Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

[5.173] Sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Đỗ Hoa Động, đơn vị Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 88, quê Yên Mô - NInh Bình

2020021939288

Sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Đỗ Hoa Động, trung đội trưởng thuộc Đại đội 5 Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 88. Cuốn sổ ghi chép có một số thông tin như sau:

- Nhập ngũ 16/4/1965, biên chế về C11/d3/E36/F308.

- Biên chế về C5/K8/E88 ngày 24/12/1967.

- Đề bạt chuẩn úy, Trung đội trưởng thuộc C5/d8/E88 ngày 17/3/1969.

- Ngày 2/3/1969 d8 chuẩn bị dời khỏi khu vực sông Vàm Cỏ Đông.

Cuốn sổ này quân Mỹ thu giữ tại khu vực cầu Vịnh qua rạch Bến Đà trên Tỉnh lộ 13, tỉnh Tây NInh ngày 7/6/1969.

- Ảnh chụp 2 trang cuốn sổ:







Web Chính sách quân đội có thông tin về LS Đỗ Hoa Động như sau:


Họ và tên:Đỗ Hoa Động
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1944
Nguyên quán:Yên Châu, Yên Mô, Ninh Bình
Trú quán:Yên Châu, Yên Mô, Ninh Bình
Nhập ngũ:
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:K6 T8 E88 F3
Cấp bậc:Chuẩn úy
Chức vụ:B trưởng
Ngày hi sinh:06/6/1969
Trường hợp hi sinh:Tập kích
Nơi hi sinh:Bót Cầu Vịnh, Tây Ninh
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:Đỗ Văn Chi, Phạm Thị Hương
Địa chỉ:Cùng quê

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

[5.172] Sơ yếu lý lịch của Liệt sỹ Nguyễn Hải Hồ, quê xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

2020021737285

Sơ yếu lý lịch của Liệt sỹ Nguyễn Hải Hồ, quê xã Quang Phục huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương.

LS Nguyễn Hải Hồ sinh năm 1942, bí danh Tiến Nam. HỌ tên vợ: Nguyễn Thị Mắn. Họ tên các con: Nguyễn Thị Mấu, Nguyễn Thị Minh HIếu, Nguyễn Trọng Tôn.
LS Nguyễn Hải Hồ nhập ngũ tháng 2/1960 tại Tứ Kỳ, vào đơn vị D79 E248. Năm 1961 chuyển về C1/d1/Trung đoàn 202. Năm 1964 chuyển về C15 d3 Trung đoàn 202. 

Tháng 10/1964 về B18 (Là mật danh của Ban J16 Miền - Phía Mỹ chú thích)




Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

[5.171] Giấy chứng minh Đoàn chi viện và Sổ ghi chép của Liệt sỹ Nguyễn Trường Tăng, quê Thiệu NGọc - Thiệu Hóa - Thanh HÓa

2020021535282

1. Giấy chứng minh Đoàn chi viện, đề 25/3/1969, cấp cho đc Nguyễn Trường Tăng, cấp bậc Thượng Sỹ, đơn vị 5235 Quân khu 4.

2. Sổ ghi chép cá nhân của đc Nguyễn Trường Tăng.

Ảnh chụp Giấy chứng minh và 1 trang cuốn sổ




Trong web CHính sách quân đội có thông tin về LS Nguyễn Trường Tăng như sau:

Họ và tên:Nguyễn Trường Tăng
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
Nguyên quán:Thiệu Ngọc, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:3/1965
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:3, 7, 3, f9
Cấp bậc:H3 - BP
Chức vụ:
Ngày hi sinh:14/4/1970
Trường hợp hi sinh:Trảng Tròn khu vực Tà Xia
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:Nguyễn Duy Trích

[5.170] GIấy chứng minh Đoàn chi viện và ĐƠn xin vào Đảng của Liệt sỹ Mạc Văn ĐỈnh, quê xã Bình Dương huyện Đông TRiều tỉnh QUảng Ninh, đơn vị Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 3/ Trung đoàn 95C sư đoàn 9

2020021535282

1. GIấy chứng minh Đoàn chi viện đề ngày 3/2/1960, cấp cho đồng chí Mạc Văn Đỉnh, số quân nhân 100252755, được đi đến B2 S9.

2. ĐƠn xin vào Đảng của đồng chí Mạc Văn Đỉnh, đề ngày 15/3/1970, tiểu đội trưởng, sinh 3/4/1945 tại Bình Dương - Đông TRiều - Quảng Ninh.

Ảnh chụp các giấy tờ:



Trong Web Chính sách quân đội có thông tin về LS Mạc Văn Đỉnh như sau:


Họ và tên:Mạc Văn Đỉnh
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:
Nguyên quán:Bình Dương, Đông Triều, Quảng Ninh
Trú quán:, ,
Nhập ngũ:7/1968
Tái ngũ:
Đi B:
Đơn vị khi hi sinh:, c3/d7/e3/f9
Cấp bậc:H2 - AT
Chức vụ:
Ngày hi sinh:15/4/1970
Trường hợp hi sinh:Tà Xia - Trảng Tròn, Tà Xia
Nơi hi sinh:
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Thân nhân khác:Mạc Văn Duyên

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

[7.29] Không ảnh (17): Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Thà Khống trên QL9 (Lào), sân bay Xê Pôn (Lào), trong kháng chiến chống Mỹ

20200212

Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Thà Khống trên QL9 (Lào) vượt qua sông Sê Bang Hiêng. Phía trên - trái là sân bay Xê Pôn.

Ngầm Thà Khống là 1 trọng điểm trên tuyến vận tải đường 559/ đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ.


Thứ Hai, 10 tháng 2, 2020

[7.28] Không ảnh (16): Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Xê Sụ (Lào) trên tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ

20200210

Khu vực trọng điểm ném bom ngầm Xê Sụ (Lào) trên tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ.

Nơi đây tuyến đường vận tải vượt qua con sông Xê Sụ - nam Lào, để đi đến chiến trường Tây Nguyên (hướng đông) và qua Đông bắc Campuchia (hướng tây).

Các vết trắng là dấu vết hố bom. Vệt trắng như sợi chỉ dài là con đường vận tải.



Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

[7.27] Không ảnh (15): Khu vực bản Pa kha (Lào) trên tuyến đường vận tải Trường Sơn/ đường 559/ đường mòn Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

20200209

Khu vực bản Pa kha (Lào) trên tuyến đường vận tải Trường Sơn/ đường 559/ đường mòn Hồ Chí Minh, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu vực này trên đất Lào, gần với vùng ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Đây cũng là khu vực tập hợp lực lượng các đoàn quân chi viện vào chiến trường, phân chia quân số và hậu cần về các chiến trường.

Các điểm trắng/ vệt trắng là dấu tích hố bom.


Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020

[7.27] Không ảnh (14): Khu vực đóng quân của Bệnh viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ

20200208

Ẩn dưới những tán rừng này là khu vực đóng quân của Bệnh viện 211 Mặt trận B3 Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Bệnh viện 211 là bệnh viện trung tâm/ bệnh viện tuyến cuối trong hệ thống quân y của Mặt trận B3 Tây Nguyên.


[7.26] Không ảnh (13): Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), năm 1967

20200208

Không ảnh thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), năm 1967. Sân bay Pleiku ở trung tâm bức ảnh.


Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

[7.25] Không ảnh (12) - Địa danh (42): Không ảnh khu vực hồ Le (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt của Trung đoàn 88 Mặt trận B3 Tây Nguyên, tháng 11/1966.

20200207

Không ảnh khu vực hồ Le (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra nhiều trận chiến ác liệt của Trung đoàn 88 Mặt trận B3 Tây Nguyên, tháng 11/1966.

Ghi chú: Các vết trắng là dấu vết hố bom/ đạn pháo.


[7.24] Không ảnh (11): Khu vực cầu Lệch (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra các trận đánh ác liêt của Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 Mặt trận Tây Nguyên, tháng 11/1966

20200207

Khu vực cầu Lệch (tỉnh Kontum) tháng 3/1967, nơi diễn ra các trận đánh ác liêt của Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 Mặt trận Tây Nguyên, tháng 11/1966.

Chú thích: Các điểm trắng là dấu vết hố bom.



Thứ Ba, 28 tháng 1, 2020

[7.23] Không ảnh (10): Trọng điểm ném bom Thamo (Lào) trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968

20200128

Trọng điểm ném bom Thamo (Lào), trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968.

Các chấm trắng/ vệt trắng là dấu tích hố bom.



[7.22] Không ảnh (9): Trọng điểm ném bom Nahi (Lào) trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968

20200128

Trọng điểm ném bom Nahi (Lào), chạy ven sông, trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn/ đường 559/ đường Hồ Chí Minh, năm 1968.

Các chấm trắng/ vệt trắng là dấu tích hố bom.


[6.16] Không ảnh (8): Khu vực sân bay Miếu Môn (Mỹ Đức - Hà Tây), năm 1969

20200128

Khu vực sân bay Miếu Môn (Mỹ Đức - Hà Tây), năm 1969


[6.15] Không ảnh (7): Làng chài Hàm Ninh (đảo Phú Quốc - Kiên Giang), năm 1967

20200128

Làng chài Hàm Ninh (đảo Phú Quốc - Kiên Giang), năm 1967, có lẽ chưa có người ở.


Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

[6.14] Không ảnh (6): Đất mũi Cà Mau, năm 1967

20200127

Đất mũi Cà Mau, năm 1967


Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

[6.13] KHông ảnh (5): Đoạn đường QUốc lộ 14 được quân Mỹ phát quang hai bên để phòng chống bộ đội Việt Nam phục kích/ tấn công

20200126

Một đoạn đường quốc lộ 14 được quân Mỹ phát quang hai bên để phòng chống bộ đội Việt Nam phục kích/ tấn công.



[6.12] Không ảnh (4): Cửa Đại - Hội An, năm 1968

20200126

Không ảnh cửa Đại - Hội An, năm 1968



[7.21] Không ảnh (3): Sân bay Khâm Đức (Quảng Nam), năm 1967

20200126

Không ảnh sân bay Khâm Đức (Quảng Nam), năm 1967


Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

[3.195] Giấy khen của đồng chí Trần Đăng Ninh, đơn vị Phòng Hậu Cần Phân khu 1, quê xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc

2020012644290

Giấy khen đề ngày 16/4/1968, do đồng chí Đoàn Sau - Chính ủy Đoàn 82 hậu cần Miền, cấp cho đồng chí Trần Đăng Ninh, đơn vị Phòng Hậu Cần Phân khu 1, quê xã Xuân Lôi huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc, về thành tích Gương mẫu và tinh thần trách nhiệm trong công tác và chiến đấu đợt đầu xuân năm 1968.


Ảnh chụp Giấy khen


Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020

[7.20] Không ảnh (2): Khu vực trọng điểm phía ngầm Bạc (Lào) trên tuyến đường Trường Sơn - đường 559 trong kháng chiến chống Mỹ

20200121

KHông ảnh trọng điểm ngầm Bạc (Trên đất Lào), 1 trọng điểm không quân Mỹ ném bom trên tuyến đường 559/ đường Trường Sơn/ đường Hồ Chí Minh


[7.19] Không ảnh (1): Khu vực trọng điểm phía nam ngầm Bạc (Lào) trên tuyến đường Trường Sơn - đường 559 trong kháng chiến chống Mỹ

20200121

Không ảnh khu vực trọng điểm phía nam ngầm Bạc (Lào) trên tuyến đường Trường Sơn - đường 559 trong kháng chiến chống Mỹ, nơi không quân Mỹ thường xuyên ném bom ngăn chặn sự chi viện của bộ đội Việt Nam vào chiến trường miền Nam



Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

[5.169] Giấy khen của Liệt sỹ Nguyễn Văn Bợm, quê Thiệu Phú - Thiệu Hóa - Thanh Hóa

2020010928273

Giấy khen, đề ngày 15/6/1968, do đồng chí Hoàng Bá Điền ký, tặng đồng chí Nguyễn Văn Bợm 21 tuổi, chiến sỹ C3 d16 F6, quê quán xã Thiệu Phú huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa về thành tích chiến đấu, công tác.

Ảnh chụp Giấy khen:



Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Nguyễn Văn Bợm như sau:

Nguyễn Văn Bợm 13/05/1969 C3 D4 E24 1948 Thiệu Phú, Thiệu Hóa, Thanh Hóa Chiến đấu Làng Huỳnh, K4, Gia Lai

[5.168] Sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Nguyễn Bùi Vợi đơn vị Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Mặt trận B3

2020010928272

Sổ ghi chép cá nhân của Liệt sỹ Nguyễn Bùi Vợi, quê xã Xuân Hòa huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Ls Vợi nhập ngũ 11/1966, vào nam 5/1967, cấp bậc trung sỹ tiểu đội trưởng.

Ảnh chụp trang cuốn sổ



Trong web Chính sách quân đội có thông tin về LS Nguyễn Bùi Vợi như sau:

Nguyễn Bùi Vợi 09/05/1969 C2 K4 E24 1947 Xuân Hoà, Lập Thạch, Vĩnh Phú Chiến đấu Mất xác

[5.167] Địa danh (41): Làng Giã - Gia Lai hay đồi 600 Gia Lai và trận chiến của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 ngày 9/5/1969

2020010928272

Ngày 9/5/1969 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 24 Mặt trận B3 Tây Nguyên tổ chức tấn công căn cứ Mỹ tại đồi 600 làng Giã - tỉnh Gia Lai.

Khu vực làng Giã Gia Lai, nơi diễn ra trận đánh trên bản đồ:



[5.166] Giấy ra viện của Liệt sỹ Phạm Văn Nhữ, đơn vị Tiểu đoàn 4 - Trung đoàn 24 Mặt trận B3

2020010928272

Giấy ra viện, đề 5/10/1968, do bác sỹ Trần Dũng là thủ trưởng viện 1 ký, chứng nhận đc Phạm Văn Nhữ, 31 tuổi, Tiểu đội phó thuộc đơn vị K1 E18 đã nằm viện từ ngày 6 đến 23/8/1968 để điều trị vết thương. Trên giấy tờ ghi đc Nhữ quê Liên MInh - An Dương - Hà Tây.

Ảnh chụp Giấy ra viện:



Kiểm tra cùng các thông tin liên quan khác của Mỹ, thì thấy rằng khớp với thông tin về Liệt sỹ Phạm Văn Nhữ tại Web Chính sách quân đội:

Phạm Văn Nhữ 09/05/1969 D4 E24A bộ binh 1936 Truy Liên, Địch Chung, Đan Phượng, Hà Tây Chiến đấu Đồi 600 Gia Lai Mất thi hài

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2020

[5.165] Giấy ra viện của Liệt sỹ Hoàng Ngọc Đát, quê xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh

2020010625308

Giấy ra viện của Liệt sỹ Hoàng Ngọc Đát, 29 tuổi, quê xã Cẩm Nhượng huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh. Giấy đề ngày 20/1/1964 do bác sỹ Nguyễn Văn Hồ, thay mặt chỉ huy Tiểu đoàn 18 Sư đoàn 325 ký.

Ảnh chụp Giấy ra viện




Web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Hoàng NGọc Đát như sau:

Họ và tên:Hoàng Ngọc Đát
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1930
Nguyên quán:Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên
Trú quán:Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên
Nhập ngũ:03/1950
Tái ngũ:
Đi B:01/1966
Đơn vị khi hi sinh:D3 E88 F1
Cấp bậc:Trung úy
Chức vụ:TMTD
Ngày hi sinh:11/11/1966
Trường hợp hi sinh:Chiến đấu
Nơi hi sinh:Tây Sa Thầy
Nơi an táng ban đầu:Xóm, Co7 đông bắc, c9 Tây Sông Sa Thầy
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên mẹ:Nguyễn Thị Huấn
Họ tên vợ:Đoàn Thị Tuyết
Địa chỉ:Cùng quê

[5.164] Giấy chứng minh của Liệt sỹ Nguyễn Viết Sang

2020010625267

Giấy chứng minh của Liệt sỹ Nguyễn Viết Sang, đơn vị Đoàn 301C, đề ngày 7/1/1960, do đc Cân ký.

Ảnh chụp Giấy chứng minh




Trong web Chính sách quân đội có thông tin về Liệt sỹ Nguyễn Viết Sang như sau:

Họ và tên:Nguyễn Viết Sang
Tên khác:
Giới tính:
Năm sinh:1945
Nguyên quán:Đồng Quynh, Đông Sơn, Yên Thế, Hà Bắc
Trú quán:Đồng Quynh, Đông Sơn, Yên Thế, Hà Bắc
Nhập ngũ:5/1965
Tái ngũ:
Đi B:1/1965
Đơn vị khi hi sinh:C14 D1 E88
Cấp bậc:Binh nhất
Chức vụ:Chiến sỹ
Ngày hi sinh:11/11/1966
Trường hợp hi sinh:Đánh biệt kích
Nơi hi sinh:Bãi C9
Nơi an táng ban đầu:,
Toạ độ:
Vị trí:
Nơi an táng hiện nay:
Vị trí mộ:
Họ tên cha:Nguyễn Viết Thăng
Họ tên mẹ:Vũ Thị Đang
Địa chỉ:Cùng quê


Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

[5.163] Danh sách có tên 16 Liệt sỹ thuộc Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 16

2020010423264

Một trang trong cuốn sổ ghi chép cá nhân có Danh sách tên 16 Liệt sỹ thuộc Đại đội 2 Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 16, gồm có các đc có tên:

1 Hiệt
2 Nho
3 Thanh
4 Chuẩn
5 Cương
6 Hợi
7 Tùng
8 Minh
9 Năm
10 CHước
11 Hán
12 Bích
13 Vững
14 Rầu
15 Tịnh
16 Giỏ

Ảnh chụp trang sổ ghi chép