu chữa bệnh nhân ngoại và thương binh nhẹ), Khu vực 2 (Khu hành chính của bệnh viện và điều trị bệnh nhân ốm nhẹ) và Khu vực 3 (Chuyên để cứu chữa bệnh nhân nội/ thương binh nặng hoặc thân nhân cán bộ chiến sỹ QGP ở quanh vùng). Mỗi khu vực cách nhau đến một vài km. Bệnh viện nằm trong khu vực rừng rậm, có con suối chảy qua khu vực 3. 
4.            Bệnh viện K76A phục vụ cho địa bàn các tỉnh Phước Tuy, Tây tỉnh Bình Tuy, Nam tỉnh Long Khánh và có thể cả phía Nam Biên Hòa. Khu vực như vậy có khoảng 6500 người, bao gồm 5 huyện của tỉnh Ba Lòng và tỉnh đội Ba Lòng. Ngoài ra còn có các đơn vị chủ lực khác, gồm: Trung đoàn 574 – Sư đoàn 5, Tiểu đoàn 440 bộ đội địa phương, Tiểu đoàn 445 bộ đội địa phương, Ban chỉ huy Quân khu 7, các đơn vị du kích Phước Tuy là C25, C41, C70.
5.            Con số bệnh nhân cao nhất được điều trị tại Bệnh viện K76A trong năm 1969 là 300 người. Tuy nhiên bệnh viện K76A có quy mô khoảng 200 giường bệnh.

[2.21.2] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 3)

Link phần trước:

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2)

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1)


 9.            Năm 1968
-              Bổ sung cho các chiến trường những đơn vị:
               + Ngày 7/1/1968 Đại đội chỉ huy pháo binh bổ sung cho Đoàn 69 pháo 
                   binh Miền (B2),
               + 10/2/1968 tiểu đoàn 3 cho Trung đoàn 164 pháo binh Quân khu 4 ở
                   Mặt trận B5,
               + 6/3/1968 tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 16 pháo binh bổ sung cho Trung
                  đoàn 40 pháo binh Mặt trận B3 Tây Nguyên
               + 29/3/1968 Trung đoàn 16B pháo binh bổ sung cho mặt trận B2, tới
                  Atopơ (Lào) thì được lệnh dừng lại
               + 26/2/1968 tiểu đoàn 38 bổ sung cho mặt trận B4
-              Ngày 29/3/1968 thành lập Trung đoàn pháo binh 675 của Mặt trận B4 Trị - Thiên, có 6 tiểu đoàn pháo binh. Sau này đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 368.
-              Tháng 3/1968, tiểu đoàn pháo binh 214/Trung đoàn pháo binh 154/QK3 bổ sung cho Trung đoàn pháo binh 675A ở chiến trường B4, tháng 4/1968 đến Trung đoàn 675A.
-              Tháng 10/1968 Trung đoàn pháo binh 38 vào mặt trận B5 thay thế cho Trung đoàn 204 pháo binh ra miền Bắc củng cố.
-              Đoàn 69 pháo binh Miền có 3 trung đoàn là 724, 28, 96, 2 tiểu đoàn pháo mặt đất, 2 tiểu đoàn pháo cao xạ, trường sỹ quan H10
-              Quân khu 9 có Trung đoàn pháo binh 6, Các quân khu 6,7,8 mỗi quân khu có 1 tiểu đoàn pháo binh trang bị súng cối và DKZ.
-              Tháng 9/1968, Bộ Tư lệnh Miền giải thể Trung đoàn pháo binh 724/Đoàn 69 pháo binh Miền để đưa 3 tiểu đoàn sang thành các tiểu đoàn độc lập của Trung đoàn 429 đặc công Miền.
-              Mặt trận B1 (Khu 5) có Trung đoàn pháo binh 575 và 577 trang bị DKB.
-              Mặt trận B3 có Trung đoàn pháo binh 40 gồm 8 tiểu đoàn pháo binh: 41, 41, 31, 32, 33, 34, 46 và 47 là SMPK 12.7mm và xe tăng.
-              Mặt trận B4 được bổ sung thêm 2 tiểu đoàn DKB
-              Mặt trận B5 tham gia chiến dịch Khe Sang có 5 trung đoàn pháo binh gồm các trung đoàn: 164, 204, 675A, 45, 84B, và tiểu đoàn pháo BM14 thuộc Trung đoàn 16 pháo binh

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

[2.21.1] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 2)

Link phần trước:

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1)



8.            Năm 1967
-              Trung đoàn pháo binh 208B, có 3 tiểu đoàn, bổ sung cho Chiến trường B2, xuất phát 19/1/1967, đến Đông Nam Bộ tháng 6/1967.  Được Miền đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 28 thuộc Đoàn 69 pháo binh Miền.
-              Trung đoàn pháo binh 368B, có 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 2 và 3), bổ sung cho mặt trận B1 (Quân khu 5)  ngày 11/3/1967, đến chiến trường 14/5/1967, được bổ sung thêm tiểu đoàn 99 pháo binh, đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 575.
-              Trung đoàn pháo binh 204, có 2 tiểu đoàn, bổ sung cho mặt trận B5 ngày 18/4/1967.
-              Trung đoàn pháo binh 68B, có 2 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 1 và 3), bổ sung cho Quân khu 5 (B1) vào ngày 9/5/1967, đến chiến trường được tổ chức thêm 1 tiểu đoàn pháo binh nữa và ngày 19/8/1967 đổi tên thành Trung đoàn pháo binh 577.
-              Trung đoàn pháo binh 45, có 3 tiểu đoàn, bổ sung cho mặt trận B5 ngày 14/6/1967, tới chiến trường ngày 4/8/1967 để tham gia chiến dịch Khe Sanh.
-              Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn pháo binh 68B bổ sung tiếp vào Quân khu 5 (B1), ngày 20/8/1967 vào đến khu 5 sát nhập vào Trung đoàn pháo binh 577 (E68B).
-              Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn pháo binh 68B, bổ sung cho Mặt trận B2 ngày 18/6/1967.
-              Có 5 đại đội súng cối (Do Trung đoàn 368 pháo binh tổ chức) bổ sung cho mặt trận B3 và B1, lên đường vào ngày 18/6/1967 (Đi B3) và ngày 22/6/1967 (đi B1).
-              Tiểu đoàn pháo binh 12/Trung đoàn 208A pháo binh bổ sung cho mặt trận B5, xuất phát 30/5/1967.
-              Trung đoàn 208A pháo binh, có 2 tiểu đoàn, bổ sung cho mặt trận Tây Nguyên ngày 21/10/1967. Vào đến B3 lại tiếp tục đi vào Chiến trường B2. Vào đến B2, Bộ Tư lệnh Miền đổi tên thành Trung đoàn 96 pháo binh thuộc Đoàn 69 pháo binh Miền.
-              Ngày 5/2/1967, Mặt trận B3 thành lập Trung đoàn 40 pháo binh, có 4 tiểu đoàn.
-              Đoàn 69 pháo binh Miền (cấp Sư đoàn) có 3 trung đoàn là Trung đoàn 724, trung đoàn 28, trung đoàn 96 và 2 tiểu đoàn pháo binh.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

[2.21] Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ (Phần 1)

Tổng hợp tóm tắt diễn biến – phiên hiệu các đơn vị pháo binh trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

1.            Năm 1960
-              Sau chiến thắng Tua Hai, tháng 1/1960, Ban Quân sự Miền (R) thành lập Đại đội trợ chiến, lấy phiên hiệu là C315, tổ chức gồm 3 trung đội, trang bị DKZ 57, cối 81mm và súng 12,7mm thu được của địch. Đây là đại đội pháo đầu tiên ở chiến trường Nam Bộ.

2.            Năm 1961
-              Tiểu đoàn pháo 200 (X200) trang bị 8 khẩu sơn pháo 75mm bổ sung cho chiến trường Tây Nguyên, xây dựng cơ sở ở huyện 40 tỉnh Kontum.
-              Thành lập 3 tiểu đoàn pháo binh mang phiên hiệu 95, 300, 400 trang bị sơn pháo 75mm để chuẩn bị bổ sung cho chiến trường Quân khu 5. Năm 1963 vào đến Khu 5.
-              Tiểu đoàn 1 – Lữ đoàn 368 pháo binh được bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên B3 và Tiểu đoàn 1 pháo binh của Sư đoàn 338 sang Lào.

3.            Năm 1962
-              3 tiểu đoàn pháo binh bổ sung cho mặt trận B2 là tiểu đoàn 17, tiểu đoàn 19, tiểu đoàn 13.
-              Bộ Tư lệnh miền thành lập tiểu đoàn pháo binh 35 (Mật danh là Z35) lấy nòng cốt là Đại đội pháo binh 15 của Miền và Đại đội pháo binh 5 của Trung đoàn bộ binh 2.

4.            Năm 1963
-              Khu 9 thành lập các tiểu đoàn pháo binh mang phiên hiệu: 10, 18, 207, 198, 700 trang bị DKZ57, cối 82mm và 12,7mm
-              Ngày 30/10/1963, Bộ chỉ huy Miền quyết định thành lập Đoàn pháo binh chủ lực đầu tiên (Cấp Trung đoàn), gọi tắt là U80. Tổ chức gồm có 6 tiểu đoàn pháo binh (Z) là Z35, Z39, Z41, Z37, Z43, Z52; 2 đại đội pháo binh là Đại đội 18 và Đại đội chỉ huy.

5.            Năm 1964
-              Ngày 19/8/1964 Bộ Tư lệnh Miền đổi tên Đoàn pháo binh Miền U80 thành Đoàn 563 pháo binh.
-              Ngày 20/7/1964 ở Khu 9 (miền Tây Nam Bộ) thành lập Đoàn 480 (Trung đoàn 4 pháo binh) gồm các tiểu đoàn 198, 217, 700
-              Bổ sung cho Mặt trận Tây Nguyên 2 tiểu đoàn pháo binh là Tiểu đoàn 32 và Tiểu đoàn 30

6.            Năm 1965
-              Đoàn 563 pháo binh đổi tên thành Đoàn 69 pháo binh Miền, tổ chức tương đương cấp Sư đoàn, có 5 tiểu đoàn pháo binh.
-              Các mặt trận khác tổ chức tiểu đoàn pháo binh, ở Trị Thiên – Quảng Đà – Tây Nguyên (Tiểu đoàn 200)

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

[2.20] Vài nét tóm tắt về lịch sử Trung đoàn 320

20150614 - Vài nét tóm tắt về lịch sử Trung đoàn 320
- Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh 320. Trung đoàn trưởng đầu tiên là thiếu tá Đồng Sĩ Phiên, nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 – Sư đoàn 308. Chính ủy là Trung tá Bùi Dư, quê Quảng Ngãi. Bộ Tổng tham mưu giao cho các Sư đoàn 308, 304, Lữ đoàn 350, mỗi đơn vị chọn lựa cán bộ và chiến sỹ trong sư đoàn, lữ đoàn tổ chức thành 1 tiểu đoàn bộ binh chuyển giao cho Trung đoàn 320.
   + Tiểu đoàn 334, do Sư đoàn 308 thành lập. Tiểu đoàn được mang truyền thống Đại đoàn Quân tiên phong 308.
   + Tiểu đoàn 966, do Sư đoàn 304 thành lập. Tiểu đoàn được lựa chọn cán bộ và chiến sỹ từ Trung đoàn 9 Quang Trung, và Trung đoàn 66, nên tên của Tiểu đoàn này được ghép từ 2 trung đoàn này, gọi là tiểu đoàn 966. Tiểu đoàn 966 được mang truyền thống của Đại đoàn 304 anh hùng. Sau này khi Trung đoàn 320 hành quân vào Nam bộ chiến đấu, thì tiểu đoàn 966 ở lại Tây Nguyên, tiếp tục chiến đấu ở vùng Pleiku. Sau này tiểu đoàn sát nhập với Tiểu đoàn 31 và lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 631.
      + Tiểu đoàn 635 do Lữ đoàn 350 thành lập, lấy tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn làm nòng cốt. Tiểu đoàn 635 được mang truyền thống vinh quang của Đại đoàn 350.
     + Các đơn vị trực thuộc của Trung đoàn 320 gồm các đại đội: Trinh sát, công binh, thông tin, súng cối, DKZ được điều động từ các đơn vị của Bộ quốc phòng. Khi trung đoàn vào đến Tây Nguyên thì được bổ sung thêm 1 đại đội súng máy cao xạ 12.7mm từ Tiểu đoàn 33 súng máy cao xạ.

- Sau 4 tháng học tập và rèn luyện ở khu vực doanh trại của Lữ đoàn 338 ở Xuân Mai, Trung đoàn được chia thành 3 khối hành quân vào Tây Nguyên. Khối thứ nhất gồm có các cơ quan Trung đoàn, các đại đội trực thuộc và Tiểu đoàn 334. Khối thứ 2 là Tiểu đoàn 635, khối thứ 3 là Tiểu đoàn 966. Mỗi khối hành quân cách nhau 3 ngày. Khối thứ nhất rời Xuân Mai vào ngày 16/8/1964.

- Sau gần 3 tháng hành quân, đến tháng 11/1964 toàn Trung đoàn đã đến huyện 40 Daklây tỉnh Kontum. Khi thành lập Sư đoàn 1, thì Trung đoàn 320 được đứng chân trong đội hình Sư đoàn 1 – Mặt trận B3 Tây Nguyên.

- Sau một thời gian hoạt động ở khu vực bắc Tây Nguyên, tiếp tục cho đợt 2 tổng công kích và tổng khởi nghĩa, trong đợt 2 Sư đoàn 1 hành quân vào Đắc Lắc. Trung đoàn 320 vào triển khai chuẩn bị cho vận động tiến công ở khu vực Đức Lập. Lúc này Tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) đã tách ra khỏi đội hình Trung đoàn và về hoạt động ở vùng Tây Gia Lai. Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33 về Trung đoàn 320 thay cho tiểu đoàn 6. Trong khi Trung đoàn 320 đang triển khai trận địa phục kích ở Đức Lập, thì tháng 5/1968, Sư đoàn 1 nhận được mệnh lệnh điều động Trung đoàn vào chiến trường miền Đông Nam bộ.

- Sau một thời gian hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam bộ, đầu năm 1969, do tình hình khó khăn của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Long An, Bộ tư lệnh miền đã quyết định điều Trung đoàn 320 về hoạt động tại địa bàn tỉnh Long An. Từ khu vực Katum (Tây Ninh), Trung đoàn hành quân đến căn cứ Ba Thu của Phân khu 2 vào dịp tết nguyên đán, sau đó hành quân tiếp về Long An.

- Theo kế hoạch, Trung đoàn bộ, các đại đội trực thuộc (đặc công, trinh sát, quân y, thông tin, vận tải...) và tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) đứng chân và hoạt động ở huyện Châu Thành. Tiểu đoàn 5 (tiểu đoàn 635) đứng chân và hoạt động ở huyện Tân Trụ. Tiểu đoàn 4 (Tiểu đoàn 334) đứng chân và hoạt động ở khu vực huyện Cần Đước. Sau hơn 1 năm hoạt động ở địa bàn tỉnh Long An, toàn Trung đoàn có 1027 người hy sinh, trong đó có 5 cán bộ Trung đoàn, 593 người bị thương (Sau này tìm sơ bộ thì số cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 320 hy sinh trên địa bàn tỉnh Long An là khoảng 1700 người).

- Đầu năm 1970, Trung đoàn 320 nhận được lệnh để lại các Tiểu đoàn 4 ở Cần Đước, tiểu đoàn 5 ở lại Tân TRụ, tiểu đoàn 6 ở lại Châu Thành tiếp tục hoạt động. Các lực lượng khác của Trung đoàn rút về Ba thu. Các tiểu đoàn 4-5-6 ở lại hoạt động trong hoàn cảnh điều kiện cực kỳ khó khăn, có những lúc các tiểu đoàn mất liên lạc với ban chỉ huy Trung đoàn và Bộ tư lệnh Phân khu 3 nên không còn nguồn cungc cấp hậu cần. Đến cuối năm 1970, Trung đoàn bàn giao tiểu đoàn 4 – 5 – 6 cho tỉnh Long An (Mỗi tiểu đoàn thực tế quân số chỉ còn hơn 90 người).

- Ngày 4/5/1970 lực lượng Mỹ và VNCH tổ chức trận càn đánh trúng vào khu vực Trung đoàn 320 vừa tạm dừng chân, đã làm Trung đoàn bị thiệt hại nặng, trong đó có cả Ban chỉ huy Trung đoàn.

- Sau khi bàn giao tiểu đoàn 4 – 5 – 6 cho tỉnh Long An, khi về căn cứ, Trung đoàn 320 được Bộ Tư lệnh Miền bổ sung cho 2 tiểu đoàn của C30 , đại đội huấn luyện và số cán bộ chiến sỹ khác dồn lại tổ chức thành 1 tiểu đoàn. Từ tháng 9/1971 đến tháng 12/1971, Trung đoàn tập trung củng cố về tổ chức, huấn luyện quân sự và học tập chính trị. Trung đoàn đã được biên chế đủ 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc.

- Tháng 2/1972, Trung đoàn 320 chính thức nhận nhiệm vụ về Quân khu 8 chuẩn bị bước vào hoạt động chiến dịch trên chiến trường Đồng Tháp Mười. Trung đoàn có tham gia vào các đợt hoạt động của Quân khu và tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

- Tháng 7/1977, theo mệnh lệnh của Quân khu, Trung đoàn chia làm 2, một nửa ở lại Sư đoàn 8 làm nòng cốt xây dựng Trung đoàn 2, Sư đoàn 8. Một nửa chuyển về tỉnh Đồng Tháp xây dựng Trung đoàn 320 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới (gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 3, tổng quân số khoảng 600 người).

- Sau một thời gian hoạt động chiến đấu bảo vệ biên giới, ngày 6/1979, Trung đoàn 320 được giao nhiệm vụ phối hợp với cánh trái Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 đánh chiếm huyện lỵ Piemcho, sau đó phát triển về bến phà Niek Lương, hội quân với Sư đoàn 9 và chốt giữ bến phà để Sư đoàn 9 tiến về thủ đô Phnompenh.

- Tại Campuchia, Trung đoàn đã đứng chân hoạt động chính trên địa bàn tỉnh Preyveng. Năm 1982, Quân khu 7 quyết định giải thể Trung đoàn 320, chia các cán bộ Tiểu đoàn về địa bàn huyện – xã hoạt động. Quân khu thành lập Tiểu đoàn 320, và đưa đi hoạt động ở tỉnh Cong pong Chàm.

- Tháng 6/1984, Quân khu 7 quyết định thành lập lại Trung đoàn 320, gồm các tiểu đoàn 502 – 504 – 506 (Tiểu đoàn 320 đổi tên thành tiểu đoàn 504), địa bàn hoạt động ở tỉnh Cong Pong Thom.

- Những năm tiếp sau, Trung đoàn thay Trung đoàn Gia Định hoạt động ở khu vực từ Bắc tỉnh Cong pong Chàm kéo dài đến sát Siem Riệp và Preah Vihia.
- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, về nước, Trung đoàn nhận mệnh lệnh giải thể. Dù Trung đoàn 320 không còn, nhưng tỉnh Đồng Tháp vẫn khôi phục lại tên Trung đoàn 320, các tên song trùng của Trung đoàn 891 quân dự bị.

[2.19] Diễn biến về cơ cấu tổ chức một số đơn vị thuộc Mặt trận Tây Nguyên B3 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20150607


1.            Tháng 11/1964, thành lập Viện quân y 1 trên cơ sở khung tiểu đoàn quân y của Sư đoàn bộ binh 325 mới vào chiến trường Tây Nguyên.

2.            Ngày 20/12/1965, thành lập Sư đoàn bộ binh 1 chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên B3. Trong biên chế Sư đoàn có 3 trung đoàn bộ binh là trung đoàn 320, trung đoàn 33 [Là trung đoàn 101B của Sư đoàn 325B], trung đoàn 66 và một số phân đội hỏa lực, bảo đảm. Sư đoàn trưởng: Đồng chí Nguyễn Hữu An, Chính ủy: Đồng chí Hoàng Thế Thiện.

3.            Ngày 20/12/1965, thành lập Sư đoàn bộ binh 6 chủ lực của Mặt trận Tây Nguyên. Biên chế có 2 Trung đoàn là Trung đoàn 24A và Trung đoàn 88, tiểu đoàn pháo binh 200, 1 tiểu đoàn súng máy cao xạ, 1 tiểu đoàn trinh sát, 1 đại đội công binh. Do các Trung đoàn 24 và 88 đang trên đường hành quân vào chiến trường nên Sư đoàn 6 mới hình thành bộ tư lệnh, cơ quan sư đoàn và 1 số đơn vị trực thuộc.

4.            Tổng Cục Hậu cần quyết định thành lập Bệnh viện [Quân y viện] 211 có từ 400 đến 500 giường bệnh, tăng cường cho chiến trường Tây Nguyên. Đây là bệnh viện chuyên khoa tuyến cuối để thu nhận thương bệnh binh ở Tây Nguyên, Hạ Lào và bộ phận phía Nam của Đoàn 559 Trường Sơn. Chỉ huy bệnh viện có bác sỹ Võ Văn Vinh – Cục phó Cục Quân y làm viện trưởng. Đội ngũ cán bộ của bệnh viện được chọn trong các chuyên viên của 2 bệnh viện tuyến cuối của quân đội là Viện quân y 108 và Viện quân y 103. [Số 211 trong tên bệnh viện là phép cộng của 108 và 103, là số hiệu 2 bệnh viện lớn của Quân đội, có ý nghĩa là Viện 211 từ 2 bộ phận của 2 quân y viện lớn của quân đội lập nên – Rx chú thích thêm]
5.            Đầu tháng 4/1966, Sư đoàn bộ binh 325B được tăng cường vào đến chiến trường Tây Nguyên. Đến Tây Nguyên, Sư đoàn được mang phiên hiệu Nông trường 10 –NT10 tức Sư đoàn 10.

6.            Tháng 9/1966, Bộ Tư lệnh chiến trường Tây Nguyên B3 quyết định giải thể Sư đoàn bộ binh 6 và Sư đoàn bộ binh 10. Cán bộ 2 Sư đoàn này tăng cường cho cơ quan Mặt trận. Nguyên nhân giải thể là do việc đảm bảo hậu cần cho các đơn vị chủ lực lớn có nhiều khó khăn, điều kiện tập trung đánh lớn và thiết bị chiến trường còn nhiều hạn chế.

7.            Tháng 9/1966, thành lập Tiểu đoàn 101 độc lập của Mặt trận trên cơ sở chọn những đồng chí quê ở Việt Bắc, Tây Bắc trong Trung đoàn 101B.

8.            Giữa tháng 4/1968, Sư đoàn 325C vào đến chiến trường Tây Nguyên. Vào đến nơi Sư đoàn được gọi là Sư đoàn 6, gồm các trung đoàn bộ binh 95C và 101D.

9.            Tháng 5/1968, các Trung đoàn bộ binh 320, 33 và 174 lần lượt rời Tây Nguyên vào miền Đông Nam Bộ theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh.

10.         Tháng 10/1968, Sư đoàn bộ binh 6 (Sư đoàn 325C) gồm các trung đoàn bộ binh 95C và 101D và các phân đội hỏa lực đảm bảo được Bộ Tổng tư lệnh điều vào miền Đông Nam bộ.

11.         Cuối năm 1968, Bộ Tư lệnh chiến trường Tây Nguyên tổ chức Lữ đoàn 66 gồm Trung đoàn bộ binh 66, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo cối. Nhưng sau một thời gian ngắn lại giải thể.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

[2.11] Thông tin về các Đại đội pháo binh thuộc Tỉnh đội Gia Lai và Tỉnh đội Kontum - Mặt trận B3 Tây Nguyên

Một chút thông tin về các Đại đội pháo binh thuộc Tỉnh đội Gia Lai và Tỉnh đội Kontum - Mặt trận B3 Tây Nguyên

Để phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện tác chiến của chiến trường, Mặt trận Tây Nguyên đã giải thể, sáp nhập một số tiểu đoàn pháo binh. Đến tháng 6/1969, TRung đoàn 40 pháo binh tổ chức lại còn 6 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn pháo binh (Tiểu đoàn 11, 32, 33), 1 tiểu đoàn cao xạ 37mm (Tiểu đoàn 44), 1 tiểu đoàn SMPK 12,7mm (Tiểu đoàn 30), 1 tiểu đoàn tăng (Tiểu đoàn 16).
Tiểu đoàn 31 (Tiểu đoàn 200 cũ) được phân chia từng đại đội bổ sung về làm pháo địa phương của tỉnh đội Gia Lai, tỉnh đội Kontum và thành lập tiểu đoàn 631. Tiểu đoàn 34 bổ sung cho huyện đội An Khê thành tiểu đoàn hỗn hợp 934. Đến năm 1970, tiểu đoàn pháo cao xạ 37 và tiểu đoàn xe tăng về trực thuộc Bộ Tư lệnh Tây Nguyên.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

[2.10] Tổ chức các đơn vị theo lãnh thổ tại tỉnh Gia Lai – Kontum/ Mặt trận B3 Tây Nguyên, trong kháng chiến chống Mỹ

2014032983035.14 Tổ chức các đơn vị theo lãnh thổ tại tỉnh Gia Lai – Kontum/ Mặt trận B3 Tây Nguyên, trong kháng chiến chống Mỹ

Thông tin của phía Mỹ tổng hợp về mật danh các đơn vị theo lãnh thổ tại tỉnh Gia Lai và Kontum, năm 1969, của phía Mặt trận B3 Tây Nguyên. [Rongxanh chưa tìm ra mối liên hệ giữa các mật danh này với các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai – Kontum]
1. Tỉnh Gia Lai
  • Huyện H1 – Trung đội bộ binh B6
  • Huyện H2 – Trung đội bộ binh K8 và Trung đội bộ binh H208
  • Huyện H3 - Đại đội bộ binh S23
  • Huyện H4 - Đại đội bộ binh S24
  • Huyện H5 - Đại đội bộ binh S25
  • Huyện H6 - Đại đội bộ binh S26 [Huyện Mang Yang hiện nay được cho là thuộc huyện H6 xưa - 30/3/2014]
  • Huyện H7 - Đại đội bộ binh H7
  • Huyện H8 - Đại đội đặc công R26
  • Huyện H9
2. Tỉnh Kontum
  • Huyện H16 - Đại đội bộ binh K01
  • Huyện H29 - Đại đội bộ binh K02
  • Huyện H30 - Đại đội bộ binh K03
  • Huyện H40 - Đại đội bộ binh K04
  • Huyện H67 - Đại đội bộ binh K05, Đại đội bộ binh K06, Đại đội bộ binh E15
  • Huyện H80 - Đại đội bộ binh K08

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

[2.1.11] Mật danh các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 - Quân khu 7

Mật danh một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam trong KCCM, tổng hợp của phía Mỹ năm 1967
Link phần trước

-2013080867017042-


C Quân khu 7  
C.I Sư đoàn 5 - Quân khu 7 Mật danh: Công trường 5, F5, Đòan 41, CT45, Đoàn 45, Đoàn 865
C.I.1 Trung đoàn 274 - Sư đoàn 5 - Quân khu 7 Mật danh: Q4, 22, H10, Đoàn 94, K3, Trung đoàn 4, E4, 76, 94, Q764, F310, trung đoàn Đồng Nai, Sông Hương, F649, Đoàn 49, Trung đoàn 800, Bac Cuong, D800

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

[2.1.10] Mật danh một số tiểu đoàn độc lập thuộc Quân khu Trị Thiên/ Quân khu 5

Mật danh một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam trong KCCM, tổng hợp của phía Mỹ năm 1967
-2013080867017042-

B.IV Các Tiểu đoàn độc lập  
B.IV.1 Tiểu đoàn 120 nguời Thượng Mật danh: X20, D20…
B.IV.2 Tiểu đoàn 402 đặc công Mật danh: T89, Tiểu đoàn công binh 5
B.IV.3 Tiểu đoàn 409 đặc công Mật danh: Đơn vị đặc công K5, Liên huyện 9, Thon Tan Son, Tiểu đoàn 575 (Tháng 5/1966), X20, K20, A50, Công ty, X409, Huynh Hoang, Le Hieu, Tiểu đoàn 307, Công trường Bach Son, Thon Bang 129,  Tay Son
B.IV.4 Tiểu đoàn 304 bộ binh Mật danh: VQ74, B4, K4, Đoàn Cao Van
B.IV.5 Tiểu đoàn 808 bộ binh Mật danh: D8, K8
B.IV.3 Tiểu đoàn 810 bộ binh Mật danh: K10, Tiểu đoàn 6
B.IV.3 Tiểu đoàn 804B bộ binh Mật danh K4B

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

[2.1.9] Mật danh các Trung đoàn độc lập thuộc Quân khu Trị Thiên

Mật danh một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam trong KCCM, tổng hợp của phía Mỹ năm 1967
-2013080867017042-

B.III Các Trung đoàn độc lập  
B.III.1 Trung đoàn 5 bộ binh/ Quân khu Trị Thiên  
B.III.1.a Tiểu đoàn 814/ Trung đoàn 5 bộ binh Mật danh: K14, D119, H14
B.III.1.b Tiểu đoàn 816 hay 416/ Trung đoàn 5 bộ binh Mật danh: K16, D22
B.III.1.c Tiểu đoàn 808/ Trung đoàn 5 bộ binh  
B.III.2 Trung đoàn 6 bộ binh/ Quân khu Trị Thiên Mật danh: Công trường 6
B.III.2.a Tiểu đoàn 800/ Trung đoàn 6 Mật danh: K1, Q40, L1
B.III.2.b Tiểu đoàn 802/ Trung đoàn 6 Mật danh: K2, Q2, Van troi, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 9
B.III.2.c Tiểu đoàn 806/ Trung đoàn 6 Mật danh: K6, D6, D10, Le Loi
B.III.3 Trung đoàn 31/ Sư đoàn 341/ QK Trị Thiên Mật danh: Công trường 1/5, Song Hong
B.III.3.a Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 31/ F341 Mật danh: D1, 101, Song Hong, K100, Cửu Long, H1
B.III.3.b Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 31/ F341 Mật danh: D2, 102, H2, K101

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

[2.1.8] Mật danh các đơn vị thuộc Sư đoàn 325C/ Quân khu Trị Thiên

Mật danh một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam trong KCCM, tổng hợp của phía Mỹ năm 1967
-2013080867017042-

B.II Sư đoàn 325C/ Quân khu Trị Thiên Mật danh: Sông Cửu Long, Sư đoàn 35
B.II.1 Trung đoàn 101D/ F325C Mật danh: Trung đoàn 1, Sông Lam
B.II.1.a Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 101D/ F325C  
B.II.1.b Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 101D/ F325C  
B.II.1.c Tiểu đoàn 3/ Trung đoàn 101D/ F325C  
B.II.2 Trung đoàn 95C/ F325C Mật danh: Trung đoàn 2, Nhật Lệ
B.II.2.a Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn 95C/ F325C  
B.II.2.b Tiểu đoàn 5/ Trung đoàn 95C/ F325C  
B.II.2.c Tiểu đoàn 6/ Trung đoàn 95C/ F325C  
B.II.3 Trung đoàn 29/ F 325C Mật danh: Trung đoàn 3, Kien Giang, Ba Na
B.II.3.a Tiểu đoàn 7/ Trung đoàn 29/ F325C  
B.II.3.b Tiểu đoàn 8/ Trung đoàn 29/ F325C  
B.II.3.c Tiểu đoàn 9/ Trung đoàn 29/ F325C  

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

[2.1.7] Mật danh các đơn vị thuộc Sư đoàn 324B/ Quân khu Trị Thiên (P2)

Mật danh một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam trong KCCM, tổng hợp của phía Mỹ năm 1967
-2013080867017042-


B.I.3 Trung đoàn 90/ F324B Mật danh: Song Hon, Song Cua Long, Cau Viet, Nui Quyet, 60, Cong trường 3, Song Chu, Cửu Long
B.I.3.a Tiểu đoàn 7/ Trung đoàn 90/ F324B Mật danh: K7, Tiểu đoàn T7, Tiểu đoàn D7, Tiểu đoàn K37
B.I.3.b Tiểu đoàn 8/ Trung đoàn 90/ F324B Mật danh: K8, Tiểu đoàn 108, Tiểu đoàn K38, Tiểu đoàn D8,
B.I.3.c Tiểu đoàn 9/ Trung đoàn 90/ F324B Mật danh: K9, Tiểu đoàn K39, Tiểu đoàn D9, Tiểu đoàn T9
B.I.4 Các đơn vị trợ chiến của Sư đoàn 324B  
B.I.4.a Tiểu đoàn 12 DKZ/ F324B  
B.I.4.b Tiểu đoàn 13 súng cối 120mm/ F324B Mật danh: K14
B.I.4.c Tiểu đoàn 14 súng máy phòng không 12,7mm/ F324B Mật danh: K15
B.I.4.d Tiểu đoàn 15 công binh/ F324B  
B.I.4.e Tiểu đoàn 16 thông tin/ F324B Mật danh: K16
B.I.4.f Tiểu đoàn 17 vận tải/ F324B  
B.I.4.g Tiểu đoàn 19 quân y/ F324B Mật danh: K19

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

[2.1.6] Mật danh các đơn vị thuộc Sư đoàn 324B/ Quân khu Trị Thiên (P1)

Mật danh một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường miền Nam trong KCCM, tổng hợp của phía Mỹ năm 1967
-2013080867017042-
Link phần trước

B Quân khu Trị Thiên
B.I Sư đoàn 324B Mật danh: Công trường 1/5, Thu Bồn, Lâm Trường, Con Truong Long (?), Mot Thing Nam (?)
B.I.1 Trung đoàn 803/ F324B Mật danh: Cửu Long, Sông Hương, Cửa Tùng, Công trường 1/5, Công trường 2
B.I.1.a Tiểu đoàn 1/ Trung đoàn 803/ F324B Mật danh: T1, K1
B.I.1.b Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 803/ F324B Mật danh: T2, K2
B.I.1.c Tiểu đoàn 3/ Trung đoàn 803/ F324B Mật danh: T3, K3
B.I.2 Trung đoàn 812/ F324B Mật danh: Trung đoàn 2, Sông Thu Bồn, Cau Thuan, Núi Ba Vì, 53, Công trường
B.I.2.a Tiểu đoàn 4/ Trung đoàn 812/ F324B Mật danh: K4, tiểu đoàn Cửu Long, Tiểu đoàn T4, Tiểu đoàn B4
B.I.2.b Tiểu đoàn 5/ Trung đoàn 812/ F324B Mật danh: Tiểu đoàn K5, Tiểu đoàn Sông Hương, Tiểu đoàn T5, Tiểu đoàn D5, Cong Huong
B.I.2.c Tiểu đoàn 6/ Trung đoàn 812/ F324B Mật danh: Tiểu đoàn K6, Tiểu đoàn Thu Bồn, Tiểu đoàn T6, Tiểu đòan D6

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

[2.8-13] - Đoàn hậu cần 85 và Đoàn hậu cần 86 - Cục Hậu cần Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2013101414060
I.        Cục Tham mưu Miền
II.        Cục Chính trị Miền
III.        Cục Hậu cần Miền
-        Đoàn hậu cần 85: Đoàn hậu cần 85 được tái lập theo Quyết định số 71/N4 ngày 12/2/1967 của Trung ương Cục Miền Nam. Theo đó, Đoàn hậu cần 82 chuyển giao Đại đội vận tải lương thực B170 và Bệnh viện K71A cho Đoàn 85. Ngoài ra chỉ có thêm thông tin về việc một số đơn vị khác trực thuộc Đoàn hậu cần 85 là Trạm dược và y tế có thể là 1 phần của Bệnh viện K71A.
-        Đoàn hậu cần 86: Đoàn hậu cần 86 quân số ước tính 1000 người, hoạt động chủ yếu ở khu vực Phước Long. Đoàn gồm có các đơn vị sau
(1)          Ban Tài chính
(2)          Ban Chính trị
(3)          Đội bảo vệ
(4)          Tiểu đoàn D611 (Có thể là tiểu đoàn công binh) có Đại đội C19 và C20
(5)          2 Đại đội vận tải
(6)          1 Đại đội công binh
(7)          Đội trinh sát đặc biệt K50
(8)          Bệnh viện K79
(9)          Bệnh viện Quảng Đức
(10)      Kho 20 lương thực – quần áo – thiết bị
(11)      Một đại đội không xác định

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

[2.8-12] - Đoàn hậu cần 84 - Cục Hậu cần Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2013101414060
I.        Cục Tham mưu Miền
II.        Cục Chính trị Miền
III.        Cục Hậu cần Miền
-        Đoàn hậu cần 84: Khu vực hoạt động tại Khu E (Các tỉnh Long Khánh, Biên Hòa, Phuớc Tuy). Quân số ước tính 1000 người. Đoàn hậu cần 84 gồm có các bộ phận sau
(1)          Ban tham mưu B1
(2)          Ban Chính trị B2
(3)          Ban Quân nhu B3
(4)          Ban Cung cấp B3
(5)          Có thể là Ban y tế B5
(6)          Ban Tài chính B6
(7)          Đơn vị không xác định mật danh B7
(8)          Có thể là Ban tác chiến và huấn luyện B8
(9)          Có thể là Ban vận tải B9
(10)      Các đội giao liên
(11)      Ban Bảo vệ
(12)      Ban Thông tin
(13)      Ban Cơ yếu mật mã
(14)      Các đội thu mua hàng hóa K1, K1A, K2, K3
(15)      Đại đội vận tải và thu mua K5
(16)      Kho hậu cần K7
(17)      Bộ phận Cung cấp K16
(18)      Kho thiết bị và quần áo T36
(19)      Kho thiết bị và quần áo T36A
(20)      T36B – Có thể là Kho
(21)      X40 – Có thể là Xưởng may quần áo
(22)      X50 – Có thể là Kho y tế
(23)      Z30 - Xưởng hậu cần
(24)      K76 và K76A - Bệnh xá
(25)      Bệnh viện K76B và K76C
(26)      Đại đội hậu cần C100
(27)      Đại đội vận tải hậu cần C125
(28)      C134 – Có thể là đại đội hậu cần
(29)      C200 - Đại đội ô tô vận tải
(30)      C210 - Đại đội vận tải (Của Đoàn hậu cần 87, điều chuyển về Đoàn hậu cần 84 giữa năm 1966).
(31)      C300 - Đại đội không xác định
(32)      1500 – Đơn vị không xác định (Có thể là Đơn vị bảo vệ)
(33)      A20 – Đơn vị không xác định, có thể là đơn vị trinh sát thủy bộ
(34)      Các đơn vị có phiên hiệu nhưng không xác định được: K40, K50, A15, K4, K4A, K6, K8, K9

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

[2.8-11] - Đoàn hậu cần 83 - Cục Hậu cần Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2013101414060
I.        Cục Tham mưu Miền
II.        Cục Chính trị Miền
III.        Cục Hậu cần Miền
-        Đoàn hậu cần 83: Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Tây Ninh – Bình Dương – Gia Định, cung cấp hậu cần cho Sư đoàn 9 – Đoàn 81 hậu cần Miền tại Chiến khu D – Đoàn 82 hậu cần Miền tại Chiến khu B. Quân số của Đoàn ước tính khoảng 1110 nguời. Đoàn gồm các bộ phận
(1)          Ban Tham mưu
(2)          Ban Hành chính
(3)          Ban Vận tải C1
(4)          Ban Chính trị C2
(5)          Ban Quân nhu C3
(6)          Ban Hậu cần C4
(7)          Ban Y tế C5
(8)          Ban Cung cấp C6
(9)          Ban Tài chính C7
(10)      Ban Giao liên và bảo vệ B6
(11)      Đại đội vận tải và bảo vệ C125
(12)      Các Đại đội thu mua: C135, C139, C212
(13)      Đại đội vận tải – kho – phân phối C332: Hoạt động ở khu hậu cần C.
(14)      C100 – Có thể là đại đội giao liên và bảo vệ
(15)      Z28 - Xưởng hậu cần
(16)      441 - Xưởng hậu cần
(17)      4 Đơn vị số hiệu 1, 2, 3, 7 không có thông tin thêm
(18)      Nông trường
(19)      Một đại đội có thể là vận tải, không xác định
(20)      Một đại đội không xác định, có thể là Đại đội hậu cần
(21)      Một đại đội không xác định, có thể là Đại đội quân y

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

[2.8-10] - Đoàn hậu cần 82 - Cục Hậu cần Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

2013101414060
I.        Cục Tham mưu Miền
II.        Cục Chính trị Miền
III.        Cục Hậu cần Miền
-        Đoàn hậu cần 82: Đoàn 82 hoạt động chủ yếu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cung cấp hậu cần cho Sư đoàn 9, Cục Chính trị Miền, Cục Tham mưu Miền, Cục Hậu cần Miền, Đoàn 69 pháo binh, Đoàn 80A (Trung đoàn huấn luyện và điều dưỡng); Tổng quân số Đoàn khoảng 3200 nguời, gồm có các bộ phận
(1)          Ban Tham mưu B1
(2)          Ban Chính trị B2
(3)          Ban Hậu cần B3
(4)          Ban Quân lực B4
(5)          Ban Y tế B5
(6)          Ban Kế hoạch B6
(7)          Ban giao liên và bảo vệ B7
(8)          Ban Cung cấp B8
(9)          Ban Vận tải B9
(10)      Đội A510
(11)      Đội A515A
(12)      Đội A515B
(13)      A520 – là đại đội thu mua hàng hóa
(14)      Đội B165
(15)      Đại đội A525 - Đại đội vận tải lương thực
(16)      Một số Trung đội vận tải độc lập (Do tổ chức lại Đại đội vận tải 200C)
(17)      100C - Đại đội bảo vệ
(18)      C180 - Đại đội sản xuất
(19)      A530 - Đại đội xay xát gạo
(20)      Các Bệnh viện: K71, 15A, 20A, 25A, 30A
(21)      Các Bệnh xá: 10A và 35A
(22)      K77 - trường kỹ thuật y tế
(23)      K24 - Trường đào tạo nhân viên y tế
(24)      5A - Trường đào tạo sơ cứu y tế
(25)      CT5 và CT10 – Các Trạm y tế
(26)      C2 và C3 – Các trại điều dưỡng
(27)      B27 – Kho vật tư y tế
(28)      B26 - Xưởng bào chế thuốc
(29)      80A - Xưởng dược
(30)      B4 – Ban Hậu cần (Gồm 60B và 70B là Xưởng hậu cần, T34 là xưởng may, T22 – T23 – T24 là Xưởng hậu cần)
(31)      A54 - Xưởng may quần áo
(32)      100B - Xưởng quân nhu
(33)      A5 – Thu mua và vận tải
(34)      A7 – Kho hậu cần
(35)      A10 - Bộ phận trồng rau
(36)      A52 – Trung đội bảo trì xe cộ
(37)      B112 – Đơn vị giao liên và bảo vệ
(38)      B28 – Phiên hiệu đơn vị không rõ thông tin