Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

[2.7] Thông tin sơ bộ về Trung đoàn 94 đường dây - Quân Giải phóng miền Nam VN trên chiến trường B2

2013092786047234
Sơ lược lịch sử Trung đoàn 94 đường dây
1. Lược sử
Lược sử hình thành của Trung đoàn 94 trước tháng 7/1969 có liên quan mật thiết đến một số đơn vị tiền thân của Trung đoàn. Dưới đây là tóm lược thông tin về các đơn vị đó.
- Tiểu đoàn 80C trực thuộc Cục hậu cần Miền hoặc trực thuộc Cục tham mưu Miền, cho đến năm 1967. Tuy nhiên không có thông tin ghi nhận về nhiệm vụ điều dưỡng của tiểu đoàn này. Năm 1967, tiểu đoàn được biên chế về Đoàn 82 hậu cần Miền, trực thuộc Đoàn 82 cho đến khi được biên chế về Trung đoàn 94. Trong năm 1968, tiểu đoàn 80C tiếp nhận 1369 người [để bổ sung cho các đơn vị] và quản lý việc biên chế lại những nguời này về các đơn vị.
- Tiểu đoàn 280 đi vào hoạt động ngày 15/4/1968 và trực thuộc trực tiếp Cục Hậu cần Miền. Thời điểm đó, Tiểu đoàn có 40 nguời. Nhiệm vụ ban đầu của Tiểu đoàn là tiếp nhận và huấn luyện tân binh loại B, sau đó gửi những tân binh đã huấn luyện xong về bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Tháng 10/1968, tiểu đoàn điều chỉnh biên chế về trực thuộc Ban Quân lực - Cục Tham mưu QGP Miền. Kể từ đầu năm 1969, tiểu đoàn có thêm nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức ăn ở, và huấn luyện tân binh loại C. Tiểu đoàn đã tiếp nhận 13 đoàn chi viện tring năm 1968 và huấn luyện cho 15 đoàn khác trong 6 tháng đầu năm 1969.
- Các đơn vị nêu trên cùng với Tiểu đoàn 260 (Trước đây là đơn vị điều dưỡng dài hạn trực thuộc Cục Tham mưu Quân Giải phóng Miền) và 2 đơn vị điều dưỡng khác của Đoàn 82 hậu cần Miền được biên chế hợp thành Trung đoàn 94 vào ngày 13/7/1969.
- Cũng như các Trung đoàn điều dưỡng khác, Trung đoàn 94 cũng trải qua quá trình tổ chức lại và mở rộng. Ví dụ như quá trình tổ chức lại đã cho ra đời các đơn vị: Đại đội C14 ngày 30/9/1969, và mở rộng các Đại đội C15, C16 và Đại đội chuyên môn C17 vào tháng 10/1969. Việc thay đổi này là kết quả của việc cần thiết có thêm nhân lực và cơ sở hoàn thành hàng loạt nhiệm vụ lớn của Trung đoàn.
- Tháng 3/1970, Trung đoàn 94 có quân số 1805 nguời. Từ tháng 8/1969 đến tháng 3/1970, có 11766 nguời, bao gồm 2000 tân binh hạng C, được Trung đoàn 94 tiếp nhận. Đã có 6234 nguời được gửi lại về các đơn vị [sau điều dưỡng] và 1803 thương binh và người ốm được chuyển ra miền Bắc Việt Nam.
2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Trung đoàn 94 không chỉ ở địa bàn QK III VNCH [Quân khu 7 theo cách phân chia của QGP miền Nam] mà còn cả ở QK IV VNCH [Quân khu 8 và Quân khu 9 theo cách phân chia của Quân GP miền Nam]. Trung đoàn 94 có nhiệm vụ quản lý, huấn luyện, và dự phòng điều dưỡng cho thành viên các đoàn chi viện mới có đích đến khu vực Đông Nam Quân khu IV VNCH [QK8 và QK9], và khu vực phía Tây và Nam Quân khu III VNCH [QK7]. Có thông tin ghi nhận Tiểu đoàn N66 là đơn vị huớng dẫn cho các đoàn chi viện bổ sung cho các đơn vị trên địa bàn QK IV VNCH.
Ngoài ra Trung đoàn 94 cũng là đơn vị chủ yếu điều dưỡng thương bệnh binh chuyển từ khu vực phía Đông QK IV VNCH và khu vực phía Tây QK III VNCH. Có thông tin ghi nhận Tiểu đoàn 260/ Trung đoàn 94 có nhiệm vụ huớng dẫn và chuyển nhân sự ra khỏi địa bàn của Trung đoàn 94 đến địa bàn của Trung đoàn 92.
3. Khu vực hoạt động
Khu vực hoạt động của Trung đoàn 94 có thể kéo dài từ Đông Bắc Katum xuống phía Tây. Tiểu đoàn 260 có thể hoạt động ở khu vực Tây Bắc Katum. Tiểu đoàn 80C có thể hoạt động ở khu vực Tây Katum, và tiểu đoàn 280 có thể hoạt động ở khu vực biên giới Campuchia. Thông tin về các tiểu đoàn khác của Trung đoàn 94 không được ghi nhận.
4. Hậu cần
Trung đoàn 94 chủ yếu được Đoàn 82 hậu cần Miền cung cấp hậu cần.

Bài liên quan

[2.5] Thông tin sơ bộ về Trung đoàn 90 đường dây - Quân Giải phóng miền Nam VN trên chiến trường B2 

[2.3] Thông tin sơ bộ về Trung đoàn 90 đường dây - Quân Giải phóng miền Nam VN trên chiến trường B2

[2.6] Thông tin sơ bộ về Trung đoàn 92 đường dây - Quân Giải phóng miền Nam VN trên chiến trường B2

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét